Giới thiệu chung về thị trường chất dẻo nguyên liệu trong nước và công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp
Giới thiệu chung về thị trường chất dẻo nguyên liệu trong nước
Chất dẻo hay còn gọi là nhựa hoặc polymer là các hợp chất cao phân tử, được dùng làm vật liệu để sản xuất nhiều loại vật dụng trong đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp, gắn với đời sống hiện đại của con người Chúng là những vật liệu có khả năng bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng Chât dẻo bao gồm một số loại như: nhựa thông dụng là loại nhựa được sử dụng số lượng lớn, giá rẻ, dùng nhiều trong những vật dụng thường ngày, như PP, PE, PS, PVC, PET, ABS nhựa kỹ thuật là loại nhựa có tính chất cơ lý trội hơn so với các loại nhựa thông dụng, thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp như PC, PA,
Hiện nay ở nước ta, chất dẻo được sử dụng chủ yếu để làm nguyên liệu sản xuất cho một số ngành kinh tế như ngành sản xuất đồ nhựa gia dụng phục vụ đời sống hàng ngày, ngành sản xuất dây cáp điện, ống dẫn nước, sản xuất chế biến mủ cao su, sản xuất các thiết bị y tế…
Tiêu biểu đối với ngành nhựa, một trong những ngành sử dụng phần lớn chất dẻo làm nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho sản xuất Theo số liệu của sở công thương thành phố Hồ Chí Minh thì Việt Nam có khoảng 2.200 doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nhựa Trong đó,thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 80% Năm 2007 ngành nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 740 triệu USD, năm 2008 đạt khoảng 1tỷ USD,năm 2009 đạt khoảng 1,1 tỷ USD Nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất cho ngành nhựa hàng năm là rất lớn, khoảng từ 1,6 đến 2 triệu tấn nguyên liệu các loại gồm PE, PP, PS, PVC, DOP… Trong đó thì phải nhập khẩu từ 80% đến 90% Tính đến cuối tháng 12 /2007 tổng khối lượng chất dẻo nhập khẩu để phục vụ cho ngành nhựa là 1.695.000 tấn, trị giá 2,507 tỷ USD. Theo số liệu thống kê của ngành nhựa cho thấy, trong 10 tháng đầu năm
2009, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu trong 10 tháng lên tới 1,8 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD, tăng 25,3% về lượng và giảm 11,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Ngành nhựa hiện nay mới chỉ chủ động được hơn 10% nguyên liệu đầu vào, còn lại phải nhập khẩu khiến cho hoạt động của ngành phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài Dự báo năm 2010 các doanh nghiệp nhựa trong nước cần khoảng 4 triệu tấn chất dẻo các loại để phục vụ cho hoạt động sản xuất, nếu không sớm chủ động được nguồn nguyên liệu thì đây sẽ là một rào cản rất lớn cho các doanh nghiệp này trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1.2 Khả năng sản xuất và cung ứng chất dẻo nguyên liệu của các doanh nghiệp trong nước
Nhu cầu chất dẻo nguyên liệu để làm đầu vào cho ngành nhựa là rất lớn, tuy nhiên hiện nay nước ta phải nhập khẩu khoảng 80 đến 90% Điều này nói lên một thực trạng là khả năng sản xuất và cung ứng chất dẻo của các doanh nghiệp trong nước là rất hạn chế Hiện nay cả nước mới chỉ có khoảng 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu trên quy mô lớn cho ngành nhựa với công suất mỗi năm khoảng 150.000 tấn dầu DOP và 250.000 tấn PVC Một trong những lý do chủ yếu giải thích cho vấn đề này là nguyên liệu nhựa chủ yếu được sản xuất từ dầu khí mà cho đến thời điểm năm nay nước ta vẫn chưa có một nhà máy lọc dầu nào hoàn chỉnh Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được, hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung, phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách, công nghệ lạc hậu.
Ngoài ra chủng loại nguyên liệu sản xuất trong nước chưa đa dạng. Các nhà máy chỉ tập trung vào sản xuất các chủng loại có số lượng được tiêu thụ nhiều nhất Chẳng hạn như Mitsui Vina chỉ tập trung sản xuất PVC huyền phù có chỉ số Polyme là K66 Chính vì vậy, giả định giá của nguyên liệu sản xuất trong nước có thấp hơn giá nhập khẩu thì bắt buộc các doanh nghiệp trong ngành nhựa Việt Nam vẫn còn phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu của nước ngoài.
Nguyên vật liệu hiện nay và trong những năm tới vẫn phải phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là phần lớn Hiện nay chúng ta nhập khoảng 40 loại nguyên vật liệu chính và rất nhiều loại hóa chất, nguyên vật liệu phụ trợ. Trong khi hiện tại các nước khu vực xung quanh ta đã sản xuất ra nguyên vật liệu nhựa Ví dụ Thái Lan đã sản xuất hầu hết các loại nguyên vật liệu nhựa thông dụng như PELD, PEHD, PP, PS, PVC Riêng PVC có hai nhà sản xuất với tổng công suất 300.000 tấn/năm Singapore tổng công suất trên 550.000 tấn/năm Malaysia với tổng công suất PVC và PS là 76.000 tấn/năm
Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam cho biết thì từ năm 2009, Hiệp hội đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy tái chế nhựa phế liệu quy mô lớn ở CủChi thành phố Hồ Chí Minh với công suất giai đoạn đầu hoạt động là 150 tấn phế liệu mỗi ngày và công suất giai đoạn sau là 750 tấn một ngày Dự kiến sẽ đi vào hoạt động giai đoạn đầu vào cuối năm 2010 Đây là một mô hình khép kín từ khâu thu gom, chọn lựa, rửa nguyên liệu đến xử lý tái chế.
Trong chiến lược phát triển ngành nhựa đến năm 2010 đã được chính phủ thông qua năm 1995, hiệp hội nhựa Việt Nam có kế hoạch phối hợp với tập đoàn dầu khí Việt Nam và tổng công ty hóa chất Việt Nam xây dựng một nhà máy sản xuất chất dẻo và các chất phụ gia khác cho ngành nhựa với công suất 300.000 tấn PE/ năm, 140.000 tấn PP/ năm và 60.000 tấn PS/năm.
1.1.3 Tình hình nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu của Việt Nam trong thời gian gần đây
Nhập khẩu nguyên liệu nhựa vào Việt Nam trong những năm gần đây có sự tăng trưởng liên tục Qua thống kê của ngành nhựa, từ năm 2000 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng khối lượng nhập khẩu nguyên liệu này đã liên tục tăng, mức tăng trung bình đạt khoảng 16%/năm Trong đó, khoảng 648 nghìn tấn nguyên liệu nhựa được nhập về trong năm 2000, đến năm 2005 khối lượng nhập khẩu đã tăng lên 1,2 triệu tấn, năm 2006 là khoảng 1,3 triệu tấn và đến 2007 là 1,6 triệu tấn; kim ngạch nhập khẩu theo đó cũng tăng tương ứng từ 480 triệu USD lên 1,456 tỷ USD, lên 1,86 tỷ USD và 2,5 tỷ USD.
Số liệu thống kê của ngành nhựa cho thấy, trong 10 tháng đầu năm
2009, tổng lượng chất dẻo nguyên liệu được nhập khẩu trong 10 tháng lên tới 1,8 triệu tấn, trị giá 2,26 tỷ USD, tăng 25,3% về lượng và giảm 11,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước Nguyên liệu chất dẻo hiện được nhập chủ yếu từ các thị trường châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Singapore
Giá nhập khẩu nguyên liệu nhựa trung bình về nước ta trong năm qua cũng đã tăng từ 740 USD/tấn trong năm 2000 lên 1.213 USD/tấn năm 2005, 1.430 USD/tấn năm 2006 và 1.562 USD/tấn trong năm 2007 Đây là một sản phẩm của ngành công nghiệp hoá dầu nên ngoài ảnh hưởng về cung cầu nguyên liệu, giá cả nguyên liệu nhựa có liên quan mật thiết đến sự biến động của giá dầu thô trên thế giới Vì vậy, cùng với đà tăng của khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu còn tăng mạnh hơn Qua tính toán, trong các năm qua, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhựa tăng nhanh gấp 2,7 lần tốc độ tăng trưởng của khối lượng nhập khẩu.
Trong năm 2007, qua các đợt tăng giá của giá dầu thô, giá cả trung bình của các loại chất dẻo nguyên liệu nói chung đã tăng khoảng 9,6% so với năm 2006 Vì vậy, trong năm 2007 mặc dù khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu tăng 22,6% song kim ngạch nhập khẩu lại tăng tới 34,4% so với năm trước đó, đạt tổng cộng 1,6 triệu tấn, trị giá 2,5 tỷ USD.
Trong những tháng đầu và giữa năm 2008, giá dầu thế giới liên tục tăng cao khiến cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa chịu nhiều ảnh hưởng,phải sản xuất cầm chừng Chất dẻo nguyên liệu, hạt nhựa… được sản xuất chủ yếu từ những chế phẩm của dầu giá khi dầu tăng cao (tính đến ngày03/07 giá dầu thế giới đã gần chạm 146 đô la Mỹ/thùng), đã kéo theo giá nguyên liệu tăng liên tục So với những tháng đầu năm 2008, giá hạt nhựa tăng theo từng tháng thì sang đến khoảng tháng 8 giá hạt nhựa tăng theo từng tuần, cứ mỗi tuần tăng thêm từ 20 đến 30 USD/tấn và đạt khoảng từ2.000 đến 2.200 USD/tấn, tăng khoảng 50% so với đầu năm Nguyên liệu nhựa HD (nhựa chịu lực), trong tháng 04/2008 mới chỉ có giá khoảng 1.650USD/tấn, cuối tháng 06/2008 đã tăng lên 2.150 USD/tấn Giá một tấn bột
PVC năm 2006 là 830 USD, đến năm 2007 tăng lên 960 USD và đến thời điểm tháng 08/2008 là 1.020 USD.
Giới thiệu chung về công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp với đặc thù là một doanh nghiệp thương mại, quy mô vừa và nhỏ Được thành lập ngày 26 tháng 07 năm 2005, giấy phép kinh doanh số 0101008622 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội câp ngày 26 tháng 07 năm 2005 Hiện công ty có trụ sở chính tại Lô D8, khu công nghiệp Hà Nội_Đài Tư, số 386 đường Nguyễn Văn Linh, phường Sài Đồng quận Long Biên, thành phố Hà
Nội và một văn phòng đại điên tại số 166 đường Nguyễn Tuân thành phố Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty bao gồm:
Kinh doanh nhiên liệu, vật tư, máy móc thiết bị.
Kinh doanh hàng công nghiệp, hàng tiêu dùng, kim khí, hoá chất, vật liệu điện, chất dẻo nguyên liệu.
Kinh doanh các loại phân bón và vật tư nông nghiệp.
Kinh doanh dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hoá và dịch vụ kho bãi.
Công ty có vốn điều lệ là 9 tỷ đồng, được chia ra làm 90.000 cổ phần, trong đó thì 100% là cổ phần phổ thông.
Là một doanh nghiệp thương mại kinh doanh đa ngành, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của bài chuyên đề, tôi chỉ xin đề cập tới tình hình phân phối tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty Chương tiếp theo chúng ta sẽ phân tích sâu hơn về thực trạng phân phối tiêu thụ mặt hàng này của công ty, cùng với thực trạng phát triển của ngành nhựa, từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ mặt hàng này của công ty trong thời gian tới.
Thực trạng hoạt động phân phối tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp
Hoạt động thu mua tìm kiếm nguồn hàng
Để dễ dàng cho việc phân tích chúng ta tham khảo bảng thống kê dưới đây về khối lượng hàng hóa, giá cả bình quân một tấn và tổng giá trị hàng hóa nhập về trong suất thời kỳ từ cuối năm 2006 đến hết năm 2009.
Ghi chú: Bảng được lập trên cơ sở số liệu thống kê qua từng quý và năm của bộ phận kế toán và nhà kho về khối lượng nhập và tổng giá trị nhập Giá bình quân theo đồng Việt Nam tính bằng cách lấy tổng tiền hàng nhập về chia cho tổng khối lượng nhập về kho theo từng thời kỳ không kể nhập về từ trong nước hay nước ngoài Tỷ giá năm 2006 lấy tại thời điểm tháng 5 là 1USD.100VND, năm 2007 lấy tại thời điểm cuối năm 1USD.000VND Năm 2008 thời điểm tháng 5: 1USD.400VND Năm
2009 tháng 6: 1USD.400VND trên thị trường tự do Giá quy đổi ra USD chỉ mang tính chất tham khảo Số liệu đã được làm tròn.
Bảng phân tích về khối lượng, giá cả bình quân một tấn hàng hóa, tổng giá trị hàng hóa công ty nhập về trong thời kỳ từ quý IV 2006 đến hết quý IV 2009.
(triệu đồng) một tấn tính ra USD hàng (tỷ đồng)
2.1.1 Khối lượng hàng hóa nhập về
Theo các số liệu có được từ bộ phận kế toán và nhà kho của công ty, kể từ khi bắt đầu đi vào kinh doanh mặt hàng chất dẻo nguyên liệu từ cuối năm 2006 đến hết năm 2009, tổng cộng công ty đã nhập về khoảng 1700 tấn chất dẻo nguyên liệu các loại phục vụ cho hoạt động làm ăn kinh doanh Số lượng hàng hóa nhập về có sự biến động qua các năm và qua các quý trong một năm, cụ thể:
Trong quý IV năm 2006 khi đi vào hoạt động, công ty mới chỉ nhập về khoảng 160 tấn chất dẻo thì đến hết năm 2007 công ty nhập về 540 tấn, năm
2008 nhập 428 tấn và năm 2009 nhập 571 tấn ( chưa có số liệu của năm
2010) Tốc độ biến động về khối lượng hàng hóa nhập về qua các năm cũng có sự khác biệt đáng kể Năm 2007 khối lượng hàng hóa nhập về tăng
237.5% so với năm 2006 Tuy nhiên sang đến năm 2008 thì khối lượng nhập về có sự giảm đi đột ngột, giảm 20,7% so với năm 2007 và sang năm 2009 thì khối lượng nhập về tăng 33,4% so với năm 2008.
Khối lượng hàng hóa nhập về không chỉ có sự biến động qua các năm mà nó còn biến động qua từng tháng, từng quý của mỗi năm và sự biến động này nói chung có xu hướng giảm Trong năm 2007 tính từ quý I đến quý IV, khối lượng nhập về giảm tương ứng từ 160 tấn quý I, xuống 135 tấn quý II, tăng nhẹ lên 140 tấn quý III và giảm còn 105 tấn trong quý IV. Sang năm 2008 khối lượng nhập về giảm từ 110 tấn quý I xuống 106 tấn quý
II, 93 tấn quý III và tăng lên 119 tấn quý IV Khối lượng hàng nhập về trong các quý của năm 2009 tương ứng là 170 tấn quý I, 140 tấn quý II, 134 tấn quý III và 127 tấn quý IV
Tính trong cả giai đoạn thì quý III năm 2008 là thời điểm mà lượng hàng được nhập về ít nhất chỉ đạt 93 tấn và giảm 33,57% so với cùng kỳ năm 2007 Cao nhất là thời điểm quý I năm 2009 lượng hàng nhập về đạt khoảng 170 tấn, tăng 54,5% so với quý I năm 2008 và tăng khoảng 42,8% so với quý IV năm đó, tiếp đó là quý IV năm 2006 và quý I năm 2007 lượng hàng nhập đạt 160 tấn.
Ngoài ra khối lượng chất dẻo nhập về còn có sự khác biệt về tỷ trọng theo thị trường nhập Hàng hóa công ty nhập về chủ yếu đều từ các nhà cung ứng ở trong nước, do giá cả chất dẻo ở trong nước rẻ hơn so với nhập khẩu, ít tốn kém về chi phí vận tải và làm thủ tục.
Nguyên nhân dẫn tới sự biến động về khối lượng chất dẻo nguyên liệu mà công ty nhập về đó là:
Sự biến động của giá nhập khẩu bình quân của một tấn chất dẻo vào thị trường trong nước Do các chủng loại chất dẻo là sản phẩm của ngành công nghiệp hóa dầu nên sự biến động của giá dầu thô trên thị trường thế giới đã có những ảnh hưởng nhất định tới giá nhập khẩu Năm 2006 giá nhập khẩu bình quân của các chủng loại chất dẻo nguyên liệu vào nước ta khoảng 1.432 USD/tấn, năm 2007 là khoảng 1.562 USD/tấn, năm 2008 khoảng 1.770 USD/tấn và năm 2009 là 1.272 USD/tấn Trong năm 2007 qua các đợt tăng giá dầu thô thì giá nhập khẩu bình quân một tấn chất dẻo vào nước ta cũng tăng lên 1.562 USD Đến thời điểm tháng 07 năm 2008 giá dầu thô đạt ngưỡng 146 USD một thùng thì giá nhập khẩu bình quân một tấn chất dẻo tăng lên 1.770 USD Tuy nhiên sang đến đầu năm 2009, một phần do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, giá nhập khẩu một tấn chất dẻo nguyên liệu giảm còn khoảng 1.272 USD.
Nguyên nhân tiếp theo đó là do sự hạn chế về nguồn vốn của công ty. Với đặc thù là một công ty quy mô vừa và nhỏ, vừa được thành lập chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động huy động nguồn vốn khác Hiện tại nguồn vốn của công ty mới chỉ có khoảng tầm 16 tỷ đồng Việt Nam, trong đó thì có khoảng 9 tỷ là vốn do các cổ đông của công ty góp còn lại tầm 7 tỷ là vốn vay Nếu giả sử giá bình quân của một tấn chất dẻo nguyên liệu nhập về là 1.272 USD, giá của năm
2009 và với tỷ giá trên thị trường tự do tại thời điểm tháng 6 năm 2009 là 1USD= 19.400 VND, tính ra tiền Việt Nam giá bình quân này sẽ khoảng 24,67 triệu một tấn, công ty cũng chỉ có thể nhập tối đa khoảng 650 tấn chất dẻo để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tốc độ quay vòng của vốn vẫn còn chậm, số tiền nợ đọng cần thu hồi của công ty vẫn còn cao dẫn đến những khó khăn về vốn cho hoạt động kinh doanh Năm 2006 khi mới đi vào hoạt động, khối lượng hàng hóa bán ra của công ty chủ yếu là bán dưới hình thức trả chậm nhằm dữ chân khách hàng.
Bộ phận kế toán cho biết đến hết năm 2006 thì công ty vẫn còn khoảng hơn
570 triệu đồng Việt Nam tiền nợ đọng vẫn chưa thu hồi hết, bao gồm cả tiền từ kinh doanh mặt hàng chất dẻo nguyên liệu và cả các mặt hàng khác. Để đảm bảo nguồn hàng sẵn có cho hoạt động kinh doanh thì công ty luân phải có một lượng hàng nhất định ở trong kho Lượng hàng tồn kho của quý trước tồn đọng lại sẽ ảnh hưởng tới lượng hàng nhập về trong quý sau, nếu lượng hàng tồn kho từ quý trước lớn chưa có khả năng tiêu thụ hết trong quý sau thì lượng hàng nhập về sẽ giảm và ngược lại nếu lượng hàng tồn kho cuối quý không đủ đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đông bán hàng thì lượng hàng nhập về trong quý sau sẽ tăng.
2.1.2 Giá cả hàng hóa nhập về
Giá bình quân của một tấn nguyên liệu được nhập về kho của công ty được tính trên cơ sở lấy tổng giá trị tiền hàng mà công ty nhập về trong một thời kỳ nhất định chia cho khối lượng nhập về cũng trong thời kỳ đó Bất kể là nhập về từ trong nước hay từ nước ngoài Giá bình quân của một tấn nguyên liệu nhập về cũng có sự biến động theo thời gian, qua các năm và qua các quý trong một năm, xoay quanh giá của nhựa nguyên liệu trên thị trường thế giới
Tình hình phân phối tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu
Để phân tích tình hình phân phối và tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty, chúng ta sẽ phân tích dựa trên bảng số liệu sau đây về khối lượng, giá bình quân một tấn hàng nhập vào và bán ra, khối lượng hàng tồn kho sau mỗi quý hoạt động kinh doanh Các số liệu được tính toán dựa trên số liệu có được từ bộ phận kế toán và nhà kho về khối lượng hàng và giá trị hàng xuất nhập từng quý, tính từ quý IV năm 2006 đến hết năm
2009 Không có số liệu của năm 2010 Số liệu đã được làm tròn.
Bảng phân tích về khối lượng, giá cả bình quân một tấn hàng nhập vào và bán ra, khối lượng hàng tồn kho của từng quý, từ quý IV năm 2006 đến quý IV năm 2009.
Năm Quý Lượng nhập (tấn)
Giá nhập bình quân một tấn (triệu đồng)
Giá bán bình quân một tấn (triệu đồng)
Giá trị nhập (tỷ đồng)
Hiện nay, công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp đang cung cấp mặt hàng chất dẻo nguyên liệu cho các khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa gia dụng, sản xuất dây cáp điện và sản xuất dầu mỡ bôi trơn cho máy móc, trong đó điển hình như: công ty TNHH nhựa Hoàng Hà, công ty cổ phần hóa chất vật liệu điện Hải Phòng, công ty cổ phần nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, công ty TNHH nhựa Đạt Hòa Vĩnh Phúc, công ty cổ phần vật liệu viễn thông VPT Hà Nội, công ty cổ phần tập đoàn nhựa Đông Á…
Thị trường tiêu thụ của công ty hiện có sự khác nhau về khu vục địa lý,giữa các vùng miền Khách hàng của công ty tập trung chủ yếu ở khu vực phía bắc gồm các tỉnh thành như: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, tiếp theo là một số tỉnh thành ở phía nam như thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương…Số lượng khách hàng ở miền trung rất hạn chế và gần như cơ cấu thị trường của công ty theo vùng miền không có sự thay đổi qua các năm.
Hiện chưa có số liệu thống kê chi tiết về đặc điểm, tỷ trọng, khối lượng hàng hóa tiêu thụ của các thị trường Trong thời gian tới đây công ty chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ của mình vào khu vực phía nam nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung phần lớn các doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa trong cả nước.
Trong suốt thời gian đi vào kinh doanh mặt hàng chất dẻo nguyên liệu tính từ quý IV năm 2006 đến hết năm 2009, tổng cộng công ty đã tiệu thụ được gần 1600 tấn hàng Cũng giống như khối lượng và hàng hóa nhập về, khối lượng hàng hóa tiêu thụ cung có sự biến động từ năm này sang năm khác, và từ quý này sang quý khác của một năm, cụ thể:
Trong quý IV năm 2006, đây là quý đầu tiên công ty bắt đầu kinh doanh mặt hàng này, đã có khoảng 100 tấn hàng được tiêu thụ trong tổng cộng khoảng 160 tấn hàng nhập về kho Đến hết năm 2007, công ty tiêu thụ đựơc khoảng 501 tấn hàng, bình quân mỗi quý tiêu thụ 125 tấn, tăng khoảng
400 tấn so với quý IV năm 2006 Năm 2008 khối lượng hàng tiệu thụ giảm xuống mạnh mẽ, trong suốt cả năm công ty chỉ tiêu thụ được 439 tấn, bình quân tiêu thụ được gần 110 tấn, năm 2008 khối lượng tiêu thụ giảm 62 tấn so với năm 2007 và với mức giảm 12,37% Năm 2009 khối lượng tiêu thụ tăng lên một cách mạnh mẽ, hết năm 2009 công ty tiêu thụ được 553 tấn hàng hóa, tăng 114 tấn so với năm 2008, với mức tăng 25,96% và tăng 52 tấn so với năm 2007 Bình quân cả năm 2009 mỗi quý công ty tiêu thụ được khoảng 138 tấn Xét trong suốt cả quá trình từ cuối năm 2006 đến hết năm
2009 thì thời điểm năm 2009 cả năm mà khối lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất so với hai năm trước đó.
Mức độ biến động về khối lượng hàng hóa tiêu thụ còn được biểu hiện chi tiết hơn qua từng quý và biến động với nhịp độ đồng đều hơn so với biến động qua từng năm.
Quý đầu năm 2007, công ty đã xuất đi được 127 tấn chất dẻo các loại, tăng 27 tấn so với quý IV của năm 2006, mức tăng là 27% Sang tới quý II khối lượng tiêu thụ cũng không có biến động nhiều so với quý I, công ty tiêu thụ được 130 tấn, tăng 3 tấn, trong quý này khối lượng hàng hóa tiêu thụ thay đổi là không đáng kể Khối lượng tiêu thụ đạt cao điểm nhất là vào quý III với 144 tấn chất dẻo đã được xuất kho bán cho các khách hàng, tăng 14 tấn so với quý III, với mức tăng 10,77% Qúy IV công ty chỉ tiêu thụ được khoảng 100 tấn giảm 44 tấn so với quý trước và giảm 30,5%.
Năm 2008 là năm đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ nhất khối lượng hàng hóa tiêu thụ Quý I công ty xuất bán được 107 tấn hàng, tăng 7 tấn so với quý cuối năm 2007 Sang đến quý II khối lượng hàng tiêu thụ sụt giảm chỉ còn 94 tấn, giảm 13 tấn so với quý trước Quý III, khối lượng tiêu thụ tăng nhẹ so với quý II, công ty bán được 97 tấn hàng hóa Quý IV cuối năm, khối lượng hàng hàng hóa tiêu thụ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, tính đến hết quý IV công ty đã bán đi được 141 tấn hàng, tăng 44 tấn so với quý III.
Tiếp tục xu hướng tăng từ cuối năm 2008, sang đến đầu năm 2009 trong quý I công ty đã tiêu thụ được 163 tấn hàng hóa, tăng 22 tấn so vơi quý IV năm 2008 với mức tăng 15,6% Bước sang quý II và quý III khối lượng hàng hóa tiêu thụ lại bắt đầu một quá trình sụt giảm nhẹ Quý II công ty bán được 132 tấn giảm 31 tấn so với quý I, tuy nhiên vẫn tăng 38 tấn so với cùng kỳ năm 2008, quý III công ty bán được 130 tấn và giảm nhẹ trong quý IV, công ty bán được 128 tấn, giảm 13 tấn so với cùng kỳ năm 2008. Trong suốt cả quá trình, giai đoạn từ quý IV năm 2007 đến quý III năm
2008 là giai đoạn mà khối lượng hàng hóa tiêu thụ được ít nhât, trong đó thấp nhất là quý II năm 2008, công ty chỉ bán được 94 tấn Giai đoạn từ quý
II năm 2009 là giai đoạn khối lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất và cao nhất là quý I năm 2009 công ty bán được 163 tấn hàng.
Cũng giống như sự biến động về khối lượng hàng nhập về, sự biến động của khối lượng hàng hóa mà công ty bán ra cũng chụi tác động của việc tăng giảm giá dầu thô trên thị trường thế giới Sự biến động của giá dầu thô đã dẫn tới sự biến động của giá chất dẻo nguyên liệu trên thị trường, ảnh hưởng tới việc ấn định giá phân phối của công ty và ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa mà công ty có thể tiêu thụ được Ngoài ra việc biến động giá chất dẻo nguyên liệu trên thị trường thế giới còn gây ra khó khăn về nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa nói chung và những khách hàng của công ty nói riêng.
Lượng hàng tồn kho sau mỗi quý cũng có dự ảnh hưởng nhất định tới khối lượng hàng hóa bán ra Ví dụ trong 3 quý đầu năm 2007, khi mà khối lượng hàng hóa mỗi quý công ty bán ra từ 127 tấn đến 144 tấn, khối lượng hàng tồn kho từ quý trước ít, lượng tồn kho trong quý I là 93 tấn, quý II là
Một số đánh giá chung về hoạt động phân phối tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp
hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp.
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp với đặc điểm là một công ty quy mô vừa và nhỏ, mới bước chân vào kinh doanh phân phối mặt hàng chất dẻo nguyên liệu cho thị trường trong nước Ý thức được vị trí và điều kiện của mình, trong suốt thời gian hơn 3 năm hoạt động kinh doanh từ quý IV năm 2006 đến hết năm 2009 công ty đã có những chiến lược, những kế hoạch kinh doanh phù hợp và đã đạt được một số thành tựu nhật định, đánh dấu sự phát triển của công ty Tuy nhiên không chỉ có những thành tựu đạt đựơc trong thời gian qua, bên cạnh đó công ty vẫn còn có những hạn chế cần khắc phục để có thể tiếp tục phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Thành tựu lớn nhất mà chúng ta có thể nói tới trong suất quá trình hoạt động kinh doanh mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty đó là doanh thu. Doanh thu từ hoạt động phân phối tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty có mức tăng trưởng đều qua mỗi năm hoạt động kinh doanh và đã khẳng định đươc sự đi lên của công ty Quý IV năm 2006 doanh thu đạt 2,4810 tỷ đồng, năm 2007 doanh thu đạt 13,5791 tỷ, bình quân mỗi quý đạt 3,3948 tỷ Năm 2008 tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả tăng cao, khối lượng tiêu thụ giảm so với năm 2007, nhưng cả năm 2008 doanh thu của công ty vẫn đạt 14,7980 tỷ đồng, tăng 8,97% so với năm 2007, trung bình doanh thu mỗi quý là 3,6995 tỷ đông Năm 2009 doanh thu đạt 15,8363 tỷ, tăng 7,02% so với năm 2008, trung bình mỗi quý đạt 3,9591 tỷ.
Thành tựu tiếp theo đó là trong quá trình hoạt động làm ăn kinh doanh, công ty đã luân đảm bảo được lượng hàng tồn kho sẵn có phục vụ cho họat động kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng Dựa trên khối lượng hàng tồn kho và lượng hàng xuất bán, công ty đã có những kế hoạch nhập hàng hợp lý vừa đảm bảo được lượng hàng sẵn có, không thiếu hụt vừa không gây ra tình trạng dư thừa ế ẩm.
Thứ ba đó là trong thời gian giá cả nguyên liệu chất dẻo trên thị trường thế giới và tỷ giá ngọai tệ tăng cao gây khó khăn cho việc nhập khẩu Công ty đã dần chuyển hướng thu mua hàng hóa nhiều hơn từ các nhà cung ứng trong nước và dần giảm thiểu được sự phụ thuộc và nguồn hàng từ nước ngoài.
Bên cạnh một số thành tựu đã đạt được thì công ty vẫn còn những hạn chế như:
Do là một công ty nhỏ, mới đi vào làm ăn kinh doanh, trình độ quản lý kinh doanh còn nhiều hạn chế, công ty chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu dự báo tình hình thị trường hay khác phục những ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường Tuy doanh thu tăng đều qua từng năm, nhưng lại biến động tăng giảm không đều trong từ quý, khối lượng hàng hóa bán ra biến động thất thường…cho thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố từ môi trường kinh doanh bên ngoài tới họat động phân phối tiêu thụ của công ty.
Ngoài ra, khối lượng hàng hóa bán ra và doanh thu có sự biến động lên xuống thất thường quay từng quý cộng với việc hàng tồn kho tăng đều qua các quý trong năm 2009 cho thấy sự không ổn định trong hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty, tình trạng này dễ dẫn đến khả năng ứ đọng hàng hóa trong năm tiếp theo nếu lượng hàng tiêu thụ trong năm đó giảm.
Các chủng loại chất dẻo phân phối mới chỉ là những chủng loại chất dẻo thông thường để phục vụ cho ngành sản xuất đồ nhựa, cáp điện, chất bôi trơn máy móc… chưa có nhiều những chủng loại nhựa kỹ thuật cao phục vụ cho công nhiệp chế tạo máy móc, linh kiện, thiết bị y tế…
Hệ thống phân phối tiêu thụ nhỏ lẻ, chưa rộng khắp, chưa có đội ngũ nhân viên giao nhận hàng hóa chuyên nghiệp, nhiều khi quá trình giao nhận hàng hóa cho khách hàng được thực hiện ngay tại kho của công ty Chính điều này đã không làm tăng giá trị gia tăng cho hàng hóa bán ra.
Hệ thống nhà kho để chứa đựng bảo quản hàng hóa thì cũ kỹ, sơ sài,không có đội ngũ nhân viên kỹ thuật có trình độ, hiểu biết về mặt hàng chất dẻo, dẫn tới lơ là trong công tác bảo quản hàng hóa, ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa nhập về Hiện tại thì công ty mới chỉ có một nhà kho đặt tại khu công nghiệp Sài Đồng Hà Nội.
Một số biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ đối với mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của công ty trong thời gian tới
Một số phương hướng cho hoạt động kinh doanh của công ty trong thời
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp với đặc thù là một công ty nhỏ vừa tham gia vào hoạt động thu mua phân phối chất dẻo nguyên liệu cho thị trường trong nước, trong suất thời gian đi vào hoạt động đã từng bước vượt qua những khó khăn thử thách và đã có được những kết quả rất đáng khích lệ Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng lớn của nền kinh tế thị trường và thực trạng khan hiếm nguồn nguyên liệu của ngành nhựa hiện nay hoạt động kinh doanh của công ty chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều những khó khăn và thử thách tuy nhiên cũng mở ra cho công ty những cơ hội để phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh Trong thời gian tới công ty tập trung vào một số hướng đi chủ yếu đó là:
Trong điều kiện nguồn vốn hiện có khoảng 16 tỷ đồng, công ty phải có những phương án kinh doanh và sử nguồn vốn một cách hiệu quả, đảm bảo tăng trưởng làm ăn có lãi, đảm bảo việc làm và đời sống cho nhân viên trong công ty.
Duy trì và nâng cao doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động bán hàng Giữ vững thị phần hiện có và mở rộng thêm thị trường.
Mở rộng địa bàn kinh doanh vào thị trường khu vực phía nam, nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung tới 80% các doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa gia dụng của cảc nước. Đa dạng hóa các hình thức phân phối tiêu thụ Hiện nay thì công ty vẫn chưa có một hệ thống đại lý phân phối bán hàng hoàn chỉnh, hoạt động bán hàng và giao nhận hàng hóa chủ yếu trực tiếp thông qua một trụ sở chính và một nhà kho đặt tại Hà Nội Hình thức phân phối qua đại lý vẫn còn rất hạn chế.
Tiếp tục giữ vững và thúc đẩy mối quan hệ với các công ty, các nhà sản xuất, cung cấp nhằm đảm bảo nguồn hàng kịp thời cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên và người quản lý Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng một cách hợp lý, đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho nhân viên toàn công ty.
Với thực trạng của nền kinh tế hiện nay và ngành nhựa nói riêng, sự khan hiếm về nguyên phụ liệu đầu vào và một tiềm năng phát triển rất lớn của ngành, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho công ty Trong những năm tới, công ty phải có những chính sách, những định hướng đúng đắn để có thể nắm bắt được những cơ hội và phòng tránh được những rủi ro, từ đó có thể đứng vững và phát triển.
Cũng như các doanh nghiệp khác, công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp đã đặt ra cho mình một số mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện hiện có của công ty và thực trạng của của ngành nhựa hiện nay Quản lý chặt chẽ nguồn vốn, tài sản, hàng hóa nhập xuất, lao động, chi phí kinh doanh, tránh thất thoát và sử dụng lãng phí nguồn vốn, đảm bảo lợi nhuận Là một doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình Nhiệm vụ hàng đầu của công ty là phải bảo toàn nguồn vốn và tài sản hiện có, đảm bảo làm ăn không bị thua lỗ, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ và công nhân viên của công ty.
Kiến nghị đối với nhà nước
3.2.1 Chính sách phát triển đối với ngành sản xuất đồ nhựa Ở nước ta, ngành nhựa là một ngành dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, hóa chất, dệt may…nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây Ngành nhựa ngày càng trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế Trong khoảng hơn 10 năm qua ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay), ngành nhựa phát triển với một tốc độ khá nhanh, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15 đến 20%.Ngành nhựa phát triển trên tất cả các lĩnh vực gồm sản xuất đổ nhựa gia dụng, sản xuất bao bì nhựa, sản xuất ống dẫn nước, sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao…Năm 2007 ngành nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD, năm 2008 đạt gần 1 tỷ USD, năm 2009 khoảng 1,1 tỷ USD.
Do đặc thù là ngành sử dụng chủ yếu các chủng loại chất dẻo nguyên liệu để làm đầu vào cho sản xuất Ngoài ngành sản xuất dây cáp điện, chế biến mủ cao su, sản xuất chất bôi trơn cho máy móc… thì ngành nhựa quyết định phần lớn nhu cầu chất dẻo nguyên liệu hiện nay Sự phát triển của ngành sản xuất đồ nhựa có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của mỗi công ty sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành nói chung và bản thân công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp nói riêng Để ngành nhựa có được sự phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới và ngày càng trở thành một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế thì nhà nước và các cơ quan chủ quản cần có những chính sách phát triển và có những định hướng phù hợp Cụ thể một số chính sách như:
Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao Trên thế giới nhất là các nước phát triển rất quan tâm tới các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao sử dụng trong các thiết bị máy móc, làm vật liệu xây dựng…trong khi đó nhu cầu về các mặt hàng nhựa thông thường lại giảm đi đáng kể Theo báo cáo của hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện nay ngành nhựa đang có sự mất cân đối một cách đáng kể đối với các doanh nghiệp nhựa sản xuất những mặt hàng khác nhau cụ thể: sản xuất các sản phẩm nhựa bao bì hiện có khoảng 702 doanh nghiệp chiếm khoảng 35,1% số doanh nghiệp, nhựa gia dụng có khoảng 800 doanh nghiệp chiếm 39,7%, còn nhựa ký thuật có khoảng 270 doanh nghiệp chiếm khoảng 13,6% Trong khi đó thì nhựa gia dụng chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nhựa Hiện nay ở nước ta nhu cầu nguyên liệu chất dẻo chủ yếu vẫn là các loại chất dẻo thông thường như PP, PE, PVC, PS, DOP… phục vụ cho sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng Nhu cầu về các loại chất dẻo khác như
PA, PC phục vụ cho sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao dùng trong công nghiệp vẫn còn ít Việc nhà nước và các bộ ngành liên quan khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất nhựa kỹ thuật cao sẽ là điều kiện làm gia tăng nhu cầu về các loại chất dẻo loại này, thúc đẩy các nhà sản xuất và các nhà cung ứng, phân phối tham gia vào việc kinh doanh tiêu thụ Bên cạnh đó nhà nước cũng nên hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa đầu tư vào đổi mới công nghệ để có thể sản xuất những mặt hàng nhựa kỹ thuật cao như bao bì tự phân hủy, các sản phẩm phụ trợ dùng trong công nghiệp ôtô, xe máy, các thiết bị y tế
Tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhựa trong việc sản xuất kinh doanh Trong khoảng 2.200 doanh nghiệp nhựa ở nước ta hiện nay thì đại đa số là các doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp của tư nhân chiếm hơn 90%, các doanh nghiệp của nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây chính là điều kiện để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành nhựa, không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp ngoài nhà nước Nhà nước và các bộ ngành chủ quản nên tiếp tục duy trì điều này và bằng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để cho tư nhân tham gia vào việc phát triển ngành nhựa.
3.2.2 Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa Nhu cầu chất dẻo nguyên liệu để làm đầu vào cho ngành nhựa là rất lớn, khoảng từ 1,6 đến 2 triệu tấn một năm, dự báo năm 2010 ngành nhựa cần khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu các loại Tuy nhiên hiện nay nước ta phải nhập khẩu khoảng 80 đến 90% Lý do chủ yếu là khả năng sản xuất và cung ứng chất dẻo của các doanh nghiệp trong nước là rất hạn chế Hiện nay cả nước mới chỉ có khoảng 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu trên quy mô lớn cho ngành nhựa với công suất mỗi năm khoảng 150.000 tấn dầu DOP và250.000 tấn PVC Một trong những lý do chủ yếu giải thích cho vấn đề này là nguyên liệu nhựa chủ yếu được sản xuất từ dầu khí mà cho đến thời điểm năm nay nước ta vẫn chưa có một nhà máy lọc dầu nào hoàn chỉnh
Nhằm khác phục tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hiện nay, ngoài việc nhập khẩu từ bên ngoài, nhà nước và các bộ ngành liên quan cũng cần có những chính sách để phát triển nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước như: Đầu tư xây dựng các nhà máy tái chế phế liệu nhựa nguyên liệu vừa có thể tận dụng được nguồn phế liệu ở trong nước vừa giúp bảo vệ môi trường Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được, hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung, phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách, công nghệ lạc hậu. Theo đó thì việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho doanh nghiệp, bên cạnh đó góp gần giải quyết các vấn đề về môi trường. Giải quyết vấn đề này thì trong quy hoạch phát triển ngành nhựa giai đoạn 2000_2010 quy hoạch tổng thể ngành nhựa giai đoạn 2000-2010, Bộ Công Thương đã đưa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một chương trình trọng điểm Hiệp hội nhựa Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy tái chế nhựa phế liệu với quy mô lớn tại Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến đi vào hoạt động năm 2010 với công suất
150 tấn phế liệu một ngày trong gia đoạn đầu và 750 tấn phế liệu một ngày cho gia đoạn sau Đây là một dự án lớn khi đi vào hoạt động có thể giúp xử lý tới 270.00 tấn phế liệu một năm Nhà nước nên có sự giúp đỡ cho dự án này thông qua việc giúp hiệp hội nhựa kêu gọi đầu tư vào dự án hoặc tìm kiếm công nghệ, hỗ trợ về mặt bằng xây dựng…
Cho phép nhập khẩu nhựa phế liệu, đây là một bài học kinh nghiệm rút ra từ Trung Quốc Các doanh nghiệp ngành nhựa mong muốn Chính phủ, bộTài nguyên và môi trường, bộ Công thương xem xét sửa đổi những quy định về nhập khẩu nhựa phế liệu theo hướng thông thoáng hơn nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường Hiện mỗi năm nước ta chi ra khoảng 2,5 tỷ USD để nhập khẩu chất dẻo các loại phục vụ cho ngành nhựa Hiệp hội nhựa tính toán với giá trên thế giới hiện nay của một tấn nhựa phế liệu sạch đã qua xử lý là 600 USD, nếu nhập khẩu phế liệu nhựa các loại đáp úng cho khoảng từ 35% đến 50% nhu cầu, tương đương khoảng 650.000 tấn thì mỗi năm chúng ta tiết kiệm được khoảng 780 triệu USD Việc nhập phế liệu nhựa còn giúp làm giá nguyên liệu đầu vào giảm tầm 25% và giảm 15% giá thành sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho ngành nhựa Tuy nhiên để làm được điều này đòi hỏi nhà nước cũng phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh những tác động xấu cho môi trường, cụ thể:
Khi nhập khẩu phế liệu thì cần phải có giấy phép nhập khẩu, phế liệu phải có xuất xứ rõ ràng, phải trình bày rõ được đặc tính, chi tiết cụ thể của phế liệu, rủi ro có thể mang lại.
Quy định đối tượng nhập khẩu cụ thể, loại phế liệu gì được phép nhập và loại nào không được phép nhập.
Có những quy định về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ xử lý tái chế đối với các doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu nhựa phế liệu vào trong nước.
Không cho phép nhập nhựa phế liệu về tràn lan về khắp các nhà máy, về khắp các địa phương mà phải quy hoạch ra từng vùng để tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý, tránh ảnh hưởng tới môi trường.
Một số đề suất với công ty
3.3.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường
Có thể nói trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn những hạn chế mà công ty cần phải khác phục để có thể tiếp tục tồn tại và phát triển Một thực trạng lớn nhất mà chúng ta có thể thấy đó là: trong những năm qua công tác nghiên cứu và dự báo tình hình thị trường gần như là bị bỏ ngỏ hoạc chỉ là tham khảo qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Có thể nói, việc doanh thu tăng đều qua từng năm là một dấu hiệu đáng mừng, đánh dấu sự tăng trưởng của công ty Nếu xem xét kỹ hơn sự biến động tăng giảm thất thường của doanh thu qua từng quý, chúng ta có thể thấy rằng sự chi phối của môi trường bên ngoài đối với các hoạt động của công ty là rất lớn, trong khoảng thời gian ngắn của từng quý công ty không thể nào khắc phục và hạn chế được những ảnh hưởng đó từ môi trường bên ngoài Một câu hỏi đặt ra là việc doanh thu của công ty tăng đều qua từng năm phải chăng là do may mắn nhiều hơn là do trình độ tổ chức quản lý của công ty?
Nguyên nhân dẫn tới thực trạng yếu kém này đó là:
Do là một công ty có quy mô nhỏ, mới được thành lập, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tổ chức hoạt động kinh doanh Trình độ của người quản lý và cán bộ công nhân viên còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, công ty vẫn chưa có một phòng marketing riêng biệt, chưa có đội ngũ nhân viên làm marketing chuyên nghiệp Điều này làm cho công ty mất khả năng dự báo, đánh giá tình hình thị trường, không thích ứng kịp với sự thay đổi của môi trường, bị động trong các hoạt động làm ăn kinh doanh.
Nguồn vốn ít dẫn tới việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường không được thỏa đáng.
Vì vậy, trong thời gian tới đây công ty nên đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo tình hình thị trường, tổ chức ra một phòng marketing riêng biệt, với một đội ngũ nhân viên nghiên cứu chuyên nghiệp và có trình độ. Sau khi đã có một phòng marketing riêng biệt, công ty nên chú trọng nghiên cứu một số vấn đề như:
Nghiên cứu sự phát triển của ngành nhựa trong nước, về quy mô của ngành, quy mô của các doanh nghiệp trong ngành, số lượng các doanh nghiệp hiện có và sẽ tham gia vào ngành, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm đồ nhựa trong tương lai… từ đó có thể thấy được nhu cầu chất dẻo nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của ngành nhựa
Nghiên cứu sự phát triển của ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành nhựa về quy mô, số lượng, khả năng sản xuất cung ứng nhựa nguyên liệu Từ đó có thể xác định được lượng cung ứng nhựa nguyên liệu cho thị trường của các doanh nghiệp trong nước, còn lại bao nhiêu là cần phải nhập khẩu và xác định được sức cạnh tranh đến từ các nhà cung ứng khác.
Qua việc dự báo về nhu cầu và nguồn cung nhựa nguyên liệu, công ty sẽ phần nào ước tính được xu hướng tăng giảm giá cả nhựa nguyên liệu trong tương lai Bên cạnh đó phải thường xuyên theo dõi sự biến động của giá dầu thô và tỷ giá hối đoái trên thị trường để có thể thấy được tác động của nó tới giá nhập khẩu nhựa nguyên liệu , nguyên nhân là do nhựa nguyên liệu là chế phẩm của ngành hóa dầu nên giá dầu thô sẽ ảnh hưởng tới giá nhựa nguyên liệu.
Cùng với sự phát triển của ngành nhựa, hiện nay nhu cầu về các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao phục vụ cho một số ngành như y tế, điện tử, ôtô, vật liệu xây dựng…ngày càng cao Công ty cũng nên quan tâm tới vấn đề này để có thể cung ứng nguyên liệu nhựa kỹ thuật cho thị trường thay vì chỉ kinh doanh những chủng loại nhựa thông thường.
Bên cạnh công tác triển khai nghiên cứu thị trường thì công ty cũng nên tăng cường một số các hoạt động khác như: quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tham gia các hội chợ triển lãm, gửi thư chào hàng…
3.3.2 Tập trung vào đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp, những cơ sở sản xuất đồ nhựa gia dụng có quy mô vừa và nhỏ
Nước ta hiện nay có khoảng hơn 2.200 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành nhựa, tuy nhiên các doanh nghiệp này chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, mang tính chất tư nhân và hộ gia đình, sản xuất chủ yếu là gia công và tái chế Số lượng các doanh nghiệp nhựa có quy mô lớn là rất ít Nếu nhu cầu nguyên liệu cho ngành nhựa mỗi năm từ 1,6 triệu đến 2 triệu tấn chất dẻo, thì bình quân một năm mỗi doanh nghiệp này sẽ cần khoảng từ 730 đến
910 tấn nguyên liệu để phục vụ cho sản xuất.
Với vị trí là một doanh nghiệp nhỏ, mới gia nhập vào thị trường chất dẻo chưa có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, nguồn vốn hạn chế, vẫn chưa tạo được nhiều các mối quan hệ làm ăn kinh doanh Thêm vào đó, do trình độ quản lý kinh doanh còn yếu kém, khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn không hiệu quả, tốc độ quay vòng của vồn nói chung còn chậm…Nhìn vào thực lực đó của bản thân công ty, mỗi năm công ty chỉ có thể cung ứng cho các doanh nghiệp trong ngành nhựa nói chung từ 430 đến 550 tấn chất dẻo các loại, thấp hơn rất nhiều mức tiêu thụ nguyên liệu bình quân của một doanh nghiệp trong ngành nhựa.
Khác hẳn với những doanh nghiệp sản xuất, với tính chất là một doanh nghiệp thương mại, hoạt động chủ yếu là nhập hàng và bán hàng,không tham gia vào quá trình sản xuất, công ty không thể tự sản xuất ra hàng hóa để bán, nên nguồn hàng của công ty bán ra phụ thuộc 100% vào hoạt động thu mua tìm kiếm nguồn hàng Những điều này sẽ gây khó khăn cho việc cung ứng hàng hóa ra thị trường.
Ngoài ra, sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp cung ứng và phân phối mặt hàng chất dẻo nguyên liệu cũng là một trở ngoại rất lớn cho công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường.
Với những điều kiện như trên, công ty vẫn chưa thể có đủ khả năng đáp ứng cho những đơn hàng có quy mô lớn của những doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa quy mô lớn Việc tập trung vào những đối tượng khách hàng là những doanh nghiệp đồ nhựa có quy mô vừa và nhỏ sẽ phù hợp hơn với điều kiện hiện có của công ty Do có thể đáp ứng được những đơn hàng với khối lượng vừa phải, mà không phải rơi vào tình trạng khan hiếm nguồn hàng.
3.3.3 Mở rộng thị trường tiêu thụ vào khu vực các tỉnh phía nam nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh