______________________
Môn học “Phần mềm ứng dụng chuyên ngành và phần mềm công cụ”
Tên môn học Mã số Thời lượng
(tiết) Tỉ lệ thực hành (%) Phần mềm ứng dụng chuyên ngành và phần mềm công cụ KT- CS5 45 50 %
1. Yêu cầu kiến thức và kỹ năng:
− Kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng của một số loại phần mềm thông dụng (tiện ích, ngôn ngữ lập trình, chuyên ngành...)
− Áp dụng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân; các kỹ thuật cài đặt phần mềm.
2. Điều kiện thực hiện môn học: Học viên đã có kiến thức về tin học, biết sử dụng các công cụ cơ bản
− Công cụ duyệt Web
− Công cụ soạn thảo văn bản
− Công cụ xử lý bảng tính
− Công cụ soạn thảo bài trình diễn. 3. Mục đích:
− Mục đích chính của môn học là cung cấp cho học viên công cụ cho phép phát huy tối đa khả năng của các công cụ cơ bản đã học và ứng dụng chúng tốt nhất vào công việc chuyên môn của mình
4. Kết quả: Học viên sau khi học xong môn học có thể dùng các kỹ năng đã học để bổ sung, mở rộng các chức năng đã có và ứng dụng vào các công việc chuyên môn của mình;
− Với công cụ duyệt Web: Cho phép tạo các trang Web động
− Với công cụ soạn thảo văn bản: Cho phép bổ sung các chức năng định dạng mới dựa trên các chức năng định dạng đã có
− Với công cụ xử lý bảng tính: Cho phép bổ sung các xử lý đặc thù mới dựa trên các hàm xử lý đã có
− Với công cụ soạn thảo bài trình diễn: Cho phép bổ sung các hiệu ứng mới từ các hiệu ứng đã có.
Tuy nhiên, để tăng cường kỹ năng kỹ thuật tin học trong một số ngành ứng dụng, như xây dựng, thiết kế kiến trúc, kế toán, đồ họa, xuất bản… các học viên có thể học sâu về một trong những phần mềm ứng dụng hiện có tại Việt Nam, trong thời lượng 30 tiết, như:
− COREL DRAW;
− QuarkXpress
− AutoCAD, ArCAD
− PhotoShop; Illustrator
− Phần mềm văn phòng: WORD, Bảng tính, quản trị dữ liệu ACCESS…
− DIRECTOR…
Môn thứ năm có tổng thời lượng 45 tiết. Vậy, 15 tiết học còn lại có nội dung về phần mềm tiện ích, thí dụ:
− NORTON
− Nén dữ liệu (WINZIP,…);
− Quản lí file và thư mục.
Tóm tắt chương trình
Bài Nội dung bài học Số tiết
1. Mở đầu 1. Giới thiệu về các ngôn ngữ lập trình;
2. Các ngôn ngữ lập trình theo kịch bản (script); 3. Các thành phần của chương trình.
5 2. Ngôn ngữ
Javascript
1. Giới thiệu chung;
2. Biến và các kiểu dữ liệu; 3. Các cấu trúc điều khiển; 4. Hệ thống hàm xử lý.
10
3. Ngôn ngữ VBScript
1. Giới thiệu chung;
2. Biến và các kiểu dữ liệu; 3. Các cấu trúc điều khiển; 4. Hệ thống hàm xử lý.
10
4. Lưu trữ dữ liệu với XML
1. Giới thiệu về XML;
2. Xử lý tài liệu XML với ngôn ngữ script.
10 5. Ứng dụng
ngôn ngữ script
1. Ứng dụng trên trình duyệt Web;
2. Ứng dụng với công cụ soạn thảo văn bản; 3. Ứng dụng với công cụ xử lý bảng tính; 4. Ứng dụng với công cụ soạn thảo bài trình diễn.
10
Tổng 45
Bài 1
Tên bài Mở đầu
Mục tiêu 1. Cung cấp nhìn tổng thể về lập trình 2. Cung cấp các khái niệm cơ bản nhất
3. Giới thiệu các thành phần cơ bản của một chương trình cùng với các ví dụ cụ thể