Mở rộng thị trường tiêu thụ vào khu vực các tỉnh phía nam nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy việc tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu ở thị trường trong nước của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp (Trang 51 - 53)

nhất là khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, trong khoảng hơn 2.200 doanh nghiệp sản xuất nhựa của cả nước thì có tới hơn 80% số doanh nghiệp này tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận. Ngành nhựa Thành phố Hồ Chí Minh phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu, bất cứ sự biến động nào trên thị trường thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nhựa. Vì vậy ngành nhựa khơng thể phát triển một cách ổn định lâu dài nếu khơng có một chiến lược phát triển nguyên liệu, để chủ động về nguyên liệu. Với thực trạng như trên, chúng ta có thể thấy rằng nhu cầu nguyên liệu nhựa cho khu vực này là rất lớn.

Thị trường tiêu thụ chủ yếu của cơng ty vẫn là thị trường các tỉnh phía bắc, tiếp đó mới là thị trường khuc vực phía nam. Có thể nói thị trường khu vực phía nam mà chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thị trường đầy tiềm năng mà công ty nên tập trung đầu tư khai thác. Tuy nhiên

để có thể khai thác được thị trường khu vực này thì lại khơng phải là chuyện một sớm một chiều, cơng ty cần phải có thời gian, kế hoạch và thực hiện theo từng bước đi cụ thể, nguyên nhân:

Do chưa thể có đủ nguồn lực về vốn, nhân lực để có thể đầu tư khai thác ngay thị trường khu vực này.

Do vị trí địa lý ở xa, để bán được hàng vào khu vự này sẽ phải mất thời gian, cơng sức, chi phí cho vận chuyển, gia tăng rủi ro từ đó sẽ kém hiệu quả, thay vì nhập hàng của công ty các khách hàng sẽ nhập hàng của các nhà cung ứng khác gần với họ. Cho nên để bán hàng cho khu vực này, ngoài việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết hợp đồng… cơng ty cũng nên mở một văn phịng chi nhánh và nhà kho tại khu vực này để có thể bán hàng tại chỗ, tận dụng lợi thế về khoảng cách.

KẾT LUẬN

Có thể nói, cơng tác tiệu thụ hàng hóa đóng một vai trị quan trọng

mang tính chất sống cịn khơng chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất mà kể cả với các doanh nghiệp thương mại. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng khốc liệt, bắt buộc các doanh nghiệp phải có những biện pháp để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ hàng hóa của mình. Có tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp mới đảm bảo được sự tồn tại và phát triển.

Là một doanh nghiệp thương mại có quy mơ vừa và nhỏ, trong quá trình thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh, công ty cổ phần sản xuất

kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp đã đạt được một số thành tựu đáng kể, tuy nhiên thì vẫn cịn những tồn tại cần phải khắc phục để cơng ty có thể tiếp tục tồn tại và phát triển trong thời gian tới. Trong phạm vi nghiên cứu của bài chuyên đề, qua tìm hiểu thực trạng phát triển của ngành nhựa và trong quá trình tìm hiểu thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty, bằng những số liệu thu thập được từ bộ phận kế toán và nhà kho của công ty. Tôi hy vọng bài chuyên đề đã cung cấp cho chúng ta cái nhìn khái quát về thực trạng phát triển của ngành nhựa, thực trạng phân phối tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu cho thị trường trong nước của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp. Từ đó đưa ra một số giải pháp kiến nghị với các cơ quan chủ quản của ngành nhựa và với bản thân công ty để trong thời gian tới cơng ty có thể thúc đẩy hơn nữa hoạt động phân phối tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu của mình. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cơng ty, bên cạnh đó góp phần giải quyết tình trạng khan hiếm nguyên liệu đầu vào của ngành nhựa hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp thúc đẩy việc tiêu thụ mặt hàng chất dẻo nguyên liệu ở thị trường trong nước của công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tổng Hợp (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w