Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang
Trang 1LỜI CAM ĐOAN 11
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Đánh giá hiệu quả dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 12
1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư 12
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư 12
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan 12
1.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư 12
1.1.2.Phân loại dự án đầu tư 13
1.1.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất: 13
1.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội: 13
1.1.2.3 Theo các giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất: 13
1.1.3 Sự khác nhau giữa dự án đầu tư kinh tế và dự án đầu tư môi trường 14
1.2 Đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường 14
1.2.1 Khái niệm đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường 14
1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường 15
1.2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường 16
1.2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế 17
1.2.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội 17
1.2.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường 19
1.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án 19
1.2.4.1 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh kinh tế- xã hội 19
Trang 21.2.4.2 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh môi trường 20
1.3 Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 21
1.3.1 Cơ sở để thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường dự án là phương pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analys- CBA) 21
1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) 23
1.3.2.1 Khái niệm 23
1.3.2.2 Quy trình tiến hành phân tích chi phí lợi ích 23
Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang 28
2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang.28 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
2.1.1.1 Vị trí địa lý 28
2.1.1.2 Đặc điểm đia hình và diện tích 28
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 29
2.1.1.4 Điều kiện thủy văn 30
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 30
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 30
2.1.2.2 Điều kiện hạ tầng xã hội 35
Các vấn đề về lao động, việc làm 35
2.2 Hiện trạng khu vực thực hiện dự án 40
2.2.1 Hiện trạng thoát nước 40
2.2.1.1 Tổ chức thoát nước 40
Trang 32.2.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa 40
2.2.1.3 Hiện trạng ngập lụt 43
2.2.1.4 Hiện trạng thoát nước bẩn 44
2.2.1.5 Hiện trạng sông thoát nước và lưu vực thoát nước 46
2.2.2 Hiện trạng vệ sinh môi trường 47
2.2.2.1 Nhà vệ sinh 47
2.2.2.2 Hiện trạng thu gom chất thải rắn 48
2.3 Giới thiệu chung về dự án 50
2.3.1 Thông tin khái quát về dự án 50
2.3.2 Mục tiêu của dự án 50
2.3.3 Phạm vi nghiên cứu của dự án 52
2.3.4 Nguồn vốn của dự án 54
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang 55
3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội Dự án xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải 55
3.1.1 Một số giả thiết 55
3.1.2 Xác dịnh các chi phí và lợi ích của dự án 55
3.1.2.1 Xác định các dòng chi phí (C) của dự án bao gồm: 55
3.1.2.2 Xác định các dòng lợi ích của dự án (B) bao gồm: 59
3.1.3 Đánh giá các chi phí và lợi ích của dự án 64
3.1.3.1 Các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích 64
3.1.3.2 Đánh giá các chi phí của dự án 66
3.1.3.3 Đánh giá các lợi ích của dự án 72
Trang 43.1.4 Tính toán các chỉ tiêu 79
3.1.5 Phân tích độ nhạy 84
3.1.6 Kết luận 87
3.2 Đề xuất các kiến nghị và giải pháp 87
3.2.1 Các kiến nghị 87
3.2.2 Đề xuất các giải pháp 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
I Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ
Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi phí di dân và giải phóng mặt bằng
Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình
Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm
Bảng 3.4: Bảng liệt kê các phương pháp đánh giá chi phí- lợi ích
Bảng 3.5: Bảng chi phí di dân và giải phóng mặt bằng của dự án
Bảng 3.6: Bảng chi phí xây dựng các hạng mục công trình
Bảng 3.7: Chi phí vận hành vào bảo dưỡng hàng năm
Bảng 3.8: Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh khi hệ thống thoát nước và
xử lý nước thải đi vào hoạt động
Bảng 3.10: Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải
Bảng 3.11: Bảng tính toán các chi tiêu kinh tế
Trang 6Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm 2006Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang năm 2008
Hình 2.5: Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã Hà Giang năm 2008
Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang
Hình 2.7: Sơ đồ thoát nước thải hiện trạng ở thị xã Hà Giang
Hình 2.8: Biểu đồ tình trạng nhà vệ sinh tại thị xã Hà Giang năm 2008Hình 3.1: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của r
Hình 3.2: Biểu đồ phân tích độ nhạy với sự thay đổi của chi phí đầu tư banđầu
Trang 7LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, trên thế giới, hàng ngày có tới 6.000 trẻ em bị tử vong do cácbệnh tiêu chảy; khoảng 1 tỷ dân mà chủ yếu là trẻ em bị nhiễm bệnh do giun haysuy dinh dưỡng và nghèo đói Tình trạng thiếu nước hay hạn hán ở nhiều nơi,nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tật và tửvong ở người Dự báo đến năm 2030, hơn một nửa dân số thế giới sẽ sống trongcảnh thiếu nước Có thể nói, vệ sinh môi trường đang là một trong những mốiquan tâm hàng đầu của những nhà quản lý môi trường đô thị trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam Hiện tại, một số lượng lớn người dân trên thế giới, nhất là ở cácnước đang phát triển, vẫn chưa được đảm bảo những điều kiện cấp nước, vệ sinh,thoát nước và xử lý chất thải một cách đầy đủ Và Việt Nam cũng không phải làmột ngoại lệ, nhất là khi mà do sự phát triển không đồng đều của hệ thống hạtầng cơ sở kỹ thuật đang không chỉ gây ra rất nhiều những vấn đề bất cập trongquy hoạch mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất cân đối trong việc giữ gìn vàlàm sạch cảnh quan môi trường đô thị, là một trong những yếu tố gây cản trở sựphát triển của nền kinh tế, cản trở quá trình hội nhập của đất nước
Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai nhưng cho đến nay, thị xã
Hà Giang chưa từng được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trườngnhằm cải thiện hay nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nơi đây Bên
Trang 8cạnh đó, việc không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lýrác thải cũng đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn tới môi trường và cảnh quancủa thị xã, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầmtầng mạch nông Đặc biệt hơn nữa, khi sông Lô lại chính là một trong nhữngcon sông cung cấp nguồn nước cho nhà máy nước sạch thị xã Hà Giang ; là nơiđầu nguồn nên sẽ gây ra những ảnh hưởng đáng kể không chỉ cho khu vực này
mà còn tới các vùng miền xuôi và hạ lưu Tình trạng này đã đặt ra những nguy
cơ lớn cùng những vấn đề bất cập trong việc bảo vệ sức khỏe người dân địaphương, hạn chế sự phát triển của các hoạt động kinh tế, xã hội, du lịch trong đôthị Điều này cho thấy, việc xây dựng một hệ thống thoát nước và xử lý nướcthải ở Thị xã Hà Giang- Tỉnh Hà Giang là đòi hỏi cũng như một yêu cầu cấpthiết, nó sẽ đáp ứng cũng như đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tếcủa khu đô thị trong tương lai Vì thế tôi đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tậptốt nghiệp của mình là: “Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ
với mong muốn có thể mang đến một cái nhìn toàn diện hơn cho quan điểm vừaphát triển kinh tế đồng thời cũng tiến hành công tác bảo vệ môi trường
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu dự án được thực hiện trên một
khu vực rộng lớn bao gồm toàn bộ thị xã Hà Giang (cả khu trung tâm và vùng lân cận) với diện tích gần 134.04 Km2
Phương pháp nghiên cứu: Phân tích chi phí lợi ích.
Kết cấu của đề tài:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về việc xử lý nước thải và nâng cao chấtlượng cuộc sống
Trang 9Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử
lý nước thải thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang
Chương III: Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội Dự án xây dựng hệ thốngthoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà Giang tỉnh Hà Giang
Chương I: Những vấn đề cơ bản về Đánh giá hiệu quả dự án xây
dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải
1.1 Lý luận chung về dự án đầu tư
1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư
1.1.1.1 Các khái niệm liên quan
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt độngnhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trongtương lai Các nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động
và trí tuệ Đầu tư có thể được chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp:
- Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp thamgia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoạch đầu tư
- Đầu tư gián tiếp: là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trựctiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vận hành kế hoạchđầu tư
Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp Hoạt động đầu tưnày nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất và kinh doanh dịch vụ vàsinh hoạt đời sống của xã hội
Trang 101.1.1.2 Khái niệm về dự án đầu tư
Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày mộtcách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạtđược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai
Xét trên góc độ kế hoạch hóa: Dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kếhoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế
xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ
Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụngvốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thờigian dài
Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động với các chiphí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địađiểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất địnhnhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai
1.1.2.Phân loại dự án đầu tư
1.1.2.1 Theo cơ cấu tái sản xuất:
- Dự án đầu tư theo chiều rộng: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thựchiện và hoàn vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểm cao
- Dự án đầu tư theo chiều sâu: Dự án đòi hỏi khối lượng vốn ít hơn, thời gianthực hiện đầu tư và hoàn vốn không lâu, độ mạo hiểm thấp
1.1.2.2 Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội:
- Dự án phát triển sản xuất kinh doanh
- Dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
- Dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Trang 111.1.2.3 Theo các giai đoạn hoạt động của dự án đầu tư trong quá trình sản xuất:
- Dự án đầu tư thương mại: là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư vàhoạt động của các kết quả đầu để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất địnhkhông cao lại dễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao
- Dự án đầu tư sản xuất là loại dự án đầu tư có thời hạn hoạt động dài, vốn đầu tưlớn, việc thu hồi vốn chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tínhchất kỹ thuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất động trong tương laikhông thể dự đoán hết được và dự đoán không chính xác
1.1.3 Sự khác nhau giữa dự án đầu tư kinh tế và dự án đầu tư môi trường
Dự án đầu tư kinh tế: là dự án được tiến hành nhằm duy trì và tạo ra nănglực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt đời sống của xã hội Các
dự án đầu tư kinh tế thường phải có các giá trị về phân tích tài chính lớn, nếutrong trường hợp lợi nhuận ròng của dự án mà nhỏ thì sẽ không được thực hiện
Dự án đầu tư bảo vệ môi trường: là dự án đầu tư phát triển, thể hiện kếhoạch chi tiết công cuộc đầu tư bảo vệ môi trường, làm tiền đề cho các quyếtđịnh đầu tư và tài trợ
Khác với các dự án đầu tư phát triển kinh tế chủ yếu mang tính chất tưnhân, việc tiến hành đầu tư nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các công ty hay doanhnghiệp; các dự án đầu tư bảo vệ môi trường lại là những dự án mang tính chấtphúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồng nên các giá trị về phân tích tài chínhhoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trị cao, tuy nhiên nó lại có những đónggóp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dâncư; vì thế người ta vẫn tiến hành đầu tư phát triển nhưng đồng thời cần phải đánh
Trang 12giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có thể xác định được những ưu đãi đốivới việc xây dựng và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát triển nhấtđịnh của nền kinh tế.
1.2 Đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường
1.2.1 Khái niệm đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư môi trường
Đánh giá hiệu quả dự án của một dự án đầu tư môi trường là việc so sánh,đánh giá một cách có hệ thống giữa những chi phí và các lợi ích của dự án đemlại cho nền kinh tế, sự phát triển của xã hội và công cuộc bảo vệ môi trường trênquan điểm của toàn bộ nền kinh tế và toàn xã hội
Đánh giá hiệu quả dự án hay phân tích kinh tế- xã hội- môi trường dự ánđầu tư nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bảncủa nền kinh tế, bảo vệ môi trường và phúc lợi xã hội Để nói lên hiệu quả củalợi ích kinh tế- xã hội- môi trường mà dự án mang lại, cần phải tiến hành so sánhgiữa lợi ích mà nền kinh tế và toàn xã hội thu được với những chi phí xã hội đã
bỏ ra hay là sự đóng góp của xã hội khi thực hiện dự án
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối vớiviệc thực hiện các mục tiêu chung của nền kinh tế và toàn xã hội Những sự đápứng này có thể mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triểnkinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương, chính sách của nhà nước…
Chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự án đầu tư được thực hiện baogồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hộidành cho đầu tư thay vì sử dụng vào các công việc khác trong tương lai
1.2.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường
Trang 13Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội- môi trường của dự án đầu tư là mộttrong những nội dung trong quá trình lập và thẩm định dự án đầu tư Việc phântích này có tác dụng không chỉ đối với nhà đầu tư mà còn có ý nghĩa đối với cơquan có thẩm quyền của nhà nước và các định chế tài chính.
Đối với các nhà đầu tư: Phân tích khía cạnh kinh tế- xã hội- môi trường làcăn cứ chủ yếu để nhà đầu tư thuyết phục các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận
dự án và thuyết phục tài trợ vốn từ các định chế tài chính
Đối với nhà nước: Đây là căn cứ quan trọng để quyết định có cho phépđầu tư hay không Đối với các nhà đầu tư, mục tiêu chủ yếu của họ là đạt đượclợi nhuận cao nhất, khả năng sinh lợi do một dự án nào đó mang lại chính làthước đo chủ yếu và là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn Song, đối vớinhà nước, trên phương diện của một quốc gia thì lợi ích kinh tế- xã hội- môitrường mà dự án mang lại chính là căn cứ để xem xét và cho phép đầu tư Một
dự án sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn nếu nó thực sự có đóng góp cho nền kinh
tế và xã hội cũng như đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế
xã hội và bảo vệ môi trường
Đối với các định chế tài chính: đây là căn cứ quan trọng để họ quyết định
có tài trợ vốn hay không Một dự án khi chứng minh được một cách chắc chắnrằng sẽ mang lại các lợi ích cho nền kinh tế- xã hội- môi trường thì sẽ nhận được
sự tài trợ của các định chế tài chính quốc gia cũng như các định chế tài chínhquốc tế
Đặc biệt, đối với các dự án đầu tư bảo vệ môi trường thì việc đánh giá,xem xét các khía cạnh về hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án lại càngcần thiết và có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng Các dự án đầu tư bảo vệ môi
Trang 14trường là những dự án mang tính chất phúc lợi và phục vụ chung cho cộng đồngnên các giá trị về phân tích tài chính hoặc là lỗ, hoặc sẽ không đạt được giá trịcao, tuy nhiên nó lại có những đóng góp lớn vào việc cải thiện và nâng cao chấtlượng cuộc sống của cộng đồng dân cư; vì thế người ta cần phải tiến hành đánhgiá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án để có những ưu đãi đối với việc xây dựng
và phát triển dự án đó trong những giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế
1.2.3 Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả dự án đầu tư môi trường
Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội phải đảm bảo rằng khi một
dự án đầu tư chứng minh được rằng sẽ đem lại cho xã hội một lợi ích lớn hơn cáigiá mà xã hội phải trả đồng thời đáp ứng được những mục tiêu cơ bản trong giaiđoạn phát triển nhất định thì dự án mới xứng đáng hưởng những ưu đãi mà nềnkinh tế đã dành cho nó Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội của dự ánđầu tư được thể hiện qua:
1.2.3.1 Hiệu quả về mặt kinh tế
- Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống của dâncư: được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốcdân, mức gia tăng tích lũy vốn, tốc độ phát triển
- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Tiết kiệm và tăng nguồn thu ngoại tệ sởhữu nhằm hạn chế dần sự phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài và tạo nên cán cânthanh toán hợp lý là hết sức cần thiết nhất là đối với các nước đang phát triểnnhư nước ta Vì vậy đây cũng là một chỉ tiêu rất đáng quan tâm khi phân tíchmột dự án đầu tư Để tính được chỉ tiêu này phải tính ra được tổng số ngoại tệtiết kiệm và thu được, sau đó trừ đi tổng phí tổn về ngoại tệ trong quá trình triểnkhai dự án
Trang 15- Tăng thu cho ngân sách: Nguồn ngân sách được sử dụng chủ yếu vớimục đích đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, xây dựng cơ sở
hạ tầng, trợ giúp các ngành vì lợi ích chung của toàn xã hội và cần thiết phải pháttriển, do đó mà dự án đầu tư nào càng đóng góp nhiều cho ngân sách nhà nướcthông qua các loại thuế và các hình thức thu khác thì hiệu quả của nó càng lớnkhi xét về lợi ích kinh tế- xã hội mà nó thu được Để xem xét chỉ tiêu này, ta cóthể sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ đóng góp vào ngân sách trên tổng vốn đầu tư
1.2.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội
- Tác động đến phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Đây là một chỉtiêu quan trọng, nó giúp đánh giá sự đóng góp của dự án vào việc thực hiện mụctiêu phân phối và xác định những tác động của dự án đến quá trình điều tiết thunhập theo nhóm dân cư và theo vùng lãnh thổ Thực chất của chỉ tiêu này là xemxét xem phần giá trị tăng thêm của dự án và các dự án liên quan sẽ được phânphối cho các nhóm đối tượng khác nhau (bao gồm: người làm công ăn lương,người hưởng lợi nhuận, nhà nước) hoặc giữa các vùng lãnh thổ như thế nào, cóđáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế xã hôi trong những giai đoạn nhất địnhhay không
- Ảnh hưởng lan tỏa: Do xu hướng phát triển của phân công lao động xãhội mà mối liên hệ giữa các ngành nghề, các vùng miền trong nền kinh tế ngàycàng được liên kết và gắn bó một cách chặt chẽ Vì vậy lợi ích kinh tế xã hội củamột dự án không chỉ đóng góp cho bản thân ngành được đầu tư mà còn tạo raảnh hưởng lan truyền thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề khác Tuy nhiênảnh hưởng dây chuyền này không chỉ đem lại những tác động tích cực mà trong
Trang 16một số trường hợp nó cũng gây ra những tác động tiêu cực Vì vậy khi phân tíchhiệu quả của một dự án cần tính đến cả hai yếu tố này.
- Những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và kếtcấu hạ tầng: Có những dự án mà ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế và
xã hội của địa phương là rất rõ rệt Đặc biệt là đối với các dự án tại các địaphương nghèo, vùng núi, nông thôn với mức sống và trình độ dân trí thấp Nếu
dự án được triển khai tại các địa phương trên, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựngcác công trình kết cấu hạ tầng Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo
ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó màcòn có ảnh hưởng đến các dự án khác, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển củađịa phương
- Tác động đến lao động và việc làm: Các nước đang phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng đều trong tình trạng yếu kém về kĩ thuật sản xuất và côngnghệ nhưng lại dư thừa nhân công Chính vì vậy chỉ tiêu này cũng là một chỉ tiêuquan trọng trong việc đánh giá tác động của dự án đầu tư Ta xem xét chỉ tiêunày dưới cả 2 góc độ là tuyệt đối và tương đối: chỉ tiêu số lao động có việc làm
do thực hiện dự án và chỉ tiêu số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trịvốn đầu tư
Số lao động có việc làm: bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho
dự án và số lao động có việc là ở các dự án liên đới (nếu có) Các dự ánliên đới là các dự án khác được thực hiện do sự đòi hỏi của dự án đangđược xem xét
Trang 17 Số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư: được tính bằng số lao
động có việc làm trực tiếp của dự án trên số vốn đầu tư trực tiếp của dựán
Cả 2 chỉ tiêu trên có giá trị càng cao thì dự án càng có tác động lớn đếnnền kinh tế và xã hội
- Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động,trình độ quản lý của các nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thunhập của người lao động
1.2.3.3 Hiệu quả về mặt môi trường
- Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện
- Bảo vệ và làm đẹp cảnh quan môi trường
- Cải thiện và nâng cao điều kiện cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồngdân cư địa phương
1.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án
1.2.4.1 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh kinh tế- xã hội
Đối với các nhà đầu tư: Phương pháp được áp dụng là dựa trực tiếp vào sốliệu báo cáo tài chính để tính toán các chỉ tiêu định lượng và thực hiện các quyếtđịnh mang tính chất định tính
Dưới góc độ quản lý vĩ mô của nhà nước, của địa phương và của các banngành: Phương pháp được sử dụng ở đây là sử dụng các báo cáo tài chính, tínhlại các đầu vào và đầu ra theo giá xã hội (giá ẩn, giá tham khảo); Ở đây ta khônglấy giá thị trường để tính toán cho các chi phí và lợi ích kinh tế- xã hội vì nókhông phản ánh đúng chi phí thực tế mà xã hội bỏ ra do phải chịu ảnh hưởng từcác chính sách tài chính, kinh tế của nhà nước
Trang 18Các tiêu chuẩn đánh giá:
- Nâng cao mức sống của dân cư
- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội
- Gia tăng số lao động có việc làm
1.2.4.2 Đánh giá hiệu quả dự án trên khía cạnh môi trường
Các phương pháp được áp dụng bao gồm:
- Phương pháp liệt kê số liệu
- Phương pháp danh mục đơn giản
- Phương pháp ma trận đơn giản
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phương pháp liệt kê số liệu: Đây là phương pháp đơn giản, dễ hiểu, dễ
sử dụng nhưng thông tin không đầy đủ và không liên quan trực tiếp nhiều đếnquá trình đánh giá tác động môi trường Theo phương pháp này các nhà phântích đánh giá tác động môi trường sẽ phân tích hoạt động phát triển, chọn ra mộtthông số liên quan đến môi trường, liệt kê và cho ra các số liệu liên quan đếncác thông số đó và chuyển tới người ra quyết định xem xét
Phương pháp ma trận đơn giản: Phương pháp này liệt kê đồng thời cáchoạt động của dự án với danh mục các điều kiện hoặc các đặc trưng môi trường
có thể bị tác động Trong phương pháp này người ta thường trục hoành là trụcliệt kê các hoạt động của dự án còn trục tung liệt kê các nhân tố môi trường.Hoạt động nào gây tác động đến nhân tố nào sẽ được đánh dấu nằm giữa hàngnhân tố và cột hoạt động
Trang 19Phương pháp danh mục đơn giản: trình bày bảng liệt kê các nhân tốmôi trường cần phải đề cập, tuy nhiên chưa cung cấp được thông tin về nhu cầu
số liệu riêng, phương pháp đo hoặc dự báo đánh giá tác động
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: Phân tích chi phí lợi ích(CBA) là một phương pháp dùng để đánh giá một dự án hay một chính sáchbằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chi phí trên quan điểm xã hộinhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
1.3 Áp dụng phương pháp phân tích chi phí lợi ích trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải.
1.3.1 Cơ sở để thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường dự án
là phương pháp phân tích chi phí lợi ích (Cost Benefit Analys- CBA)
Mỗi sự lựa chọn đều có một phạm vi kinh tế – các lợi ích có vượt quá chiphí hay không? Phân tích chi phí – lợi ích là một phương pháp, là công cụ đểđánh giá trị kinh tế này và giúp cho việc lựa chọn ra quyết định
Phân tích chi phí- lợi ích là một phương pháp để đánh giá sự mong muốntương đối giữa các phương án cạnh tranh nhau, khi sự lựa chọn được đo lườngbằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội
Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội cóđược từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ
bỏ để đạt được lợi ích đó Theo cách này, đây là phương pháp ước tính sự đánhđổi thực sự giữa các phương án và nhờ đó giúp cho xã hội đạt được những lựachọn ưu tiên kinh tế của mình
Nói rộng hơn, phân tích chi phí lợi ích là một khuôn khổ nhằm tổ chứcthông tin, liệt kê những thuận lợi và bất lợi của từng phương pháp, xác định các
Trang 20giá trị kinh tế có liên quan và xếp hạng các phương án này dựa vào các tiêu chíkinh tế Vì thế phân tích chi phí lợi ích là một phương thức để thực hiện sự lựachọn chứ không chỉ là một phương pháp để đánh giá sự ưa thích.
Vì thế, khi tiến hành đầu tư, thực hiện các công trình lớn của quốc gia haymang tính chất quốc tế người ta đều phải tiến hành phân tích chi phí lợi ích để cóthể đánh giá được hiệu quả kinh tế- xã hội mà dự án mang lại, từ đó đưa ranhững quyết định chính xác, nhằm hướng tới đảm bảo phát triển bền vững chonền kinh tế
Trong thực thi phân tích chi phí -lợi ích, hỗ trợ cho việc ra quyết định giúpphân bổ hiệu quả các nguồn lực, người ta có thể tiếp cận theo các cách sau:
Kiểu phân tích Exante : Đây là kiểu phân tích chi phí lợi ích tiêu chuẩn mà
trong đó nó thường được sử dụng cho việc hỗ trợ ra quyết định trong điều kiệnnguồn lực xã hội khan hiếm nhưng được phân bổ vào đâu cho hiệu quả và nódiễn ra trước khi thực hiện dự án Phân tích kiểu này sẽ hỗ trợ trực tiếp tức thờicho việc ra quyết định đặc biệt là các chính sách công cộng
Kiểu phân tích Inmediares : Đây là kiểu phân tích được thực hiện trong
quá trình tiến hành dự án Khi dự án đã đi vào xây dựng một giai đoạn nào đóngười ta vẫn phải thực hiện CBA Quá trình phân tích này sẽ giúp cho các nhàhoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ sở để điều chỉnh những phương ánban đầu; những quyết định của các phân tích trước khi thực hiện dự án sát vớithực tiễn đang vận hành
Kiểu phân tích Expost : Kiểu phân tích này thường được tổ chức vào giai
đoạn cuối của dự án khi mà các chi phí - lợi ích đã được thể hiện rõ ràng trừtrường hợp có những lỗi mắc phải trong tính toán Do đã có hai kết quả của hai
Trang 21phân tích trước làm tiền đề, mọi chi phí và lợi ích đã được bộc lộ rõ, thậm chí cónhững vấn đề trước đây trong phân tích kiểu Exante và kiểu Inmediares chưaxuất hiện thì đến giai đoạn này đã bộc lộ, nên kết quả ở kiểu phân tích này chophép ta có những can thiệp cụ thể hơn, đảm bảo tính chính xác cao hơn Từnhững kết quả phân tích này mà ta có thể đúc rút ra được những bài học kinhnghiệm cho các dự án khác
Đối với Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thị
xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang, vì dự án đang được triển khai thực hiện nên bướcđầu em áp dụng kiểu phân tích Inmediares để tính toán chi phí và lợi ích cho dự
án
1.3.2 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA)
1.3.2.1 Khái niệm
Phân tích chi phí lợi ích (CBA) là một phương pháp dùng để đánh giá một
dự án hay một chính sách bằng việc lượng hóa bằng tiền tất cả các lợi ích và chiphí trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định
1.3.2.2 Quy trình tiến hành phân tích chi phí lợi ích.
Bước 1: Nhận dạng xem lợi ích là của ai & chi phí thuộc về ai?
Trong bước này cần có nhìn nhận ban đầu về lợi ích, chi phí xã hội thựccủa mỗi phương án mà quyền được hưởng lợi cũng như phải bỏ chi phí ra thuộc
cá nhân hay tổ chức nào? Tất cả các lợi ích và chi phí phải được tính, dó đó taphải nhận dạng những ảnh hưởng về môi trường và những ảnh hưởng khác cũngnhư doanh thu và chi phí bằng tiền đối với khu vực tư nhân
Bước 2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế
Trang 22Trong thực tế bất cứ một dự án nào khi đưa vào tiến hành phân tích CBAthì đều có rất nhiều những phương án khác nhau; và đương nhiên các giải phápđược đưa ra này có thể thay thế lẫn nhau để làm cơ sở cho các nhà hoạch địnhchính sách lựa chọn giải pháp nào là tối ưu Tất cả các phương án thay thế đó cóliên quan chặt chẽ đến dòng tiền trong CBA và điều đó cũng có nghĩa là ngườilàm phân tích phải có những lựa chọn phù hợp để đưa vào tính toán Về mốiquan hệ giữa quy mô và lựa chọn giải pháp thay thế người ta đã rút ra kết luậnrằng: nếu có n quy mô tương ứng với k giá trị có thể tính được thì sẽ có kn cácgiải pháp khác nhau.
Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường
Trong bước này dựa trên các phương án thay thế đã được liệt kê tại bước
2, người ta tiến hành xem xét, đánh giá các ảnh hưởng có thể xảy ra cho từngphương án đó; đồng thời xem xét, xác định những chỉ số nào cần được đưa vàotính toán Đặc biệt là đối với các dự án đa chiều thì những ảnh hưởng tiềm năngthường rất lớn và rất đa chiều Chính vì thế mà bước này có một ý nghĩa hết sứcquan trọng liên quan trực tiếp đến các kết quả sau này
Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng trong suốt quá trình thực hiện dựán
Trong bước này, về mặt lý thuyết người ta thường xây dựng các mô hình,đường biến thiến của chi phí và lợi ích theo thứ tự và trình tự thời gian qua cácnăm
Thực tiễn: Đối với việc dự đoán những ảnh hưởng về lượng trong suốt quátrình thực hiện dự án, các nhà phân tích phải thường xuyên cập nhật các thôngtin qua các năm để bổ sung cho những nguyên lý lí thuyết đã đề ra
Trang 23Kết quả: So sánh giữa lí thuyết và thực tiễn để biết được độ sai lệch , từ đóđiều chỉnh những chính sách tiếp theo cho phù hợp.
Bước 5: Lượng hóa bằng tiền
Trong bước này, tất cả các yếu tố, các tác động hay các chỉ tiêu về lượngthực tiễn hay tiềm năng đã được xác định ở các bước trên phải được lượng hóa
và quy đổi thành tiền Vấn đề quan trọng nhất trong việc tiến hành quy đổi thànhtiền là việc xác định được giá của một đơn vị được lượng hóa ở trên, trong đó cóhai loại giá cần phải tính đến là: giá thị trường và không có giá thị trường (haycòn gọi là giá bóng, giá mờ, giá tham khảo)
Bước 6: Quy đổi về giá trị hiện tại
Trong quá trình tiến hành phân tích, tất cả các giá trị tiền tệ phải được quy
về cùng một thời điểm để kết quả tính toán chính xác hơn Mặt khác do việcphân tích chi phí lợi ích thường được tiến hành trên quan điểm động nên sự biếnthiên thời theo thời gian là tất yếu, trong khi đó phân tích thực hiện lại là phântích tĩnh nên một cách khách quan mà ta phải quy đổi tất cả các giá trị về thờiđiểm phân tích
Căn cứ để thực hiện: Phải dựa vào tỷ lệ chiết khấu xã hội là
1/ (1+r)tBước 7: Tính toán các chỉ tiêu
Điều quan trọng nhất khi thực hiện bước này là việc tiến hành tính tổng lợiích và tổng chi phí
C r
Trang 24B r
B C r
- Bt: Lợi ích thu được vào năm thứ t của dự án
- Ct: Chi phí phải bỏ ra vào năm thứ t của dự án
- C0: Chi phí đầu tư ban đầu
- r: Hệ số chiết khấu xã hội
- t: Thời gian (năm)
- n: Tuổi thọ của dự án
- NPV: Giá trị hiện tại ròng
- B/C: Tỷ suất lợi ích chi phí
- IRR: Hệ số hoàn vốn nội tại
Bước 8: Phân tích độ nhạy
Trang 25Thực chất phân tích độ nhạy là một phép thử, mà sau khi thực hiện nhữngphép thử các nhà thực hiện phân tích chi phí lợi ích sẽ có cái nhìn toàn diện hơn,kết quả của phép thử là cơ sở tư vấn cho những nhà hoạch định chính sách raquyết định Trong phân tích độ nhạy yếu tố quan trọng nhất để phân tích là r vàNPV, nhất là trong bối cảnh có biến động về giá và điều chỉnh thường xuyên củalãi suất ngân hàng Nếu chúng ta không tiến hành phân tích độ nhạy thì khôngứng phó kịp với biến động của tương lai khi có sự thay đổi về giá và lạm phát khả năng thực thi của dự án là không được.
Bước 9: Đề xuất các phương án
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã phân tích tính toán ở bước 7, kết hợp với phântích độ nhạy ở bước 8, các nhà làm phân tích lựa chọn, sắp xếp các phương án.Các nguyên tắc sắp xếp:
Những phương án nào có tính khả thi cao nhất, mang lại NPVmax sẽ được
ưu tiên, đưa ra gợi ý sắp xếp đầu và sau đó thứ tự tính hấp dẫn giảm dần
Trang 26Chương II: Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống
thoát nước và xử lý nước thải thị xã Hà
Thị xã nằm trong khoảng tọa độ địa lý:
Vĩ độ Bắc: 220 49’
Kinh độ Đông: 1040 59’
Phía Bắc giáp: Huyện Vị Xuyên
Phía Nam giáp: Huyện Vị Xuyên
Phía Đông giáp: Huyện Bắc Mê
Phía Tây giáp: Huyện Vị Xuyên
2.1.1.2 Đặc điểm đia hình và diện tích
Trang 27Thị xã Hà Giang được quy hoạch xây dựng trên vùng địa hình tương đốibằng phẳng dưới chân các triền đồi cao, chạy dọc hai bờ sông Lô, địa hình bịchia cắt bởi các khe suối tụ thủy với diện tích đất tự nhiên là 134.04 km2 Hướngdốc chính của địa hình từ Bắc xuống Nam, về phía sông và các khe suối tụ thủy.
Độ dốc của địa hình từ 0.5% đến 15% cao độ địa hình; với cao độ lớn nhất:+140.00m, cao độ trung bình: +92.00m và cao độ nhỏ nhất: +87.00m Bao bọcxung quanh thị xã là địa hình đồi núi với cao độ lớn nhất là +323.00m và cao độthấp nhất là +178.00m
2.1.1.3 Đặc điểm khí hậu
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang
về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi phía Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn,song cũng có những đặc điểm riêng: mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc,nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc
Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21.60C- 23.90C; biên độ dao độngnhiệt độ trong năm là trên 100C và trong ngày là 6- 70C Mùa nóng nhiệt độ caotuyệt đối lên đến 400C (tháng 6, 7); ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là2.20C (tháng 1)
Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú Toàn tỉnh đạt bình quân lượngmưa hàng năm khoảng 2300- 2400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4000 mm- là mộttrong số trung tâm mưa lớn nhất nước ta Dao động lượng mưa giữa các vùng,các năm và các tháng trong năm là khá lớn
Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũngkhông lớn Thời điểm cao nhất (tháng 6, 7, 8) vào khoảng 87- 88%, thời điểmthấp nhất (tháng 1, 2, 3) cũng vào khoảng 81%: đặc biệt ở đây ranh giới mùa khô
Trang 28và mùa mưa không rõ rệt Hà Giang là tỉnh có nhiều mây (lượng mây trung bìnhkhoảng 7.5/10, cuối mùa đông lên tới 8- 9/10) và tương đối ít nắng (cả năm có
1427 giờ nắng, tháng nhiều nhất là 181 giờ, tháng ít chỉ có 74 giờ)
Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng Thung lũngsông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió Đông Nam với tần suất vượtquá 50% Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình khoảng 1- 1.5 m/s Đây cũng lànơi có số ngày giông cao, tới 103 ngày/ năm; có hiện tượng mưa phùn, sương mùnhiều nhưng đặc biệt ít sương muối Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩmtrong năm cao, mưa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh
2.1.1.4 Điều kiện thủy văn
Thị xã Hà Giang có sông Lô, sông Miện; trong đó sông Miện có lưu lượngnước khá lớn, chất lượng nước đảm bảo đủ khả năng cung cấp nước cho thị xã.Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc), chảy qua thị xã Hà Giang, ĐoanHùng, đổ về sông Hồng tại ngã ba Việt Trì theo hướng Bắc Nam
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trung bình trong 3 năm 2001-2003 đạt13.25% Đặc biệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, từng bước khaithác và phát huy được lợi thế của cả vùng nội thị và ngoại thị Trong đó, hoạtđộng thương mại, dịch vụ phát triển nhanh và sâu rộng Trên cơ sở những chínhsách thông thoáng, cởi mở của thị xã, các thành phần kinh tế tham gia sản xuấtkinh doanh ngày càng gia tăng
Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, thị xã Hà Giang đầu tư hàng trăm tỷđồng để xây dựng nhiều công trình trên địa bàn Qua đó làm thay đổi căn bản kết
Trang 29cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại hơn, tác động tích cực đến nếp sốngvăn minh đô thị của người dân Hệ thống đường giao thông được kiên cố hóa đếntrung tâm các xã; các công trình công cộng, công sở, trường học, trạm xá đượcxây dựng kiên cố, khang trang hơn Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cũng cónhiều tiến bộ, nhất là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canhcác loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng,vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá Ngoài việc tăng cường công tác khuyếnnông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi,thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà con nông dân.
Hình 2.1: Biểu đồ giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành
2002- 2006
Trang 30161035 156567 171106
212756
0 50000 100000 150000 200000 250000
2002 2003 2004 2005 2006
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành
(triệu đồng)
Giá trị sản xuất công nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007
Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp của thị xã phát triểnkhá nhanh và ổn định qua các năm Những năm gần đây nhờ sự quan tâm và đầu
tư phát triển của nhà nước mà ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế ở trên
có thể thấy tốc độ tăng trưởng của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh rất lớn.Năm 2004, giá trị sản xuất của thành phần kinh tế này tăng 4.3 lần so với năm
2002, năm 2006 tăng 10.6 lần so với năm 2002 và năm 2006 thì tăng 2.4 lần sovới năm 2004
Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã cũng đã những bước tăng trưởngđáng kể Theo như hình 2.2, ta có thể thấy là sản lượng nông nghiệp đang đượcgia tăng với tốc độ tương đối ổn định Mà trong đó, nhân tố thúc đẩy sự tăngtrưởng này chính là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canhcác loại cây trồng có năng suất, hiệu quả cao và có sự chuyển dịch cơ cấu câytrồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá Ngoài việc tăng cường công tác
Trang 31khuyến nông, khuyến lâm, thị xã còn tích cực mở các lớp tập huấn về kỹ thuậtchăn nuôi, thâm canh lúa, ngô và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cho bà connông dân
Hình 2.2: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành
Giá trị sản xuất nông nghiệp
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007
Hình 2.3: Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo cơ cấu năm
2006
Trang 32Biểu đồ giá trị sản xuất ngành nông nghiệp theo
cơ cấu năm 2006
75.6%
Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Giang năm 2007
Các loại cây trồng chính trên địa bàn bao gồm cây lương thực có hạt nhưlúa, ngô, các loại cây rau màu, cây công nghiệp như: mía, bông, lạc, đậu tương.Trong cơ cấu ngành thì trồng trọt là ngành chủ yếu đóng góp vào giá trị sản xuấtnông nghiệp của thị xã Ngành dịch vụ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ (chỉ 0.4%)trong tổng giá trị đóng góp của ngành, tuy nhiên đây lại là yếu tố để đảm bảo sựphát triển bền vững cho các ngành khác, vì thế mà thị xã cần phải có các biệnpháp để khuyến khích và làm gia tăng sự đóng góp của ngành này trong tổng cơcấu đóng góp giá trị kinh tế của ngành nông nghiệp
Du lịch
Được thiên nhiên ưu đãi, Hà Giang có nhiều cảnh quan tự nhiên và núinon hùng vĩ Không những thế Hà Giang còn là nơi lưu giữ nhiều sản phẩm vănhoá đặc sắc truyền thống từ rất lâu đời của hơn 20 dân tộc anh em, có chợ tìnhKhau Vai, có nhiều di tích lịch sử: động tiên, cổng trời Quản Bạ, đặc biệt có khu
di chỉ khảo cổ học Đồi Thông nằm ngay trong lòng thị xã Nơi đây đã tìm thấy
Trang 33hàng ngàn di vật từ thời tiền sử và được xác định là một trong những vùng vănhoá sớm nhất của Việt Nam Đến với Hà Giang, du khách sẽ được thấy nhữngsản phẩm kết tinh từ truyền thống văn hoá độc đáo của đồng bào miền núi, đượctham dự những phiên chợ vùng cao, được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của núirừng nhưng đầy thơ mộng
Cửa khẩu quốc gia Thanh Thuỷ tiếp giáp với tỉnh Vân Nam Trung Quốchàng năm cũng thu hút vài chục nghìn khách tới tham quan, du lịch Cũng nhằmphát huy thế mạnh của tỉnh nhà, những năm gần đây Hà Giang đã đẩy mạnh pháttriển ngành du lịch bằng việc đa dạng hoá các loại hình du lịch như du lịch sinhthái: leo núi, tham quan hang động, du lịch văn hoá, đa dạng hoá hình thức đầu
tư, nhà nước và các doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng
Thị xã Hà Giang sẽ là nơi dừng chân của du khách khi đến với tất cả cácđiểm du lịch của Hà Giang Vì vậy, trong thời gian qua Hà Giang đã tập trungđầu tư nhiều cho cơ sở hạ tầng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hệ thốngthoát nước và xử lý nước thải cho thị xã Hà Giang có nhiệm vụ cải thiện điềukiện vệ sinh môi trường- một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ đối với cuộcsống của người dân đô thị mà còn rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành
Trang 3461.08%; dân tộc Tày chiếm 27.53%; dân tộc Dao chiếm 5.52%; dân tộc Hoachiếm 2.31%; còn lại các dân tộc khác như: Nùng, HMông, Sán Chay, Pố Y Mật
độ dân số trung bình là 335người/ km2
Các vấn đề về lao động, việc làm
Giống với nhiều địa phương khác, nhân dân thị xã Hà Giang cũng cónhiều phương thức làm ăn, sinh sống khác nhau, nghề nghiệp rất đa dạng Mặtkhác khu vực điều tra khảo sát là khu vực trung tâm của thị xã nên đây là khuvực tập trung nhiều lao động có trình độ cao, được đào tạo bài bản Số cán bộcông chức, bộ đội, giáo viên, công an chiếm ở đây chiếm đến 46%
Hình 2.4: Biểu đồ về cơ cấu lao động của thị xã Hà Giang
Ở nhà hoặc không có việc làm
Kinh doanh dịch vụ
Giám đốc, chủ doanh nghiệp
Công nhân, lái xe, thợ thủ công, nghề tự do
Nguồn: Điều tra Kinh tế- xã hội thị xã Hà Giang 2008
Một lực lượng lao động khác cũng chiếm tỷ lệ khá lớn (28%) ở khu vựcnghiên cứu đó là những lao động không đòi hỏi trình độ cao, hoặc không qua đào
Trang 35tạo hoặc chỉ đào tạo ở mức đơn giản Nằm trong nhóm này bao gồm công nhân,lái xe, thợ thủ công.Đặc biệt, những người làm nghề tự do lại chiếm ưu thế trongnhóm này Nhóm những người làm nghề tự do là những người hay thay đổi côngviệc, làm nhiều nghề khác nhau từ cắt tóc, gội đầu, xe ôm đến buôn bán Nhữngngười này thường không muốn nói chính xác công việc họ đang làm và thườngkhai là làm nghề tự do.
Nếu tách riêng số lượng lao động là công nhân, thợ thủ công thì số lượngnày không lớn Điều này phản ánh hiện trạng công nghiệp trên địa bàn thị xãchưa thực sự phát triển, có rất ít các nhà máy, xí nghiệp vì vậy cơ cấu lao độngtrong lĩnh vực này còn thấp Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụkhoảng 14% Đây là khu vực kinh doanh tương đối ổn định, thường là các đơn
vị kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn hoặc các chủ cửa hàng lớn
Nhóm những người nghỉ hưu, nghỉ mất sức chiếm khoảng 7% Nhữngngười này thường có nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động xã hội tạiphường xã, và tổ dân phố khu vực mình sinh sống
Các vấn đề về nghèo đói.
Tiêu chuẩn nghèo của Bộ lao động thương binh xã hội năm 2005(Molissa) được áp dụng và kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn dân cư trong khuvực khảo sát có mức sống khá (50%) Mức trung bình có 32% và số hộ giàu là16% Số hộ nghèo chiếm tỷ lệ nhỏ (2%) không đáng kể Từ những quan sát thực
tế dưới hiện trường, các cán bộ trong đoàn khảo sát đánh giá kết quả khảo sátkhá chính xác, phản ánh tương đối trung thực tình hình kinh tế của người dântrong khu vực dự án Và khu vực dự án là khu vực trung tâm của thị xã Hà
Trang 36Giang, nơi tập trung đông nhất các khối cơ quan của tỉnh, thị xã, các hoạt độngthương mại, dịch vụ cũng sôi động nhất vì vậy dân cư ở khu vực này thường làcán bộ công chức, có trình độ cao, có công việc ổn định, thu nhập tốt hoặc nếu lànhững người dân bình thường thì họ cũng có nhiều cơ hội trong việc làm ăn,buôn bán vì vậy hầu hết các gia đình trong khu vực này đều có đời sống ổn định
Hộ giàu Hộ khá Hộ trung bình Hộ nghèo
Biểu đồ về tỷ lệ giàu nghèo tại thị xã
Trang 37Công trình y tế: Tại thị xã Hà Giang đã hình thành mạng lưới y tế bao gồmbệnh viện tỉnh Hà Giang với quy mô 200 giường, phòng khám đa khoa, trạm sốtrét, trạm vệ sinh dịch tễ và mạng lưới trạm xá ở các xã, phường (Bao gồm 7 trạm
xá với 20 giường) Các cơ sở đã được xây dựng kiên cố đủ đáp ứng yêu cầu phục
vụ cho nhân dân
Công trình giáo dục: Trường cao đẳng sư phạm, trường Đảng (Trườnghành chính tỉnh) đã xây dựng mới từ 3 đến 4 tầng Hệ thống giáo dục phổ thôngtại thị xã Hà Giang có trường phổ thông trung học nội trú cho học sinh vùng cao
có 263 học sinh, trường phổ thông trung học Lê Hồng Phong có 1,272 học sinh,xây dựng 3 tầng, 4 trường trung học cơ sở, 4 trường trung học cơ sở kết hợp vớitiểu học, 9 trường tiểu học với 5,215 học sinh tiểu học và 2,798 học sinh trunghọc cơ sở Các trường được xây dựng kiên cố và phân bố theo phường xã Ngoài
ra còn có 5 nhà trẻ mẫu giáo các cơ sở đã được xây dựng khang trang
Công trình văn hóa: Có nhà văn hóa thiếu nhi, bảo tàng tỉnh, rạp 19-5, thưviện tỉnh, cửa hàng sách và các dịch vụ văn hóa khác Các cơ sở hầu hết đượcxây dựng mới kiên cố Di tích cảnh quan có đền Mẫu di tích lịch sử, khu thành
cũ xây ngầm dưới đồi thông, khu Chum vàng Chum bạc di tích thắng cảnh.Giếng Tiên, khu du lịch Hồ Noong, công viên nước Hà Phương, khu du lịch núi
Mỏ Neo
Công trình thể dục thể thao: Có sân vận động thị xã, ngoài ra còn có sânnhỏ ở các trường học, hệ thống kỹ thuật của sân chưa đảm bảo yêu cầu sân vậnđộng trung tâm của tỉnh
Trang 38Công trình thương mại dịch vụ: Các công trình gồm có chợ Hà Giang diệntích đất hơn 1ha xây 03 tầng, nhà khách UBNN tỉnh (Khách sạn Yên Biên) quy
mô xây 4 tầng, cửa hàng bách hóa trên 500m2 sàn xây mái bằng Bưu điện tỉnh
đã xây dựng mới cao tầng, cửa hàng dịch vụ tổng hợp đang cải tạo thành kháchsạn Ngoài ra còn có nhiều khách sạn tư nhân Các công trình dịch vụ khác nhưnhà hàng, nơi vui chơi giải trí đang hình thành do các doanh nghiệp và tư nhânđầu tư, tập trung ở các đường phố chính và khu vực bến xe (Bến xe khách diệntích 15,000 m2 )
Công trình cơ quan hành chính: Các cơ quan hành chính cơ bản đã hìnhthành và xây dựng khang trang, chủ yếu tập trung ở phố trung tâm (Bờ Tây sôngLô) Các công trình cơ quan khác nằm ở phía Đông sông Lô và 1 số cơ quan nằmrải rác trong thị xã
2.2 Hiện trạng khu vực thực hiện dự án
2.2.1 Hiện trạng thoát nước
2.2.1.1 Tổ chức thoát nước
Cho đến nay mặc dù hệ thống thoát nước ở thị xã Hà Giang còn rất nhiềuyếu kém và bất cập, đặc biệt là chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải;nhưng công tác tổ chức thoát nước được thực hiện khá tốt dưới sự quản lý, vậnhành hiệu quả của Công ty dịch vụ công cộng và môi trường Hà Giang đảmnhiệm
Việc tổ chức thoát nước ở thị xã Hà Giang chỉ dừng lại ở việc đảm bảonăng lực thoát nước cho các tuyến cống hiện có, đảm bảo khơi thông dòng chảy,nạo vét định kỳ hệ thống thoát nước hiện trạng Vì hệ thống thoát nước hiện
Trang 39trạng của thị xã là hệ thống thoát nước chung và còn thiếu nhiều cho nên côngtác quản lý và vận hành là khá đơn giản.
2.2.1.2 Hiện trạng hệ thống thoát nước mưa
a) Tổng quan
Về cơ bản hệ thống thoát nước mưa ỏ Hà Giang chưa đầy đủ và chưa đượcquy hoạch một cách có bài bản và chưa đáp ứng được năng lực thoát nước của hệthống Nhìn chung hệ thống thoát nước chủ yếu chỉ tập trung ở các phường, một
số lưu vực chưa có cống hoặc cống nhỏ, không đủ khả năng thoát, do đó khi mưalớn vẫn xảy ra hiện tượng ngập úng cục bộ
Hình 2.6: Sơ đồ thoát nước mưa hiện trạng ở thị xã Hà Giang.
Rãnh, mương đất tự nhiên bên ngoài nhà
Suối, kênh thoát nước Suối, mương cấp 1
Nước mưa
Sông Lô
Nước mưa
Trang 40Các khu đất trống, vườn hoa, công viên,…
Ao, ruộng, vườn xung quanh
Cống, mương thoát nước chung đường phố
Như vậy, phần lớn nước mưa được thu gom qua cống thoát nước đườngphố hoặc tự thấm ra các vùng đất trống Về cơ bản hiện trạng thoát nước mưa ởthị xã Hà Giang không đảm bảo do tuyến cống thoát nước cấp 1 (suối, mươngthoát nước) có tiết diện nhỏ, bị bồi lắp và lấn chiếm, cản trở dòng chảy, giảmnăng lực thoát nước
b) Hiện trạng hệ thống mương, cống thoát nước
Dọc theo các tuyến đường chính trong thị xã, hệ thống thoát nước đượcxây dựng là các tuyến mương xây gạch đậy tấm đan, có kích thước B = 400-800,
H = 600-1000 Các tuyến mương này thực chất là các tuyến mương được xâydựng cùng với quá trình xây dựng của các tuyến đường, do đó không được tínhtoán, quy hoạch chi tiết và đầy đủ
- Tại một số đường trong thị xã đã có hệ thống thoát nước chung tương đốihoàn chỉnh, tập trung chủ yếu ở phường Nguyễn Trãi , Trần Phú và phường