Cài đặt, thiết lập cấu hình và nâng cấp phần cứng máy vi tính

Một phần của tài liệu QD21-2007-BGD (Trang 64 - 66)

1.Nhận biết trên thực tế các thành phần trong hệ thống, nắm vững chức năng và đặc tính kỹ thuật của từng bộ phận:

− Bảng mạch chính (motherboard)

− Phần rắn (firmware)

− Bộ nguồn

− Bộ xử lý trung tâm/ CPU

− Bộ nhớ

− Màn hình

− Mạch giao tiếp (adapter cards)

− Cổng (ports)

− Thùng máy,...

− Nắm vững các thủ tục cơ bản để thêm vào hay bỏ ra các bộ phận trong máy vi tính. Thực hành tháo/ lắp các bộ phận theo yêu cầu cho trước:

− Bảng mạch chính

− Thiết bị lưu trữ (FDD, HDD, CD/ CD-RW, DVD/ DVD-RW, ổ băng từ, thiết bị lưu trữ tháo lắp được)

− Bộ nguồn

− Hệ thống làm mát (quạt, làm mát bằng chất lỏng)

− Bộ xử lý trung tâm/ CPU

− Bộ nhớ

− Màn hình

− Bàn phím

− Chuột

− Các mạch giao tiếp (NIC, card âm thanh, card video, modem, SCCI, USB, card không dây).

2.Hiểu về các ngắt cơ bản (IRQ), các kênh truy cập bộ nhớ trực tiếp (DMA) và các địa chỉ I/ O. Biết cách thay đổi các giá trị nêu trên khi cài đặt và cấu hình cho các thiết bị:

− Card âm thanh ISA

− MODEM trong

− Điều khiển đĩa mềm

− Điều khiển đĩa cứng

− Cổng USB

− Cổng hồng ngoại

− Các thiết bị đa phương tiện...

− Thực hành cài đặt và cấu hình thiết bị theo các bước tiến hành phù hợp với một nhiệm vụ cho trước.

3.Nhận biết trên thực tế các cổng ngoại vi chuẩn, nắm được công dụng, khả năng kỹ thuật từng loại:

− Cổng nối tiếp

− Cổng song song

− Cổng USB

− Cổng hồng ngoại.

4.Phân biệt được các loại cáp và các loại đầu kết nối (DB-9, DB-25, RJ-11, RJ-45, Centronics, PS2/ MIMI-DIN, USB) liên quan. Thành thạo các thủ tục cài đặt và cấu hình các thiết bị IDE phổ biến:

− Các kiểu giao diện IDE: EIDE, ATA/ ATAPI, ATA nối tiếp, PIO, RAID (0,1 và 5)

− Các khái niệm: Master/ Slave, Primary/ Secondary, Devices per channel

− Tùy theo nhiệm vụ cho trước xác định trình tự phù hợp tiến hành cài đặt hay đặt cấu hình cho thiết bị. Phân biệt được các loại cáp liên quan.

5.Nắm vững thủ tục cài đặt và cấu hình các thiết bị SCSI phổ biến:

− Các kiểu giao diện (narrow, fast, wide, ultra-wide, LVD, HVD)

− Loại trong máy và loại cắm ngoài

− Biết cách đặt chỉ danh SCSI (giá trị nhị phân SCSI Id) thông qua khối các cầu nối (jumper block) hay DIP Switch, xử lý các xung đột về SCSI Id

− Hiểu các yêu cầu về cáp và nhận biết được các loại cáp trên thực tế. 6.Nắm vững thủ tục cài đặt và cấu hình cho các thiết bị ngoại vi phổ biến:

− Thiết bị lưu trữ ngoài

− Máy ảnh số

− PDA

− Điểm truy cập không dây

− Các thiết bị hồng ngoại

− Máy in

− Màn hình

− UPS,

− Tùy theo nhiệm vụ cho trước xác định trình tự phù hợp và thực hành các thao tác cài đặt hay đặt cấu hình cho thiết bị.

7.Hiểu rõ công dụng của CMOS, nội dung chứa bên trong và cách thay đổi các tham số cơ bản.

8.Nắm được các phương pháp cải thiện tính năng hoạt động của máy vi tính trong các điều kiện khai thác nhất định thông qua việc sử dụng:

− Card video chuyên dụng

− Card mạng tốc độ cao

− Bộ xử lý bổ sung

− Thêm bộ nhớ

− Hệ thống đĩa cứng có tính năng nâng cao,...

− Trong tình huống cụ thể cho trước, tiên lượng được hiệu quả của biện pháp áp dụng.

9.Hiểu các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực hoạt động chung của máy vi tính:

− Kiểu và đặc tính của bus

− Bộ nhớ cache trong quan hệ với bảng mạch chính

− Tốc độ và sự tương thích của bộ xử lý

− Dung tích và đặc tính kỹ thuật của ổ cứng

− Những hạn chế về hệ thống và phần rắn

− Công suất ra của nguồn

− Xác định khi nào cần (và cách tiến hành) nâng cấp các thành phần của máy vi tính: Bảng mạch chính, Bộ nhớ, Đĩa cứng, BIOS, Các mạch giao tiếp, Nguồn.

Một phần của tài liệu QD21-2007-BGD (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w