Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La
Trang 1DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 6 1.1 Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường 6
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ môi trường 6
1.1.2 Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường 7
1.1.3 Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường 7
1.1.4 Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường 8
1.1.5 Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng 9
1.2 Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường 9
1.2.1 Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền 9
1.2.2 Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP) 10
1.3 Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 13
1.3.1 Căn cứ xây dựng chính sách 13
1.3.2 Nội dung chính sách 15
1.4 Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch môi trường 17
1.4.1 Trên thế giới 17
1.4.2 Tại Việt Nam 19
CHƯƠNG II: DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH SƠN LA 20
2.1 Giới thiệu đặc điểm chung về tỉnh Sơn La 20
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 20
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
2.2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, quản lý bảo vệ và phát triển rừng31 2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 31
2.2.2 Hiện trạng thực hiện giao đất giao rừng 32
Trang 22.2.5 Đánh giá chung về những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, bảo vệ
và sử dụng rừng 36
2.3 Giới thiệu chung về hoạt động của dự án chi trả dịch vụ môi trường .37 2.3.1 Các bên tham gia dự án 37
2.3.2 Thực tế hoạt động của dự án 38
2.3.3 Kinh phí cho dự án 39
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 41
3.1 Phân tích hiệu quả về kinh tế 41
3.1.1 Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng .41
3.1.2 Tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng 46
3.1.3 Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia 48
3.1.4 Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia 58
3.2 Phân tích hiệu quả về môi trường 59
3.3 Phân tích hiệu quả về xã hội 62
3.3.1 PES vì người nghèo 62
3.3.2 PES cho doanh nghiệp 63
3.3.3 Lợi ích cho toàn xã hội 64
CHƯƠNG IV: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 66
4.1 Những thách thức khi thực hiện PES tại Việt Nam 66
4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án 69
KẾT LUẬN 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
Trang 3PES : Chi trả dịch vụ môi trường
Trang 4Hình 1.1: Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia
11
Hình 1.2: Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường .12
Bảng 1.1: Các khoản chi trả của người sử dụng nước tại Costa Rica 18
Hình 2.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Sơn La 20
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Sơn La 22
Hình 2.2: Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La .26
Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 31
Hình 2.3: Cơ cấu đất lâm nghiệp 32
Bảng 2.3: Kết quả giao đất, giao rừng tỉnh Sơn La vùng lưu vực sông Đà 33
Bảng 2.4: Diện tích giao đất giao rừng rà soát tại các huyện thí điểm 34
Bảng 3.1: Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ MTR 43
Bảng 3.2: Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi 45
Bảng 3.3: Hệ số chi trả dịch vụ MTR theo loại rừng và chức năng của rừng 45
Bảng 3.4: Số tiền nhà máy thuỷ điện phải chi trả 46
Bảng 3.5: Số tiền chi trả cho huyện Mộc Châu 47
Bảng 3.6: Số tiền chi trả cho huyện Phù Yên 48
Trang 5Hình 3.1: Biểu đồ lượng khách du lịch đến Sơn La 52Hình 3.2:Du lịch tại Sơn La 53Bảng 3 5: Các thông số liên quan đến chi trả dịch vụ giữnước đối với hồ thuỷ điện Hoà Bình 56Hình 3.3: Rừng nhiệt đới làm giảm lượng thải
LỜI MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ
môi trường tại tỉnh Sơn La”
2 Lý do lựa chọn đề tài:
Các hệ sinh thái tự nhiên đóng một vai trò rất quan trọng đối với sự sống vàtồn tại của con người, đặc biệt là hệ sinh thái rừng Rừng không chỉ cung cấpnguyên vật liệu như gỗ, củi cho một số ngành sản xuất mà còn giúp duy trì vàbảo vệ môi trường sống, đóng góp vào sự phát triển bền vững của mỗi quốcgia trên thế giới Tuy nhiên, do sự phát triển quá nhanh của xã hội mà không
có chiến lược bảo vệ rừng khiến nguồn tài nguyên này đang bị suy giảm mộtcách nghiêm trọng Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến suythoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu
[
Trong những năm gần đây, nhận thức về giá trị, vai trò của rừng ngày càngđược nâng cao, đặc biệt là sự tiếp cận với những cách nghĩ mới về những lợiích mà rừng đem lại Đó không còn là những giá trị trừu tượng mà đã đượcxem là một loại hàng hoá, có thể đem trao đổi và mua bán trên thị trường.Chính vì vậy, dịch vụ môi trường rừng đã ra đời và đang trở thành một biệnpháp quản lý hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới
Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn mang đến cái nhìn cụ thể
Trang 6hơn về các lợi ích mà cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đem lại Từ đó, nhậnthức rõ hơn về kinh nghiệm thực hiện của các nước trên thế giới và rút ra bàihọc kinh nghiệm cho việc áp dụng PES tại Việt Nam.
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm dịch vụ môi trường, bên cung cấp dịch vụ
và cơ chế hoạt động của PES
Tìm hiểu về hiện trạng các dự án bảo vệ rừng đã thực hiện và các điềukiện để áp dụng PES tại Việt Nam
4 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện với phạm vi là tỉnh Sơn La, cụ thể là tại haihuyện thí điểm Mộc Châu và Phù Yên, dựa trên Quyết định 380/QĐ – TTgngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Đối tượng nghiên cứu
là dịch vụ giữ nước, phòng hộ đầu nguồn của rừng và lợi ích của các bêntham gia vào dự án Mặt khác, đề tài cũng xem xét các dự án chi trả môitrường đã thực hiện ở các nước khác trên thế giới để đúc kết các kinh nghiệmcho việc triển khai tại Việt Nam
[
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi đã sử dụng một số phương phápsau:
- Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, số liệu: các thông tin đượcthu thập từ sách, báo, các quy định của Chính phủ, dự thảo thực hiện đề ánchi trả dịch vụ môi trường và các tài liệu trên internet
- Phương pháp lượng giá các giá trị dịch vụ môi trường: tính toán các lợi ích
do dịch vụ môi trường đem lại
- Phương pháp tổng hợp số liệu bằng bảng tính Excel
Trang 7- Phương pháp tham vấn chuyên gia: trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi
đã tham vấn ý kiến của một số chuyên gia về PES về tài liệu và các vấn đềcòn vướng mắc
6 Cấu trúc đề tài
Chuyên đề tốt nghiệp gồm có 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phân tích hiệu quả dự án chi
trả dịch vụ môi trường rừng
Chương II: Dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La
Chương III: Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi
trường rừng
Chương IV: Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
chi trả dịch vụ môi trường rừng
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG
1.1 Khái quát chung về chi trả dịch vụ môi trường
1.1.1 Khái niệm về dịch vụ môi trường
Dịch vụ môi trường (Environmental Services) là những dịch vụ và chứcnăng được cung cấp bởi hệ sinh thái và có những giá trị nhất định về kinh tế.Các nhóm dịch vụ môi trường bao gồm:
Chức năng phòng hộ đầu nguồn
Bảo vệ đa dạng sinh học
Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên
Trang 8 Hấp thụ Các - bon
Dịch vụ môi trường rừng là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị
sử dụng của môi trường rừng như điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồilắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…(Điều 4chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 4năm 2008) Trong đó, giá trị môi trường rừng được hiểu là giá trị mà rừnglàm lợi cho môi trường, do bản thân các khu rừng tạo ra nhưng không chỉđược sử dụng bới những người quản lý, bảo vệ và phát triển rừng mà còn bởitoàn xã hội Với việc xem xét đến các đến các dịch vụ môi trường rừng thì cácgiá trị này được xem xét như một loại hàng hoá công cộng, có thể do cả xãhội sử dụng mà người làm rừng không quản lý và điều tiết được quá trìnhkhai thác và sử dụng chúng
Các loại dịch vụ môi trường rừng trong dự án thí điểm tại tỉnh Sơn Làgồm:
Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước;
Dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ;
Dịch vụ về du lịch
1.1.2 Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (Payment for Ecosystem Services - PES) haycòn được gọi là chi trả cho dịch vụ môi trường (Payment for EnvironmentalServices) được xem là cơ chế nhằm thúc đẩy việc tạo ra và sử dụng các dịch
vụ sinh thái bằng cách kết nối người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch
vụ hệ sinh thái
Một khái niệm hẹp hơn về chi trả môi trường được đưa ra năm 2005 là: “Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch
vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo
có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua
Trang 9của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ
môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này” (Wunder
2005, p9)
Trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có quy định chitiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt độngtrồng rừng Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế giữangười sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho người cung ứng dịch
vụ môi trường rừng
1.1.3 Thiết lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường
Chi trả dịch vụ môi trường (PES) thực chất là một cơ chế chi trả dựa trênviệc người sử dụng hay người cung cấp có được lợi ích từ các dịch vụ sinhthái, từ đó dẫn đến việc bảo vệ và quản lý chúng Cơ chế này cần có sự thiếtlập rõ ràng để đảm bảo nó hoạt động thực sự hiệu quả trong một thời gian dài
và có khả năng nhân rộng trên toàn thế giới Theo Wunder (2005) các tiêu chícủa PES là:
Tự nguyện trong giao dịch
Các dịch vụ môi trường cần được xác định rõ
Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ môi trường
Có ít nhất một người mua dịch vụ môi trường
Nếu và chỉ với điều kiện là người cung cấp dịch vụ môi trường phảibảo đảm việc cung cấp dịch vụ môi trường (mang tính điều kiện)
Dựa trên tiêu chí này, dự án chi trả dịch vụ môi trường được xây dựng thôngqua ba bước, bao gồm:
Nhận dạng và xác định các dịch vụ môi trường
Xem xét giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường Trong bước này ta
sẽ xác định giá cho các dịch vụ Việc tính toán các giá trị kinh tế có thểdựa trên việc gán số lượng và giá trị bằng tiền cho hàng hoá và dịch vụđược cung cấp bởi môi trường tự nhiên, dù có hay không giá thị trường
Trang 10vẫn rất hữu ích trong việc giúp ta tính toán
Thiết lập kế hoạch chi trả
1.1.4 Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường
Hai nguyên tắc cơ bản của PES là:
Tạo ra động lực tài chính hiệu quả thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cungcấp các dịch vụ môi trường;
Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ Việc chi trảnày có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật
Cụ thể hơn, với việc chi trả cho dịch vụ môi trường rừng, Điều 7 chương I,Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:
Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp do người được chitrả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thoả thuận theonguyên tắc thị trường
Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trường rừng gián tiếp do Nhànước quy định được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết
Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền
sử dụng dịch vụ môi trường rừng cho người được chi trả dịch vụ môitrường rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặc cáckhoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật
Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ môitrường rừng được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụmôi trường rừng
1.1.5 Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng
Có hai hình thức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng:
Chi trả dịch vụ môi trường rừng trực tiếp: là việc người sử dụng dịch
vụ môi trường rừng (người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho ngườicung ứng dịch vụ môi trường (người được chi trả)
Trang 11 Chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp: là việc người sử dụng dịch
vụ môi trường rừng chi trả gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ môitrường rừng thông qua một số tổ chức và thực hiện theo quy định
(Điều 6 chương I, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)
1.2 Nền tảng cơ bản của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường
1.2.1 Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền
Trong các mô hình quản lý môi trường cũng như các giải pháp quản lýmôi trường trước đây, chúng ta thường hay sử dụng nguyên tắc người gây ônhiễm phải trả tiền (Polluter pays) Cơ chế này yêu cầu những người gây racác tác động có hại đến môi trường phải có trách nhiệm chi trả và cải tạo lạimôi trường Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này cũng có một số hạn chếnhất định vì người gây ô nhiễm thường không muốn trả tiền hoặc không khắcphục các thiệt hại về môi trường
Trái với các cơ chế quản lý trước đây, PES không hoạt động theo cơ chếngười đây ô nhiễm phải trả tiền mà hướng tới một cơ chế khác là người đượchưởng lợi từ dịch vụ môi trường sẽ trả tiền cho việc thụ hưởng đó Các nhàkinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trảtiền để con người giữ gìn môi trường hơn là bắt họ phải chi trả cho nhữngthiệt hại môi trường mà họ đã gây ra Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt nhữngngười dân ở vùng thượng lưu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạlưu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợiích cho dân ở vùng hạ lưu Những người ở hạ lưu trước đây không phải trảtiền cho bất cứ lợi ích nào họ nhận được từ môi trường rừng thì nay họ sẽ chitrả một phần cho các lợi ích mà họ được hưởng
Đây là một cách tiếp cận rất mới của PES, coi dịch vụ môi trường là hànghoá và nếu ta nhận được lợi ích từ hàng hoá thì hiển nhiên ta phải trả tiền đểđược tiêu dùng nó Dựa trên cách tiếp cận này, các giá trị của dịch vụ môitrường, đặc biệt là dịch vụ môi trường rừng sẽ được đánh giá một cách chính
Trang 12xác hơn.
1.2.2 Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay – WTP)
WTP là thước đo độ thoả mãn, đồng thời là thước đo lợi ích và là đườngcầu thị trường tạo nên cở sở xác định lợi ích đối với xã hội từ việc tiêu thụhoặc bán một mặt hàng cụ thể
Nền tảng của PES chính là việc những người cung cấp dịch vụ môi trường
sẽ nhận được một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trường (tínhđiều kiện) và mức chi trả này phụ thuộc vào sự thoả thuận với bên nhận đượclợi ích từ các lợi ích từ môi trường Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra cácđặc điểm khác của PES, ví dụ PES là một cơ chế giao dịch tự nguyện giữa ítnhất một người cung cấp và một người sử dụng đối với các hàng hoá dịch vụmôi trường, thì tính điều kiện vẫn là đặc điểm rõ nhất phân biệt PES với cáccách tiếp cận trước đây
Nhà kinh tế học Ronald Coase cũng đưa ra quan điểm rằng cơ sở của PES
là dựa trên sự thoả thuận lợi ích giữa hai bên thông qua việc mặc cả để đưa ramột mức giá hợp lý Thông qua việc thoả thuận, hai bên có thể đạt được mứclợi ích mà mình mong muốn đối với các dịch vụ môi trường Mô hình dướiđây cho thấy các ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên
Đường thẳng AB là đường lợi ích cận biên của những người ở vùngthượng lưu (ở đây là chủ rừng) đối với việc chặt cây Có thể nhận thấy lợi íchcận biên của họ giảm dần khi chặt thêm cây, nguyên nhân có thể do giá cả của
gỗ hoặc những cây có giá trị cao đã bị chặt phá trước Đường thẳng OD biểudiễn mức chi phí biên của người ở vùng hạ lưu, chi phí này ngày càng tănglên cùng với việc nhiều cây bị mất đi Hai đường này cắt nhau tại E, là điểm
mà lợi ích của hai bên là như nhau, tương ứng với mức giá là P Đây là mứcgiá mà những người ở hạ lưu sẵn lòng chi trả và những người chủ rừng sẵnsàng chấp nhận
Trang 13Hình 1.1: Ảnh hưởng lợi ích lẫn nhau của hai bên tham gia
Mức chi trả này đã được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu vềPES Một cách khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả được đưa ra trong mộtnghiên cứu của World Bank năm 2003
Hình 1.2: Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường
Trang 14Trong mô hình này có thể thấy: nguồn thu nhập từ việc chặt phá rừng và
sử dụng các cánh rừng đầu nguồn là lợi ích của những người chủ rừng nhưnglại là chi phí của những nhà máy thuỷ điện và cư dân ở hạ lưu Phần màuxanh nhạt biểu diễn cho phần lợi ích của người chủ rừng như khai thác gỗ,buôn bán động vật hoang dã…Ngược lại phần diện tích màu đỏ cho thấy chiphí hay thiệt hại của các nhà máy thuỷ điện khi rừng bị chặt phá, ví dụ nhưcác thiệt hại về kinh tế do giảm năng suất hay thiên tai, lũ lụt Do đó, nhữngnhà máy này sẽ sẵn sàng bỏ ra một số tiền để trả cho người chủ rừng nhằmduy trì các khu rừng đầu nguồn và lợi ích của họ và mức tiền này phải nhỏhơn phần thiệt hại về kinh tế nhưng không là giảm bớt lợi ích của người chủrừng Phần chi trả ở đây được thể hiện bằng màu xanh lá cây Ví dụ, khi cáckhu rừng đầu nguồn bị chặt phá, chủ rừng thu nhập được 100 triệu đồng, đồngthời các nhà máy thuỷ điện sẽ bị thiệt hại 1 tỷ đồng Nếu rừng được các nhàmáy này sẽ giảm được thiệt hại là 500 triệu đồng, thì họ sẵn sàng chi trả mộtmức tiền nhỏ hơn 500 triệu để duy trì rừng đầu nguồn Lúc này mức chi trảhợp lý sẽ lớn hơn 100 triệu đồng và nhỏ hơn 500 triệu đồng Tóm lại, mức chitrả sẽ được xác định dựa trên cơ sở:
Thu nhập của chủ rừng < Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng < Mức lợi íchnhà máy thuỷ điện nhận được từ dịch vụ môi trường rừng
1.3 Nội dung chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
1.3.1 Căn cứ xây dựng chính sách
1.3.1.1 Cơ sở pháp lý
Căn cứ theo hệ thống pháp luật hiện hành, Pháp lệnh số UBTVQH 10 ngày 28/08/2001 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về phí và lệphí có quy định về việc thu phí đối với 12 lĩnh vực Trong lĩnh vực nôngnghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản đã có các quy định về phí thuỷ lợi, phí kiểm
Trang 1538/2001/PL-dịch động, thực vật; phí kiểm tra vệ sinh thú ý, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…Riêng trong lĩnh vực môi trường có phí bảo vệ môi trường đối với nước thải,khí thải, chất thải rắn, tiếng ồn, khai thác tài nguyên Như vậy, Pháp luật ViệtNam đã có sự quan tâm đúng đắn đến vấn đề bảo vệ môi trường, tạo cơ sởtiền đề cho việc bổ sung, xây dựng các chính sách mới, đáp ứng được xuhướng phát triển chung của đất nước và thế giới.
Hướng tới việc phát triển bền vững, Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ ra đời ngày 10/04/2008 đã quy định rõ về việc cần thiết phảixây dựng thí điểm cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số tỉnh, sau
đó rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình này trên cả nước Hiện nay, chínhsách này được áp dụng cho các cơ sở sản xuất được hưởng lợi từ dịch vụ môitrường rừng thuộc lưu vực sông Đồng Nai, sông Đà và các chủ rừng ở vùngđầu nguồn lưu vực hai con sông nói trên thuộc hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.Ngoài những căn cứ pháp lý kể trên, còn phải kể đến một số Nghị địnhcũng như các báo cáo dự án trồng và phát triển rừng như:
Kế hoạch số 1660/KH-BNN-PC ngày 12/06/1008 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về kế hoạch tổ chức triển khai Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ
Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹbảo vệ và phát triển rừng
Báo cáo kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại tỉnh Sơn La theochỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 5/12/2005 về việc rà soát, quy hoạchlại 3 loại rừng trên phạm vi toàn quốc
Báo cáo kết quả thực hiện giao đất giao rừng tỉnh Sơn La giai đoạn
2001 -2006 (Chi cục kiểm lâm tỉnh Sơn La, 2008)
1.3.1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn
Trang 16Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đánh giá giá trị của rừng theo quan điểmkinh tế, nghĩa là lượng hoá các lợi ích mà rừng mang lại cho cuộc sống conngười qua các con số chứ không còn đơn thuần là kể ra những lợi ích đó Dựatrên chính các kết quả này, giá trị dịch vụ môi trường rừng ngày càng đượcthừa nhận rộng rãi hơn Các nghiên cứu thực hiện trên phạm vi thế giới đã chỉ
ra cơ cấu cho các loại dịch vụ môi trường rừng là: hấp thụ các-bon chiếm27%; bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; phòng hộ đầu nguồn chiếm 21% ;bảo vệ cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%
Thực tiễn tại Việt Nam cũng cho thấy những tín hiệu đáng mừng của việcthay đổi trong nhận thức của con người về các giá trị của dịch vụ môi trườngrừng Rừng không chỉ là nguồn tài nguyên quý giá mà còn có chức năng bảo
vệ cho các khu vực hạ lưu, vì thế Việt Nam đã xác định cần thiết phải xâydựng một cơ chế quản lý rừng hiệu quả hơn thay thế cho các phương pháptrước đây theo quan điểm coi dịch vụ môi trường rừng là một loại hàng hoá.Đây là cơ sở tiền đề quan trọng để hiểu và tiếp thu “Cơ chế chi trả cho dịch
vụ môi trường”
1.3.1.3 Tham khảo, kế thừa nghiên cứu và kinh nghiệm của thế giới
Trên thế giới, việc nghiên cứu và triển khai dự án chi trả dịch vụ môitrường rừng đã được chú ý từ những năm 90 của thế kỷ 20 Rất nhiều nghiêncứu đã được tiến hành, điển hình như nghiên cứu của Trường Đại họcCalifornia, nhằm xác định khái niệm chi trả dịch vụ môi trường rừng, chi trảcho ai và mức chi trả là bao nhiêu Các nghiên cứu đã tính toán ra giá trị củarừng trong việc bảo vệ đất, nước, không khí, đa dạng sinh học làm cơ sở đưa
ra mức chi trả của xã hội đối với dịch vụ môi trường rừng Đây là cơ sở tiền
đề cho các nước đi sau, như Việt Nam, tham khảo và kế thừa để áp dụng vàothực tiễn bảo vệ môi trường, cụ thể là cho môi trường rừng
Trang 17Thực tế cho thấy, PES đã được áp dụng ở rất nhiều nơi trên thế giới nhưchâu Phi, châu Á, Đông Âu, châu Mỹ Latinh và đã có những thành công nhấtđịnh Trong đó, Costa Rica là một trong những nước đầu tiên xây dựng vàthực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm giá trị hấp thụCac – bon, phòng hộ đầu nguồn, đa dạng sinh học và bảo vệ cảnh quan.Thành công của các nước đi trước là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trongviệc xây dựng và triển khai chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng - mộtchính sách còn hết sức mới mẻ này.
1.3.2.2 Nguyên tắc xác định giá trị dịch vụ môi trường rừng
Giá trị dịch vụ môi trường rừng được xác định theo từng loại rừng:rừng gỗ, rừng hỗn giao, tre nứa (đối với rừng tự nhiên) và rừng đã cótrữ lượng và chưa có trữ lượng (đối với rừng trồng)
Chỉ xác định những giá trị gián tiếp khả thi và có khả năng tính toánđược (thông qua kết quả nghiên cứu thực té đã được công bố tại ViệtNam)
1.3.2.3 Đối tượng có nghĩa vụ chi trả giá trị dịch vụ môi trường rừng
Các tổ chức, các nhân sử dụng trực tiếp các giá trị dịch vụ môi trườngrừng để sản xuất hàng hoá hoặc kinh doanh các sản phẩm được hưởng
Trang 18lợi từ rừng, bao gồm: các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, nước sinh hoạt,
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng
Các tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tác động ảnh hưởng có hại đếnmôi trường rừng như khai thác khoáng sản, công trình giao thông vàcác hoạt động sản xuất gây ô nhiễm không khí
1.3.2.4 Đối tượng được hưởng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng
Các ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng được nhận phí chi trả dịch
vụ môi trường rừng để đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừngđặc dụng, rừng phòng hộ
Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng,khoán bảo vệ rừng là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất
Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn được giaođất, giao rừng sản xuất (rừng trồng và rừng tự nhiên), khi rừng đã đủtiêu chuẩn phòng hộ trong thời gian chưa khai thác sẽ được hưởng phíchi trả dịch vụ môi trường rừng đối với giá trị phòng hộ do rừng tạo ra
1.3.2.5 Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng
Đối với trường hợp chi trả trực tiếp: tiền thu được từ chi trả các dịch vụmôi trường rừng sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy địnhcủa pháp luật, người được chi trả có toàn quyền quyết định việc sửdụng số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng
Đối với trường hợp chi trả gián tiếp: tiền thu được từ chi trả dịch vụmôi trường rừng được sử dụng như sau:
- 10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
- 90% chi cho các hoạt động của người được chi trả dịch vụ môi trườngrừng Nếu người được chi trả dịch vụ môi trường rừng là các tổ chứcnhà nước, được sử dụng 10% cho chi phí quản lý, 80% cho việc trả tiềncông khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
Trang 19đồng dân cư, thôn bản.
1.4 Kinh nghiệm thực hiện dự án chi trả dịch môi trường
1.4.1 Trên thế giới
PES được áp dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới như ở châu Phi, châu Á,
Mỹ Latinh và Đông Âu, một ví dụ điển hình cho việc phát triển PES như một
cơ chế quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả chính là Costa Rica Những người chủđất và chủ rừng ở đây được trả tiền cho việc họ cung cấp các dịch vụ môitrường, tiến hành các hoạt động bảo vệ rừng nhằm duy trì chất lượng cuộcsống của con người Chính sách này thiết kế một cơ chế tài chính cũng nhưluật pháp khá chặt chẽ nhằm đảm bảo người cung cấp dịch vụ môi trường sẽphải thực hiện hết hợp đồng theo thời hạn đã định Bảng 1.1 là một ví dụ vềcác khoản tiền mà những người sử dụng nước phải trả cho dịch vụ môi trường(ở đây là chức năng phòng hộ đầu nguồn)
Bảng 1.1: Các khoản chi trả của người sử dụng nước tại Costa Rica
Trang 20Tại Jamestown, đảo Rhode, Mỹ, những người nông dân ở đây thường thuhoạch cỏ trên cánh đồng của họ hai lần một năm Tuy nhiên việc này đã ảnhhưởng thói quen của nhiều loài chim ăn cỏ tại đây Vì vậy các nhà kinh tế từtrường Đại học Rhode Island và công ty Eco Assets Markets đã vận động cáckhoản tiền đầu tư để giúp các loài chim này, số tiền từ 5$ đến 200$ mỗi người
và số tiền này được dùng để bù đắp cho việc giảm năng suất của người nôngdân khi họ được yêu cầu chỉ thu hoạch một vụ trong một năm
Ngoài ra còn rất nhiều các dự án PES đang được thực hiện tại Mexico,Nam Phi, Colombia, Nicaragua, Venezuela,…và những dự án này đều doWorld Bank hỗ trợ về tài chính hay kỹ thuật
1.4.2 Tại Việt Nam
Sau khi Luật Đa dạng sinh học được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 4,ngày 18/10/2008 cùng với sự ra đời của Quyết định 380/QĐ-TTg ngày10/04/2008 của Thủ tướng Chính phủ, rất nhiều các dự án thí điểm về PES đãđược triển khai tại nhiều địa phương Các mô hình về PES đã được tổ chứcthực hiện từ năm 2006 – 2009 trong các chương trình do Bộ NN và PTNTphối hợp với tổ chức Winrock International, chương trình môi trường trọngđiểm và Sáng kiến hành lang bảo tồn đa dạng sinh học do Ngân hàng pháttriển châu Á (ADB) tài trợ từ năm 2006 – 2010 Các tỉnh được chọn thực hiệnthí điểm gồm có Sơn La, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận
Ngoài ra, WWF cũng đang tiến hành các hoạt động đánh giá và tìm cơ hộicho PES ở tỉnh Quảng Nam và Quảng Trị Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của Cơquan phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), WWF và các đối tác khácđang tài trợ cho việc giải quyết vấn đề ô nhiễm hồ chứa nước Trị An và hạ
Trang 21lưu sông Đồng Nai dựa trên cơ chế PES Chi cục kiểm lâm Thừa Thiên Huếphối hợp cùng WWF cũng đang tiến hành dự án tạo cơ chế tài chính nhằmbảo vệ cảnh quan tại Vườn quốc gia Bạch Mã, dự kiến sẽ tạo ra nguồn thu lớnhơn gấp 3 lần so với nguồn thu hiện hành.
Hiện nay, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) còn thực hiện dự
án chi trả dịch vụ môi trường, áp dụng cho các khu vực ven biển Dự án xâydựng cơ chế chi trả cho hấp thụ các-bon trong lâm nghiệp, thí điểm tại huyệnCao Phong, tỉnh Hòa Bình do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trườngRừng thực hiện cũng đang trong quá trình triển khai
CHƯƠNG II
DỰ ÁN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH
SƠN LA
2.1 Giới thiệu đặc điểm chung về tỉnh Sơn La
2.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Việt Nam, có toạ độđịa lý: 20o39’ - 20o02’ vĩ độ Bắc và 103o11’ – 105o02’ kinh độ Đông PhíaBắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu; phía Namgiáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào; cách thủ đô
Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc
Trang 22
Hình 2.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Sơn La
Nguồn: www.sfdp.net/docs/images/SonlaMap.gif
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Sơn La là 1.412.500 ha, chiếm 4,3% diện tích
cả nước Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính: có 1 thành phố là thành phố Sơn
La và 10 huyện là Thuận Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Sông Mã,Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La và Quỳnh Nhai
Sơn La là cầu nối quan trọng của Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ với vùng Tây Bắc Với đường biên giới Việt – Lào dài 250 km và 4 tuyếngiao thông quan trọng là đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ
279, tỉnh đã có những lợi thế nhất định trong giao lưu phát triển kinh tế - vănhoá - xã hội với các tỉnh khác và giao lưu quốc tế
Các cánh rừng ở Sơn La đóng vài trò thiết yếu đối với việc phòng hộ đầunguồn lưu vực hồ thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Sơn La Ngoài ra còn gópphần bảo vệ môi trường sinh thái cũng như chiến lược củng cố an ninh quốcphòng và bảo vệ chủ quyền biên giới
Trang 232.1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
Địa hình
Địa hình tỉnh Sơn La bị chia cắt sâu và phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi,thung lũng, lòng chảo, bồn địa và cao nguyên Diện tích vùng núi chiếmkhoảng 85% diện tích toàn tỉnh Độ cao tuyệt đối trung bình từ 600 – 1000mvới 3 hệ thống núi chính chạy song song theo hướng Tây Bắc – Đông Nam
Độ dốc bình quân trên 25o Sự chia cắt sâu và mạnh, địa thế hiểm trở ở vùngnúi của Sơn La chủ yếu là do đặc điểm kiến tạo địa chất với các đứt gãy điểnhình như đứt gãy sông Đà, Nậm Pìa
Vùng giữa sông Đà và sông Mã có 2 cao nguyên lớn là cao nguyên MộcChâu với độ cao từ 800 – 1000m, diện tích khoảng 2 vạn ha và caonguyên Sơn La - Nà Sản nằm ở độ cao 600 – 800m với diện tích khoảng1,5 vạn ha Địa hình ở 2 khu vực này tương đối rộng và bằng phẳng, đấtđai tốt, có ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn và cơ cấuphát triển đa dạng gồm các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi vàphát triển rừng nguyên liệu
Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Sơn La
Trang 24Bên cạnh đó, nằm xen kẽ giữa các cao nguyên là những vùng lòng chảo,thung lũng với những cánh đồng lúa nước lớn, vừa và nhỏ với quy mô từ 300– 1000 ha do phù sa các con sông bồi đắp.
Khí hậu
Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi có 2 mùa
rõ rệt Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa
hè nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 20oC – 22oC, nhiệt độ thấpnhất tuyệt đối vào tháng 12 và tháng 1 (0 – 5oC) Tổng số giờ nắngtrung bình năm là 1.641 giờ Trung bình số ngày nắng/tháng là 23 ngày
Chế độ mưa: Tổng lượng mưa bình quân là 1.420mm với 118 ngàymưa/năm Lượng mưa trung bình tháng là 150mm/tháng Mùa mưa kéodài 6 – 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 9) với lượng mưa chiếm 84 – 92%tổng lượng mưa cả năm Lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn
dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, trượt lở đất, lũ ống, lũ quét…gây thiệt hại cho sản xuất, tài sản và đời sống nhân dân Ngược lại, mùakhô kéo dài, gây khô hạn, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, nhất làcác bản vùng cao, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng các loại câytrồng
Độ ẩm: tương đối trung bình năm là 81%, lượng bốc hơi trung bìnhnăm là 800mm/năm Từ tháng 10 đến tháng 5 của năm sau là thời kỳlượng bốc hơi cao hơn lượng mưa nhiều lần khiến độ ẩm tầng mặt luôn
ở mức thấp làm cây cối héo nhiều, do đó trong thời kỳ này không thểcanh tác cây ngắn ngày nếu không tưới tiêu đầy đủ
Một số yếu tố khác: Các yếu tố này thường xuất hiện gây ra các tácđộng tiêu cực đối với sản xuất và sinh hoạt Trước hết là sương muối
Trang 25xuất hiện mỗi năm vài đợt vào tháng 12 và tháng 1 gây ảnh hưởng lêncác vùng trong tỉnh Tuy nhiên một vài năm gần đây tần suất xuất hiệnsương muối có xu hướng giảm đi Thêm nữa vào mùa mưa thường xảy
ra lũ quét ở những vùng có độ dốc lớn, độ che phủ thực bì thấp Cònvào mùa hè thường xuyên có gió Lào mang khí hậu khô và nóng
Thuỷ văn
Sơn La có hệ thống sông, suối khá dày nhưng phân bố không đồng đều,chủ yếu tập trung ở vùng thấp, có đến 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vựccủa 2 sông chính là sông Đà và sông Mã Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh dài
253 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 9.874 km2 Sông Mã chảy qua tỉnh có
độ dài 93 km với diện tích lưu vực là 2.800 km2 Thêm vào đó, sông suối ởSơn La có độ dốc lớn, do đó tiềm năng thuỷ điện được đánh giá là khá dồidào
Thổ nhưỡng
Diện tích đất tự nhiên của Sơn La là 1.045.500 ha, trong đó diện tích đấtnông nghiệp là 190.070 ha chiếm 13,52%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là331.120 ha chiếm 23,55%; diện tích đất chuyên dùng là 22.327 ha chiếm1,53%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm 59,02%.Riêng đối với đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp bao gồm các loại đất sau:
Đất feralit đỏ vàng (F) và đất mùn feralit trên đỉnh núi (H), các loại đấtnày chiếm đến 90% diện tích đất lâm nghiệp của toàn tỉnh
Vùng đất có độ dốc cao trên 25% chiếm đến 86% Tuy vậy 2 caonguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Sơn La – Nà Sảnlại tương đối bằng phẳng và cũng là nơi phân bố của các loại đất có độphì nhiêu cao, tầng đất dày như đất đỏ vàng và đất nâu vàng trên đá vôirất thích hợp để phát triển một nền nông – lâm nghiệp hàng hoá có quy
Trang 26mô tập trung.
Độ phì của đất mặc dù bị suy thoái do thảm thực vật bị tàn phá và tậpquán canh tác nương rẫy lạc hậu trước đây nhưng vẫn còn đạt được ởmức trung bình
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Nguồn nhân lực
Dân số của tỉnh Sơn La vào khoảng 1.007.511 người, trong đó dân cư sốngtại đô thị chiếm khoảng 11,3% tương ứng với 113.680 người còn lại khoảng88,7% dân số tập trung ở khu vực nông thôn Mật độ dân số bình quân là 71người/km2, cao nhất là thành phố Sơn La với mật độ dân số trên 200người/km2 (Theo tài liệu thống kê năm 2006).
Hiện nay tại Sơn La có 12 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có một
số dân tộc chiếm chủ yếu là Thái (chiếm 54%), H’Mông (chiếm 12,02%),Kinh (chiếm 18%), Mường (chiếm 8,12%) và một số dân tộc khác
Năm 2006, số người trong độ tuổi lao động của tỉnh là 541.451 người, chiếm54% dân số toàn tỉnh Lao động nông lâm nghiệp chiếm gần 90% còn lao độngtrong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chế biến khoảng 10%
Một vấn đề tồn tại trong phát triển dân số của tỉnh là tỉ lệ tăng tự nhiên vẫncòn cao vào khoảng 1,59% Cùng với đó là trình độ dân trí chưa được nângcao để bắt kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay Mặc dùlực lượng lao động còn ít so với tiềm năng đất đai tự nhiên nhưng lại xuấthiện tình trạng thiếu việc làm với một tỉ lệ đáng kể, xấp xỉ 11%
2.1.2.2 Thực trạng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của
tỉnh giai đoạn 2000 – 2005 là 11,6%, cao hơn mức bình quân của cả
Trang 27nước là 3.1% (tăng trưởng của cả nước đạt 8,5%) Đặc biệt năm 2006tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, khoảng 13,25%.GDP cũng tăng lên đáng kể: Năm 2002 đạt mức 1.207,2 tỷ đồng, đếnnăm 2005 đã đạt được 2.112 tỷ đồng, tăng gấp 1,75 lần và trong năm
2006 con số này đã lên tới 2.392,8 tỷ đồng Tuy vậy, thu nhập bìnhquân đầu người còn thấp, mới đạt mức 206 USD vào năm 2006, bằng36% thu nhập bình quân đầu người tính cho cả nước (mức thu nhậpbình quân cả nước là 715 USD)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Những năm gần đây cơ cấu GDP của
tỉnh đã có sự chuyển biến đáng kể đem lại những thay đổi tích cực cho
nề kinh tế Tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp – xây dựng
và các ngành dịch vụ tăng dần lên, đồng thời từng bước giảm dần tỷtrọng ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế
Hình 2.2: Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La
Cụ thể như sau: tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đã tăng từ9,49% lên 18,58%; các ngành dịch vụ tăng từ 29,55% lên mức 38,52%
Trang 28trong giai đoạn 2000 – 2006 Ngược lại, tỷ trọng các ngành nông, lâmnghiệp và thuỷ sản giảm từ 60,96% năm 2000 xuống còn 42,90% vàonăm 2006.
Ngay bản thân trong các ngành cũng có sự thay đổi về cơ cấu, điểnhình như trong ngành nông nghiệp Cơ cấu GDP chuyển dần từ trồngtrọt sang chăn nuôi và dịch vụ Tỷ trọng ngành trồng trọt trong năm
2000 là 80,73% giảm xuống còn 69,21% vào năm 2006 trong khi đógiá trị ngành chăn nuôi lại tăng 18,66% lên 30,21%
2.1.2.3 Thực trạng về văn hoá – xã hội
Tình hình đời sống: Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm khoảng 20% trong
số đó các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 là34,39% (số liệu năm 2002) Ngoài ra số hộ giàu chiếm khoảng 6%, hộkhá chiếm 23% và hộ trung bình chiếm 51% Theo các con số này cóthể thấy đời sống dân cư của tỉnh vẫn còn rất nhiều khó khăn
Tình hình giáo dục – đào tạo: Công tác giáo dục – đào tạo ngày càng
được củng cố cả về quy mô và chất lượng ở tất cả các cấp học, ngànhhọc nhằm từng bước tăng dần số học sinh được đến trường, từ bậc mẫugiáo cho đến Trung học phổ thông Thông qua rất nhiều các chươngtrình như chương trình kiên cố hoá trường học, chương trình xoá đóigiảm nghèo 135, chương trình 134… số lượng các lớp học đã tăng lênđáng kể đặc biệt là ở các xã vùng sâu, vùng xa Năm 2004, tỉnh có1.368 lớp học với 38.660 học sinh, con số này đã tăng lên 1.445 lớphọc với 38.910 học sinh sau có một năm (trong đó có 484 học sinh bổtúc văn hoá) Con số này đã chứng minh cho nỗ lực không ngừng củatỉnh trong việc phổ cập giáo dục
Kết quả cho thấy ở cấp tiểu học đã xoá mù chữ được 29/29 xã, thị trấn;
Trang 2914 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; 21
xã đạt phổ cập giáo dục THCS và có thêm 2 trường được công nhận làtrường chuẩn quốc gia Chất lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ họcsinh đỗ tốt nghiệp và lên lớp đạt từ 98 – 99%
Tình hình chăm sóc sức khoẻ y tế: Thực hiện tốt công tác khám chữabệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội cụ thế: tỷ lệkhám chữa bệnh trung bình từ 0,6 lần/người (năm 2000) đã được nânglên 0,95 lần/người (năm 2005) Bên cạnh đó mạng lưới y tế cũng đượcchú trọng củng cố và phát triển hơn, tính đến năm 2005 tất cả các xãđều có trạm xá; trung bình mỗi huyện có 255 giường bệnh Đội ngũ cán
bộ y tế được quan tâm đào tạo và bồi dưỡng, trong số 29 xã có 5 xã, thịtrấn có bác sỹ còn lại có y tế bản Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻtrẻ em cũng được đẩy mạnh phát triển: tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi tiêmchủng được tiêm đủ mũi hàng năm đạt trên 90%; tỷ lệ suy dinh dưỡngtrẻ em giảm từ 38,1% năm 2000 xuống 30,7% năm 2005
Tình hình văn hoá: Hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng phát triển
sâu rộng với hình thức và nội dung phong phú góp phần nâng cao dântrí, rèn luyện sức khoẻ cho nhân dân, phục vụ ngày càng hiệu quả cho
sự phát triển của cộng đồng và toàn xã hội Đến hết năm 2005 đã có10% số hộ gia đình tham gia hoạt động thể dục thể thao và 90.000 giađình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá
2.1.2.4 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Mặc dù Sơn La là tỉnh năm trong vùng địa hình chia cắt phức tạp nhưnglại có hệ thống giao thông khá là phát triển so với các tỉnh khác thuộc vùngTây Bắc Toàn tỉnh hiện có 5.240 km đường bộ, trong đó tổng chiều dài
Trang 30đường ô tô đi được là 2.441 km, bao gồm:
- Quốc lộ có tổng chiều dài 414 km với 5 tuyến: quốc lộ 6 dài 230 km,quốc lộ 37 dài 109 km, quốc lộ 32b dài 11 km, quốc lộ 279 dài 32km…
- Tỉnh lộ gồm 13 tuyến với tổng chiều dài 668 km và đường dân sinh ô
tô không đi được dài 2.842 km
Hệ thống giao thông đường thuỷ thuộc 2 tuyến chính là sông Đà (230 km)
và sông Mã (70 km) và có 2 cảng là Tà Hộc và Vạn Yên Tương lai hệ thốnggiao thông đường thuỷ sẽ còn tiếp tục được phát triển và phát huy hiệu quảcao khi thuỷ điện Sơn La hoàn thành
Hệ thống đường hàng không hiện nay mới chỉ có sân bay Nà Sản (cách thànhphố Sơn La 20km về phía Đông Nam) Đây là sân bay loại nhỏ, từ trước đếnnay chủ yếu vận chuyển hành khách nhưng hiệu quả rất thấp Vì vậy, thờigian này sân bay đang được cải tạo, nâng cấp nhằm khai thác có hiệu quả hơntrong điều kiện xã hội ngày càng phát triển
Hệ thống thuỷ lợi
Hệ thống kênh mương được kiên cố hoá 350km/800km; Nhiều công trìnhthuỷ lợi thuộc các dự án của ADB, WB, chương trình 135…đã được đầu tưđồng bộ từ đầu mối cho đến hệ thống kênh nội đồng Cùng với đó là đảm bảo
tưới tiêu ổn định, chủ động cung cấp đủ nước cho 24.500 ha ruộng nước (9.000
ha lúa chiêm xuân, 15.500 ha lúa vụ mùa ), thu hẹp dần các diện tích bị thiếunước hàng năm Các công trình thuỷ lợi đã phục vụ được cho trên 25.000 hacây công nghiệp và cây ăn quả tập trung chủ yếu ở Mai Sơn, Yên Châu vàThuận Châu
Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn:
Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành và bà con nông dân, cộng với sự tài
Trang 31trợ của các tổ chức quốc tế, tỉnh đã xây dựng được trên 960 công trình cấpnước tập trung tự chảy và bơm dẫn, gần 5.000 giếng đào các loại, hơn 6.850dụng cụ chứa nước (như bể, lu, bồn chứa nước) Tính đến hết năm 2006 số dân ởnông thôn được cấp nước qua các công trình này đạt trên 53 vạn người tương ứng60% số dân, đồng thời 40% số hộ gia đình ở nông thôn có hố tiêu hợp vệ sinh;30% số hộ chăn nuôi có chuồng trại gia súc được thu gom và xử lý phân hợp vệsinh
Hiện nay có 21 nhà máy thuỷ điện công suất 2.677,5 KW với công suấtphát thực tế là 2.100 KW, trong đó 3 thuỷ điện có công suất lớn nhất là:
- Thuỷ điện Chiềng Ngàm (Huyện Thuận Châu): 1.600 KW
- Thuỷ điện Nậm Công (Huyện Sông Mã ): 270 KW
- Thuỷ điện Nà Chá (Huyện Mộc Châu): 120KW
Bưu chính viễn thông
- Về bưu chính:
Hiện nay trên địa bàn Sơn La có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính
- viễn thông gồm: Bưu điện tỉnh Sơn La, EVN Sơn La, Mobifone, Viettel, cơbản đáp ứng được yêu cầu phục vụ thông tin cho phát triển kinh tế xã hội anninh, quốc phòng Mật độ điện thoại đạt: 7,83 máy/100 dân, trong đó điệnthoại cố định đạt 3,56 máy/100 dân, điện thoại di động đạt 4,27 máy/100 dân
Trang 32+ Điện thoại di động: Tổng số 64 trạm của các đơn vị cung cấp dịch vụ làVinaphone, Mobifone, Viettel và 9 trạm thông tin di động CDMA của EVNSơn La Điện thoại di động trả sau GSM là 14.664 thuê bao, điện thoại diđộng trả trước GSM là 47.859 thuê bao, điện thoại di động nội vùng CDMA
2.2.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Thông qua các số liệu kiểm kê, rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng tại tỉnh Sơn
la cho thấy diện tích đất lâm nghiệp toàn tỉnh đến ngày 01/01/2007 là 934.039
ha, chiếm 66% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh
Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp
Rừng sảnxuất
Diện tích tự nhiên 1.412.4
Trang 331.2 Rừng trồng 30.320 20 10.06
5
20.235
2 Đất chưa có
rừng
361.18 7
7
217.81 5
II Các loại đất
khác
478.45 9
(Nguồn: Kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng và Niên giám Thống kê năm 2006)
Dựa vào bảng tổng hợp trên ta có thể thấy diện tích rừng đặc dụng là 62.979
ha, chiếm 6,7%; rừng phòng hộ là 423.993 ha chiếm 45,4% và rừng sản xuất
là 447.068 ha chiếm 47,9 %
Biểu đồ dưới thể hiện chi tiết cơ cấu đất lâm nghiệp: gồm có đất có rừng vàđất chưa có rừng với 3 loại rừng được rà soát theo quy hoạch Có thể nhậnthấy: diện tích đất có rừng tại tỉnh Sơn La lớn hơn khá nhiều so với diện tíchđất không có rừng, tuy nhiên trong đó chủ yếu là các cánh rừng tự nhiên, lớnhơn gấp nhiều lần so với diện tích rừng trồng
Trang 341 Đất có rừng
1.1 Rừng
tự nhiên
1.2 Rừng trồng
2 Đất chưa có rừng
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đất lâm nghiệp
Rừng sản xuất Rừng phòng hộ Rừng đặc dụng
Hình 2.3: Cơ cấu đất lâm nghiệp
(Dựa trên số liệu của bảng 2.2)
2.2.2 Hiện trạng thực hiện giao đất giao rừng
Công tác giao đất, giao rừng tại tỉnh Sơn La cơ bản đã hoàn thành, số liệuđược tổng hợp trong bảng dưới đây:
Trang 35Bảng 2.3: Kết quả giao đất, giao rừng tỉnh Sơn La vùng lưu vực sông Đà
TT Đơn vị
hành chính
Tống số cộng đồng,
tổ chức ,hộ gia đình được giao rừng, cho thuê rừng
Diện tích rừng và đất rừng đã giao (ha) Tổng
(ha)
Diện tích đất
có rừng (ha)
Diện tích đất không có rừng (ha)
8 Huyện Thuận Châu 5.622 112.716,8 76.988,6 35.728,2
9 Huyện Yên Châu 6.776 49.562,9 40.937,6 8.625,3
Tổng cộng 54.690 701.373 485.842 215.532
(Nguồn: Sở NN và PTNT Sơn La, 2007, Báo cáo kết quả GĐGR, 2002 – 2006)
Thêm vào đó, trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, dự án đangtrong quá trình tiến hành rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện giao đât, giao rừng,được thực hiện trên diện tích là 490.190 ha tại các huyện thí điểm Diện tíchtriển khai rà soát được tổng hợp trong bảng dưới:
Trang 36Bảng 2.4: Diện tích giao đất giao rừng rà soát tại các huyện thí điểm
Huyện
Diện tích rà soát theo kết quả GDLN – GR (ha) Tổng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất Huyện Mộc Châu 84.076,9 21.420,2 57.698,2 4.958,6 Huyện Phù Yên 50.963,6 9.140,3 39.329,8 2.493,5 Huyện Mai Sơn 54.879,0 0,0 53.798,1 1.080,9 Huyện Thuận Châu 79.437,9 11.387,9 58.191,0 9.859,1 Huyện Mường La 80.433,9 0,0 77.339,9 3.094,0 Huyện Quỳnh Nhai 43.149,7 0,0 42.588,5 561,2 Huyện Bắc Yên 42.199,3 7.532,8 30.581,7 4.084,8 Huyện Yên Châu 42.384,3 0,0 39.174,9 3.209,4 Thành phố Sơn La 13.385,9 0,0 12.988,3 397,6
Khoanh nuôi tái sinh rừng
Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng chủ yếu thuộc khu vực phòng hộ đầunguồn và đã mang lại những hiệu quả đáng kể: vùng ven sông Đà sau 5 – 7năm đã đạt độ che phủ 0,2 – 0,3; trữ lượng đạt 20 – 25 m3/ha Chính các diện
Trang 37tích rừng khoanh nuôi tái sinh này đã góp phần tăng độ che phủ đất trống, đồinúi trọc và bảo vệ môi trường Tuy nhiên, một vấn đề cần phải khắc phục đó
là chất lượng rừng còn kém nên hiệu quả về kinh tế không cao và thu nhập từrừng hầu như không đáng kể, do đó đời sống của người làm nghề rừng vẫncòn gặp rất nhiều khó khăn
Trồng rừng tập trung
Đến năm 2006, toàn tỉnh đã trồng được 30.545 ha rừng trồng tập trung, trong
đó rừng phòng hộ là 10.265,6 ha chiếm 28,7%; rừng sản xuất là 20.234,4 hachiếm 66,3% và rừng đặc dụng là 45 ha chiếm 5% Tuy nhiên, rừng trồnghiện nay chủ yếu phân tán, rừng sản xuất không nhiều, chưa được đầu tư thâmcanh nên năng suất còn thấp Ngoài rừng trồng tập trung, hàng năm trên địabàn tỉnh còn trồng cây phân tán, bình quân từ 500 đến 600 nghìn cây các loại;diện tích kết hợp nông, lâm như vườn rừng, vườn cây ăn quả lâu năm cũngtăng đáng kể góp phần đa dạng hoá việc khai thác quỹ đất lâm nghiệp
Khai thác chế biến lâm sản
Về khai thác lâm sản: từ năm 2000 đến 2006, hàng năm tỉnh khai thác bìnhquân vào khoảng 50 nghìn m3 gỗ tròn, trong đó đối tượng khai thác chủ yếu là
gỗ gia dụng phục vụ nhu cầu nhân dân và cung cấp cho các doanh nghiệp
Về chế biến lâm sản: trên địa bàn tỉnh có 3 doanh nghiệp Nhà nước và khoảng
400 cơ sở tư nhân thực hiện công tác chế biến lâm sản Những năm gần đây
do sản lượng khai thác gỗ tự nhiên giảm, nguồn nguyên liệu khai thác từ rừngtrồng chưa đáp ứng đủ nhu cầu nên hầu hết các cơ sở chế biến chỉ phát huyđược 20 – 30% công suất Nếu đủ nguyên liệu thì sản lượng đạt tới 20.000m3sản phẩm/năm, giải quyết việc làm cho khoảng 1000 lao động
2.2.4 Hoạt động của các dự án lâm nghiệp
Trang 38- Dự án 327: là dự án tập trung vào bảo vệ và phát triển rừng được triển khai
từ năm 1993 đến năm 2000, tổng số vốn thực hiện là 81 tỷ đồng và giảiquyết việc làm cho trên 6 vạn lao động nông thôn
- Dự án ổn định dân cư và phát triển kinh tế xã hội vùng chuyển dân sông
Đà – Sơn La đã góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, tăng cường độ chephủ rừng, xây dựng được nhiều vườn cây ăn quả trong các hộ gia đình
- Dự án tăng cường phục hồi rừng bằng phương pháp nông lâm kết hợpđược thực hiện trong 4 năm từ năm 1997 đến năm 2000 Đây là dự án việntrợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản, tổng giá trị lên đến 7 triệuUSD
- Dự án trồng rừng sản xuất (rừng kinh tế): bắt đầu được triển khai từ năm
1998 và đã trồng được 8.200 ha rừng Chủ dự án là các lâm trường, công
ty chế biến lâm sản trên cơ sở hợp đồng kinh tế giữa hộ gia đình nhận vốntrồng rừng và chủ dự án theo cơ chế các hộ gia đình phải chịu trách nhiệmtrả nợ bằng sản phẩm gỗ, tre nguyên liệu
- Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (dự án 661): dự án được tiến hành từ 1999đến 2010 Tổng số vốn đầu tư khoảng trên 102 tỷ đồng, hàng năm thu hút
và giải quyết việc làm cho trên 70 nghìn lượt hộ, cộng đồng, gia đình thamgia và là dự án đầu tư phát triển rừng chủ yếu của ngành lâm nghiệp hiệnnay
2.2.5 Đánh giá chung về những hạn chế còn tồn tại trong quản lý, bảo vệ
và sử dụng rừng.
Thứ nhất, chất lượng rừng còn thấp, hầu hết rừng giao cho người dân làrừng nghèo kiệt nên khả năng hưởng lợi là rất thấp, đời sống người làm rừngđầu nguồn gặp nhiều khó khăn, thu nhập từ hoạt động bảo vệ và phát triểnrừng chưa tương xứng với tầm quan trọng của rừng và công sức người làm
Trang 39rừng, đặc biệt người làm rừng chưa sống được bằng nghề rừng.
Thứ hai, chính sách đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng chưa đáp ứngđược yêu cầu, suất đầu tư thấp mang tính hỗ trợ nên người trồng rừng vừa cóthu nhập thấp mà chất lượng rừng lại không cao
Thứ ba, tuy độ che phủ rừng có tăng lên nhưng chất lượng rừng lại suygiảm, khả năng cung cấp lâm sản thấp Hơn nữa, rừng còn bị xâm lấn chomục đích trồng cây lương thực, cùng với nạn cháy rừng, khai thác và buônbán các loài động thực vật hoang dã khiến cho công tác xây dựng và pháttriển rừng còn chậm, chưa xứng với tiềm năng của một tỉnh miền núi
Từ một số hạn chế kể trên, việc xây dựng và triển khai một dự án mới vềquản lý và bảo vệ rừng là hết sức cấp thiết Do đó, Sơn La với tiềm năng lớn
về rừng và những ưu thế nhất định đã được chọn làm nơi thí điểm thực hiện
dự án Chi trả dịch vụ môi trường rừng
2.3 Giới thiệu chung về hoạt động của dự án chi trả dịch vụ môi trường
2.3.1 Các bên tham gia dự án
Dựa trên Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủtướng Chính phủ về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường, Uỷ bannhân dân tỉnh Sơn La, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơquan có liên quan khác đã cùng xây dựng đề án thí điểm chi trả dịch vụ môitrường rừng tại tỉnh Sơn La Dự án này cũng có sự tham gia của Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư và cácngành liên quan nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất để xây dựng dự ánthành công Hiện nay dự án mới chỉ được tiến hành tại 2 huyện của tỉnh Sơn
La là Mộc Châu và Phù Yên Trong quá trình xây dựng đề án các đối tượngđược xác định phải chi trả gồm có:
- Các nhà máy thuỷ điện ở khu vực Suối Sập thuộc huyện Phù Yên