1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu

102 1,6K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu

Trang 1

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ

NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU

3 Phạm vi nghiên cứu 8

4 Các phương pháp nghiên cứu 8

5 Cấu trúc của chuyên đề 9

PHẦN PHỤ LỤC 95

GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂUSTT Tên bảng

Trang

2.1 Các thông số cơ bản của các mương và lò thoát nước 452.2 Tọa độ công trình 512.3 Khối lượng xây lắp chủ yếu 57

NPV Net Present Value – Giá trị hiện tại ròng

BCR Benefit Cost Rate – Tỷ lệ lợi ích chi phí

IRR Internal Rate of Return - Hệ số hoàn vốn nội bộ

CBA Cost Benefit Analysis – Phân tích chi phí lợi ích

WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giớiUNCSD United Nations Commission on Sustainable Development -

Ủy ban Liên hợp quốc về phát triển bền vững

WCED World Commission and Environment and Development -

Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển

DAS Hệ thống thu thập và xử lý số liệu

MCS Hệ thống điều khiển lượng mô phỏng

SCS Hệ thống điều khiển trình tự

CBCNV Cán bộ công nhân viên

PCCC Phòng cháy chữa cháy

TKV Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

VITE Công ty cổ phần tin học, công nghệ, môi trường Tập đoàn

Than – Khoáng sản Việt Nam

Trang 3

2.4 Nhu cầu nước từ các hộ tiêu thụ 63

2.5 Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải 66

2.6 Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu 67

3.1 Tổng hợp chi phí xây dựng chính 72

3.2 Tổng hợp vốn lắp đặt và thiết bị 73

3.3 Tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 74

3.4 Tổng hợp các khoản chi phí khác 75

3.5 Tổng hợp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng 76

3.6 Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng công trình 77 3.7 Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nước thải 79

3.8 Tổng hợp chi phí vận hành công trình 80

3.9 Nhu cầu tiêu thụ nước sau xử lý 81

3.10 Mức thu phí đối với nước thải tính theo chất gây ô nhiễm 82

3.11 Chất lượng nước trước xử lý 82

3.12 Chất lượng nước sau xử lý 83

3.13 Kết quả tính toán thu được 84

3.14 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu 85

3.15 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi 86

3.16 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước của các hộ thay đổi 87

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ

Trang 4

2.2 Một số hình ảnh sản xuất của mỏ 48

3.1 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV qua tỷ lệ

3.3 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo nhu

cầu mua nước

88

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bàn về Phát triển bền vững, Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992) đưa ra thuyết phát triển bền vững; cho rằng phát triển bền vững là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế

Trang 5

Theo Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển (World Commission and Environment and Development, WCED) thì “phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại khả năng của các thế hệ tương lai trong đáp ứng các nhu cầu của họ”.

Tựu chung lại, phát triển bền vững là đảm bảo phát triển hài hòa các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của

nó, song nó được gắn với mục tiêu khác Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người

Thế giới hiện nay đã và đang chứng kiến những hậu quả để lại do chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà không quan tâm tới vấn đề tài nguyên - môi trường Hiện tượng ấm lên của trái đất, kèm theo đó là những thảm họa thiên

ta như bão lũ, sóng thần …; tình trạng sa mạc hóa, suy giảm đa dạng sinh học, suy giảm tầng Ozon, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước …Điều này đã buộc các quốc gia phải chú ý hơn tới những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội được triển khai nhằm thực hiện bảo vệ môi trường có hiệu quả Nhiều quốc gia đã thực hiện giảm hoặc miễn thuế đối với kinh doanh trồng rừng, miễn thuế đối với các chi phí đầu tư vào các biện pháp bảo vệ môi trường, thực hiện đóng cửa rừng, khoanh vùng khu bảo tồn thiên nhiên, lập vườn quốc gia… Nhiều trung tâm nghiên cứu được thành lập để nghiên cứu các tác động của môi trường và các biện pháp đối phó nhằm giảm thiểu những hậu quả tiêu cực mà sự trả thù của môi trường có thể mang lạị

Sự hợp tác quốc tế trong việc đưa ra những giải pháp thiết thực nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu cũng được thiết lập Các công ước quốc tê đa phương, các định chế tổ chức quốc tế đã được hình thành nhằm tạo ra sự phát triển bền vững toàn cầu.WTO, UNCSD, WCED là những ví dụ quan trọng Thế giới đã đưa ra những hành động thiết thực và cụ thể vì sự phát triển bền vững

Trang 6

Việt Nam là một quốc gia đông dân tại khu vực Đông Nam Á, kinh tế đang ở mức đang phát triển Tăng trường và phát triển bền vững cũng trở thành quan điểm, đường lối, chính sách và mục tiêu phát triển quốc gia “ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường, “Phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi trường, đảm bảo sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX).

Để đạt được mục tiêu lâu dài ấy, đòi hỏi sự chung tay hành động của cả cá nhân, cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức doanh nghiệp, các đơn vị hoạt động sản xuất Thực tế hiện nay, nhiều vấn đề môi trường nổi cộm phát sinh từ hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp Đơn cử như vụ việc công ty Vedan, Miwon, nước thải từ quá trình sản xuất xả thẳng ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng dòng sông Thị Vải, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân sống dọc hai bên bờ sông

Việt Nam hiện nay đã trở thành một thành viên mới của WTO, với một nền chính trị ổn định, cơ chế cải tổ, thị trường Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư Do vậy, hoạt động chuyển giao công nghệ cũng diễn ra hết sức tấp nập Và thực tế trong thời gian qua, Việt Nam đã thu nhận quá nhiều công nghệ “bẩn” và nếu không “thức tỉnh” sẽ là nơi chứa rác thải cho thế giới Ví như, ngành cán thép, tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng… nguy hại đến môi trường Trong khi lĩnh vực này lại không mang lại giá trị gia tăng cao, chuyển giao công nghệ lớn, môi trường làm việc gây nhiều độc hại cho người lao động Trong khi đó, Việt Nam lại đang “chào mời” những dự án thép lớn, mà nếu không xuất khẩu, đến năm 2060, Việt Nam cũng không sử dụng hết Tương tự như vậy, vừa qua, các nhà máy sản xuất xi măng cũng đã ồ ạt ra đời, dư thừa lớn, phá hoại nguồn đá vôi, trong

Trang 7

khi đá vôi là phễu lọc cho nguồn nước ngầm Và nếu Việt Nam không dừng việc cấp phép mới các dự án xi măng, nguồn nước ngầm sẽ đe dọa bị ô nhiễm nghiêm trọng…Một vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào để lựa chọn được dự án đầu tư khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa thân thiện với môi trường Điều đó được thực hiện thông qua việc áp dụng các công cụ đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư, Chính phủ đưa ra được những quyết sách phù hợp.

Quảng Ninh là một “vựa than khổng lồ” ờ châu Á Hoạt động khai thác than ở đây đang diễn ra từng ngày,và kèm theo đó là sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng Sự quan tâm đầu tư tới vấn đề xử lý ô nhiễm ở đây là cần thiết Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/4/2003 ban hành danh mục các cơ sở yêu cầu phải giải quyết triệt để về mặt môi trường vùng than, trong đó có nước thải mỏ than Cọc Sáu Việc xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu đã được tiến hành Tuy nhiên, vấn đề xử lý nước thải mỏ than còn khá mới ở nước ta, mới chỉ có hai hệ thống mang tính thử nghiệm (Na Dương 600m3/h, Hà Lầm 300m3/h) được nghiên cứu, xây dựng Tuy nhiên công nghệ của 02 Trạm xử lý nước thải trên khá thô sơ, xử lý chưa triệt để, việc kiểm soát chất lượng nước thải còn thủ công, chưa có tính công nghiệp, nước sau khi xử lý thải ra môi trường không tái sử dụng Việc xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu như một công trình thử nghiệm cho việc xử lý ô nhiễm môi trường kết hợp với tái sử dụng chất thải nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trong ngành mỏ cũng như phát triển ngành kinh tế môi trường Vì vậy, việc phân tích, đánh giá hiệu quả dự án để thấy được đóng góp của dự án đối với bản thân doanh nghiệp cũng như môi trường vùng than là hết sức quan trọng Đó chính là lý do tôi lựa chọn đề tài:

Trang 8

“ Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu”

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

2.1 Mục tiêu

Qua phương pháp phân tích chi phí lợi ích, nhằm xác định tính khả thi của dự án, đồng thời cũng thấy được lợi ích mà dự án đem lại, bao gồm cả lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội và lợi ích môi trường

2.2 Nhiệm vụ

Tổng quan cơ sở lí luận về dự án đầu tư, phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư, đặc biệt về phương pháp phân tích chi phí lợi ích để áp dụng vào dự án nghiên cứu

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực dự án triển khai

Ứng dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để đánh giá hiệu quả

dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu

3 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian lãnh thổ: địa bàn nghiên cứu là mỏ than Cọc Sáu, thị

xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Về thời gian nghiên cứu: tiếp cận địa bàn vào tháng 3/2009, sử dụng

số liệu của dự án từ năm 2008 đến nay

Về giới hạn khoa học: giá trị chất lượng môi trường tại VQG Bạch Mã

bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng Tuy nhiên, đề tài chỉ nghiên cứu và tính toán giá trị cảnh quan tại vườn

4 Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin: tổng hợp tài liệu

Phương pháp thực địa

Phương pháp chuyên gia

Trang 9

Phương pháp xử lí số liệu bằng các phần mềm Excel.

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích

5 Cấu trúc của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, chuyên đề được trình bày trong ba chương:

Chương I: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích để phân tích hiệu quả dự án đầu tư

Chương II: Dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc SáuChương III: Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ LỢI ÍCH ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trang 10

I DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1 Khái niệm

Theo luật đầu tư thì dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

Như vậy dự án đầu tư có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:

- Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai

- Trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài

- Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ

- Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định

1.2 Yêu cầu của dự án đầu tư

Để đảm bảo tính khả thi, dự án đầu tư phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

- Tính khoa học: Thể hiện người soạn thảo dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu tỷ mỷ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ kỹ thuật Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự

tư vấn của các cơ quan chuyên môn

Trang 11

- Tính thực tiễn: các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư.

- Tính pháp lý: Dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước Muốn vậy phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư

- Tính đồng nhất: Các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu

tư Với các dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế

1.3 Tiêu chuẩn đánh giá dự án đầu tư

Trong quá khứ, có nhiều tiêu chuẩn khác nhau đã được dùng để đánh

giá kết quả dự kiến của các dự án đầu tư Chúng ta sẽ điểm lại bốn trong số các tiêu chuẩn đó Cụ thể là tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng, tỷ số lợi ích-chi phí, thời gian hoàn vốn, và hệ số hoàn vốn nội bộ Trong bốn tiêu chuẩn này, tiêu chuẩn lợi ích ròng là tiêu chuẩn thỏa mãn nhất, mặc dù tiêu chuẩn này đôi khi có thể phải điều chỉnh chút ít để tính tới các cưỡng chế đặc biệt

1.3.1 Tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV)

(i) Khi nào thì bác bỏ dự án

Bước đầu tiên để tính giá trị hiện tại ròng của dự án đầu tư là phải trừ

tất cả các chi phí ra khỏi tổng lợi ích của mỗi giai đoạn để có được lợi ích ròng Thứ hai là chọn một tỷ lệ chiết khấu thể hiện được chi phí cơ hội của vốn khi dùng cho những việc khác của nền kinh tế, do đó quy ra một chi phí của vốn cho mỗi dự án bằng với lợi ích phải từ bỏ Khi giá trị hiện tại ròng của một dự án được tính theo các tiêu chuẩn kinh tế, thì giá trị hiện tại ròng dương có nghĩa là dự án này sẽ làm cho nền kinh tế tốt hơn, giá trị hiện tại

Trang 12

ròng âm sẽ làm cho nền kinh tế tệ hơn Chính ý nghĩa này của tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng đưa chúng ta đến cách diễn tả thứ nhất của tiêu chuẩn này, và điều này luôn luôn đúng trong mọi hoàn cảnh.

Quy tắc 1: "không chấp nhận một dự án nào trừ phi dự án này có giá trị hiện tại ròng dương khi được chiết khấu bằng chi phí cơ hội của vốn."

(ii) Hạn chế của ngân sách

Thông thường chính quyền không thể có đủ vốn ở một mức chi phí cố định để thực hiện tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng dương Khi tình thế như vậy xảy ra, ta cần phải lựa chọn giữa các dự án để quyết định một nhóm các dự án mà sẽ tối đa hóa giá trị hiện tại ròng của các công trình đầu tư nằm trong giới hạn của ngân sách Như thế, cách diễn tả thứ hai của tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng là:

Quy tắc 2: "Trong giới hạn của một ngân sách đã được ấn định, cần phải chọn trong số các dự án hiện có nhóm dự án nào có thể tối đa hoá giá trị hiện tại ròng."

Bởi vì hạn chế ngân sách không đòi hỏi tất cả kinh phí phải được sử dụng hết, nên quy tắc này ngăn chặn việc thực hiện một dự án có NPV âm Ngay cả khi tất cả vốn của ngân sách không được sử dụng hết, NPV do số vốn ngân sách này mang lại sẽ tăng lên nếu dự án có NPV âm bị loại bỏ

(iii) So sánh các dự án loại trừ lẫn nhau

Rất nhiều khi trong công tác thẩm định dự án ta gặp phải những tình huống phải lựa chọn giữa những dự án thay thế nhau có nghĩa là nếu thực hiện dự án này thì phải bỏ dự án kia Vì lý do kỹ thuật, có thể không thể thực hiện được cả hai dự án Do đó, vấn đề mà nhà phân tích đầu tư gặp phải là phải lựa chọn trong những dự án loại trừ lẫn nhau một dự án mang lại giá trị hiện tại ròng lớn nhất Điều này có thể diễn tả dưới dạng quy tắc sau:

Trang 13

Quy tắc ba: "Trong tình huống không bị giới hạn ngân sách, nhưng ta phải chọn một dự án trong số các phương án loại trừ lẫn nhau, ta luôn luôn cần phải chọn dự án sinh ra giá trị hiện tại ròng lớn nhất."

(iv) Giới hạn khi lựa chọn giữa các dự án có thể thay thế nhau khi áp dụng tiêu chuẩn giá trị hiện tại ròng

Giá trị hiện tại ròng của một dự án không chỉ là một chỉ số để xếp hạng các dự án, mà nó còn mang ý nghĩa đáng kể hơn Nó đo lường giá trị hay thặng dư giá trị do một dự án tạo ra ngoài những gì mà những nguồn vốn này

có thể mang lại nếu chúng không được sử dụng trong các dự án đầu tư này của khu vực công

Trong một số trường hợp, việc đầu tư vào một phương tiện như một con đường có thể được thực hiện thông qua một loạt các dự án ngắn hạn hoặc một hay nhiều dự án dài hạn hơn Nếu lợi ích thu về từ việc mở rộng phương tiện này trong toàn bộ đời hữu dụng của nó như thể là một cơ hội đầu tư có NPV dương, nó sẽ là không có ý nghĩa gì khi ta đem so sánh NPV của một dự

án cung cấp các dịch vụ đường sá trong toàn bộ đời hữu dụng của dự án với NPV của một dự án cung cấp các dịch vụ đường sá chỉ cho một thời gian ngắn nếu ta dự kiến rằng dự án ngắn này sẽ được lặp đi lặp lại

Trong hầu hết các tình huống thẩm định dự án, người ta không cho rằng sự kết thúc của một dự án ngắn hạn sẽ mang lại cho những dự án tiếp theo đó những cơ hội với suất thu hồi vốn cao hơn bình thường.Trong trường hợp như vậy, cách thích hợp là so sánh các dự án có thời gian hữu dụng khác nhau với các biên dạng lợi ích kinh tế ròng của tất cả các dự án đem chiết khấu theo chi phí cơ hội kinh tế của vốn công quỹ

Khi người ta cho rằng các dự án với đời hữu dụng ngắn sẽ dẫn tới các dự

án kế tiếp có lợi nhuận siêu biên tế, thì việc so sánh các dự án có thể thay thế cho nhau với đời hữu dụng khác nhau mà sẽ cung cấp những dịch vụ như

Trang 14

nhau vào một thời điểm nhất định sẽ đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh chiến lược đầu tư của chúng ta để chúng trải dài cùng một khoảng thời gian xấp xỉ bằng nhau Một trong những hình thức điều chỉnh như thế là xem xét cùng một dự án được lặp lại theo thời gian cho tới khi các chiến lược đầu tư thay thế khác có cùng những khoảng thời gian hữu dụng tương tự.

1.3.2 Tiêu chuẩn tỷ lệ lợi ích-chi phí

Tiêu chuẩn này để xếp hạng các dự án đầu tư là quy tắc được các nhà phân tích đầu tư áp dụng rộng rãi nhất Nhưng nếu không được sử dụng một cách cẩn thận, tiêu chuẩn này sẽ đưa ra một lời khuyên sai lệch về sự hấp dẫn tương đối của các cơ hội đầu tư Tỷ lệ lợi ích-chi phí được tính bằng cách đem chia giá trị hiện tại của các lợi ích cho giá trị hiện tại của các chi phí, sử dụng chi phí cơ hội của vốn làm tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ lợi ích-chi phí (R) = (Hiện giá của các lợi ích/Hiện giá của các chi phí)

Sử dụng tiêu chuẩn này, ta sẽ đòi hỏi rằng để cho một dự án có thể chấp nhận được, tỷ số R phải lớn hơn 1 Và trong việc lựa chọn các dự án loại trừ lẫn nhau, quy tắc là chọn dự án có tỷ lệ lợi ích-chi phí lớn nhất

Tuy nhiên, ta có thể dễ dàng nhìn thấy rằng tiêu chuẩn này có thể làm ta xếp hạn sai các dự án, nếu các dự án này khác nhau về qui mô Vấn đề thứ hai liên quan đến việc sử dụng tỷ số lợi ích-chi phí, và có thể đây là khiếm khuyết nghiêm trọng nhất của cách này, là tỷ lệ này nhạy cảm với cách mà các kế toán viên định nghĩa chi phí khi tính ngân lưu

1.3.3 Thời gian hoàn vốn

Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi trong việc quyết định đầu tư Bởi vì dễ áp dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh, quy tắc này đã trở thành một tiêu chuẩn phổ biến trong việc lựa chọn đầu tư kinh doanh Nhưng đáng tiếc thay nó có thể dẫn đến những kết quả sai lạc, đặc biệt là những trường hợp các dự án đầu tư có thời gian hoạt

Trang 15

động dài và người ta biết khá chắc chắn về các lợi ích và chi phí trong tương lai.

Trong hình thức đơn giản nhất, thời gian hoàn vốn là số năm cần phải có

để lợi ích ròng chưa chiết khấu hoàn lại vốn đầu tư Người ta đưa ra một giới hạn tùy tiện về số năm tối đa có thể cho phép và chỉ những đầu tư có đủ lợi ích để bù lại chi phí đầu tư trong thời gian này mới có thể chấp nhận được Một hình thức khác của quy tắc này là đem so sánh các lợi ích đã được chiết khấu trong một số năm trong giai đoạn đầu tư của dự án với chi phí đầu

tư cũng được chiết khấu Tuy nhiên, một giả thiết ngấm ngầm của tiêu chuẩn thời gian hoàn vốn là các lợi ích thu được sau thời gian đã được ấn định cho thời gian hoàn vốn sẽ không chắc chắn đến mức là chúng bị bỏ qua Cách làm này cũng bỏ qua các chi phí đầu tư có thể xảy ra sau ngày đã được ấn định đó,

ví dụ như chi phí làm đẹp quang cảnh và chi phí trồng lại cây phát sinh sau khi kết thúc việc khai thác một vùng mỏ

Mặc dù không ai tranh cãi với quan điểm rằng tương lai sẽ ít chắc chắn hơn hiện tại, nhưng sẽ là không thực tế khi giả thiết rằng sau một ngày cụ thể nào

đó giá trị mong đợi trung bình của các lợi ích ròng là con số không Điều này rất đúng đối với các dự án đầu tư lâu dài như cầu, đường, cao ốc

Đối với các tổ chức như các công ty lớn hay chính quyền, không có lý do

gì để cho rằng tất cả các dự án mang lợi về nhanh lại tốt hơn đầu tư lâu dài

1.3.4 Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR)

Hệ số hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return, IRR) là con số thống kê

đã được các nhà đầu tư của cả hai khu vực tư nhân và nhà nước sử dụng rất nhiều để mô tả sự hấp dẫn của một dự án Tuy nhiên, nó không phải là một tiêu chuẩn đầu tư có thể tin cậy được, cho dù trong một số trường hợp nó là một con số thống kê hữu ích để tóm tắt khả năng sinh lời của một dự án đầu tư

Trang 16

Tiêu chuẩn hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) và giá trị hiện tại ròng (NPV) có liên quan với nhau bằng cách thức tính toán ra chúng Để tính NPV, người ta đưa ra tỷ lệ chiết khấu và dùng nó để tìm hiện giá của chi phí và lợi ích Trái lại, khi tìm IRR của một dự án cách tính được đảo ngược lại Thay vì chọn tỷ

lệ chiết khấu, người ta quy NPV của dòng lợi ích ròng bằng không; và IRR là

tỷ lệ chiết khấu tìm được làm cho NPV bằng không

Hệ số hoàn vốn nội bộ K của một dự án được tính bằng cách giải phương trình sau:

Hệ số hoàn vốn nội bộ có một lợi thế lớn là nó có thể được tính toán chỉ dựa vào các số liệu của dự án mà thôi Đặc biệt, việc tính toán này không đòi hỏi số liệu về chi phí cơ hội của vốn Tuy nhiên, những điểm bất lợi của hệ số hoàn vốn nội bộ lại rất lớn và bắt chúng ta phải vô cùng thận trọng khi sử dụng nó

Đối với một dự án điển hình mà giai đoạn đầu tư ban đầu, (trong thời gian

đó giá trị Bt -Ct là âm) được tiếp tục bởi một giai đoạn trong đó lợi ích ròng luôn luôn dương, thì chỉ có một lời giải duy nhất cho hệ số hoàn vốn nội bộ.Mặt khác, nếu ta có một dự án mà biên dạng theo thời gian của các lợi ích ròng cắt trục hoành ngang qua vạch số không nhiều hơn một lần, như minh họa trong Hình 4-3, ta có thể không xác định được một hệ số hoàn vốn nội bộ duy nhất Ví dụ của những dự án như vậy là những trường hợp trong đó các hạng mục thiết bị lớn đôi khi phải thay thế, làm cho lợi ích ròng âm trong những năm tái đầu tư Các dự án đường sá cũng mang đặc điểm này bởi vì người ta phải thực hiện định kỳ các khoản chi phí lớn phủ lại mặt đường để chúng có thể tiếp tục sử dụng được

1.4 Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư

Trang 17

Dự án đầu tư được xem như là một tập hợp các quan hệ giao dịch, qua đó các cá nhân hay các tổ chức phải chịu các chi phí khác nhau và nhận được những lợi ích khác nhau Tuỳ thuộc vào bản chất mối quan hệ của các bên với

dự án, mà các bên sẽ có cách nhìn nhận đánh giá lợi ích và chi phí của họ đối với việc tham gia vào dự án Trên cơ sở mục tiêu của các bên khi tham gia vào dự án, cũng như vai trò vị trí của các bên trong tổng hoà mối quan hệ tổng thể kinh tế, xã hội, nhằm đưa ra một khung phân tích chuẩn trong thẩm định dự án, người ra đưa ra một số phương pháp phân tích dự án, trong đó có phương pháp phân tích tài chính và phân tích kinh tế

Phân tích tài chính

Phân tích tài chính được thực hiện theo quan điểm của một bộ phận dân

cư của một quốc gia, như: một sở ngành, một doanh nghiệp, một cá nhân hoặc bất cứ nhóm người nào khác Tiền mặt hoặc các hình thức của cải khác mà dự

án tạo ra cho nhóm người cụ thể này được tính như là những lợi ích tài chính, trong khi các khoản chi tiền mặt hoặc tổn thất của cải dưới những hình thức khác đối với nhóm này thì được tính vào các chi phí tài chính

Phân tích kinh tế

Mục tiêu của phân tích kinh tế là nhằm đánh giá dự án từ quan điểm của toàn bộ nền kinh tế để xác định xem việc thực hiện dự án có cải thiện được phúc lợi kinh tế quốc gia hay không

Sự khác biệt chủ yếu giữa phân tích kinh tế và phân tích tài chính là

ở chỗ: Phân tích kinh tế gộp chung lợi ích và chi phí trên tất cả dân cư quốc gia để xác định xem dự án có cải thiện được mức phúc lợi kinh tế quốc gia như là một tổng thể hay không, trong khi phân tích tài chính xem xét dự án từ quan điểm phúc lợi của một nhóm nhỏ dân cư Chính vì điểm khác nhau căn bản của phân tích kinh tế so với phân tích tài chính nêu trên, nên đối tượng quan tâm tới phân tích kinh tế thường là: Chính phủ, chính quyền địa phương

Trang 18

nơi đặt dự án, các cơ quan quản lý nhà nước; đôi khi các tổ chức tín dụng và chủ đầu tư cũng quan tâm tới kết quả phân tích kinh tế của dự án

Xem xét sự khác nhau giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế ta nhận thấy, đối với hoạt động của cá nhân, người ta không tính tới nhiều chi phí lợi ích có tính xã hội mà chỉ quan tâm tới những chi phí thực, lợi ích thực nhìn thấy được, họ phải bỏ tiền ra và thông thường họ bỏ qua các chi phí lợi ích bên ngoài trừ những trường hợp thuộc quy định của luật pháp hay những ràng buộc có tính pháp lý Chính vì vậy người ta cho rằng cá nhân chống lại chi phí lợi ích xã hội

Do vậy, để đảm bảo đạt hiệu quả thực thi các chính sách kinh tế xã hội, các dự án đầu tư, kinh nghiệm của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đó là sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) trong việc ra quyết định Phương pháp CBA sử dụng tổng hợp các tiêu chí về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường để đánh giá chi tiết nhất hiệu quả mà dự

án mang lại cho cá nhân, doanh nghiệp và xã hội

- Tiêu chí đánh giá về hiệu quả kinh tế: xem lợi ích mang lại cho chủ đầu

tư, ví dụ như tiết kiệm tiền đóng phí thải, tận thu tài nguyên,…

- Tiêu chí đánh giá về hiệu quả xã hội: dự án đem lại lợi ích cho xã hội,

lợi ích này khó lượng hóa được bằng tiền nhưng mang tính chất lâu dài, bền vững, một số tiêu chí như: mang lại công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện mức sống của người dân,…

- Tiêu chí đánh giá về môi trường: bất cứ một dự án nào khi triển khai

đều gây ra tác động đối với môi trường, một số tiêu chí như: cải thiện chất lượng môi trường đất, nước, không khí, tăng đa dạng sinh học…

II SỬ DỤNG CBA ĐỂ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2.1Khái niệm và mục đích sử dụng của CBA

Khái niệm

Trang 19

Phân tích chi phí lợi ích là một kỹ thuật phân tích để đi đến quyết định xem đây có nên tiến hành các dự án đã triển khai hay không hay hiện tại có nên cho triển khai các dự án được đề xuất hay không Phân tích lợi ích chi phí cũng được dùng để đưa ra quyết định lựa chọn giữa hai hay nhiều các đề xuất

dự án loại trừ lẫn nhau Người ta tiến hành CBA thông qua việc gắn giá trị tiền tệ cho mỗi một đầu vào cũng như đầu ra của dự án Sau đó so sánh các giá trị của các đầu vào và các đầu ra Cơ bản mà nói, nếu lợi ích dự án đem lại

có giá trị lớn hơn chi phí mà nó tiêu tốn, dự án đó sẽ được coi là đáng giá và nên được triển khai

Những dự án mà phân tích CBA xếp vào loại đáng được triển khai là những dự án cho đầu ra có giá trị lớn hơn đầu vào đã sử dụng Trong trường hợp phải chọn một dự án trong số nhiều dự án được đề xuất, CBA sẽ giúp chọn được dự án đem lại lợi ích ròng lớn nhất Cũng có thể dùng CBA để đánh giá mức độ nhạy cảm của các đầu ra trong dự án đối với rủi ro và bất chắc

Mục đích sử dụng chủ yếu của CBA là giúp cải thiện việc ra quyết định Thất bại thị trường đòi hỏi cần có sự can thiệp của chính phủ Khi áp dụng, CBA sẽ cho biết liệu sự can thiệp này có mang lại hiệu quả hơn không? Lợi ích có lớn hơn chi phí không?Nói cách khác, mục đích của CBA là giúp việc

ra quyết định và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn

2.2 Phân loại CBA

Theo Boardman (Cost-Benefit Analysis: Concepts and Practice, Second Edition, Prentice Hall (2001), có thể chia thành 4 loại như sau:

(1) Ex-ante BCA: được tiến hành trước khi dự án được thực thi

Trang 20

Khi bắt đầu hình thành một dự án hay xây dựng chương trình thì lúc đó ta thực hiện CBA, giúp lựa chọn các phương án tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách.

(2) In medias res BCA: được tiến hành trong suốt thời kỳ thực thi dự án

Khi dự án đã đi vào xây dựng một giai đoạn nào đó thì người ta thực hiện CBA Vì quá trình phân tích này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách

và thực thi dự án có cơ sở để điều chỉnh những phương án, quyết định đã đưa

ra ban đầu

(3) Ex-post BCA: được tiến hành sau khi dự án được thực thi để xem lợi

ích mang lại có lớn hơn chi phí không

Khi dự án đã kết thúc người ta thực hiện CBA và ở giai đoạn này có nhiều thuận lợi do trong quá trình thực hiện dự án mọi chi phí lợi ích đã bộc

lộ rõ

(4) Ex-ante/post BCA: dạng kết hợp giữa Ex-ante BCA và

ex-post BCA, giúp so sánh giá trị dự án trước và sau khi dự án được tiến hành

2.3 Các bước tiến hành CBA

Phân tích chi phí lợi ích có thể được nghĩ đến như một quá trình vận hành trong đó có một số bước nổi bật Không phải phân tích nào cũng yêu cầu phải thực hiện đầy đủ tất cả các bước đi này Một dự án ngắn hạn sẽ không đòi hỏi phải chiết khấu lợi ích trong tương lai Một dự án đã triển khai nhiều lần có thể sẽ không gặp phải rủi ro hay bất chắc Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, để cân nhắc có nên triển khai một dự án hay không hay nên chọn triển khai dự án nào giữa các dự án được đề xuất, chúng ta cần bám theo các bước:

Hình 1.1 Sơ đồ các bước tiến hành CBA

Trang 21

( Nguồn: tác giả tự tổng hợp)

1 Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế

Khi bắt đầu một phân tích, cần phải chỉ rõ nghiên cứu này là do ai làm, chi phí ai phải chi, lợi ích ai được hưởng Chúng ta luôn phải rõ ràng và nhất quán trong việc giải quyết những vấn đề này cũng như trong việc tính toán lợi ích và chi phí cho những người/nhóm người khác nhau

Làm rõ vấn đề chỗ đứng/vị thế Xác định những phương án thay thế

Đưa ra các giả định

Lập danh sách tác động của mỗi dự

án thay thế Quy các giá trị cụ thể

Xử lý các tác động không được lượng

hóa Xác định tỷ lệ chiết khấu thực Tính toán các chỉ tiêu Phân tích độ nhạy

Đề xuất các phương án

Trang 22

2 Xác định những phương án thay thế

Một phân tích cần phải nêu rõ được dự án hay các dự án là đối tượng xem xét Chúng có loại trừ lẫn nhau hay không Cần phải đưa được các lựa chọn thay thế tương ứng vào phân tích Mốc chuẩn để so sánh là lựa chọn không tiến hành dự án Song đó có thể chỉ là một cơ sở để so sánh Ví dụ như trong thảo luận về Đập Tellico, chính quyền Thung lũng Tennesee đã không so sánh được việc xây đập với một lựa chọn thay thế khác là tận dụng dòng chảy của con sông để vận hành một chiếc tuốc-bin phát điện Những thiếu sót kiểu này không phải là hiện tượng hiếm khi xảy ra Khi chúng ta thay đổi quy mô, thời hạn thực hiện của một dự án, chúng ta có thể có được những thay thế thích ứng

3 Đưa ra các giả định

Giả định là một phần thiết yếu của một phân tích Có thể giả định này tốt hơn giả định kia Cũng có thể dùng giả định cho hàng loạt các yếu tố số lượng hàng, chi phí, điều kiện thị trường, thời hạn hay các mức lãi sất Trong một phân tích được tiến hành một cách có trách nhiệm, những giả định này được nêu một cách rõ ràng Nếu có thể chúng được phân bổ cho những nguồn lực đáng tin cậy Nếu đưa ra một diện giá trị giả định thì phải có quy định rõ ràng

về diện giá trị được đưa ra

4 Lập danh sách các tác động của mỗi dự án thay thế

Nên liệt kê các tác động tiềm tàng của mỗi dự án một cách đầy đủ nhất có thể Có thể liệt kê tác động của một hay nhiều dự án cụ thể được xem xét cũng như tác động của các lựa chọn thay thế: giữ nguyên hiện trạng hay không triển khai bất kỳ dự án nào

Điều quan trọng là tiến hành số lượng hóa các tác động nếu có thể Để đánh giá chuẩn xác một dự án đòi hỏi phải biết được lượng đầu vào và đầu ra

Trang 23

cần có Khi không thể số lượng hóa được một tác động thì ít nhất ta cũng phải

đề cập đến tác động đó

5 Quy các giá trị cụ thể cho những tác động này

Trên cơ sở phân tích các yếu tố chỉ tiêu về lượng, thực tiễn hay tiềm năng

ta có thể quy mỗi tác động này ra một giá trị tiền tệ nhất định

6 Xử lý các tác động không được lượng hóa

Cần phải kiệt kê rõ ràng bất kỳ tác động nào chưa được quy ra giá trị vật chất cụ thể Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể cân nhắc giữa chúng với những chi phí và lợi ích đã được định giá cụ thể

Một cách tiếp cận với các lợi ích phi số lượng hóa là tính toán xem các lợi ích này lớn đến mức độ nào thì đủ để đảo ngược các kết quả của CBA Thông thường người ta có thể đưa ra một đánh giá chung chung về việc những lợi ích này có khả năng đảo ngược quyết định hay không Bằng cách xem xét rõ ràng những tác động như vậy theo cách này, chúng ta sẽ tránh được tình trạng lâm vào phân tích bị chi phối bởi các dữ liệu cứng

7 Xác định tỷ lệ chiết khấu thực

Đối với phần lớn các dự án, cần phải tính chi phí và lợi ích được chiết khấu tại những thời điểm khác nhau Người ta thường thực hiện điều này bằng cách sử dụng biện pháp chiết khấu lũy thừa (exponential discounting) để tính giá trị hiện tại của chi phí lợi ích Rất khó để có thể lựa chọn được một mức lãi suất chiết khấu đúng Tuy nhiên, nhiều tổ chức nghiên cứu đưa ra những mức lãi suất chuẩn dùng cho các phân tích

8 Tính toán các chỉ tiêu

Sau khi đã tính toán được (hay ít nhất là đã liệt kê ra được) các chi phí và lợi ích, chúng ta phải so sánh chúng với nhau để xác định xem giá trị hiện tại ròng của dự án có thể mang giá trị dương không Ngoài ra ta tính toán thêm các chi tiêu như tỷ số lợi ích- chi phí (BCR), hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR),

Trang 24

thời gian hoàn vốn (T) Nếu xem xét lựa chọn giữa nhiều dự án thì dự án có mức NPV cao nhất là dự án sẽ được chọn.

9 Phân tích độ nhạy

Có lẽ khiếm khuyết hay gặp nhất trong phân tích CBA là thất bại trong việc xử lý rủi ro và bất chắc Bất chắc có thể tiềm ẩn trong nhiều khía cạnh của dự án Thông qua phân tích độ nhạy, ta xác định được nguyên nhân gây ra các bất chắc này một cách đầy đủ nhất có thể

10 Đề xuất các phương án

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã phân tích, tính toán ta lựa chọn, sắp xếp các phương án Về nguyên tắc, việc sắp xếp đó theo thứ tự tính hấp dẫn giảm dần, những phương án nào có tính khả thi cao nhất mang lại lợi ích ròng lớn nhất thì ưu tiên đưa ra trước nhất Điều này giúp cho người làm chính sách lựa chọn được phương án phù hợp

2.4 Nguyên tắc của CBA

Một trong các vấn đề của CBA là việc đánh giá nhiều yếu tố trong cơ cấu lợi ích và chi phí về bản chất là khá rõ ràng, nhưng cũng có những yếu tố khác không thể đưa ra phương pháp đánh giá Vì vậy người ta cần đến một số nguyên tắc cơ bản như là sự chỉ dẫn

(1) Phải có một đơn vị đo lường chung.

Để tiến đến một kết luận đối với một dự án - ở mọi khía cạnh - cả tích cực

và tiêu cực - phải được thể hiện theo một đơn vị chung Đơn vị chung tiện lợi nhất là tiền tệ Điều này có nghĩa là tất cả những lợi ích và chi phí của một dự

án nên được tính theo giá trị bằng tiền tương đương Một chương trình có thể tạo ra những lợi ích không được biểu hiện trực tiếp bởi đồng tiền, nhưng có một số khoản tiền mà những người nhận được lợi ích sẽ quan tâm đến như những lợi ích của dự án

Trang 25

(2 )Những đánh giá CBA phản ánh những đánh giá của người tiêu dùng và nhà sản xuất được thể hiện qua hành vi thực tế.

Sự đánh giá về lợi ích và chi phí cần phản ánh những ưu tiên được thể hiện thông qua các lựa chọn Ví dụ, những bước cải thiện trong lĩnh vực vận tải thường liên quan đến việc tiết kiệm thời gian Câu hỏi đặt ra là làm thế nào

để xác định giá trị bằng tiền của khoảng thời gian tiết kiệm được Giá trị này không chỉ đơn thuần là giá trị thời gian mà nữhng người lập kế hoạch về việc vận tải cân nhắc hay thậm chí là giá trị thời gian theo đánh giá của công chúng Giá trị thời gian nên được đánh giá theo sự bày tỏ của công chúng thông qua những lựa chọn liên quan đến sự tương xứng giữa thời gian và tiền bạc Nếu mọi người chọn cách đỗ xe gần nơi đến của họ với mức phí 50 cent hay đỗ xe ở xa hơn và phải mất hơn 5 phút để đi bộ, họ luôn lựa chọn chi tiền

và tiết kiệm thời gian, công sức, vì vậy họ đã thể hiện rằng thời gian của họ có giá trị hơn 10 cent 1 phút Nếu không có sự bất đồng giữa hai lựa chọn, họ sẽ cho thấy rằng giá trị thời gian của họ chính xác là 10 cent mỗi phút Phần đặt

ra thách thức lớn nhất trong CBA là tìm những lựa chọn trong quá khứ thể hiện sự tương xứng và tương đương trong những vấn đề ưu tiên Ví dụ, việc đánh giá lợi ích của bầu không khí trong sạch hơn có thể được xây dựng thông qua việc tìm xem người ta trả ít hơn bao nhiêu cho nhà ở tại các khu vực ô nhiễm hơn, đồng thời tương tự về đặc điểm và vị trí nhà ở tại các khu vực ít bị ô nhiễm hơn Nhìn chung, giá trị của môi trường không khí trong lành hơn đối với con người khi được thể hiện qua những lựa chọn nghiêm khắc của thị trường có vẻ thấp hơn mức đánh giá khoa trương về một môi trường không khí trong sạch

(3) Những lợi ích thường được đánh giá bởi sự lựa chọn của thị trường.

Khi người tiêu dùng tiến hành mua ở các mức giá thị trường, họ cho rằng những thứ họ mua ít nhất cũng đem lại lợi ích đối với họ bằng số tiền khi họ

Trang 26

từ bỏ nó Người tiêu dùng sẽ tăng mức tiêu thụ hàng hóa tới một điểm mà tại

đó 1 đơn vị tăng thêm (lợi ích cận biên) cân bằng với chi phí cận biên của đơn

vị đó, theo giá trị thị trường Do đó với bất cứ người tiêu dùng nào mua một lượng hàng hóa nào đó, lợi ích cận biên cân bằng với giá thị trường Lợi ích cận biên sẽ làm giảm khối lượng tiêu thụ vì giá thị trường phải giảm để người tiêu dùng có thể tiêu thụ một khối lượng hàng hóa lớn hơn Mối quan hệ giữa giá thị trường và khối lượng tiêu thụ được gọi là biểu cầu Vì vậy biểu cầu cung cấp thông tin về lợi ích cận biên cần thiết để đặt một giá trị bằng tiền vào một mức gia tăng về tiêu thụ hàng hóa

(4) Tổng lợi ích đối với một mức gia tăng về tiêu thụ là một miền nằm dưới đường cầu.

Sự gia tăng về lợi ích xuất phát từ một sự gia tăng tiêu dùng là tổng lợi ích cận biên nhân với mỗi số tăng thêm trong tiêu dùng Khi số tăng thêm về tiêu dùng được xem như ngày càng nhỏ, tổng tiến dần đến miền nằm dưới đường lợi ích biên Nhưng đường lợi ích biên lại trùng với đường cầu nên mức tăng lợi ích là miền dưới đường cầu Khi mức tăng tiêu dùng nhỏ so với tổng tiêu dùng thì tổng lợi ích được tính một cách gần đúng thông qua giá thị trường của mức tiêu dùng tăng lên, như đã chỉ ra trong một phân tích về phúc lợi, nghĩa là giá thị trường nhân với mức gia tăng tiêu dùng

(5) Một số thước đo lợi ích đòi hỏi sự đánh giá cuộc sống con người.

Đôi khi CBA cần đánh giá lợi ích của việc cứu sống con người Có ác cảm khá lơn trong đại chúng về ý tưởng đặt 1 USD vào cuộc sống con người Các nhà kinh tế nhận ra rằng không thể đầu tư vào tất cả các dự án hứa hẹn cứu vớt một sinh mạng và một số cơ sở hợp lý cần thiết để lựa chọn xem các

dự án nào có thể chấp nhận được và các dự án nào nên loại bỏ Tranh cãi đã lắng dịu khi người ta nhận ra rằng lợi ích của những dự án như vậy đang làm giảm nguy cơ dẫn đến cái chết Có nhiều trường hợp con người tự nguyện

Trang 27

chấp nhận tính chất rủi ro tăng lên để được trả công cao hơn, như trong lĩnh vực khai thác dầu hay than đá, hay tiết kiệm thời gian với tốc độ cao hơn trong việc đi lại bằng ô tô Những sự lựa chọn này có thể có thể được sử dụng

để ước tính chi phí cá nhân mà con người đặt vào tình trạng rủi ro tăng thêm

và ước tính giá trị của rủi ro giảm đối với họ phân tích này tương ứng với việc đặt giá trị kinh tế vào số lượng dự tính những người được cứu sống

(6) Phân tích một dự án nên bao gồm sự so sánh có đối chọi với không có.

Tác động của một dự án là sự khác nhau giữa trạng thái có hoặc không có

dự án trong lĩnh vực nghiên cứu Điều này nghĩa là khi một dự án đang được đánh giá, phân tích phải ước tính không chỉ tình huống đi kèm với dự án mà còn phải tính đến tình huống không có dự án kèm theo

Ví dụ cho thấy tầm quan trọng của việc xem xét các tác động của một dự

án và một sự so sánh có-và-không có Giả sử một dự án tưới tiêu đề xuất để tăng cường sản xuất cotton ở Arizona Nếu Bộ Nông nghiệp Mỹ hạn chế số lượng côtton ở Mỹ bằng một hệ thống hạn ngạch, khi đó việc sản xuất cotton

ở Arizzona có thể được bù đắp thông qua một sự cắt giảm trong hạn ngạch sản xuất cotton đối với Missisippi Do đó tác động của một dự án sản xuất cotton ở Mỹ có thể bằng 0 chứ không ảnh hưởng nhiều đến các kết quả của dựa án

(7) Phân tích chi phí-lợi ích bao gồm một lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt.

Các tác động của một dự án phải được định nghĩa cho một lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt, đó có thể là một thành phố, một bang, quốc gia hay thế giới Trong nhiều ví dụ liên quan đến cotton ở trên, tác động của dự án có thể

là con số 0 với quốc gia nhưng vẫn là giá trị dương với Arizona Bản chất của lĩnh vực nghiên cứu thường được đặc trưng bởi tổ chức đại diện cho phân tích này Rất nhiều ảnh hưởng của một dự án có thể bị "loại bỏ" khỏi một lĩnh vực

Trang 28

nghiên cứu nhưng không vượt khỏi một lĩnh vực nhỏ hơn Việc cụ thể hoá lĩnh vực nghiên cứu có thể tuỳ ý nhưng nó có thể tác động đáng kể đến những kết quả của phân tích này.

(8) Cần phải tránh tính 2 lần lợi ích và chi phí.

Đôi khi tác động của một dự án có thể được đánh giá theo 2 hay nhiều cách Ví dụ, khi một đường cao tốc được nâng cấp làm giảm thời gian đi lại

và nguy cơ bị thương, giá trị tài sản ở các khu vực được sự phục vụ của đường cao tốc sẽ tăng lên Sự tăng thêm về giá trị do dự án này là một hướng

đi tốt, ít nhất về mặt nguyên tắc, để đánh giá những lợi ích của một dự án Nhưng nếu giá trị tài sản gia tăng được đưa vào thì không cần thiết phải đưa vào giá trị thời gian và những cuộc sống được cứu do tu sửa đường cao tốc Giá trị tài sản tăng lên do do những lợi ích của việc tiết kiệm thời gian và rủi

ro giảm Để đưa vào cả mức gia tăng về tài sản, việc tiết kiệm thời gian và giảm rủi ro sẽ bao gồm cả việc tính 2 lần

(9)Tiêu chuẩn quyết định đối với các dự án.

Nếu giá trị hiện tại chiết khấu của lợi ích vượt quá giá trị hiện tại chiết khấu của chi phí thì dự án được coi là đáng đầu tư Nó tương đương với điều kiện lợi ích ròng phải là số dương Điều kiện tương đương khác là chỉ số (giá trị lợi ích hiện tại/giá trị chi phí hiện tại) phải >1

Nếu có nhiều hơn 1 dự án hạn chế lẫn nhau có giá trị hiện tại ròng dương thì phải có sự phân tích xa hơn Từ mô hình dự án hạn chế lẫn nhau, dự án được chọn là dự án có giá trị hiện tại ròng cao nhất

Nếu lượng tiền vốn cần để thực hiện tất cả các dự án có giá trị hiện tại ròng dương ít hơn lượng tiền vốn sẵn có, điều này có nghĩa là tỷ lệ chiết khấu được sử dụng trong việc tính toán các giá trị hiện tại phải được tính toán lại bằng cách sử dụng tỷ lệ chiết khấu cao hơn Có thể lấy một số ví dụ và cho phép sai số để tìm một tỷ lệ chiết khấu để lượng tiền vốn cần cho các dự án có

Trang 29

giá trị hiện tại ròng dương không lớn hơn lượng tiền vốn sẵn có Đôi khi, như một sự thay thế đối với phương thức này, con người cố gắng chọn những dự

án tốt nhất trên cơ sở một sự thay thế đối với phương thức này, chọn những

dự án tốt nhất trên cơ sở một số thước đo như tỷ suất hoàn trả nội bộ hay chỉ

số lợi ích/chi phí Điều này không hợp lý do một vài nguyên nhân

Độ lớn của chỉ số lợi ích/chi phí là một giá trị tuỳ ý do một số chi phí như chi phí hoạt động có thể được khấu trừ từ lợi ích và bởi vậy không được đưa vào tổng chi phí Điều này có thể được thực hiện đối với một số dự án

Việc điều chỉnh lợi ích và chi phí này sẽ không ảnh hưởng đến lợi ích ròng và nó sẽ không làm tăng chỉ số lợi ích/chi phí

2.5 Hạn chế của CBA

2.6.1 Hạn chế về kỹ thuật

Khi thực hiện CBA, về nguyên tắc là ta phải lượng hóa được toàn bộ các giá trị ra tiền tệ Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả các giá trị đều lượng hóa được, đặc biệt là liên quan đến môi trường và xã hội Giải pháp được đưa

(2)Thực hiện phân tích chi phí hiệu quả

Phân tích chi phí hiệu quả được sử dụng trong trường hợp khó xác định

về mặt lợi ích nhưng lại xác định được về mặt chi phí và số lượng

Trang 30

2.6.2 Tính phù hợp của CBA khi ra xem xét các mục tiêu khác mục tiêu hiệu quả

Việc thực hiện CBA mục đích chính là phục vụ cho hoạch định chính sách Tuy nhiên cũng có những trường hợp mà người ta phải so sánh giữa chi phí và lợi ích, không đề cao tính hiệu quả mà hướng tới mục tiêu khác để đạt được ý đồ của người thực hiện chính sách Trường hợp đó rõ ràng người làm CBA phải liệt kê cho được lợi ích, chi phí, những vấn đề liên quan để thỏa mãn được vấn đề hoạch định chính sách Kinh nghiệm cho thấy có 2 phương pháp đảm bảo yêu cầu đặt ra là: phân tích đa mục tiêu và phân tích chỉ chú trọng tới phân phối

(1) Phương pháp phân tích đa mục tiêu

Vấn đề cơ bản trong phân tích đa mục tiêu là phạm trù lựa chọn chính sách cần phải được so sánh với nhau với các giá trị liên quan

Đặc trưng của phương pháp: có 3 điểm cơ bản

- Phải chuyển tất cả các giá trị liên quan của một dự án hay chính sách đến mục tiêu chung, từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể và được sử dụng như là các tiêu chuẩn để xem xét, đánh giá

- Đánh giá từng chính sách lựa chọn, kể cả lúc nguyên trạng đối với từng mục tiêu đặt ra

- Trên thực tế, phân tích đa mục tiêu không có chính sách nào có thể áp đảo được những chính sách khác, nên ta thường chỉ có thể đưa ra những khuyến nghị là nên chọn chính sách nào đó trong số những chính sách đã đưa ra và chọn chính sách đó thì sẽ đạt tới mục tiêu gì, giúp cho người ra quyết định nắm rõ được ý đồ phân tích của người làm CBA

(2) CBA chú trọng tới phân phối

Trang 31

Phân tích chi phí lợi ích thường liên quan đến chính sách, trong đó người

ta quan tâm tới tính bất bình đẳng của xã hội Vì vậy khi thực hiện các chương trình, dự án có tính quốc gia, địa phương, người ta rất chú trọng tới phân phối, khi dự án, chương trình được đưa ra, đảm bảo tính công bằng hơn, hay người ta chú trọng tới phân phối xã hội khi triển khai, thực hiện các dự

án

2.7 Lịch sử áp dụng CBA trên thế giới

CBA có nguồn gốc là các dự án phát triển về sông nước của Hội Kỹ sư Quân đội Hoa Kỳ Năm 1936, Quốc hội thông qua Luật Kiểm soát Lũ bao gồm nội dung: Chính phủ Liên bang nên cải thiện hoặc tham gia vào việc cải thiện các vùng nước ở biển hoặc phụ lưu vì mục đích kiểm soát lũ nếu lợi ích đạt được vượt quá chi phí ước tính” Năm 1950, các nhà kinh tế phát hiện ra rằng Hội đã phát triển một hệ thống phân tích kinh tế dành cho đầu tư công cộng Họ đã cải tiến những phương pháp và việc phân tích chi phí-lợi ích đã được ứng dụng hầu hết các khu vực ra quyết định của nhà nước

Để tăng hiểu biết về phương pháp này, Ngân khố Khối Thịnh vượng chung đã đưa ra mục “Phân tích đầu tư” bổ sung trong tập san Ngân khố và tháng 7/1966 Từ đó CBA đã được ứng dụng vào các chủ đề đa dạng như dự

án pha fluor vào nước (Doessel, 1979), giá trị của khảo sát đất đai (Ban Giám đốc nghiên cứu thuộc Bộ Môi trường, xác định địa điểm xây dựng sân bay (Abelson, 1979), xây dựng đập nước ở khu vực sông (Saddler, Bennett, Reynolds và Smith, 1980), dự án khai thác mỏ trong các công viên quốc gia (Imber, Stevénon và Wilks, 1991), Những phân tích như đánh giá về chương trình trồng cây gỗ mềm vào cuối những năm 1960 và đề án về hệ thống cấp giấy chứng minh cho người dân Úc vào cuối thập niên 1980, cũng

đã được chuẩn bị để sử dụng trong nội bộ các cơ quan chính phủ

Trang 32

Hiện nay CBA được sử dụng rộng rãi, đa dạng và được bổ sung bằng những hướng dẫn cụ thể từ chính quyền các bang và từ các cơ quan khác nhau trong bộ máy chính quyền Các hướng dẫn này gồm có hướng dẫn kỹ thuật về công tác ngân khố của bang New South Wales năm 1988, và tổng quan về phân tích kinh tế cho các nhà kinh tế ở cơ quan bảo tồn và môi trường bang Victoria (Lumley, Mouzakis và Bould, 1990).

Phân tích chi phí-lợi ích vẫn đang phát triển và chưa hoàn thiện Tuy nhiên

nó được sử dụng một cách rộng rãi để giúp chính phủ lựa chọn các phương án phù hợp trong quá trình ra quyết định

CHƯƠNG II: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠM XỬ LÝ

NƯỚC THẢI MỎ THAN CỌC SÁU

Trang 33

I GIỚI THIỆU VỀ THỊ XÃ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH 1.1 Vị trí địa lý

Thị xã Cẩm Phả, toạ độ: 20o58’10’’ - 21o12’ vĩ độ Bắc

107o10’ - 107o23’50’’ kinh độ Đông

Cẩm Phả cách thành phố Hạ Long 30km, phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ, phía Đông giáp huyện Vân Đồn, phía Tây giáp huyện Hoành Bồ, thành phố

Hạ Long, phía Nam giáp vịnh Bắc Bộ Vùng vịnh thuộc thị xã là vịnh Bái Tử Long

Cẩm Phả cách Hà Nội hơn 200 km về phía Đông Bắc

Hình 2.1 Bản đồ vị trí thị xã Cẩm Phả

Trang 34

(Trang web của tỉnh Quảng Ninh www.quangninh.gov.vn)

1.2Điều kiện tự nhiên

1.2.1 Địa hình

Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.623ha Địa hình đồi núi Núi non chiếm 55,4% diện tích (trong đó núi đá chiếm tới 2590ha Núi cao nhất là ở Quang Hanh: núi Đèo Bụt 452m, núi Khe Sím hơn 400m); vùng trung du 16,29%, đồng bằng 15,01% và vùng biển chiếm 13,3% Ngoài biển là hàng trăm hòn đảo nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi

1.2.2 Khí hậu

Cẩm Phả có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 230C, độ

ẩm trung bình 84,6%, lượng mưa hàng năm 2.307mm, mùa đông thường có sương mù

1.2.3 Tài nguyên

- Tài nguyên than đá

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá Tổng tiềm năng ước tính trên

3 tỷ tấn, trữ lượng có thể khai thác 2,5 tỷ tấn (trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh) ở đây, mật độ chứa than trong khối kiến trúc mỏ có

hệ số cao nhất, nhiều vỉa dầy, chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu Ngoài than, antimon ở Khe Chim - Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng ở Quang Hanh đều là những tài nguyên quý

- Tài nguyên đất, nước

Cẩm Phả có ít đất nông nghiệp: 1.196ha, trong đó đất trồng rau mầu và cấy lúa 434 ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315 ha Đất lâm nghiệp khá rộng, 13.504 ha, trong đó rừng tự nhiên 12.094 ha, xưa có nhiều lâm sản nay rừng đã suy kiệt, đất có rừng trồng 1.410 ha Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50 km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt ven bờ, sản lượng thấp, đang đóng thêm tầu có công suất lớn để đánh cá tuyến khơi

Trang 35

- Tài nguyên Du lịch

Đền Cửa Ông mở hội vào tháng Giêng, hàng năm thu hút hàng vạn khách tham quan, chiêm bái Cẩm Phả còn có nhiều cảnh đẹp Động Hang Hanh có cửa vào từ vịnh đi thuyền suốt lòng núi chưa được khai thác Gần đây ở khu đảo Vũng Đục phát hiện những hang động kỳ thú Ngoài Hòn Hai - Đảo Nêm trong vịnh Bái Tử Long đã hình thành một khu nghỉ ngơi của công nhân mỏ Cẩm Phả còn có đảo Rều, một cơ sở nuôi thả hàng nghìn con khỉ vừa là nguồn nguyên liệu cho y dược vừa là một địa chỉ tham quan rất hấp dẫn

1.3 Hiện trạng kinh tế - xã hội:

1.3.1 Kinh tế:

Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế như du lịch, công nghiệp khai thác chế biến than, cơ khí, chế tạo máy , công nghiệp đóng tàu và đặc biệt có cảng than Cửa Ông tiếp nhận tàu trọng tải hàng vạn tấn Cẩm Phả

có vùng núi đá vôi rộng lớn, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho việc phát triển các ngành sản xuất xi măng, nhiệt điện và vật liệu xây dựng

Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng phát triển kinh tế: khai thác than, sản xuất điện, xi-măng, sản xuất vật liệu xây dựng, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ,

xe tải nặng, thương mại dịch vụ, du lịch biển

Tài nguyên lớn nhất ở Cẩm Phả là than đá Tổng tiềm năng ước tính trên

3 tỷ tấn trong tổng số 8,4 tỷ tấn trữ lượng than Quảng Ninh Chất lượng than tốt, tiện đường chuyên chở ra cảng nước sâu Ngoài than, antimon ở Khe Sim- Dương Huy, đá vôi ở Quang Hanh, nước khoáng đều là những tài nguyên quí hiếm Chính vì vậy mà kinh tế chủ yếu ở thị xã Cẩm Phả là sản xuất than Ðây

là trung tâm sản xuất than của Quảng Ninh và của cả nước Ngoài các mỏ than lớn như Cọc Sáu, Ðèo Nai, Cao Sơn, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy, Thống Nhất còn có những nhà máy cơ khí lớn, nhà máy sàng tuyển than

và bến cảng, công ty địa chất và các xí nghiệp xây lắp, vận tải Trong tương

Trang 36

lai Thị xã Cẩm Phả sẽ trở hành một khu công nghiệp điện Tổng công suất đạt trên 3.000 MW Hiện nay, Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (khu vực Cầu 20, phường Cẩm Thịnh) có công suất 300 MW đã được xây dựng từ năm 2006 và đến tháng 4 năm 2009 sẽ phát điện Tiếp theo là Dự án Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 2 có công suất tưong đương trên cơ sở mở rộng Nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả đã được khởi công xây dựng vào cuối năm 2007 Ngoài ra, tại phường Mông Dương sẽ xây dựng 02 nhà máy điện khác có tổng công suất 2400MW, tại Phường Cẩm Thịnh sẽ có dự án Nhà máy điện Cẩm Thịnh với công suất 400MW-450MW.

Nhà máy xi măng Cẩm Phả được xây dựng tại Km6, đây là nhà máy có công suất lớn nhất trong nước hiện nay Nhà máy này sẽ sản xuất Clanh ke phục vụ sản xuất xi măng tại Cẩm Phả và tại Vũng Tàu để phục vụ nhu cầu xây dựng trong nước

Các Nhà máy Chế tạo thiết bị điện, Cơ khí trung tâm và Nhà máy chế tạo máy than Việt Nam là các trung tâm cơ khí sản xuất, sửa chữa thiết bị phục

vụ cho ngành than và công nghiệp chung cho cả nước Cảng Cửa Ông là cảng nước sâu và có thể tiếp nhận các tàu có sức chứa 5-7 vạn tấn vào cảng tiếp nhận hàng Ngoài biển, Cẩm Phả còn có cảng nổi như Hòn Nét, là điểm bốc rót hàng triệu tấn than hàng năm phục vụ cho xuất khẩu Ngoài ra còn có các cảng lẻ như Km6, 10-10, Đá Bàn, Khe dây, Cẩm Y cũng là các cảng lẻ phục

vụ cho việc bốc rót than cho nội địa và vật liệu xây dựng như cát, đá, xi măng

Thị xã Cẩm Phả còn có đất nông nghiệp khoảng 1.196ha, trong đó đất trồng rau màu và cấy lúa 434ha, đất có mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản 315ha Cẩm Phả có 2 khu đất làm muối nhưng nay chỉ còn một khu và ngày càng thu hẹp Ðất lâm nghiệp khá rộng, trong đó rừng tự nhiên 12.094 Xưa

Trang 37

có nhiều lâm sản nay rừng đã kiệt quệ Cẩm Phả có nghề khai thác hải sản với hơn 50km bờ biển, nhưng chủ yếu là đánh bắt trong bờ, sản lượng thấp.

Thị xã Cẩm Phả còn có các khu du lịch đa năng Bến Do (phường Cẩm Trung), khu công viên văn hóa "Cao Sơn Lưu Thuỷ" (phường Cẩm Sơn), khu

di tích Bến Đục (phường Cẩm Đông), khu đền Trần Quốc Tảng (Phường Cửa Ông) các khu du lịch này phục vụ nhu cầu của người dân địa phưong và khách thập phương Tiềm năng du lịch biển đảo của Cẩm Phả chưa được khai thác tốt Vịnh Bái Tử Long là một Vịnh rất đẹp, nó có đặc điểm và cấu tạo địa chất, địa hình như Vịnh Hạ Long Hai Vịnh này nằm cạnh nhau và chỉ chia ranh giới theo bản đồ hành chính Song Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Vịnh Bái Tử Long thì ngay trong nước cũng đã ít người biết tên Mùa hè, người dân và những người công nhân trong vùng thường có các chuyến đi thăm quan các hang động castơ, núi đá, đảo rồi tắm biển và nghỉ ngơi trên những hòn đảo nằm trên Vịnh Bái Tử Long

1.3.2 Xã hội

- Dân cư

Về dân cư, Cẩm Phả có số dân 150.504 người (1-4-1999), xấp xỉ thành phố Hạ Long, hầu hết là người Kinh (95,2%), còn lại đáng kể là người Sán Dìu (3,9%) Người các dân tộc khác sống xen kẽ rải rác khó phân biệt Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có gốc từ vùng đồng bắc Bắc Bộ Dân số Cẩm Phả luôn có một tỷ lệ không bình thường là nam đông hơn nữ (59% và 47%)

- Lịch sử - văn hóa:

Trong lịch sử, Cẩm Phả là vùng cửa ngõ hiểm yếu ghi dấu ấn nhiều chiến công giữ nước Thời kỳ chống xâm lược phương Bắc, chiến công đánh đuổi giặc của Hoàng Cần và sứ mệnh trấn ải của Hưng Nhượng vương Trần Quốc

Trang 38

Tảng vẫn được truyền tụng như những huyền thoại Cửa Suốt trở thành cửa Ðức Ông và sau thành tên Cửa Ông là vì vậy

Ðến thời Pháp xâm lược, được sự chỉ huy của Chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng Ðồng chí hội- tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản, phong trào công nhân diễn ra mạnh mẽ: xuất bản tờ báo Than, ngày 7 tháng 11 năm

1929 đã tổ chức kỷ niệm Cách mạng tháng 10 Nga Cờ đỏ búa liềm được đảng viên Ngô Huy Tăng treo trên đỉnh cầu trục số 1 cảng Cửa Ông gây chấn động Ðỉnh cao nhất của phong trào công nhân vùng mỏ là cuộc tổng đình công của hơn ba vạn thợ mỏ vào tháng 11 năm 1936, khởi đầu từ Cẩm Phả Sau 8 ngày đoàn kết kiên cường chiến đấu, thợ mỏ Cẩm Phả buộc bọn chủ mỏ chịu nhượng bộ tăng lương, giảm giờ làm Thắng lợi từ Cẩm Phả đã bùng lên cuộc đình công ở Hòn Gai rồi lan sang các hầm mỏ toàn tỉnh

Trong cách mạng tháng Tám, quân Pháp quay lại chiếm đóng, công nhân

mỏ Cẩm Phả vừa đấu tranh chống phá việc vơ vét tài nguyên và vừa tiến hành chiến tranh du kích tiêu diệt địch Ngày 22 tháng 4 năm 1955, người lính Pháp cuối cùng rút khỏi Cửa Ông và thị xã Cẩm Phả được hoàn toàn giải phóng Trong hai lần Mỹ dùng máy bay bắn phá miền Bắc thì thị xã Cẩm Phả

và đặc biệt nhất là Cửa Ông bị máy bay Mỹ huỷ diệt Bởi đây là khu vực có cảng biển và là khu cơ sở công nghiệp của đất nước

II GIỚI THIỆU VỀ MỎ THAN CỌC SÁU

2.1 Vị trí địa lý

Mỏ than Cọc Sáu là một trong những mỏ lộ thiên lớn nhất, nằm ở phía Đông Bắc thị xã Cẩm Phả, thuộc khu vực khai thác than của vùng Cẩm Phả

- Phía Bắc là khai trường khu Quyết Thắng (mỏ Bắc Quảng Lợi)

- Phía Tây Bắc là khai trường mỏ Cao Sơn và mỏ Bắc Quảng Lợi

- Phía Tây là khai trường mỏ Đèo Nai

- Phía Tây Nam là thị xã Cẩm Phả cách khoảng 6km

Trang 39

- Phía Nam là khu công nhân mỏ cách khoảng 2km.

- Phía Đông là đường quốc lộ 18A Cửa Ông - Mông Dương

Khu vực này liên hệ với các vùng khác bằng đường quốc lộ 18A và tuyến đường sắt Thống Nhất - Cọc Sáu - Cửa Ông, ngoài ra trong mỏ còn có đường

ô tô nối mạng với đường vận tải trong khu vực

2.2 Điều kiện tự nhiên

2.2.1 Địa hình

Khu mỏ Cọc Sáu nằm trong khu vực có địa hình nguyên thuỷ khá cao với dãy núi Quảng Lợi ở phía Đông có đỉnh cao trên 350m Phía Tây là dãy núi kéo dài từ Đèo Nai sang với độ cao trên 150m Phía Bắc và phía Nam địa hình thấp hơn, độ cao địa hình ở dãy cao từ 70 đến 100m Đặc điểm chung của địa hình khu vực hiện nay là địa hình có dạng lòng chảo, thấp dần từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và bị phân cắt bởi các công trường khai thác, các bãi thải và các tuyến đường mỏ hình thành

Hiện nay, do quá trình khai thác lộ thiên, làm cho địa hình nguyên thuỷ bị biến đổi hoàn toàn Địa hình mỏ hiện nay được thay thế bằng các moong, các tầng đất đá và các bãi thải

2.2.2 Điều kiện khí tượng

Khu mỏ Cọc Sáu nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng

4 năm sau Mưa thường lớn nhất vào tháng 7, 8 hàng năm Sau đây là các thông số đáng lưu ý về lượng mưa:

- Vũ lượng lớn nhất trong ngày là 324 mm (ngày 11/7/1960)

- Vũ lượng lớn nhất trong tháng là 1089,3mm(tháng 8/1968)

- Vũ lượng lớn nhất trong mùa mưa là 2850,8mm(1960)

- Số ngày mưa nhiều nhất trong mùa mưa là 103mm(năm 1960)

Trang 40

- Vũ lượng lớn nhất trong một năm là 3076mm(năm 1966).

- Số ngày mưa nhiều nhất trong 1 năm là 151 ngày

Vào mùa khô nhiệt độ thay đổi từ 9 - 180C, trung bình là 150C; Vào mùa mưa nhiệt độ cao hơn so với mùa khô, từ 23 - 370C và trung bình là 270C Độ

ẩm tương đối trung bình năm là 65 - 67%

2.2.3 Chế độ thủy văn

a Nước mặt

Qua nhiều năm khai thác, địa hình bề mặt nguyên thuỷ đã biến đổi hoàn toàn Địa hình mỏ hiện tại bao gồm các tầng đất đá, moong và bãi thải Phía Đông mỏ có địa hình cao với độ cao +350m Đáy mỏ hiện nay đã xuống đến mức - 150m (khu vực đáy moong Tả Ngạn)

Mỏ Cọc Sáu là mỏ lộ thiên lớn, lưu vực rộng, lại đang khai thác xuống sâu, dự kiến kết thúc khai thác lộ thiên, đáy mỏ sẽ có cốt cao - 375m Vì vậy, yếu tố địa chất thuỷ văn nói chung và yếu tố nước mưa nói riêng có tác động rất lớn đến công tác mỏ

Hiện nay, hệ thống dòng chảy mặt trong mỏ bao gồm hệ thống các mương rãnh, lò thoát nước như sau:

- Mương +180 phía Đông đón nước ở phía Đông khu Thắng Lợi đổ vào suối rồi tiêu thoát ra biển

- Mương +90 phía Đông đón nước ở phía Đông từ mức +90 đến +165 rồi chảy về phía Nam và tiêu thoát ra biển

- Mương +30 phía Đông đón nước từ mức +30 đến +90 ở phía Đông, chảy qua lò thoát nước mức +28 số 2 rồi đổ vào suối Hoá Chất thoát ra biển

- Mương +90 phía Tây đón nước từ mức +90 trở lên ở phía Tây và một phần nước từ Đèo Nai chảy sang rồi qua cống P3 (2φ1500) và thoát về phía Nam qua mương ra biển

Ngày đăng: 06/12/2012, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS.TS.NGƯT. Bùi Xuân Phong , Quản trị dự án đầu tư, Học viện Công nghệ Bưu chĩnh Viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị dự án đầu tư
2. Phùng Thanh Bình, bài giảng “Phân tích chi phí lợi ích”, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí lợi ích
3. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó viện trường Viện Chiến lược của Bộ Tài nguyên và Môi trường, bài giảng “Phân tích chi phí lợi ích” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích chi phí lợi ích
4. J.A.Sinden và D.J.Thampapilai, Nhập môn phân tích chi phí lợi ích, Đại học New England, Australia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn phân tích chi phí lợi ích
6. Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger ,Thẩm định đầu tư phát triển, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thẩm định đầu tư phát triển
8. Glenn P. Jenkins & Arnold C. Harberger , tài liệu “Các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các tiêu chuẩn để đánh giá đầu tư
5. Allen S. Bellas và Richard O. Zerbe, Giới Thiệu Phân Tích Chi Phí và Lợi Ích Khác
7. Thayer Watkins , Giới thiệu về Sự Phân tích Chi phí - Lợi ích (Cost- Benefit Analysis) Khác
9. Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam, Thuyết minh dự án đầu tư xây dựng trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu, 2008 Khác
11. Trang web của tỉnh Quảng Ninh www.quangninh.gov.vn Khác
13. Trang web của mỏ than Cọc Sáu www.cocsau.com Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU STT                             Tên bảng  - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
n bảng (Trang 2)
2.2 Một số hình ảnh sản xuất của mỏ 48 - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
2.2 Một số hình ảnh sản xuất của mỏ 48 (Trang 4)
Hình 2.1 Bản đồ vị trí thị xã Cẩm Phả - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Hình 2.1 Bản đồ vị trí thị xã Cẩm Phả (Trang 33)
Bảng2.1 Các thông số cơ bản của các mương và lò thoát nước ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 2.1 Các thông số cơ bản của các mương và lò thoát nước ( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) (Trang 41)
Hình 2.2 Một số hình ảnh hoạt động sản xuất của mỏ - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Hình 2.2 Một số hình ảnh hoạt động sản xuất của mỏ (Trang 44)
Bảng2.2 Tọa độ công trình - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 2.2 Tọa độ công trình (Trang 48)
b. Các công trình xây dựng - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
b. Các công trình xây dựng (Trang 53)
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nướcthải - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nướcthải (Trang 59)
Hình 2.5  Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải (Trang 59)
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật trạm xử lý nướcthải - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 2.5 Thông số kỹ thuật trạm xử lý nướcthải (Trang 62)
Bảng 3.2 Tổng hợp vốn lắp đặt và thiết bị - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.2 Tổng hợp vốn lắp đặt và thiết bị (Trang 68)
Bảng 3.3 Tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.3 Tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (Trang 69)
12.718.928 13.990.821 4Thẩm tra dự toán  - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
12.718.928 13.990.821 4Thẩm tra dự toán (Trang 70)
Bảng 3.4 Tổng hợp các khoản chi phí khác - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.4 Tổng hợp các khoản chi phí khác (Trang 70)
Bảng 3.5 Tổng hợp chi phí đền bù giải phóng mặtbằng - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.5 Tổng hợp chi phí đền bù giải phóng mặtbằng (Trang 71)
**Tổng hợp các kết quả trên ta có bảng biểu sau - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
ng hợp các kết quả trên ta có bảng biểu sau (Trang 72)
Bảng 3.7 Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nướcthải - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.7 Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nướcthải (Trang 74)
Bảng 3.7  Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nước thải - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.7 Số lượng và trình độ lao động vận hành trạm xử lý nước thải (Trang 74)
Bảng 3.8 Tổng hợp chi phí vận hành công trình - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.8 Tổng hợp chi phí vận hành công trình (Trang 75)
Bảng 3.10 Mức thu phí đối với nướcthải tính theo chất gây ô nhiễm - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.10 Mức thu phí đối với nướcthải tính theo chất gây ô nhiễm (Trang 77)
Bảng 3.10  Mức thu phí đối với nước thải tính theo chất gây ô nhiễm - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.10 Mức thu phí đối với nước thải tính theo chất gây ô nhiễm (Trang 77)
Bảng 3.12 Chất lượng nước sau xử lý - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.12 Chất lượng nước sau xử lý (Trang 78)
Bảng 3.14 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.14 Phân tích độ nhạy với sự thay đổi của tỷ lệ chiết khấu (Trang 80)
Bảng 3.15 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.15 Phân tích độ nhạy khi giá bán nước thay đổi (Trang 81)
Hình 3.2 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo giá nước - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Hình 3.2 Sơ đồ biểu diễn sự biến thiên của NPV theo giá nước (Trang 82)
Bảng 3.16 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước của các hộ thay đổi - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng 3.16 Phân tích độ nhạy khi nhu cầu mua nước của các hộ thay đổi (Trang 83)
IV. Bảng tính toán các chỉ tiêu - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng t ính toán các chỉ tiêu (Trang 100)
IV. Bảng tính toán các chỉ tiêu - Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu
Bảng t ính toán các chỉ tiêu (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w