Hoạch định trước khi triển kha

Một phần của tài liệu QD21-2007-BGD (Trang 80 - 81)

1. Xác định mục đích sử dụng của máy dự định cài Linux (ví dụ, trạm làm việc, máy chủ thư điện tử, cơ sở dữ liệu,…).

2. Xác định yêu cầu phần cứng hệ thống:

− Chip CPU

− Bộ nhớ RAM

− Dung lượng thiết bị lưu trữ

− Bìa điều khiển video, âm thanh

− Bìa điều khiển IDE

− Bìa điều khiển SCSI

− Bìa điều khiển mạng

− Modem

− Đảm bảo việc Linux hỗ trợ cho các thành phần phần cứng đó. 3. Xác định các phần mềm và dịch vụ cần được cài đặt:

− Các ứng dụng trên máy trạm (client application)

− Các dịch vụ máy phục vụ (server services)

− Làm rõ yêu cầu và khả năng Linux hỗ trợ các phần mềm và dịch vụ nói trên.

4. Hiểu biết về các sơ đồ phân vùng đĩa cứng và cách dành chỗ trên đĩa cho các hệ thống tệp.

5. Hiểu cách làm việc và phân biệt được các mô hình giấy phép (licensing scheme) khác nhau của Linux:

− GNU/ GPL

− Phần mềm miễn phí (Freeware)

− Phần mềm chia sẻ (Shareware)

− Nguồn mở (Open Source)

− Nguồn đóng (Closed Source)

− Artistic License.

6. Nắm được chức năng các dịch vụ chính của Linux (Apache; Squid; SAMBA; Sendmail; Ipchains; BIND).

7. So sánh điểm mạnh và điểm yếu các bản phát hành Linux chủ yếu, hiểu các kiểu phân phối và các cách quản lý gói phần mềm khác nhau (tar, RPM/ DEB).

8. Phân tích tính năng, đặc điểm và lợi ích của việc triển khai Linux so với các hệ điều hành khác trong bài toán cụ thể đang được xem xét.

9. Hiểu cách đánh số phiên bản lõi (kernel) Linux. Biết các địa chỉ trên Web để truy cập và lấy về được phần mềm và các tài nguyên thông tin khác.

Một phần của tài liệu QD21-2007-BGD (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w