VỀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY, HỌC TẬP VÀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO 1 Đối với cơ sở giáo dục

Một phần của tài liệu QD21-2007-BGD (Trang 101 - 104)

1. Đối với cơ sở giáo dục

tạo Kỹ thuật viên Tin học hoặc Chương trình Tin học ứng dụng A, B, C đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ quản lý và giáo viên thì đều có thể được áp dụng Chương trình này;

b) Yêu cầu về việc thành lập tổ chức đào tạo theo Chương trình GDTX ƯDCNTT : Cơ sở giáo dục chỉ thực hiện chương trình này dựa trên tư cách pháp nhân, chức năng, nhiệm vụ của mình do các cấp có thẩm quyền giao. Phải lập đề án tham gia đào tạo Chương trình GDTX ƯDCNTT. Đề án cần nêu được về: địa điểm, địa chỉ, điện thoại, mục đích, yêu cầu, nhu cầu sử dụng lao động có ứng dụng CNTT của xã hội, trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, biện pháp, hình thức đào tạo, thiết bị, tài chính và các điều kiện tổ chức bảo đảm chất lượng đào tạo. Cơ sở giáo dục được cấp có thẩm quyền cấp phép và chịu sự quản lý, chỉ đạo của cấp này, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Các cơ sở giáo dục tùy theo năng lực đào tạo của mình :

− Cần căn cứ theo chương trình này để lập kế hoạch giảng dạy chi tiết phù hợp với cơ sở của mình, với đối tượng học viên sao cho đáp ứng được với mục đích, yêu cầu của chương trình;

− Có thể tổ chức đào tạo theo một trong ba hình thức thực hiện chương trình GDTX thích hợp nhất, có hiệu quả nhất đối với cơ sở của mình: Vừa làm vừa học, Học từ xa, Tự học có hướng dẫn; đặc biệt phải chú trọng đúc kết kinh nghiệm về phương pháp học tập, giảng dạy phù hợp với hoàn cảnh tự học tập, tự rèn luyện kỹ năng thực hành của học viên, phù hợp với các hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT ở các trường, cơ quan nhà nước, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, các công ty;

− Tổ chức đánh giá kết quả học tập của học viên sẽ độc lập tương đối với quá trình đào tạo (trong khi chưa có đơn vị chuyên trách kiểm tra đánh giá, cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm đánh giá kết quả học tập nghiêm túc theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo); Người học có khả năng tham gia nguồn nhân lực CNTT là người sau khi hoàn thành khóa học có được tinh thần và năng lực góp phần hỗ trợ, tư vấn, nhằm đẩy mạnh và phát triển ứng dụng CNTT-TT trong cộng đồng thuộc phạm vi mình làm việc và sinh sống;

2. Đối với giáo viên

a) Người dạy theo Chương trình GDTX ƯDCNTT cần phải quán triệt mục đích, yêu cầu của Chương trình;

b) Giáo viên được cơ sở giáo dục tuyển chọn tham gia giảng dạy Chương trình GDTX ƯDCNTT được các cấp quản lý có liên quan quản lý, hỗ trợ nâng cao năng lực tham gia chương trình; cán bộ quản lý, giáo viên tham gia chương trình được tham dự tập huấn do Dự án : “Xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật viên CNTT-TT theo phương thức giáo dục không chính quy” tổ chức theo kế hoạch đã định ;

c) Tiếng Anh cần thiết cho chương trình đào tạo CNTT. Vì vậy, giáo viên có thể hướng dẫn học viên học tiếng Anh chuyên ngành thông qua các môn học

dưới dạng giới thiệu thuật ngữ, bài đọc bổ túc, được trình bày xen kẽ trong các bài học hoặc các hình thức học khác nếu có thể.

d) Để phát huy vai trò chủ động của người học, giáo viên cần coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, làm việc theo nhóm của học viên; sử dụng phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin và khai thác tiềm năng của cơ sở giáo dục; sử dụng nguồn học liệu (có thể do thủ trưởng cơ sở giáo dục tự lựa chọn, tổ chức thẩm định theo quy định hiện hành); giúp học viên được học lý thuyết, thực hành, trao đổi thảo luận để nắm được kiến thức, kỹ năng và những kinh nghiệm trong kỹ thuật ứng dụng CNTT-TT;

3. Đối với học viên

a) Những người đã hoàn thành chương trình trung học phổ thông trở lên, tự nguyện hoặc được cơ quan chủ quản cử tuyển tham gia học tập theo Chương trình cần nộp hồ sơ nhập học tại cơ sở giáo dục được phép đào tạo Chương trình GDTX ƯDCNTT.

b) Những người đã có vốn kiến thức về CNTT vẫn cần được tăng thời gian thực hành hợp lý để đạt được trình độ thành thạo và am hiểu hơn về kỹ thuật ứng dụng CNTT-TT. Vì vậy, những người này cần học phần kiến thức 5 môn cơ sở theo nội dung cập nhật kỹ năng, khai thác tính năng của máy vi tính để phát triển và ứng dụng CNTT, đặc biệt là kỹ thuật ứng dụng công nghệ truyền thông. Có thể giảm thời lượng học lý thuyết những phần đã được học (tối đa 20%), tăng thời lượng thực hành, thực tập ở các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoặc cơ quan đang phát triển, ứng dụng CNTT-TT (tối đa 20%).

c) Học viên có thể đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề cụ thể nảy sinh trong từng môn học; chú trọng hình thức vừa làm vừa học, tận dụng tính năng của phần cứng và phần mềm của máy vi tính để nâng cao hiệu suất làm việc và nâng cao chất lượng cuộc sống.

d) Điều kiện để học viên được xét cấp chứng chỉ :

− Sau khi đã hoàn thành chương trình phần kiến thức 5 môn học cơ sở, nếu có đủ 5 bài kiểm tra đạt yêu cầu của 5 môn học cơ sở thì được cấp chứng chỉ phần kiến thức 5 môn học cơ sở;

− Sau khi học viên học xong phần kỹ năng, kiến thức chuyên ngành, nếu có đủ 5 bài kiểm tra đạt yêu cầu của 5 môn học và một bài kiểm tra kết thúc khóa học thì được cấp chứng chỉ phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành;

− Phần kiến thức, kỹ năng cơ sở dành cho đối tượng đại trà có thể phổ cập, người học có thể lấy chứng chỉ và có thể dừng học tại đây. Phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành dành cho học viên hướng nghiệp, nâng cao thực hành ứng dụng CNTT-TT tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc tại 1 cơ quan đang phát triển ứng dụng CNTT nào đấy;

− Trong trường hợp học viên học liên tục : nếu học viên đủ điều kiện lấy chứng chỉ phần kiến thức cơ sở, muốn tiếp tục học phần kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thì không nhất thiết phải lấy chứng chỉ này; chứng chỉ phần kiến

thức, kỹ năng chuyên ngành được cấp độc lập với chứng chỉ phần kiến thức cơ sở ./.

KT. BỘ TRƯỞNGTHỨ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Nguyễn Văn Vọng – Đã ký

Một phần của tài liệu QD21-2007-BGD (Trang 101 - 104)