1. Hiệu quả chung của sản xuất- chế biến chè Nghệ An.
Nhìn chung ngành chè Nghệ An đã thực sự có vị trí quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh nhà. Đời sống của người trồng chè đã thực sự khởi sắc, nhất là cư dân miền núi. Ngày nay họ không còn cảnh chạy ăn từng bữa, mà còn có của ăn của để, mua sắm những tiện nghi sinh hoạt như Tivi, Xe máy…Cây Chè đã là một trong những cây đem lại hiệu quả kinh tế cao nơi mảnh đất đầy nắng gió và khắc nghiệt.
1.1.Hiệu quả sản xuất.
Trong năm 2006 sản lượng chè búp tươi đạt được là 32 098 tấn, với đơn giá bình quân là vào khoảng 1950 đồng/kg, tổng doanh thu mà sản xuất chè đạt được là 62 591,1 triệu đồng. Doanh thu bình quân là 14,6757 triệu đồng/ ha.
Trong khi đó chi phí trồng mới và chi phí 3 năm kiến thiết cơ bản phân bổ cho 12 năm kinh doanh là 5,449 triệu đồng/ ha (Tính theo phương pháp luỹ tiến với mức lãi suất hiện hành là 8%/ năm.). Chi phí đầu tư hang năm cho 1 ha chè kinh doanh là 6,931 triệu đồng/ ha. Như vậy tổng chi phí đầu tư là 12,38 triệu đồng/ha/năm.
Do đó lợi nhuận sản xuất năm 2006 đạt được là 2,2957 triệu đồng/ha, nâng tỷ suất lợi nhuận sản xuất trên tổng các doanh thu năm 2006 là 15,64 %.
So với cây Lạc, cây có giá trị xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Nghệ An, cây mà trong năm 2006 doanh thu đạt đươc là 322539 triệu đồng và doanh thu bình quân là 14, 78 triệu đồng/ ha. Cây chè cũng không còn thua kem nhiều về mặt doanh thu/ha.
1.2.Hiệu quả chế biến.
Cũng trong năm 2006 sản lượng chè khô chế biến đạt được là 5670 tấn, với đơn giá bình quân 14, 5 triệu đồng/ tấn đem đến tổng doanh thu cho chế biến chè Nghệ An là 82 215 triệu đồng.
Giá thành sản phẩm chè khô theo tính toán của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là 12 000 đồng/ kg chè búp khô. Nên tổng chi phí chế biến là 68 040 triệu đồng.
Vì vậy lợi nhuận mà lĩnh vực chế biến chè Nghệ An đạt được là 14 175 triệu đồng. Tỷ suất lợi nhuận chế biến trên tổng doanh thu năm 2006 là 17,24 %.
2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An
Như chúng ta đã biết trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An chỉ có Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An, doanh nghiệp Nhà nước vừa có nhiệm vụ sản xuất – chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè trong suốt thời gian vừa qua, công ty đã đi vào hoạt động thực sự có hiệu quả phát triển chè Nghệ An thành một ngành mũi nhọn, cây chè là loại cây cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh nhà và có giá trị xuất khẩu lớn hơn một số sản phẩm cây trồng khác.
Với tư cách là chủ dự án đầu tư phát triển chè Nghệ An công ty đã làm tốt các vai trò của mình:
- Vai trò trung tâm tư vấn kỹ thuật, dịch vụ vốn, giống, vật tư, phân bón tới tận tay người trồng chè.
- Thực hiện vai trò chuyển tiếp các chính sách của tỉnh như: trợ giá giống, trợ giá vật tư, phân bón, cước vận chuyển, lãi suất vay ưu đãi…
- Và đặc biệt về cơ chế giá: Công ty giữ nguyên giá đầu năm, hàng quý Công ty cùng Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn đi khảo sát giá một lần để đảm bảo đầu ra cho người sản xuất, tránh tổn thất cho người sản xuất chè.
Nhờ tạo được lòng tin của người sản xuất quy mô công ty đang từng ngày lớn mạnh, và có tầm ảnh hưởng cao. Năm 2006, Công ty đã quản lý phần nửa diện tích gieo trồng chè của tỉnh, thu mua phần lớn sản lượng búp tươi quản lý hầu hết các cơ sở chế biến lớn và kênh tiêu thụ chè chủ lực của chè Nghệ An.
Năm 2006, tổng doanh thu của Công ty đạt 69,3 tỷ đồng vượt mục tiêu đặt ra là 20% đồng thời tăng 15,5% so với năm 2005. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng các loại vốn đạt 11,25%, trong khi đó tiêu chuẩn kế hoạch là 8%. Như vậy công ty đã hoạt động và có doanh thu lợi nhuận cao.
Nhờ hoạt động có hiệu quả nên cũng trong năm 2006 tổng số tiền nộp ngân sách tối thiểu (trừ thuế xuất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng ngoại) là 4,375 tỷ đồng vượt so với mục tiêu kế hoạch là 25%.
Hiện công ty có 1338 lao động có trong danh sách với mức lương bình quân là 1,66 triệu đồng/1lao động/tháng, đảm bảo việc làm thường xuyên 100% cho người lao động. Ngoài ra công ty còn giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động trên địa bàn toàn tỉnh bằng cách đầu tư khuyến khích mở rộng diện tích trồng chè, có chính sách phù hợp thu hút người lao động.
Đóng góp vào các quỹ phúc lợi 29 triệu đồng vượt 10% so với tiêu chuẩn đặt ra. Riêng ông Hồ Ngọc Sỹ - Giám đốc Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An được đề nghị khen thưởng danh hiệu thi đua Giám đốc doanh nghiệp giỏi năm 2005.
Ngoài ra trên địa bàn toàn tỉnh còn có các loại hình sản xuất kinh doanh khác như tư nhân (quy mô nhỏ), hộ gia đình … hoạt động gần hoặc trong vùng chè nguyên liệu của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Họ tự sản xuất chè hoặc mua của các hộ nông dân các vườn chè riêng khác, tự chế biến bằng thủ công. Sản phẩm chè tiêu thụ thông qua các hệ thống bán buôn, bán lẻ hoặc bán lại cho Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Loại hình này đang từng ngày phổ biến ở cư dân nông thôn, ngoài các nông trường, xí nghiệp quốc doanh và đang cho hiệu quả kinh tế cao, nâng cao đời sống của nông dân nông thôn.
CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN CHÈ NGHỆ AN TRONG NHỮNG NĂM TỚI
Trong những năm vừa qua ngành chè Nghệ An đã cơ những bước phát triển đáng ghi nhận, sự tăng nhanh về diện tích, sản lượng và năng suất. Cũng nhờ sự phát triển của ngành chè mà bộ mặt nông thôn đã có những thay đổi đặc biệt là nông thôn ở các huyện miền núi phía tây. Hiện nay thì cây chè là 1 trong 10 loại nông sản có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Trong hoàn cảnh Việt Nam chính thức là thành viên của WTO thì ngành chè Nghệ An cũng như nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước vận hội mới với rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn đang chờ đón chúng ta. Do vậy việc hoạch định, và xác định hướng đi đúng cho cây chè Nghệ An là một việc làm có ý nghĩa quan trọng, có ý nghĩa quyết định cho sự phát triển của cây chè. Đứng trước hoàn cảnh này cần xác định rõ phương hướng cũng như xá định các giải pháp đúng đắn để đưa ngành chè Nghệ An phát triển manh hơn nữa.