HƯỞNG TỚI SẢN XUẤT - CHẾ BIẾN CHÈ
Nghệ An là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, toạ độ địa lý từ 18033’10” đến 19024’43” vĩ độ bắc và 102052’53” đến 105045’ 30” Kinh đông, phía Bắc giáp với tinht Thanh Hoá, phía Nam giáp với tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp với nước ban Lào, phía đông giáp với Biển Đông. Đồng thời tỉnh Nghệ An nằm ở phía Đông Bắc dãy núi Trường Sơn, địa hình đa dạng phức tạp lại bị chia cắt bởi hệ thống đồi núi, sông suối , hướng nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng ở huyện Kỳ Sơn với dộ cao 2711 m so với mặt nước biển, thấp nhất là đồng bằng Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2 m so với mặt nước biển.
Khí hậu đặc trưng là nhiệt đới gió mùa, Nghệ An là một trong những tỉnh chịu sự tác động trực tiếp của giáo mùa Tây Nam khô và nóng từ tháng 4 đến tháng 8 gió mùa Đông Bắc lạnh ẩm ướt từ thánh 11 đến tháng 3 năm sau . Nhiệt độ trung biènh là 24,20 C , tổng lượng mưa hang năm là 1610,9 mm, độ ẩm trung bình 84% có khi xuống thấp 42 % vào tháng 7. Tổng chiều dài sông suối là 9828 Km, mật độ trung bình 0,7Km/Km2.
Tỉnh Nghệ An có diẹn tích tự nhiên là 1648729 ha, trong đó đất Nông nghiệp là 20710 ha, đất Lâm nghiệp là 1 195 477 ha, diện tích đồi núi chiếm 83 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh. Với các loại đất chủ yểu như : đất đỏ Bazan, Cát pha …
Dân số của cả tỉnh là 3002748 người, mật độ dân số trung bình 184 người/km. Trong đó có 63% dân số trong độ tuổi lao động . Đa số dân cư sống ở vùng nông thôn, miền núi, thu nhập thấp đời sống còn nhiều khó khăn.
Nghệ An là một đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có các quốc lộ 7, 48, 46, 15,1A ngoài ra còn có 132 Km đường Hồ CHí Minh chạy qua các huyện miền núi trung du của tỉnh, có 124 km đường sắt trong đó có 94 km Bắc Nam và có 7 ga, có sân bay Vinh – Đà Nẵng, Vinh – Tân Sơn Nhất, có 2 cửa khẩu kinh tế : Nậm Cán và Thanh Thuỷ …
Năm 2006, các công trình thuỷ lợi đảm bảo tưới tiêu chung cho 162 052 ha, sửa chữa, nâng cấp một số công trình thuỷ nông ở các huyện , kiên có hoá được 59km kênh mương loại III, đưa tổng chiều dài kênh mương được kiên cố hoá năm 2006 là 4259 km, hệ thống thủy lợi cơ bản đã hoàn thiện.
Cũng trong năm 2006 toàn tỉnh đã có hơn 4000 máy Cày nhỏ đa chức chủ yếu làm đất, đưa tỉ lệ diện tích làm đất bằng cơ giới đạt 30% diện tích gieo trồng, 80% khối lượng hang hoá được vận chuyển bằng cơ giới, các khâu xay xát, tuốt lúa bằng cơ giới đã đạt 80 – 90%. Đến nay trên toàn tỉnh hiện có 40 nhà máy, xí nghiệp chế biến Cà phê, Cao su, Chè, Dứa, đường …
Trong những năm vừa qua GDP toàn tỉnh liên tục tăng, năm 2005 GDP toàn tỉnh đạt 10 292 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 9, 65% , trong đó nông – lâm - thuỷ sản đóng góp 34,14 %.
Bảng 4: GDP tỉnh Nghệ An 2001 – 2005 theo giá cố định năm 1994
Chỉ tiêu Đơn vị Năm
2001 2002 2003 2004 2005
GDP tỷ đồng 6901 7654 8523 9386 10292
Nông- Lâm- Thuỷ sản % 42,28 41,04 37,95 36,92 34,14
( Nguồn : Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 )
Riêng trong nông nghiệp năm 2006 giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng là 6,11% trong đó nông nghiệp tăng 6,77%, lâm nghiệp tăng 1,18%, thuỷ sản tăng 6,84% đưa giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản năm 2006 lên 3753 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế nội ngành Nông nghiệp tiếp tục được phát triển đúng hướng năm 2005 Nông nghiệp có 78,6 %, Lâm nghiệp 14%, thuỷ sản 7,5%. Trong Nông nghiệp thuần tuý tỷ trọng chăn nuôi năm 2005 là 31,5 % .
2. Những thuận lợi khó khăn cho việc phát triển sản xuất - chế biến chè Nghệ An
2.1. Những điều kiện thuận lợi
- Với 83% diện tích đất là đồi núi, khoảng hơn 13 000 ha đất đỏ Bazan, những huyện miền núi phía tây Nghệ An có khă năng đáp ứng khá tốt những yêu cầu sinh thái của cây chè về đất đó là : có độ dốc, có độ chua.
- Cây chè yêu cầu độ ẩm cao vào khoảng 80 -90% trong khi đó độ ẩm trung bình của Nghệ An là 84%, tổng lượng mưa cũng khá lớn 1610,9 mm mỗi năm …rất thích hợp để trồng chè
- Nguồn nước của tỉnh Nghệ An khá rồi dào với tổng lượng nước hàng năm là 28109 m3, trong đó 14109m3 là nước mặt đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân
- Năm 2006 dân số toàn tỉnh Nghệ An là 30 2748 người xếp thứ tư cả nước, và có 63% dân số trong độ tuổi lao động như vậy Nghệ An có một lực lượng lao động dồi dào để phát triển sản xuất - chế biến chè.
- Nghệ An là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước rất thuận lợi cho sự vận chuyển giao lưu, tiêu thụ sản phẩm chè.
- Việc phát triển ngành chè đã được tỉnh Nghệ An đặc biệt chú ý, cây chè được xác định là cây kinh tế mũi nhọn, cây xoá đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy Uỷ ban Nhân dân tỉnh đã có những chính sách thích hợp từng bước phát triển như chính sách về vốn, chính sách hỗ trợ sản xuất, chính sách khoa học- kỹ thuật, chính sách thuế…
- Thị trường xuất khẩu chè có nhiều biến động song cơ bản vẫn giữ được bạn hàng truyền thống và khả năng mở rộng thị trường là rất lớn trong điều kiện gia nhập WTO hiện nay.
2.2. Những khó khăn cho sản xuất - chế biến chè ở Nghệ An.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi tỉnh Nghệ An vẫn phải đối mặt với những khó khăn không nhỏ để phát triển cây chè trở thành cây kinh tế mũi nhọn, cây kinh tế chủ lực trong nông nghiệp, nông thôn.
- Ở Nghệ An thời tiết, khí hậu vô cùng khắc nghiệt, có một mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, nắng gắt kèm với gió khô Tây nam ( hay còn gọi là gió Lào ), nhiệt độ thường lên tới 37-390C , ẩm độ thường xuống dưới mức 40%. Cây chè luôn trong tình trạng hạn nặng, không cho thu hoạch, bị cháy hoặc chết. Bên cạnh đó vào mùa đông nhiệt độ thường xuông thấp 10-180C , cây chè thường chậm hoặc ngừng phát triển. Lượng mưa phân bố không đều, mưa lớn vẫn thường xảy ra làm cho đất trồng chè
bị bào mòn mạnh, chất dinh dưỡng cho chè dễ bị rửa trôi. Nên sản phẩm chè Nghệ An có vị đắng hơn so với chè các vùng do hàm lượng đường ít hơn.
- Để khắc phục được điều kiện thời tiết, khí hậu tỉnh Nghệ An cần một khối lượng vốn không nhỏ để xây dựng các hệ thống tưới tiêu, vốn trồng rừng phòng hộ, vốn mua phân bón bổ sung… Nhưng mặc dù GDP toàn tỉnh tăng mạnh, bình quân 9,5-10,5%/năm song Nghệ An vẫn thuộc trong những tỉnh nghèo trong cả nước. Dân cư chủ yếu sống ở nông thôn, miền núi đời sống còn nhiều khó khăn (hiện toàn tỉnh có tỷ lệ hộ đói nghèo lên đến 9,6%). Nguồn vốn chủ yếu dựa vào ngân sách của tỉnh.
- Sự nhận thức một số người sản xuất chưa cao, còn mang năng tư tưởng của người sản xuất nhỏ. Nghệ An cũng là tỉnh có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống bao gồm : Thái, Thổ, HMông, Khơmú, Ơdu…Nên vẫn xảy ra tình trạng nông dân trồng, chăm sóc chè không đúng kỹ thụât và bán sản phẩm chè búp tươi cho tư thương để giải quyêt nhưng khó khăn trước mắt.
- Giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ trực tiếp cho sản xuất - chế biến chè đều tăng liên tục tác động trực tiếp đến đời sống và khả năng đầu tư của người nông dân. Bên cạnh đó giá chè tăng không đáng kể nên sức cạnh tranh của cây chè với cây trồng khác thấp.
Nhìn chung về mặt tương đối cây chè vẫn là cây có nhiều ưu thế để phát triển trên mảnh đất miền trung khắc nghiệt. Mảnh đất có rất ít cây công nghiệp dài ngày phát triển tốt hơn, và có tính chống chịu.