Chính sách phát triển đối với ngành sản xuất đồ nhựa

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy việc tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu ở thị trường trong nước của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp (Trang 43 - 47)

Ở nước ta, ngành nhựa là một ngành dù còn non trẻ so với các ngành công nghiệp lâu đời khác như cơ khí, hóa chất, dệt may…nhưng đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Ngành nhựa ngày càng trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong nền kinh tế. Trong khoảng hơn 10 năm qua ( giai đoạn từ năm 2000 đến nay), ngành nhựa phát triển với một tốc độ khá nhanh, tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 15 đến 20%. Ngành nhựa phát triển trên tất cả các lĩnh vực gồm sản xuất đổ nhựa gia dụng, sản xuất bao bì nhựa, sản xuất ống dẫn nước, sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao…Năm 2007 ngành nhựa đạt kim ngạch xuất khẩu 750 triệu USD, năm 2008 đạt gần 1 tỷ USD, năm 2009 khoảng 1,1 tỷ USD.

Do đặc thù là ngành sử dụng chủ yếu các chủng loại chất dẻo nguyên liệu để làm đầu vào cho sản xuất. Ngoài ngành sản xuất dây cáp điện, chế biến mủ cao su, sản xuất chất bơi trơn cho máy móc… thì ngành nhựa quyết định phần lớn nhu cầu chất dẻo nguyên liệu hiện nay. Sự phát triển của ngành sản xuất đồ nhựa có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của mỗi công ty sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành nói chung và bản thân cơng ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp nói riêng. Để ngành nhựa có được sự phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới và ngày càng trở thành một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế thì nhà nước và các cơ quan chủ quản cần có những chính sách phát triển và có những định hướng phù hợp. Cụ thể một số chính sách như:

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao. Trên thế giới nhất là các nước phát triển rất quan tâm tới các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao sử dụng trong các thiết bị máy móc, làm vật liệu xây dựng…trong khi đó nhu cầu về các mặt hàng nhựa thông thường lại giảm đi đáng kể. Theo báo cáo của hiệp hội nhựa Việt Nam, hiện nay ngành nhựa đang có sự mất cân đối một cách đáng kể đối với các doanh nghiệp nhựa sản xuất những mặt hàng khác nhau cụ thể: sản xuất các sản phẩm nhựa bao bì hiện có khoảng 702 doanh nghiệp chiếm khoảng 35,1% số doanh nghiệp, nhựa gia dụng có khoảng 800 doanh nghiệp chiếm 39,7%, cịn nhựa ký thuật có khoảng 270 doanh nghiệp chiếm khoảng 13,6%. Trong khi đó thì nhựa gia dụng chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nhựa. Hiện nay ở nước ta nhu cầu nguyên liệu chất dẻo chủ yếu vẫn là các loại chất dẻo thông thường như PP, PE, PVC, PS, DOP… phục vụ cho sản xuất các mặt hàng nhựa gia dụng. Nhu cầu về các loại chất dẻo khác như PA, PC phục vụ cho sản xuất các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao dùng trong cơng nghiệp vẫn cịn ít. Việc nhà nước và các bộ ngành liên quan khuyến

khích phát triển các doanh nghiệp sản xuất nhựa kỹ thuật cao sẽ là điều kiện làm gia tăng nhu cầu về các loại chất dẻo loại này, thúc đẩy các nhà sản xuất và các nhà cung ứng, phân phối tham gia vào việc kinh doanh tiêu thụ. Bên cạnh đó nhà nước cũng nên hỗ trợ các doanh nghiệp ngành nhựa đầu tư vào đổi mới cơng nghệ để có thể sản xuất những mặt hàng nhựa kỹ thuật cao như bao bì tự phân hủy, các sản phẩm phụ trợ dùng trong công nghiệp ôtô, xe máy, các thiết bị y tế

Tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp nhựa trong việc sản xuất kinh doanh. Trong khoảng 2.200 doanh nghiệp nhựa ở nước ta hiện nay thì đại đa số là các doanh nghiệp cổ phần và các doanh nghiệp của tư nhân chiếm hơn 90%, các doanh nghiệp của nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp. Đây chính là điều kiện để tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong ngành nhựa, khơng có sự phân biệt giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nhà nước và các bộ ngành chủ quản nên tiếp tục duy trì điều này và bằng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện để cho tư nhân tham gia vào việc phát triển ngành nhựa.

3.2.2 Chính sách phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành nhựa Nhu cầu chất dẻo nguyên liệu để làm đầu vào cho ngành nhựa là rất lớn, khoảng từ 1,6 đến 2 triệu tấn một năm, dự báo năm 2010 ngành nhựa cần khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu các loại. Tuy nhiên hiện nay nước ta phải nhập khẩu khoảng 80 đến 90%. Lý do chủ yếu là khả năng sản xuất và cung ứng chất dẻo của các doanh nghiệp trong nước là rất hạn chế. Hiện nay cả nước mới chỉ có khoảng 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu trên quy mô lớn cho ngành nhựa với công suất mỗi năm khoảng 150.000 tấn dầu DOP và 250.000 tấn PVC. Một trong những lý do chủ yếu giải thích cho vấn đề này

là nguyên liệu nhựa chủ yếu được sản xuất từ dầu khí mà cho đến thời điểm năm nay nước ta vẫn chưa có một nhà máy lọc dầu nào hoàn chỉnh.

Nhằm khác phục tình trạng thiếu hụt nguyên liệu hiện nay, ngoài việc nhập khẩu từ bên ngoài, nhà nước và các bộ ngành liên quan cũng cần có những chính sách để phát triển nguồn nguyên phụ liệu ở trong nước như: Đầu tư xây dựng các nhà máy tái chế phế liệu nhựa nguyên liệu vừa có thể tận dụng được nguồn phế liệu ở trong nước vừa giúp bảo vệ môi trường. Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được, hệ thống thu gom nhỏ lẻ, không tập trung, phế liệu hầu như không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách, cơng nghệ lạc hậu. Theo đó thì việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho doanh nghiệp, bên cạnh đó góp gần giải quyết các vấn đề về mơi trường. Giải quyết vấn đề này thì trong quy hoạch phát triển ngành nhựa giai đoạn 2000_2010 quy hoạch tổng thể ngành nhựa giai đoạn 2000-2010, Bộ Công Thương đã đưa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một chương trình trọng điểm. Hiệp hội nhựa Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng nhà máy tái chế nhựa phế liệu với quy mô lớn tại Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến đi vào hoạt động năm 2010 với công suất 150 tấn phế liệu một ngày trong gia đoạn đầu và 750 tấn phế liệu một ngày cho gia đoạn sau. Đây là một dự án lớn khi đi vào hoạt động có thể giúp xử lý tới 270.00 tấn phế liệu một năm. Nhà nước nên có sự giúp đỡ cho dự án này thông qua việc giúp hiệp hội nhựa kêu gọi đầu tư vào dự án hoặc tìm kiếm cơng nghệ, hỗ trợ về mặt bằng xây dựng…

Cho phép nhập khẩu nhựa phế liệu, đây là một bài học kinh nghiệm rút ra từ Trung Quốc. Các doanh nghiệp ngành nhựa mong muốn Chính phủ, bộ Tài ngun và mơi trường, bộ Công thương xem xét sửa đổi những quy định

về nhập khẩu nhựa phế liệu theo hướng thơng thống hơn nhưng vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường. Hiện mỗi năm nước ta chi ra khoảng 2,5 tỷ USD để nhập khẩu chất dẻo các loại phục vụ cho ngành nhựa. Hiệp hội nhựa tính tốn với giá trên thế giới hiện nay của một tấn nhựa phế liệu sạch đã qua xử lý là 600 USD, nếu nhập khẩu phế liệu nhựa các loại đáp úng cho khoảng từ 35% đến 50% nhu cầu, tương đương khoảng 650.000 tấn thì mỗi năm chúng ta tiết kiệm được khoảng 780 triệu USD. Việc nhập phế liệu nhựa còn giúp làm giá nguyên liệu đầu vào giảm tầm 25% và giảm 15% giá thành sản xuất sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho ngành nhựa. Tuy nhiên để làm được điều này địi hỏi nhà nước cũng phải có một cơ chế quản lý chặt chẽ để tránh những tác động xấu cho môi trường, cụ thể:

Khi nhập khẩu phế liệu thì cần phải có giấy phép nhập khẩu, phế liệu phải có xuất xứ rõ ràng, phải trình bày rõ được đặc tính, chi tiết cụ thể của phế liệu, rủi ro có thể mang lại.

Quy định đối tượng nhập khẩu cụ thể, loại phế liệu gì được phép nhập và loại nào khơng được phép nhập.

Có những quy định về điều kiện trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ xử lý tái chế đối với các doanh nghiệp khi muốn nhập khẩu nhựa phế liệu vào trong nước.

Không cho phép nhập nhựa phế liệu về tràn lan về khắp các nhà máy, về khắp các địa phương mà phải quy hoạch ra từng vùng để tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý, tránh ảnh hưởng tới môi trường.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy việc tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu ở thị trường trong nước của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w