Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 57 - 58)

II. Rừng phòng hộ

3.1.4.Đánh giá chung về lợi ích của các bên tham gia

dịch vụ môi trường không chỉ đem lại lợi ích cho người cung cấp dịch vụ môi trường mà còn đem lại lợi ích cho cả người chi trả cho các dịch vụ môi trường đó. Trong bối cảnh của dự án tại Sơn La, những người dân làm nghề rừng có mức thu nhập cao hơn trực tiếp từ rừng cao hơn so với trước đây, đồng thời có khả năng nhận thêm một nguồn thu lớn hơn từ hoạt động du lịch tại địa phương. Bên cạnh đó, các nhà máy thuỷ điện, là những người chi trả, mua các dịch vụ môi trường rừng cũng thu được nhiều lợi ích, đó là giảm thiệt hại về doanh thu do không có các giá trị phòng hộ của rừng đầu nguồn. Tóm lại, xét về hiệu quả kinh tế, dự án này đã mang lại nguồn lợi kinh tế cho cả hai bên tham gia.

Trong phạm vi dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Sơn La mới chỉ tính toán các giá trị dịch vụ môi trường của rừng như giá trị giữ nước, giữ đất, chống bồi lắng lòng hồ thuỷ điện, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên mà chưa tính đến một dịch vụ nữa là hấp thu cac-bon. Không ai phủ nhận được rằng rừng có tác dụng rất lớn trong hấp thụ CO2 phát thải ra ngày càng nhiều từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp…Một số các doanh nghiệp cũng sẵn sàng chi trả để nhận được dịch vụ về hấp thụ CO2 hay người dân cũng có thể trồng rừng và bán các chứng chỉ giảm phát thải cho các doanh nghiệp. Đây cũng là một nguồn lợi ích kinh tế khác từ PES. Nguồn lợi kinh tế này thuộc về người chủ rừng hay bên bất cứ ai còn phụ thuộc ai là người đầu tư và thiết lập thị trường mua bán các chứng chỉ này. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận thêm về thị trường mua bán phát thải cac-bon để thấy rằng PES mang lại lợi ích kinh tế khá lớn cho các bên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 57 - 58)