II. Rừng phòng hộ
3.3.3. Lợi ích cho toàn xã hộ
PES không chỉ đem lại lợi ích cho người nghèo và doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội. Không thể phủ nhận rằng, việc nhận biết lợi ích của một dự án chi trả dịch vụ môi trường là khá khó khăn, nhất là đối với những người không nằm trong khu vực dự án hay thậm chí cách xa vùng dự án. Nhưng một lợi ích có thể nhận thấy được đó là, rừng được bảo vệ và duy trì sẽ hạn chế các thiên tai có thể xảy ra. Với chức năng giữ nước, giữ đất, rừng cung cấp nguồn nước tưới tiêu và sinh hoạt cho vùng hạ lưu, hạn chế lũ lụt, xói mòn đất, từ đó giảm bớt các thiệt hại đối với con người. Có thể lấy một ví dụ cụ thể, PES góp phần làm tăng diện tích rừng nên có thể hạn chế việc nước lũ tràn về từ đầu nguồn gây ngập úng cho khu vực hạ lưu. Nhờ thế, con người tránh được các thiệt hại do giảm năng suất cây trồng, khắc phục thiệt hại sau mưa lũ…
Thêm nữa, rừng còn là lá phổi xanh cho đời sống của con người, điều hoà khí hậu, hấp thu cac-bon đem lại cho con người môi trường sống trong lành hơn. Tác dụng điều hoà khí hậu không chỉ có ý nghĩa đối với địa phương và các vùng lân cận mà còn có ảnh hưởng chung trên phạm vi vùng, cải thiện môi trường sống và đem lại lợi ích môi trường cho toàn xã hội.
Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu đang là vấn đề của toàn thế giới, PES đóng góp vào việc tăng diện tích rừng cũng là cùng thế giới ngăn chặn hiện tượng ấm dần lên của Trái đất. Như vậy, những lợi ích thu được từ PES không còn cho riêng Việt Nam mà còn cho toàn thế giới trong việc chống lại biến đổi khí hậu toàn cầu.
Bên cạnh những hiệu quả cho xã hội nêu trên, như đã phân tích, PES là một cơ chế hướng đến người nghèo, vì người nghèo. PES mang đến việc làm, cơ hội nâng cao năng lực tài chính cho những người làm rừng, góp phần giải quyết các vấn đề đói nghèo, ổn định xã hội. Đặc biệt trong xã hội ngày nay, khoảng cách giữa thu nhập ỏ vùng sâu vùng xa và thu nhập ở đô thị ngày càng gia tăng thì đây cũng là biện pháp phân bố lại thu nhập. Số tiền người dân ở đô thị chi trả cho các dịch vụ môi trường trở thành nguồn thu nhập cho người dân ở vùng rừng núi, tăng thêm nguồn thu cho họ. Tuy số tiền họ được trực tiếp chi trả chưa lớn, chưa thể khẳng định họ có thể làm giàu từ rừng nhưng cũng cải thiện một phần cuộc sống. Từ những thay đổi từ đời sống vật chất sẽ dẫn đến các thay đổi tích cực trong đời sống tinh thần. Họ có cơ hội tiếp cận với nhiều phương tiện giải trí hơn, làm phong phú thêm cho cuộc sống của mình.
Tóm lại, sự có mặt của PES sẽ đóng góp một phần ý nghĩa cho các vấn đề đang tồn tại trong xã hội. Chính vì thế, cần thiết thực hiện thí điểm và rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tê, môi trường và xã hội của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường và có thể được áp
dụng trên cả nước.
CHƯƠNG IV