II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHẾ
4. Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và người lao động
4.1. Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.
Đội ngũ cán bộ ngày càng góp vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành chè Nghệ An. Trong điều kiện hội nhập kinh tế có nhiều vấn đề khó khăn mà ngành che Nghệ An sẽ gặp phải,vì vậy cần nhanh chóng đào tạo, củng cố thêm kiến thức chuyên
môn cho đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý, cán bộ thị trường…
- Cán bộ khuyến nông là người trực tiếp tiếp xúc, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, là người giúp đỡ nông dân tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật, từ đó nâng cao năng suất lao động. Do vậy, người cán bộ khuyến nông phải là người có năng lực, có trình độ và phải gắn bó với ngành sản xuất. Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển, xu hướng mở rộng sản xuất là tất yếu, tỉnh Nghệ An cần đầu tư đào tạo thêm đội ngũ cán bộ khuyến nông và đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho họ. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất.
- Cán bộ quản lý doanh nghiệp cũng cần phải thích nghi với điều kiện mới, nhạy bén và sáng tạo trong công tác quản lý. Như vấn đề về quản lý chất lượng giống, phân bón, dư lượng chất hoá học, quản lý vốn…thực sự có hiệu quả. Đây là mắt xích quan trọng trong phát triển sản xuất và chế biến Chè, giúp sản xuất - chế biến Chè đi đúng phương hướng mục tiêu đã định.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu thị trường, tổ chức tốt nhất công tác tiêu thụ sản phẩm. Hội nhập quốc tế cần tìm hiểu rõ các hành lang pháp lý của nơi nhập khẩu, tránh những vụ kiện tụng. Mặt khác, với một thị trường rộng lớn và nhiều biến động, cần có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu tìm hiểu, dự báo thị trường. Nghiên cứu thị trường nhằm tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về mặt số lượng, chủng loại, chất lượng…để thoả mãn và ngày càng thoả mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Thị trường là yếu tố quyết định đến sản xuất và chế biến chè, vì vậy tỉnh Nghệ An ngoài những thị trường truyền thống cần mở rộng thêm thị trường mới. Lên việc tăng cường đầu tư đào tạo cán bộ thị trường là rất cần thiết.
4.2.Nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động.
Đối với người trồng Chè, cần tiến hành mở các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất, giúp họ hiểu được các chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây Chè, yêu cầu kỹ thuật của từng giai đoạn phát triển từng loại giống chè…Ứng với một chu kỳ, một giai đoạn phát triển có các biện pháp chăm sóc, bón phân, tưới nước, cắt tỉa, tạo tán…Họ hướng
dẫn cho người nông dân cách phòng trừ dịch bệnh, giúp người nông dân làm chủ được kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất.
Đối với người lao động trong chế biến cũng cần phải có trình độ để sử dụng máy móc một cách có hiệu quả nhất. Hiểu công dụng của từng bộ phận, từng quy trình sản xuất, điều khiển hoạt động của máy móc…
Muốn nâng cao chất lượng người lao động trước hết cần có những điều kiện đảm bảo cuộc sống của họ. Đảm bảo được điều kiện sinh hoạt phát triển như: Ytế, trường học, văn hoá, thông tin…Bên cạnh đó, tỉnh cũng cần có những biện pháp thu hút người trồng chè tham gia các buổi tập huấn, có chính sách hỗ trợ về học tập và sức khoẻ cho con em họ, thu hút nguồn lao động có trình độ về phục vụ cho ngành chè của tỉnh. Mặt khác, cần có các chính sách đảm bảo nguồn thu nhập cho người sản xuất - chế biến Chè. Giúp họ yên tâm tin tưởng vào cây chè, tập trung sản xuất, nâng cao năng suất và sản lượng Chè.