Thực trạng chế biến chè

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 41 - 45)

II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG

2.Thực trạng chế biến chè

Cùng với tốc độ tăng diện tích chè kinh doanh, hoạt động chế biến chè cũng dần được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu chế biến chè búp tươi nguyên liêụ trong toàn tỉnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3 công ty chịu trách nhiệm thu mua và chế biến đó là : Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An, Công ty NCN 3/2, và Công ty Nông nghiệp Xuân Thành.

- Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An được thành lập năm 1992 là doanh nghiệp nhà nứơc duy nhất được giao nhiệm vụ sản xuất - chế biến và kinh doanh sản phẩm chè. Công ty có 5 xí nghiệp chế biến chè xuất khẩu thành viên, trong đó 3 xí nghiệp ở Thanh Chương là xí nghiệp chè Thanh Mai, xí nghiệp chè Hạnh Lâm, xí nghiệp chè Ngọc Lâm và 2 xí nghiệp ở Anh Sơn là xí nghiệp chè Bãi Phủ, xí nghiệp chè Anh Sơn. Các xí nghiệp thu gom nguyên liệu tại địa bàn quản lý của mình . Công suất chế biến của các nhà máy này vào khoảng 102 tấn/ngày. Trong đó có 5 dây

chuyền chế biến chè đen với tổng công suất 54 tấn/ngày, và 8 dây chuyền chế biến chè xanh với công suất 48 tấn/ngày. Ngoài ra công ty đang triển khai xâuy dựng một dây chuyền chế biến chè đen ở xí nghiệp Hạnh Lâm với công suất 12 tấn/ngày.

- Tại công ty NCN 3/2 và công ty Xuân Thành đều đã có nhà máy chế biến với tổng công suất 12 tấn/ngày

Ngoài ra ở huyện Thanh Chương có khoảng 80 lò chế biến mini nằm rải rác ở các hộ dân, với tổng công suất là 20 tấn/ngày. Đưa tổng công suất chế biến của toàn tỉnh lên 134 tấn/ngày, trong khi đó nguyên liệu cung cấpchỉ đáp ứng 90 tấn/ngày vào khoảng 67%

Về mặt tinh chế, Nghệ An có một dây chuyền sản xuất chè túi tại xí nghiệp chế biến chè Vinh, với công suất 100 kg/ngày, thuộc sự quản lý của công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An.

Các dây chuyền chế biến có công suất khá cao đáp ứng tốt nhu cầu chế biến chè nguyên liệu của tỉnh. Mặc dù vậy trình độ chế biến chè ở Nghệ An cong thấp cà không đồng đều, trong quá trình chế biến còn có những giai đoạn chế biến thủ công lên chưa hiệu quả. Việc này diễn ra nhiều ở các nhà máy mini của các hộ nông dân, sản phẩm của các hộ chủ yếu là sơ chế chất lượng chưa được đảm bảo

Các dây chuyền công nghệ chủ yếu nhập khẩu từ các nước Đài Loan, Nhật Bản, Liên Xô … sản phẩm chè Nghệ An hầu như chưa có khâu ướp hương, sản phẩm chưa đa dạng do vậy chất lượng chưa cao không có ưu thế trên thị trường.

Các cơ sở chế biến gắn kết với các trung tâm của vùng chừ nguyên liệu. Người nông dân sau khi thu hoạch chè sẽ vận chuyển tới xưởng của nhà máy chế biến. Các búp chè được phân loại theo các cấp :A, B, C, D và có giá từ 1600 – 2000 đồng/1kg chè búp. Chính việc liên kết này đã giúp người dân yên tâm sản xuất . Một vấn đề khó khăn đó là vụng nguyên liệu thường không tập trung nó phân tán theo chiều dài khoảng 2 – 3 Km, do vậy các cơ sở chế biến cần có phương tiện vận chuyển để giảm thiếu ảnh hưởng xấu tới chất lượng của chè búp. Bên cạnh đó thì cũng tồn tại một khó khăn khác đó là tình trạng người nông dân bán chè búp nguyên liệu cho tư thương vì tư thương mua với giá thường cao hơn so với giá của công ty , và người nông dân không phải vận

chuyển. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng các nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu, hoạt động kém hiệu quả.

Ở Nghệ An sản phẩm chế biến chè chủ yếu gồm : Chè xanh rời, và chè đen rời các sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Về sản phẩm tinh chế có chè đen túi nhúng, chè xanh túi nhúng, và chè xanh nhài. Như vậy sản phẩm chế biến của chè ở Nghệ An rất hạn chế về chủng loại.

Trong năm 2006, toàn tỉnh đã chế biến được 5670 tấn chè búp khô xuất khẩu, tăng 6,78% so với năm 2005. Trong đó sản lượng chè đen khô chế biến là 3969 tấn, chiếm 70%, còn lại là chè xanh khô chế biến.

Và như vậy với tổng công suất chế biến 134 tấn/ngày, các doanh nghiệp đã hoạt động gần 240 ngày và mỗi ngày cho gần 16 tấn chè khô xuất khẩu. Sản phẩm chè khô chế biến tăng mạnh qua các năm.

Riêng sản phẩm tinh chế mặc dù công suất đạt 100kg/ngày nhưng năm 2006 chỉ tinh chế được 10 tấn.

Qua thực tế này cho thấy các cơ sở chế biến chè khô và tinh chế chè khô hoạt động chưa hết cống uất của mình. Một là thiếu nguyên liệu chè búp tươi cho các cơ sở chế biến sản phẩm, hai là sản phẩm tinh chế chè Nghệ An chưa thực sự được người tiêu dùng biết đến, sức cạnh tranh trên thị trường của chè Nghệ An là rất yếu. Mặt khác vốn đầu tư cho chè chế biến cao, độ rủi ro lớn nên chè Nghệ An chỉ dừng ở xuất khẩu chè búp khô, do vậy giá trị thấp.

Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước duy nhất được cấp quyền kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh, mọi sản phẩm chè Nghệ An chủ yếu thông qua doanh nghiệp nhà nứoc này. Mặc dù thị trường quốc tế trong thời gian qua có nhiều biến động nhưng công ty vẫn giữ được thị trường như : Pakistan; Ấn Độ; Ba Lan; Liên Bang Nga …Năm 2006 sản lượng chè búp xuất khẩu của là 5500 tấn, tăng 1000 tấn so với năm 2005.

Bảng 14 : Sản lượng chè chế biến và sản lượng chè xuất khẩu của Nghệ An năm 2001- 2006

TT Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 I Sản lượng chế biến 2759,6 2853,4 3333,8 4797,0 5309,6 5670,0 1 Sản lượng chè đen 1931,7 1940,3 2300,3 3357,9 3557,4 3969 2 Sản lượng chè xanh 827,9 913,1 1033,5 1439,1 1752,2 1701 II Sản lượng chè xuất khẩu 2573 1808 3300 4050 4500 5500 1 Sản lượng chè đen xuất khẩu 1569,6 1283,7 2079 2754 2925 3850 2 Sản lượng chè xanh xuất khẩu 1003,4 524,3 1221 1296 1575 1650 ( Nguồn : Cục thống kê tỉnh Nghệ An )

Sản xuất chè luôn gắn liền với công tác chế biến, sản lượng chè búp tươi Nghệ An trong những năm gần đây tăng kéo theo sản lượng chè chế biến cũng tăng.

Sản lượng chè chế biến Nghệ An năm 2005 chỉ chiếm 4,62%sản lượng chè chế biến cả nước. Nhưng nhìn chung tốc độ tăng về mặt sản lượng chè chế biến chè Nghệ An những năm gần đây khá nhanh. Do có sự đầu tư trong công tác sản xuất và mở rộng khả năng chế biến.

Bảng 15 : Sản lượng chè chế biến, tốc độ tăng của sản lượng chè chế biến của cả nước và của Nghệ An 2001-2005 Năm Cả nước Nghệ An sản lượng chè chế biến Tốc độ tăng ( %) Sản lượng chè chế biến Tốc độ tăng ( % ) 2001 73710 - 2759,6 - 2002 90721 23,09 2853,4 3,40 2003 95062 4,79 3333,8 16,84 2004 105580 11,07 4797 43,89 2005 115000 8,94 5309,6 10,69

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển sản xuất chế biến chè ở Nghệ An (Trang 41 - 45)