Khối lượng tiêu thụ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy việc tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu ở thị trường trong nước của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp (Trang 29 - 35)

Trong suốt thời gian đi vào kinh doanh mặt hàng chất dẻo nguyên liệu tính từ quý IV năm 2006 đến hết năm 2009, tổng cộng công ty đã tiệu thụ được gần 1600 tấn hàng. Cũng giống như khối lượng và hàng hóa nhập về, khối lượng hàng hóa tiêu thụ cung có sự biến động từ năm này sang năm khác, và từ quý này sang quý khác của một năm, cụ thể:

Trong quý IV năm 2006, đây là quý đầu tiên công ty bắt đầu kinh doanh mặt hàng này, đã có khoảng 100 tấn hàng được tiêu thụ trong tổng cộng khoảng 160 tấn hàng nhập về kho. Đến hết năm 2007, công ty tiêu thụ đựơc khoảng 501 tấn hàng, bình quân mỗi quý tiêu thụ 125 tấn, tăng khoảng 400 tấn so với quý IV năm 2006. Năm 2008 khối lượng hàng tiệu thụ giảm xuống mạnh mẽ, trong suốt cả năm công ty chỉ tiêu thụ được 439 tấn, bình quân tiêu thụ được gần 110 tấn, năm 2008 khối lượng tiêu thụ giảm 62 tấn so với năm 2007 và với mức giảm 12,37%. Năm 2009 khối lượng tiêu thụ tăng lên một cách mạnh mẽ, hết năm 2009 cơng ty tiêu thụ được 553 tấn hàng hóa, tăng 114 tấn so với năm 2008, với mức tăng 25,96% và tăng 52 tấn so

với năm 2007. Bình quân cả năm 2009 mỗi quý công ty tiêu thụ được khoảng 138 tấn. Xét trong suốt cả quá trình từ cuối năm 2006 đến hết năm 2009 thì thời điểm năm 2009 cả năm mà khối lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất so với hai năm trước đó.

Mức độ biến động về khối lượng hàng hóa tiêu thụ cịn được biểu hiện chi tiết hơn qua từng quý và biến động với nhịp độ đồng đều hơn so với biến động qua từng năm.

Quý đầu năm 2007, công ty đã xuất đi được 127 tấn chất dẻo các loại, tăng 27 tấn so với quý IV của năm 2006, mức tăng là 27%. Sang tới q II khối lượng tiêu thụ cũng khơng có biến động nhiều so với q I, cơng ty tiêu thụ được 130 tấn, tăng 3 tấn, trong quý này khối lượng hàng hóa tiêu thụ thay đổi là khơng đáng kể. Khối lượng tiêu thụ đạt cao điểm nhất là vào quý III với 144 tấn chất dẻo đã được xuất kho bán cho các khách hàng, tăng 14 tấn so với quý III, với mức tăng 10,77%. Qúy IV công ty chỉ tiêu thụ được khoảng 100 tấn giảm 44 tấn so với quý trước và giảm 30,5%.

Năm 2008 là năm đánh dấu sự sụt giảm mạnh mẽ nhất khối lượng hàng hóa tiêu thụ. Quý I công ty xuất bán được 107 tấn hàng, tăng 7 tấn so với quý cuối năm 2007. Sang đến quý II khối lượng hàng tiêu thụ sụt giảm chỉ còn 94 tấn, giảm 13 tấn so với quý trước. Quý III, khối lượng tiêu thụ tăng nhẹ so với quý II, cơng ty bán được 97 tấn hàng hóa. Q IV cuối năm, khối lượng hàng hàng hóa tiêu thụ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, tính đến hết quý IV công ty đã bán đi được 141 tấn hàng, tăng 44 tấn so với quý III. Tiếp tục xu hướng tăng từ cuối năm 2008, sang đến đầu năm 2009 trong quý I công ty đã tiêu thụ được 163 tấn hàng hóa, tăng 22 tấn so vơi quý IV năm 2008 với mức tăng 15,6%. Bước sang quý II và quý III khối lượng hàng hóa tiêu thụ lại bắt đầu một q trình sụt giảm nhẹ. Q II cơng ty bán được 132 tấn giảm 31 tấn so với quý I, tuy nhiên vẫn tăng 38 tấn so

với cùng kỳ năm 2008, quý III công ty bán được 130 tấn và giảm nhẹ trong quý IV, công ty bán được 128 tấn, giảm 13 tấn so với cùng kỳ năm 2008. Trong suốt cả quá trình, giai đoạn từ quý IV năm 2007 đến quý III năm 2008 là giai đoạn mà khối lượng hàng hóa tiêu thụ được ít nhât, trong đó thấp nhất là quý II năm 2008, công ty chỉ bán được 94 tấn. Giai đoạn từ quý II năm 2009 là giai đoạn khối lượng hàng hóa được tiêu thụ nhiều nhất và cao nhất là quý I năm 2009 công ty bán được 163 tấn hàng.

Cũng giống như sự biến động về khối lượng hàng nhập về, sự biến động của khối lượng hàng hóa mà cơng ty bán ra cũng chụi tác động của việc tăng giảm giá dầu thô trên thị trường thế giới. Sự biến động của giá dầu thô đã dẫn tới sự biến động của giá chất dẻo nguyên liệu trên thị trường, ảnh hưởng tới việc ấn định giá phân phối của cơng ty và ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa mà cơng ty có thể tiêu thụ được. Ngồi ra việc biến động giá chất dẻo nguyên liệu trên thị trường thế giới cịn gây ra khó khăn về nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất đồ nhựa nói chung và những khách hàng của cơng ty nói riêng.

Lượng hàng tồn kho sau mỗi quý cũng có dự ảnh hưởng nhất định tới khối lượng hàng hóa bán ra. Ví dụ trong 3 quý đầu năm 2007, khi mà khối lượng hàng hóa mỗi q cơng ty bán ra từ 127 tấn đến 144 tấn, khối lượng hàng tồn kho từ quý trước ít, lượng tồn kho trong quý I là 93 tấn, quý II là 98 tấn, quý III là 94 tấn. Thêm vào đó nhiều khi hàng nhập thì chưa về đến kho, khiến cho công ty bị động trước việc ký kết và thực hiện các hợp đồng. Điều này vơ tình gây ra sự sụt giảm về lượng hàng bán ra trong quý sau. Thời gian thực hiện hợp đồng và cách thức giao nhận hàng hóa cũng có ảnh hưởng nhất định tới sự biến động khối lượng hàng hóa tiêu thụ của từng quý. Có những hợp đồng bán hàng sau khi ký kết địi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để thực hiện, cộng với việc giao nhận hàng hóa

theo nhiều lần dẫn tới việc có thể trong quý này vẫn chưa thực hiện hết việc xuất hàng giao cho khách mà phải để sang cả quý sau, từ đó góp phần vào việc biến động khối lượng hàng tiêu thụ.

2.2.3 Giá bán

Giá bán là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới khối lượng hàng hóa mà cơng ty có thể tiêu thụ được và từ đó ảnh hưởng tới doanh thu của cơng ty.

Xét theo chu kỳ từng năm, giá bán bình quân một tấn chất dẻo nguyên liệu có sự biến động từ năm này qua năm khác. Giai đoạn năm 2006 đến 2008 cho thấy sự tăng giá bình qn của một tấn chất dẻo mà cơng ty bán ra. Năm 2006 giá bán bình quân một tấn chất dẻo nguyên liệu là 24,81 triệu đồng, năm 2007 là khoảng 27,10 triệu, tăng bình quân 2,29 triệu so với năm 2006 và tăng 9,23%. Giá bình qn một tấn hàng cơng ty bán ra tăng cao nhất vào năm 2008, đạt 33,71 triệu, tăng 6,61 triệu so với năm 2007 và tăng 8,9 triệu so với năm 2006 với mức tăng lần lượt là 24,47%. Sang năm 2009 giá bán bình qn một tấn ngun liệu giảm cịn 28,64 triệu, giảm 5,07 triệu so với năm 2008 với mức giảm 15,04%, tuy nhiên vẫn cao hơn năm 2007 khoảng 1,63 triệu.

Xét theo chu kỳ từng quý, sự biến động giá bán bình quân một tấn chất dẻo mà công ty bán ra được thể hiện cụ thể qua từng quý.

Giai đoạn từ quý IV năm 2006 đến quý III năm 2008 là giai đoạn gia tăng của giá bình qn một tấn ngun liệu chất dẻo cơng ty bán ra. Trong giai đoạn này giá bình quân một tấn bán ra tăng đều từ quý này sang quý khác. Quý IV năm 2006 giá bán bình quân một tấn hàng là 24,81 triệu đồng, giá bán bình quân của bốn quý tiếp theo năm 2007 lần lượt là: 25,45 triệu đồng, 27,02 triệu đồng, 27,37 triệu đồng và 28,93 triệu đồng. Tiếp tục sự gia

tăng của các quý trước đó, q I năm 2008 giá bán bình qn một tấn hàng là 34,03 triệu đồng, tăng 5,1 triệu so với quý IV năm 2007, giá bán bình quân một tấn quý II là 35,15 triệu và đạt đỉnh điểm vào quý III là 37,10 triệu. Tính chung cả thời kỳ này thì q IV năm 2006 là thời điểm giá bán bình quân một tấn hàng là thấp nhất, còn cao nhất là vào quý III năm 2009. Giai đoạn từ quý IV năm 2008 đến hết năm 2009, giá bán bình quân một tấn chất dẻo của cơng ty có sự sụt giảm đáng kể. Quý IV năm 2008 giá bán bình qn một tấn chỉ cịn khoảng 30,17 tấn, giảm 6,93 triệu một tấn và giảm với mức 18,68%. Sang tới quý I năm 2009 giá bán bình qn một tấn tiếp tục giảm xuống cịn 29,53 triệu đồng một tấn, giảm 4,5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2008, tương ứng với mức giảm 13,22%. Từ quý II cho đến hết năm 2009 giá bán bình quân một tấn hàng dữ ổn định ở mức khoảng 28 triệu đồng, giá bán quý II là 28,40 triệu, quý III là 28,07 triệu và quý IV là 28,32 triệu.

Tính cho cả thời kỳ thì các quý của năm 2008 là các quý mà giá bán bình quân một tấn nguyên liệu đạt cao nhất và năm 2008 cũng là năm mà giá bình quân một tấn đạt cao nhất so với 3 năm còn lại.

Những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của giá bán:

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó là sự biến động của giá nhập khẩu, giá nhập khẩu có tác động trực tiếp lên giá bán. Giá nhập khẩu bình quân của một tấn chất dẻo nguyên liệu công ty nhập về thay đổi dẫn tới sự thay đổi của giá bán bình quân một tấn, cụ thể: trong giai đoạn từ quý IV năm 2006 đến quý cho đến quý III năm 2008, khi mà giá nhập khẩu bình quân một tấn chất dẻo tăng từ 23,06 triệu đồng lên 35,62 triệu đồng thì giá bán bình qn một tấn hàng cơng ty bán ra cũng tăng tương ứng từ 24,81 triệu đồng lên 37,10 triệu đồng. Tiếp đó giai đoạn từ quý IV năm 2008 đến

hết năm 2009 khi mà giá nhập khẩu bình qn có xu hướng giảm nhẹ thì giá bán của cơng ty cũng giảm tương ứng.

Một nguyên nhân có tác động trực tiếp nữa lên giá bán đó là chính sách giá của cơng ty nhằm cạnh tranh với các nhà cung ứng khác. Tuy khơng có số liệu cụ thể nào nói về chính sách giá hoạc chính sách cạnh tranh của các đối thủ, các nhà cung ứng chất dẻo nguyên liệu khác nhưng có thể nói để có thể dữ vững được thị trường và đảm bảo làm ăn kinh doanh có lợi nhuận thì cơng ty cũng cần phải có một chính sách giá cả phù hợp.

Cơ cấu về chủng loại chất dẻo bán ra cũng có tá động trực tiếp lên sự thay đổi của giá bán bình qn một tấn chất dẻo ngun liệu nói chung. Một số chủng loại chất dẻo có giá rẻ như là PVC, PP, PE, hạt nhựa nguyên sinh… hoạc những loại có giá rất cao như là cao su tổng hợp, dầu DOP, hạt nhựa HDPE, nhựa chịu lực HD và một số loại chất dẻo kỹ thuật khác…Khối luợng bán ra của các chủng loại chất dẻo có giá rẻ sẽ làm cho giá bình qn giảm xuống cịn nếu khối lượng bán ra của các loại có giá cao mà tăng thì sẽ làm tăng giá bình quân.

Nhu cầu chất dẻo nguyên liệu phục vụ cho ngành nhựa của thị trường trong nước có tác động gián tiếp lên việc định giá bán của công ty. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nhựa trong nhưng năm gần đây thể hiện qua việc kim ngạch xuất khẩu tăng như: năm 2007 xuất khẩu được khoảng 750 triệu USD, năm 2008 xuất khẩu được khoảng 1 tỷ USD và năm 2009 xuất khẩu được gần 1,1 tỷ USD. Sự phát triển liên tiếp này của ngành nhựa đã làm cho nhu cầu chất dẻo nguyên liệu trong nước tăng cao, từ đó góp phần làm tăng mặt bằng giá nguyên liệu nhựa trên thị trường. Chính sách về giá bán của công ty cũng phải được điêu chỉnh cho phù hợp với tình hình chung của ngành nhựa.

Ngồi ra thì những ngun nhân khác có tác động tới giá nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu cũng có tác động gián tiếp lên giá bán mà công ty bán ra như: biến động giá dầu thơ, tỷ giá hối đối thay đổi, chính sách thuế má của nhà nước…

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy việc tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu ở thị trường trong nước của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp (Trang 29 - 35)

w