Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 48 - 55)

II. Rừng phòng hộ

3.1.3. Tính toán lợi ích kinh tế của các bên tham gia

3.1.3.1. Lợi ích của những người chủ rừng

 Lợi ích từ việc được chi trả cho việc cung cấp dịch vụ môi trường rừng Đối với những người chủ rừng hay người dân sinh sống tại khu vực hai huyện thí điểm, những giá trị họ nhận được từ rừng chủ yếu là giá trị trực tiếp. Những giá trị này bao gồm giá trị về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị dịch vụ du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng…, và thực tế thì những giá trị này là rất thấp.

Thu nhập trực tiếp của người dân từ rừng phòng hộ chủ yếu là tiền khoán bảo vệ rừng của Nhà nước, trước đây là 50.000 đồng/ha/năm và nay là 100.000 đồng/ha/năm. Thu nhập từ rừng sản xuất tuy có cao hơn những vẫn ở mức thấp, đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên mức thu nhập dao động từ 60.000 đồng đến 1.950.000 đồng/ha/năm. Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy vì ở vùng sâu, vùng xa không có sự thuận lợi về giao thông thì thu nhập từ rừng tre nứa và rừng phục hồi khoảng 60.000 đồng/ha/năm; rừng nghèo là 250.000 đồng/ha/năm còn đối với những vùng có sự thuận lợi về giao thông thì mức thu nhập này cao hơn: rừng tre nứa đem lại mức thu nhập 200.000 đồng/ha/năm, rừng phục hồi là 360.000 đồng/ha/năm, rừng nghèo là 600.000 đồng/ha/năm, rừng trồng là 1.500.000 đồng/ha/năm và cuối cùng cao nhất là rừng trung bình cho mức thu nhập là 1.950.000 đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, các trạng thái rừng nghèo và rừng trung bình được trồng ở những nơi có giao thông thuận lợi chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp, ít hơn 10%. Do vậy, nhìn chung thu nhập của người dân dao động ở mức từ 100.000 đồng đến 360.000 đồng/ha/năm, thu nhập trung bình của họ từ nghề rừng khoảng 230.000 đồng/ha/năm. Nếu tính thêm rằng, họ vừa nhận được tiền trực tiếp từ rừng sản xuất vừa nhận được tiền cho việc bảo vệ rừng phòng hộ thì mức thu nhập là:

230.000 + 100.000 = 330.000 đồng/ha/năm

Con số này cho thấy hiện nay người làm nghề rừng có mức thu nhập thấp. Thậm chí với các chính sách hiện nay của Nhà nước, yêu cầu người dân giữ rừng, kinh doang rừng bằng pháp luật thì các mâu thuẫn về lợi ích càng nảy sinh rõ hơn. Ở những nơi nào còn nhiều rừng, có tác dụng phòng hộ lớn, có tính đa dạng sinh học cao thì ở đó những người làm rừng lại nghèo nhất, đời sống khó khăn, ngày càng tách biệt so với các vùng kinh tế khác gây nên sự tiềm ẩn bất ổn về xã hội. Chính vì thế những người trực tiếp làm nghề rừng không muốn gắn với sản xuất lâm nghiệp mà tìm kiếm các công việc khác như phá rừng để làm nương rẫy hoặc khai thác và buôn bán gỗ, động thực vật hoang dã trái phép.

Khi người là rừng tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, cụ thể ở đây là phòng hộ đầu nguồn, thay vì phá rừng họ sẽ giữ rừng và nhận được tiền cho việc cung cấp của mình. Theo số liệu tính toán ở trên, với việc bảo vệ và cung cấp dịch vụ MTR, người dân huyện Mộc Châu và huyện Phù Yên nhận được số tiền khoảng 250.000 đồng/ha/năm. Trách nhiệm của những chủ rừng khi tham gia PES là bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ môi trường cho các nhà máy thuỷ điện ở lưu vực sông Đà, tuy nhiên họ vẫn có thể được khai thác rừng sản xuất và phải

đảm bảo việc khai thác này có kế hoạch và tiến hành trồng rừng bổ sung. Ta giả thiết rằng, khi tham gia PES, họ chỉ được khai thác số lượng bằng 1/3 so với trước đây do có tính toán đến sự phục hồi và khả năng tái sinh của rừng và phải đảm bảo không phá rừng bừa bãi khi đã nhận được khoản chi trả cho việc cung cấp dịch vụ môi trường. Mức thu nhập trực tiếp từ rừng sản xuất của họ lúc này sẽ là:

230.000 : 3 = 76.666 đồng/ha/năm, xấp xỉ 77.000 đồng/ha/năm.

Đồng thời, Nhà nước vẫn giao việc quản lý rừng phòng hộ cho người làm rừng, do vậy họ vẫn nhận được khoản tiền khoán cho việc bảo vệ rừng là 100.000 đồng/ha/năm. Như vậy, mức thu nhập của người dân làm rừng lúc này sẽ là:

100.000 + 250.000 + 77.000 = 427.000 đồng/ha/năm

Tóm lại, dựa trên các tính toán đã thực hiện, có thể thấy mức thu nhập của người làm rừng đã được tăng thêm 97.000 đồng/ha/năm. Tuy phần tăng thêm này không được nhiều lắm nhưng nó cũng cho thấy, lợi ích của người dân đã tăng lên và đây là cơ sở để họ tham gia vào việc cung cấp dịch vụ môi trường rừng

 Lợi ích từ hoạt động du lịch

Sơn La là một tỉnh miền núi với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, và Mộc Châu là một trong những nơi thu hút được rất nhiều khách du lịch. Với những lợi thế đặc biệt về tự nhiên, có cao nguyên rộng lớn, trải dài và đẹp nhất miền núi phía Bắc, có khí hậu ôn đới gió mùa và có nhiều thắng cảnh du lịch, hàng năm có hàng vạn khách du lịch tới thăm quan và nghỉ dưỡng. Hiện nay, huyện cũng đang triển khai hoàn thành các khu du lịch sinh thái ở thị trấn Mộc Châu nhằm mang đến nhiều lựa chọn hơn cho khách du lịch. Có thể thấy, khi tham

gia PES, ở Mộc Châu sẽ có nhiều rừng hơn đem lại cảnh quan đẹp hơn và tiềm năng về du lịch sẽ càng được nâng cao.

Không chỉ thu hút khách du lịch tại các địa phương lân cận và khách trong nước, Sơn La còn là điểm du lịch hấp dẫn với nhiều khách quốc tế. Số lượng khách quốc tế và khách nội địa tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Tuy nhiên, qua biểu đồ về lượng khách du lịch đến Sơn La, có thể thấy lượng khách quốc tế tuy có tăng lên nhưng vẫn còn khá ít so với khách trong nước. Vấn đề này có cơ hội cải thiện khi Sơn La phát triển những khu du lịch sinh thái và thực hiện công tác bảo vệ và bảo tồn rừng một cách tốt hơn. Bởi vì xu hướng du lịch hiện nay là quay về với thiên nhiên và các vùng hoang dã nên việc phát triển du lịch gắn với hoạt động môi trường là cơ hội lớn để vừa có nguồn thu nhập vừa bảo vệ môi trường.

Biểu đồ dưới đây thể hiện lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Sơn La từ năm 1995 đến năm 2006.

Lượng khách du lịch đến Sơn La từ 1995 - 2006 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Tổng số khách Khách quốc tế Khách nội địa

Hình 3.1: Biểu đồ lượng khách du lịch đến Sơn La

Theo một số điều tra về chi phí ăn ở và dịch vụ tại Sơn La. Chi phí này được tính cho một tour du lịch từ 2-3 người trong 2 ngày, điều kiện ăn ở bình thường, việc ước tính chi phí này chỉ bao gồm chi phí du lịch tại Sơn La, không bao gồm chi phí tàu xe đến Sơn La.

- Chi phí ở: 100.000 đồng/ngày đêm

=> Chi phí ở cho 2 ngày: 100.000 x 2 = 200.000 đồng

- Chi phí ăn uống: 80.000 đồng/người/ngày

=> chi phí ăn uống cho 3 người trong 2 ngày: 80.000 x 3 x 2 = 480.000 đồng

- Chi phí cho mua bán đồ lưu niệm: 100.000 đồng /người

=> Chi phí mua đồ lưu niệm cho 3 người: 100.000 x 3 = 300.000 đồng Tổng chi phí cho chuyến du lịch là:

200.000 + 480.000 + 300.000 = 980.000 đồng

Chi phí của 1 khách du lịch khi đến Sơn La: 980.000 : 3 = 326.666 đồng. Ta làm tròn con số này là 327.000 đồng.

Phần chi phí khách du lịch bỏ ra chính là nguồn thu của những người dân tại Sơn La. Trung bình với 1 khách du lịch họ sẽ thu được là 327.000 đồng. Với lượng khách ngày càng tăng lên thì người dân sẽ thu được nhiều tiền hơn từ hoạt động du lịch.

Hình 3.2:Du lịch tại Sơn La

Xem xét một kịch bản khác, khi người dân tại đây tham gia PES, họ sẽ tạo ra môi trường rừng tốt hơn, cảnh quan đẹp hơn, tất yếu sẽ thu hút nhiều khách du lịch hơn. Chẳng hạn như việc xây dựng các khu du lịch sinh thái, thiết kế các tour du lịch khám phá rừng…Đối với những tour này sẽ tiến hành thu phí tham quan, mức thu phí đề xuất từ 15.000 đồng – 20.000 đồng. Thêm vào đó, phát triển các dịch vụ du lịch khác đi kèm như ăn ở với người dân bản địa, đem lại cho khách du lịch cơ hội để tìm hiểu về văn hoá địa phương; bán các mặt hàng thủ công của địa phương…Những dịch vụ này có khả năng đem lại thêm thu nhập cho người dân từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng.

Như vậy, khi tham gia PES người dân có thể nhận thêm được lợi ích do hoạt động du lịch trung bình từ 55.000 đồng đến 80.000 đồng.

Tóm lại, khi tham gia cung cấp các dịch vụ môi trường rừng, người làm rừng không chỉ góp phần bảo vệ môi trường rừng nói riêng và môi trường nói chung mà còn nhận thêm được lợi ích từ việc làm rừng. Theo kết quả tính toán cho thấy, mức lợi ích do được chi trả chưa cao trong khi mức lợi ích từ hoạt động du lịch là một con số đáng cân nhắc để người làm rừng tham gia cung cấp dịch vụ môi trường rừng nhiều hơn, coi rừng là một nghề có thể đem lại cho họ một cuộc sống tốt hơn.

3.1.3.2. Lợi ích của các nhà máy thuỷ điện

 Nhà máy thủy điện Suối Sập, huyện Phù Yên

- Mô tả quá trình hoạt động sản xuất liên quan đến sử dụng nước của rừng Lưu vực Suối Sập có tổng diện tích là 35.000 ha thuộc huyện Phù Yên; diện tích rừng đầu nguồn của dòng Suối Sập là 14.000 ha. Phía cuối của dòng

chảy có 5 nhà máy thuỷ điện nhỏ được xây dựng với công suất thiết kế xấp xỉ nhau đều là 14 MW. Đặc điểm chung của các nhà máy này là không có hồ chứa nước mà chỉ có đập nhỏ ngăn và dẫn nước suối vào ống tới tuabin phát điện đặt ở mực thấp hơn khoảng 100m.

Doanh thu của mỗi nhà máy trong thời kỳ đủ nước là 3 tỷ đồng/tháng. Tuy nhiên do mưa thất thường nên chỉ có 4 tháng vào mùa mưa công suất của nhà máy mới đạt 100%, còn 4 tháng công suất chỉ đạt 50% và 4 tháng vào mùa khô thì công suất chỉ đạt được 25% so với công suất thiết kế.

- Xác định mức thu nhập từ hoạt động sản xuất trong kịch bản có rừng

Trong điều kiện các khu rừng đầu nguồn được duy trì và bảo vệ, tức là có 14.000 ha rừng đầu nguồn, tổng doanh thu của 1 nhà máy là:

T1 = 4 tháng x 3 tỷ/tháng + 4 tháng x 1,5 tỷ đồng/tháng + 4 tháng x 0,75 tỷ đồng/tháng = 21 tỷ đồng/năm.

Tổng doanh thu tính cho 5 nhà máy là:

21 tỷ đồng/năm x 5 nhà máy = 105 tỷ đồng/năm

- Xác định mức thu nhập từ hoạt động sản xuất trong kịch bản không có rừng

Trường hợp không có rừng giữ nước, nhà máy thuỷ điện này sẽ không có đủ nước cho hoạt động sản xuất. Lúc này, công suất hoạt động trong 4 tháng giữa mùa mưa là 100 %, nhưng 2 tháng tiếp theo công suất chỉ là 50% và 1 tháng tiếp sau đó công suất là 25%. Những tháng còn lại trong thời kỳ khô hạn nhất nên sẽ không có nước phục vụ cho hoạt động của nhà máy. Tổng doanh thu trong trường hợp này được tính như sau:

T2 = 4 tháng x 3 tỷ đồng/tháng + 2 tháng x 1,5 tỷ đồng/tháng + 1 tháng x 0,75 tỷ đồng/tháng = 15,75 tỷ đồng/năm.

=> Như vậy, nếu không có rừng đầu nguồn giữ nước hay nếu không có người cung cấp dịch vụ môi trường rừng (ở đây là dịch vụ giữ nước của rừng) thì mức thiệt hại của 1 nhà máy thuỷ điện là:

Thiệt hại doanh thu = T1 – T2 = 21 – 15,75 = 5,25 tỷ đồng/năm

Vậy, mỗi năm 1 nhà máy sẽ tiết kiệm được 5.25 tỷ đồng nếu có rừng giữ nước. Kết quả này được tính cho 1 nhà máy trong tổ hợp 5 nhà máy thuỷ điện được xây dựng tại Suối Sập. Do đó, tổng số tiền các nhà máy thuỷ điện tiết kiệm được là:

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w