Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 41 - 45)

I. Đất lâm nghiệp 934.03

3.1.1.Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng

1. Đất có rừng

3.1.1.Xây dựng công thức tính mức chi trả cho dịch vụ môi trường rừng

Số tiền chi trả cho các chủ rừng được xác định như sau:

Tổng số tiền chi Định mức chi trả Diện tích rừng

trả cho người được = bình quân cho 1 x do người được x Hệ số K chi trả dịch vụ MTR ha rừng (đồng/ha) chi trả dịch vụ

trong năm (đồng) MTR quản lý và sử dụng

Trong đó:

- Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng được xác định bằng tổng số tiền thu được từ các đối tượng phải chi trả dịch vụ MTR chi cho tổng diện tích rừng trên lưu vực tại thời điểm được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả dịch vụ MTR.

- Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ MTR quản lý, sử dụng là diện tích được giao, được thuê, được nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại thời điểm kê khai thanh toán.

- Hệ số K: là hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ MTR, nó phụ thuộc vào từng loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi); nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng).

Khi áp dụng công thức này vào việc tính toán các giá trị dịch vụ môi trường tại 2 huyện thí điểm là Mộc Châu và Phù Yên, công thức này được tính chi tiết như sau:

0,9( D x 20 + N x 40)

P = ( đồng/ha)

S

Trong đó:

- P: là mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng tính bằng đồng/ha;

- D: là tổng sản lượng điện thương phẩm bình quân hàng năm của Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và Suối Sập (tính bằng KWh/năm);

- N: là tổng sản lượng nước thương phẩm bình quân hàng năm của Chi nhánh cấp nước Mộc Châu và Phù Yên (tính bằng m3/ năm);

- S: là tổng diện tích trên lưu vực sông Đà (tính bằng ha);

- 0,9 là tỉ lệ số tiến sử dụng chi trả trực tiếp cho bảo vệ rừng theo quy định. Sau đó, ta áp dụng tinh toán số tiền chi trả cho từng huyện thí điểm, được tính toán theo công thức dưới đây:

C = P x A

Trong đó:

- C là số tiền chi trả cho từng huyện thí điểm (tính bằng đồng);

- P là mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng (tính bằng đồng/ha);

- A là diện tích từng được chi trả của huyện (tính bằng ha).

Tiếp đó ta sẽ xem xét và tính toán hệ số điều chỉnh mức chi trả K sao cho phù hợp với rừng loại rừng, chức năng của rừng và phù hợp với từng huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Phương pháp xác định hệ số K:

 Xây dựng công thức xác định hệ số K theo loại rừng

Hệ số K xác định cho vùng cần phải tính toán sao cho để khi áp dụng với từng đối tượng rừng, số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tương đương với

số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng. Trong phạm vi dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường đang thực hiện tại 2 huyện là Mộc Châu và Phù Yên, hệ số điều chỉnh K được xác định theo hai chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả môi trường của một khu rừng, đó là loại rừng và chức năng của khu rừng đó. Như vậy, với những loại rừng có chức năng phòng hộ đầu nguồn và là rừng tự nhiên thì hệ số này sẽ cao hơn đối với những loại rừng khác nhằm duy trì và bảo vệ các khu rừng tự nhiên.

Gọi hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường cho rừng tự nhiên và rừng trồng theo hiệu quả môi trường của chúng lần lượt là Kttr 1 và Kttr2. Ta có:

Kttr1 = (HQ rtn) / ( (HQ rtn + HQ rt) /2) Kttr2 = (HQ rt) / ( (HQ rtn + HQ rt) /2)

Trong đó: HQ rtn là hiệu quả môi trường của rừng tự nhiên; HQ rt là hiệu quả môi trường của rừng trồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường tính cho rừng tự nhiên và rừng trồng được trình bày trong bảng dưới:

Bảng 3.1: Giá trị giữ nước và giữ đất của rừng và hệ số chi trả dịch vụ MTR

Như vậy, hệ số K của rừng tự nhiên và rừng trồng khi làm tròn đến 1 số lẻ thì hệ số K cho rừng tự nhiên là Ktrr1 = 1.1 còn hệ số K cho rừng trồng Ktrr2 = 0.9.

Đại lượng

Giá trị giữ nước của rừng

Giá trị giữ đất của

rừng Trung bình Rừng tự nhiên Rừng trồng Rừng tự nhiên Rừng trồng Rừng tự nhiên Rừng trồng Lượng tiền 254 208 1530 1455 892 831.5 Ktrr 1.1 0.9 1.03 0.97 1.06 0.94

 Xây dựng công thức tính hệ số K theo chức năng rừng

Tính toán hệ số K theo mục đích sử dụng rừng, có 3 nhóm là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Tuy nhiên, rừng đặc dụng thường phân bố ở những nơi cao, dốc, địa hình khó tiếp cận tương tự như rừng phòng hộ. Vì vậy, hiệu quả môi trường của rừng đặc dụng được ước lượng tương tự như rừng phòng hộ và được ghép chung thành một nhóm. Do đó, trong phạm vi dự án thí điểm này, hệ số K theo mục đích sử dụng rừng sẽ được tính theo 2 nhóm có hiệu quả môi trường khác nhau.

Các nghiên cứu đã cho thấy không có sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả giữ nước của rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhưng lại có sự khác biệt rất rõ trong về giá trị giữ đất của chúng. Nguyên nhân chủ yếu là do điạ hình của 2 khu vực này, rừng phòng hộ thường phân bố ở những nơi có độ dốc cao, bình quân là 28 độ. Trong khi đó, độ dốc trung bình của rừng sản xuất chỉ là 22 độ. Chính sự khác biệt đã tạo nên sự khác biệt về tiềm năng xói mòn đất ở rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đối với rừng phòng hộ, nơi có tiềm năng xói mòn cao thì giá trị giữ đất của rừng lớn hơn so với rừng sản xuất là nơi có tiềm năng xói mòn thấp. Công thức xác định hệ số K cho rừng phòng hộ (Kmdsd 1) và rừng sản xuất (Kmdsd 2) theo hiệu quả môi trường của chúng được sử dụng là:

Kmdsd 1 = (HQ rph) / ( (HQ rph + HQ rsx)/2) Kmdsd 2 = (HQ rsx) / ( (HQ rph + HQ rsx)/2)

Trong đó: HQ prh là hiệu quả môi trường của rừng phòng hộ HQ rsx là hiệu quả môi trường của rừng sản xuất Kết quả tính toán hệ số K được tổng hợp trong bảng dưới:

Bảng 3.2: Giá trị giữ đất của rừng phòng hộ và rừng sản xuất và hệ số chi trả dịch vụ môi trường

Đại lượng

Giá trị giữ đất

Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

Lượng tiền (đồng/ha/năm) 1867 1144

Kmdsd 1.24 0.76

Khi làm tròn đến 1 số lẻ ta có: hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường cho rừng phòng hộ, Kmdsd 1 = 1.2 còn cho rừng sản xuất Kmdsd 2 = 0.8.

 Tổng hợp hệ số K chung

Hệ số chi trả dịch vụ môi trường chung được xác định bằng tích số của hệ số chi trả theo loại rừng và hệ số chi trả theo mục đích sử dụng rừng (hay chức năng của rừng), sau đó được làm tròn đến 1 số lẻ:

K = Kttr x Kmdsd

Kết quả tính toán kết hợp theo 2 tiêu chí trên đựoc cho trong bảng dưới:

Bảng 3.3: Hệ số chi trả dịch vụ MTR theo loại rừng và chức năng của rừng TT Mục đích sử dụng rừng Kmdsd Loại rừng Kttr Tích các hệ số Hệ số chi trả K 1 Phòng hộ 1.2 Tự nhiên 1.1 1.32 1.3 2 Phòng hộ 1.2 Rừng trồng 0.9 1.08 1.1 3 Sản xuất 0.8 Tự nhiên 1.1 0.88 0.9 4 Sản xuất 0.8 Rừng trồng 0.9 0.72 0.7

Dựa vào bảng trên đây, sau khi tính mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng sẽ xem xét với từng khu vực khác nhau để có mức chi trả khác nhau cho phù hợp với từng đối tượng rừng được chi trả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 41 - 45)