Những thách thức khi thực hiện PES tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 65 - 69)

II. Rừng phòng hộ

4.1. Những thách thức khi thực hiện PES tại Việt Nam

Các nước trên thế giới đã và đang thực hiện PES đã đưa ra những tiêu chí cho một mô hình PES hoàn thiện, gồm có:

- Tự nguyện trong giao dịch

- Các dịch vụ môi trường được xác định rõ

- Phải đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ môi trường (tính điều kiện)

- Có ít nhất một người cung cấp dịch vụ môi trường

- Có ít nhất một người mua các dịch vụ môi trường

Căn cứ theo 5 tiêu chí trên, mô hình dự án thí điểm chi trả dịch vụ môi trường tại Lâm Đồng và Sơn La vẫn chưa thể đáp ứng đầy đủ, nhất là liên quan đến các tiêu chí “tự nguyện” và “tính điều kiện”. Vì vậy, những thách thức và hạn chế trong quá trình thực hiện là điều không tránh khỏi.

Thứ nhất, nhận thức của các tổ chức, cá nhân và chính quyền về PES còn nhiều hạn chế và chưa chính xác.

Chi trả dịch vụ môi trường là một khái niệm mới mẻ ở Việt Nam do đó đưa đến nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này. Chính điều này sẽ gây ra những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án vì không có cách hiểu đồng nhất, chính xác giữa người chi trả, người cung cấp và bên trung gian. Chẳng hạn, có rất nhiều người cho rằng PES là một loại thuế và phí mới về môi trường, đây là quan niệm sai lầm vì PES dựa trên cơ chế chi trả tự nguyện. Do đó, khi hiểu sai sẽ dẫn đến làm sai mà không mang lại hiệu quả mong muốn.

Người dân thiếu các hiểu biết phổ thông về PES trong khi các công chức thiếu các hiểu biết chuyên môn để hướng PES đến với người nghèo, trong đó có việc định hướng thị trường để hướng đến PES. Hệ quả kéo theo là không định hướng đúng việc triển khai PES và người dân không thấy được lợi ích mình sẽ có nên không mở rộng được số người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường.

Bên cạnh đó, thị trường về các dịch vụ môi trường chưa xuất hiện ở Việt Nam, các giá trị của dịch vụ môi trường rừng chưa được đánh giá một cách chính xác nên cũng tạo ra nhiều ngỡ ngàng trong cách tiếp cận PES. Trước đây, chưa có ai đứng ra cung cấp dịch vụ về môi trường và không có ai bỏ tiền ra cho việc hưởng các lợi ích từ môi trường. Vì thế chưa thiết lập được thị trường về các dịch vụ sinh thái nên người dân chưa nhận thức được vai trò và những lợi ích có được từ dự án.

Thứ hai, còn nhiều hạn chế trong tổ chức thực hiện dự án

Sự dàn trải và chống chéo trong tổ chức và phân công chức năng giữa và trong các bộ làm tăng thêm chi phí giao dịch, đồng thời việc lập kế hoạch và kiểm soát từ trên xuống dưới làm hạn chế sự độc lập của các cơ quan trong

việc đề xuất và thực hiện các cách tiếp cận mới. Thêm nữa, lãng phí nguồn nhân lực và tăng chi phí giao dịch có thể xảy ra khi có nhiều cơ quan cùng làm lại một việc. Đây là một vấn đề tồn tại lâu trong hệ thống hành chính của nước ta, sự chồng chéo nhiệm vụ và chức năng trong thực hiện gây ra lãng phí thời gian và nguồn lực không cần thiết. Do đó khi triển khai dự án cần chú ý đến hạn chế này và khắc phục nó

Thứ ba, thể chế và các quy định cụ thể về PES vẫn còn rất sơ khai

Hiện nay, các quy định có tính pháp lý liên quan đến PES mới chỉ có Quyết định 380/QĐ – TTg ngày 10 tháng 4 năm 2008 của Thủ tướng và Nghị định số 05/2008/NĐ – CP ngày 14/1/2008 của Chính phủ về thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Khi thực hiện PES tại các địa phương vẫn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể triển khai. Các chính sách đã có thì còn rất sơ khai, mới chỉ là những bước định hướng ban đầu chưa rõ ràng. Chính phú mới chỉ nhìn nhận PES qua dưới hình thức thuế và phí và mới chỉ quản lý PES qua thu các loại phí môi trường; thiếu các quy định chặt chẽ liên quan đến PES đối với bảo vệ nguồn nước và cảnh quan thiên nhiên. Hơn nữa, cách tiếp cận về PES chủ yếu theo cách thức mệnh lệnh và kiểm soát nên nhiều khi không khuyến khích được người dân và doanh nghiệp tham gia. Các chính sách quy định về quyền sử dụng đất còn rất bấp bênh, không rõ ràng gây khó khăn trong việc xác định chi trả cho ai và ai là người thực sự được hưởng lợi? Thêm vào đó, các quy định về trách nhiệm của các bên tham gia chưa được xây dựng sẽ gây khó khăn khi phải giải quyết các tranh chấp về quyền lợi trong tương lai. Một kịch bản hoàn toàn có khả năng xảy ra là trong quá trình tham gia dự án, người làm rừng nhận tiền chi trả nhưng không đảm bảo được các dịch vụ môi trường cho bên mua (ở đây là các nhà máy thuỷ điện). Đây là tình huống rất dễ xảy ra, vì thế cần phải xem xét và đưa ra giải pháp khắc

phục vấn đề này.

Thứ tư, năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện PES còn yếu kém

Các cán bộ địa phương chưa được tiếp cận với các vấn đề về dịch vụ môi trường nên năng lực nhận thức và thực hiện còn rất hạn chế, thiếu năng lực để xây dựng, quản lý và giám sát PES. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo và tập huấn nhiều về đánh giá, quản lý môi trường, chuyên môn về các vấn đề môi trường chưa được nâng cao nên khả năng tiếp nhận và thực hiện cơ chế quản l;ý môi trường mới còn nhiều khó khăn. Ngoài ta, các phương pháp và kỹ năng để xác định, định lượng và giám sát PES còn nhiều thiếu thốn nên chưa kiểm soát được hết trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng. Vì thế, hiện tượng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường và thực thi PES sẽ là một thách thức lớn đối với những người thực hiện và quản lý PES.

Thứ năm, thiếu cơ chế ưu tiên cho người nghèo tham gia PES

Sự tham gia của người nghèo chưa nhiều và mức chi trả cho dịch vụ môi trường trên 1ha và diện tích rừng giao cho người nghèo còn ít nên mức thu nhập chỉ có thể nói là có cải thiện, chứ không thể đánh giá là giúp người dân thoát nghèo nhanh chóng. Hơn nữa, nhiều người dân nghèo không có quyền sửu dụng đất, quyền này chủ yếu tập trung trong tay những người giàu. Như vậy, tình trạng thuê người nghèo làm việc và trả công thấp hơn mức chi trả đáng lẽ họ được hưởng rất có thể xảy ra. Thực tế là những người mua thường thích giao dịch trực tiếp với người chủ đất hơn là thông qua cộng đồng hay đất không có chứng nhận pháp. Trong dự án thí điểm tại Sơn La, chính quyền đã tiến hành giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, nên đây có thể coi là một cơ chế khuyến khích cho người nghèo tham gia, tuy nhiên số lượng những chương trình như thế vẫn còn khá hạn chế.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w