Tỷ đồng/năm x5 nhà máy = 26.25 tỷ đồng/năm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 55 - 57)

II. Rừng phòng hộ

5.25 tỷ đồng/năm x5 nhà máy = 26.25 tỷ đồng/năm

Tóm lại, ta thấy rằng nhờ có giá trị giữ nước của rừng mà các nhà máy thuỷ điện ở Suối Sập có thể giảm thiệt hại về doanh thu của mình rất nhiều lần. Vì thế, vì nhu cầu cần có đủ nước cho hoạt động sản xuất, họ sẵn sàng “mua” các dịch vụ môi trường cần thiết, mà ở đây chính là dịch vụ giữ nước của rừng.

 Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình

Tổng diện tích lưu vực của hồ Hoà Bình là 2.602.914 ha. Tỷ lệ che phủ rừng cần thiết là 55%. Trong 5 tháng sau mùa mưa, nếu không có rừng lượng nước được tạo ra là 48.723.255 m3, còn nếu có rừng lượng nước được tạo ra là 4.383.818.547 m3.

Bảng 3. 5: Các thông số liên quan đến chi trả dịch vụ giữ nước đối với hồ thuỷ điện Hoà Bình

Thông số và đơn vị tính Công thức Giá trị Tổng diện tích lưu vực của hồ Hoà Bình 2.602.914

(ha)

Lượng nước tạo ra trong 5 tháng sau mùa mưa từ lưu vực nếu không có rừng (m3)

a 48.723.255 Lượng nước tạo ra trong 5 tháng sau mùa

mưa từ lưu vực nếu có rừng (m3)

b 4.383.818.547 Sản lượng điện của nhà máy (kwh) 9.000.000.000 Tổng doanh thu của nhà máy (đồng) c 7500.000.000.000 Tổng lượng nước qua các tuabin trong 1

năm (m3)

d 63.072.000.000 Doanh thu từ 1 m3 nước (đồng/m3) e = c/d 119 Doanh thu tăng thêm nhờ rừng giữ nước f = e * (b-a) 515.493.637.239 Vậy, khi có rừng giữ nước doanh thu tăng thêm của nhà máy thuỷ điện Hoà Bình hay phần giảm thiệt hại sản xuất do có rừng giữ nước là:

515.493.637.239 đồng.

 Chi nhánh nhà máy cấp nước Phù Yên và Mộc Châu

- Mô tả chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh có liên quan đến giá trị giữ nước của rừng

Hai chi nhánh cấp nước này hiện nay hoạt động với năng suất cung cấp nước lần lượt là: chi nhánh cấp nước Phù Yên cung cấp 350.000 m3 nước/năm; chi nhánh cấp nước Mộc Châu cung cấp 325.000 m3 nước/năm. Giá bán một m3 nước cho sinh hoạt là 2.800 đồng/m3. Lượng cung cấp nước như trên là trong điều kiện có rừng giữ nước; trong điều kiện không có rừng giữ nước, khối lượng nước cung cấp của nhà máy nước sẽ giảm đi. Cụ thể: chi nhánh Phù Yên chỉ cung cấp được 320.000 m3 nước/năm và chi nhánh Mộc Châu chỉ cung cấp được 290.000 m3 nước/năm. Nguyên nhân là do khi không có rừng các nhà máy thuỷ điện giảm công suất rõ rệt gây ra hiệu ứng lan toả khiến các chi nhánh cấp nước này cũng bị giảm năng suất cấp nước,

tuy không bị ảnh hưởng nhiều như các nhà máy thuỷ điện.

- Tính toán doanh thu trong kịch bản có rừng:

Với sản lượng cung cấp 350.000 m3/năm và giá bán nước sinh hoạt là 2.800 đồng/m3, mỗi năm chi nhánh cấp nước Phù Yên thu được số tiền là:

T1 = 350.000 x 2.800 = 980.000.000 đồng/năm Doanh thu mỗi năm của chi nhánh cấp nước Mộc Châu là:

T2 = 325.000 x 2.800 = 910.000.000 đồng/năm - Tính toán doanh thu trong kịch bản không có rừng:

Không có rừng giữ nước, lượng nước cung cấp của các chi nhánh này bị giảm sút gây ra sự thiệt hại về doanh thu:

• Doanh thu của chi nhánh cấp nước Phù Yên: T3 = 320.000 x 2.800 = 896.000.000 đồng/năm

=> Thiệt hại doanh thu = T1 – T3 = 980.000.000 – 896.000.000 = 84.000.000

đồng/năm

• Doanh thu của chi nhánh cấp nước Mộc Châu: T4 = 290.000 x 2.800 = 812.000.000 đồng

=> Thiệt hại doanh thu = T4 – T2 = 910.000.000 – 812.000.000 = 98.000.000

đồng/năm

Như vậy, nếu có rừng đầu nguồn giữ nước, các chi nhánh cấp nước này sẽ không phải chịu ảnh hưởng lan toả từ các nhà máy thuỷ điện và có thể tiết kiệm được 84.000.000 đồng và 98.000.000 đồng, các con số lần lượt cho chi nhánh cấp nước Phù Yên và chi nhánh cấp nước Mộc Châu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w