1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh sơn la

110 705 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Sau hơn 4 năm thực hiện chính sách đã thu được 305,884 tỷ đồng để chi trả cho trên 600 ngàn ha rừng của tỉnh, bước đầu cho thấy đây chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn công tác quả

Trang 1

LÊ MẠNH THẮNG

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI

TRƯỜNG RỪNG TẠI TỈNH SƠN LA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2015

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

TS VŨ THẾ HỒNG

Hà Nội, 2015

Trang 3

GIẤY XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SỸ

Tên tôi là: Lê Mạnh Thắng

Chuyên ngành: Lâm học .Mã số: 60 62 02 01

Tác giả của luận văn với đề tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số

tỉnh Sơn La”

Đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ tại trường Đại

học Lâm nghiệp ngày 06 tháng 12 năm 2015

Theo góp ý của Hội đồng, tôi xin bổ sung và chỉnh sửa các nội dung sau:

1 Về mục tiêu tổng quát của đề tài: đã chỉnh sửa ngắn gọn súc tích đảm bảo phù hợp với đề tài nghiên cứu

3 Về phương pháp nghiên cứu: Đã điều chỉnh cho phù hợp với từng nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài

2 Phần tổng quan vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu: Đã tổng hợp bổ sung thêm những bài học kinh nghiệm của các tỉnh thành khác trong

Trang 4

7 Đã chỉnh sửa thể thức trình bày luận văn và trích dẫn tài liệu theo đúng quy định

Tôi xin trân trọng đề nghị Hội đồng xác nhận việc tôi chỉnh sửa, cho phép tôi được làm thủ tục xin cấp bằng Thạc sỹ

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2015

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của hội đồng khoa học

Hà nội, ngày 20 tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Mạnh Thắng

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ khoa học lâm nghiệp khóa học

2013 - 2015, được sự đồng ý của Khoa sau đại học – Trường Đại học Lâm nghiệp, tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp Luận văn Thạc sĩ khoa học lâm nghiệp:

“Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính

sách chi trả di ̣ch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La”

Có được luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, các thầy cô trong Khoa đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS Vũ Thế Hồng - người thầy hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi từ khi hình thành phát triển ý tưởng đến xây dựng đề cương, phương pháp luận và có những chỉ dẫn khoa học quý báu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu và hoàn thành đề tài

Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo các sở, ngành; Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La; cán bộ, nhân dân các xã trong khu vực nghiên cứu, bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp và hoàn thiện luận văn

Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do hạn chế về nhiều mặt, nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp đó

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả

Lê Mạnh Thắng

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ix

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

1.1 Chi tra ̉ di ̣ch vụ môi trường rừng trên thế giới 4

1.1.1 Khái niệm về dịch vụ môi trường rừng và chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rư ̀ ng 4

1.1.2 Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở một số quốc gia 5

1.2 Chi tra ̉ di ̣ch vụ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam 14

1.2.1 Khái niệm về Dịch vụ môi trường rừng và Chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rư ̀ ng 14

1.2.2 Cơ sở hình thành chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam 14

1.2.3 Chi ́nh sách chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam và các bài học kinh nghiệm rút ra 17

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

2.1 Mục tiêu 20

2.1.1 Mục tiêu tổng quát 20

2.1.2 Mục tiêu cụ thể 20

2.2 Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu 20

2.2.1 Đối tượng 20

2.2.2 Phạm vi 20

Trang 8

2.3 Nô ̣i dung nghiên cứu 21

2.3.1 Phân tích các văn bản liên quan; thực trạng và kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La 21

2.3.2 Đánh giá kết quả đạt được và những tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng 21

2.3.3 Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR 21

2.3.4 Những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR tại Sơn La 21

2.4 Phương pháp nghiên cứu đánh giá 22

2.4.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu có chọn lọc 22

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 22

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ như xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu 23

CHƯƠNG 3 25

ĐẶC ĐIỂM CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DVMTR 25

3.1 Đặc điểm tự nhiên 25

3.1.1 Vị trí địa lý 25

3.1.2 Địa hình, địa thế 26

3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn 26

3.1.4 Đất đai, thổ nhưỡng 27

3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 29

3.2.1 Dân số và dân tộc 29

3.2.2 Nguồn nhân lực 29

3.2.3 Thực trạng về kinh tế 29

3.2.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng 30

3.2.5 Thực trạng văn hóa xã hội 30

3.3 Đặc điểm đất lâm nghiệp và hệ thống quản lý bảo vệ rừng 31

Trang 9

3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 31

3.3.2 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng 32

3.3.3 Công tác giao đất giao rừng và hiện trạng đất lâm nghiệp theo chủ quản lý 33

3.3.4 Diễn biến rừng và trữ lượng các loại rừng 35

3.3.5 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp lưu vực công trình thuỷ điện 36

3.3.6 Thực trạng hệ thống quản lý bảo vệ và phát triển rừng 37

CHƯƠNG 4 40

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN 40

4.1 Cơ sở pháp lý, thực trạng và kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La 40

4.1.1 Cơ sở pháp lý thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng 40

4.1.2 Thực trạng triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn la 41

4.2 Kết quả đạt được, những tác động của chính sách chi trả DVMTR đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, sinh kế của người dân và cộng đồng địa phương. 64

4.2.1 Về tạo nguồn tài chính cho công tác bảo vệ và phát triển rừng 64

4.2.2 Tác động của chính sách đến xã hội và trong việc cải thiện sinh kế, thu nhập của người làm nghề rừng và cộng đồng địa phương 67

4.2.3 Tác động của chính sách đến môi trường 70

4.2.4 Tác động đến nhận thức và chất lượng bảo vệ và phát triển rừng 71

4.3 Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La. 73

4.3.1 Thuận lợi 73

4.3.2 Những Khó khăn, thách thức 74

4.4 Những bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp thực hiện có cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Sơn La. 77

4.4.1 Những bài học kinh nghiệm 77

Trang 10

4.4.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả

dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Sơn La 79

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 92

1 Kết luận 92

2 Tồn tại 93

3 Khuyến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Ta ̀i liê ̣u tiếng Viê ̣t Nam.

II Ta ̀i liê ̣u tiếng Anh.

PHỤ LỤC

Trang 11

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BNNPTNT-BTC Liên bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài

PES Chi trả dịch vụ môi trường rừng

QBV&PTR Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số

3.1 Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Sơn La theo đơn vị hành chính 28 3.2 Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Sơn La 32 3.3 Diện tích đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý của tỉnh Sơn La 34

Trang 13

4.7 Kết quả khảo sát về mức chi trả và số tiền chi trả DVMTR tại các

4.8 Đề xuất cơ chế, mô hình, kiểm tra giám sát tại tỉnh Sơn La 90

Trang 14

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với con người, là tài nguyên vô cùng quý giá của đất nước, có giá trị to lớn về kinh tế và gắn liền với đời sống của nhân dân các dân tộc miền núi, đa số là người nghèo đang sống trong rừng

và gần rừng Lợi ích mang lại từ rừng là vô cùng quan trọng đối với sự sống của nhân loại và các loài sinh vật khác như ngăn lũ lụt, hạn hán, thiên tai và cung cấp lâm sản cho con người Ngày nay, giá trị phòng hộ, điều tiết nguồn nước, bảo

vệ đất, hạn chế sói mòn, hấp thụ cacbon, hạn chế lũ lụt, chống cát bay, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng đã vượt xa giá trị cung cấp gỗ, lâm sản truyền thống, đặc biệt là vai trò quan trọng trong ứng phó với những biến đổi khí hậu toàn cầu

Tuy nhiên nhận thức của một số bộ phận nhân dân về vai trò của rừng còn nhiều hạn chế, do tập quán canh tác, vì lợi ích kinh tế trước mắt đã tàn phá tài nguyên rừng Sự suy giảm về tài nguyên rừng, đặc biệt là sự thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng đang được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, sự gia tăng và xuất hiện bất thường của những trận bão, lũ có cường độ và sức tàn phá lớn, suy thoái đất đai, nguy cơ

sa mạc hóa trên diện rộng đã và đang gây ra những lo ngại lớn trên phạm vi toàn cầu và ở nhiều quốc gia trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng lớn nhất

Chính vì vậy từ năm 1998, Chính phủ đã có nhiều chính sách để bảo vệ

và phát triển rừng như chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng; Quyết định 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho rừng đang gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu thông qua ngân sách Nhà nước và chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu, bên cạnh đó nhiều năm qua người lao động trong ngành lâm nghiệp trực tiếp tham gia bảo

vệ và phát triển rừng chỉ được hưởng một phần giá trị sử dụng do Nhà nước

hỗ trợ, hầu như không đủ nguồn thu để tái tạo rừng và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của cuộc sống Trong khi xã hội, cộng đồng, tổ chức và cá nhân không

Trang 15

trực tiếp tham gia bảo vệ phát triển rừng lại được hưởng lợi rất nhiều từ các dịch vụ do rừng tạo ra như bảo vệ môi trường, điều tiết nguồn nước, hạn chế

lũ lụt, cảnh quan mà không phải trả tiền cho những người bảo vê ̣ và phát triển rừ ng, đảm bảo cho rừng phát triển bền vững

Nhận thức về vai trò của rừng, đặc biệt là giá trị to lớn của dịch vụ môi trường do rừng mang lại đã và đang được thừa nhận trên phương diện quốc tế và

ở Việt Nam và xuất phát từ thực trạng tài nguyên rừng ngày càng suy giảm, để tăng độ che phủ rừng, giảm nhanh diện tích đất trống đồi trọc, cải thiện và tái tạo môi trường sinh thái Đồng thời nhằm duy trì những giá trị dịch vụ môi trường của rừng, đảm bảo sự công bằng cho người dân làm nghề rừng và từng bước tạo dựng cơ sở kinh tế cho việc xã hội hoá nghề rừng và quản lý rừng bền vững ở nước ta Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 áp dụng thí điểm tại 2 tỉnh Sơn La và Lâm đồng [1] Sau thời gian thí điểm thành công, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng để áp dụng chung trên cả nước[2]

Sau hơn 4 năm Việt Nam triển khai thực hiện Nghị định số

99/2010/NĐ-CP của Chính phủ bước đầu đã tạo ra nguồn tài chính bền vững cho bảo vệ phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế, ổn định đời sống của người làm nghề rừng, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở các vùng miền núi Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2010- 2014 đạt gần 4.185 tỷ đồng Nguồn thu này đã có tác động đến quản

lý, bảo vệ 3,653 triệu ha rừng Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng bình quân toàn quốc đạt trên 200.000 đồng/ha Đặc biệt một số tỉnh có mức chi trả bình quân rất cao như ở Kon Tum

là 362.000 đồng/ha, Lâm Đồng là 350.000 đồng/ha [3]

Tại tỉnh Sơn La một trong 2 tỉnh làm thí điểm, là một tỉnh nằm trung tâm vùng Tây Bắc, có diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp lớn 926.989,8 ha, chiếm 65,4% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là tỉnh có tiềm năng về thủy điện,

Trang 16

với trên 50 nhà máy thủy điện với tổng công suất khoảng 4000MW [4] Sau hơn

4 năm thực hiện chính sách đã thu được 305,884 tỷ đồng để chi trả cho trên 600 ngàn ha rừng của tỉnh, bước đầu cho thấy đây chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Sơn La nói riêng và các tỉnh Tây Bắc nói chung, chính sách đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong đó trọng tâm là 03 vấn đề cơ bản về: môi trường, kinh tế và xã hội, cụ thể: Thông qua chính sách đã lượng hóa giá trị môi trường rừng như về vai trò điều tiết nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ, giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng , đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của các nhà máy thủy điện; tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người làm nghề rừng và góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước, đồng thời huy động hình thành một nguồn tài chính mới ổn định bền vững cho công tác bảo vệ rừng tại tỉnh

Mặc dù đã đạt được những kết quả thành công nêu trên Tuy nhiên đây là một vấn đề mới, với nhiều nội dung và hệ thống văn bản chưa có hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành TW, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên trong quá trình triển khai thực hiện trên cả nước nói chung và tại tỉnh Sơn La nói riêng còn bộc

lộ một số tồn tại, hạn chế: Việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời, chưa nhận được sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân và các bên liên quan; Việc quản lý sử dụng tiền của một số chủ rừng chưa hợp lý nhất là chủ những chủ rừng là cộng đồng bản; Thiếu cơ chế giám sát đánh giá và chế tài sử phạt; Tình hình thu nộp nợ đọng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các đơn

vị sử dụng dịch vụ kéo dài, tiến độ giải ngân chi trả tiền đến các chủ rừng còn một số khâu còn chậm kéo dài, mức chi trả DVMTR còn thấp và phương thức chi trả theo lưu vực có sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả bình quân cho một

ha rừng trên địa bàn tỉnh Xuất phát từ thực tiễn và lý luận trên, tôi thực hiện đề

tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chính

sách chi trả di ̣ch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La”

Trang 17

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Chi tra ̉ di ̣ch vu ̣ môi trường rừng trên thế giới

dụng đất nhất đi ̣nh cho mô ̣t giai đoa ̣n xác đi ̣nh để ta ̣o ra các di ̣ch vụ hệ sinh thái thỏa thuâ ̣n

- Định nghĩa chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng do Sven Wunder đưa ra đã được chấp nhận tương đối rộng rãi, trong đó tác giả giải thích “Chương trình chi trả dịch vụ môi trường” là một giao dịch tự nguyện trong đó, dịch vụ môi trường được xác định rõ ràng, hoặc một hình thức sử dụng đất để duy trì dịch vụ đó, được mua bởi ít nhất một người mua, được cung cấp bởi ít nhất một người cung cấp, khi và chỉ khi người cung cấp tiếp tục cung cấp dịch vụ đó (tính điều kiện)

- Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): dịch vụ môi

trường là “Các điều kiện và các mối hệ mà thông qua đó các hệ sinh thái tự

nhiên và các loài phát triển tồn tại và phục vụ cho cuộc sống con người”

IUCN cũng đưa ra khái niệm về “chi trả dịch vụ môi trường” như

sau: “Người mua [tự nguyện] đồng ý trả tiền hoặc các khuyến khích khác để

Trang 18

chấp nhận và duy trì các biện pháp quản lí tài nguyên thiên nhiên và đất bền vững hơn mà nó cung cấp dịch vụ hệ sinh thái xác định”

1.1.2 Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng ở một số quốc gia

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (PES) là mô ̣t lĩnh vực hoàn toàn mới, trong những năm 90 của thế kỷ XX mới đươ ̣c các nước trên thế giới quan tâm thực hiê ̣n Với những giá tri ̣ và lợi ích bền vững của viê ̣c chi trả dịch vụ môi trường rừng đã thu hút được sự quan tâm đáng kể của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa ho ̣c và các nhà hoa ̣ch đi ̣nh chính sách trên thế gới Chi trả dịch vụ môi trường rừng đã nhanh chóng trở nên phổ biến ở mô ̣t số nước và được thể chế hó a bằng các văn bản pháp luâ ̣t Hiê ̣n nay chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng đươ ̣c xem như mô ̣t chiến lược dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên, khuyến khích, chia sẻ các lợi ích trong cô ̣ng đồng và xã hô ̣i

Các nước phát triển ở Mỹ La Tinh đã áp du ̣ng thực hiê ̣n các mô hình Chi trả dịch vụ môi trường rừng sớm nhất Ở Châu Âu, chính phủ mô ̣t số nước cũng đã quan tâm đầu tư và thực hiê ̣n nhiều chương trình, mô hình Chi trả dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn hiện được thực hiện tại các quốc gia Costa Rica, Ecuador, Bolivia, Ấn Độ, Nam Phi, Mexico và Hoa Kỳ Trong hầu hết là thực hiện tối đa hóa các dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn thông qua các hệ thống chi trả đều mang lại kết quả góp phần giảm nghèo Ở Châu Úc, Australia đã lâ ̣p pháp hóa quyền phát thải cacbon từ năm 1998, cho phép các nhà đầu tư đăng ký quyền sở hữu hấp thu ̣ cacbon của rừng PES cũng đã được phát triển và thực hiện thí điểm ở Châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Nepal và Viê ̣t Nam bước đầu đã xây dựng được các chương trình PES có quy mô lớn, chi trả cho các chủ rừng để thực hiê ̣n bảo vê ̣ rừng nhằm tăng cường cung cấp các dịch

vụ bảo tồn đa da ̣ng sinh ho ̣c, chống xói mòn, hấp thụ cacbon, cảnh quan du li ̣ch sinh thái, và đã thu được một số thành công nhất định trong công cuộc bảo tồn

đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng đầu nguồn

Trang 19

Chi trả cho các DVMTR đang được thử nghiê ̣m ở mô ̣t số nước trên thế giớ i, Đông Nam Á nói chung và Viê ̣t Nam nói riêng Từ năm 2002, Trung tâm Nông lâm thế giới (ICRAF) đã tích cực giới thiê ̣u khái niê ̣m chi trả DVMTR vào Viê ̣t Nam Quỹ phát triển Nông nghiê ̣p quố c tế (IFAD) đã hỗ trợ dự án đền đáp cho người nghèo vùng cao cho các PES mà ho ̣ cung cấp ta ̣i Indonesia, Philippines và Nepal là “xây dựng cơ chế mới để cải thiê ̣n sinh kế

và an ninh tài nguyên cho cô ̣ng đồng nghèo vùng cao ở Châu Á” thông qua xây dựng các cơ chế nhằm đền đáp người nghèo vùng cao về các PES ho ̣ cung cấp cho các cô ̣ng đồng trong nước và trên pha ̣m vi toàn cầu Cho đến nay, hàng trăm sáng kiến mới về dịch vụ môi trường đã được xây dựng trên khắp toàn cầu, như:

1.1.2.1 Tại Châu Mỹ

- Tại Hoa Kỳ, là quốc gia nghiên cứu và tổ chức thực hiện các mô hình

PES sớm nhất, ngay từ giữa thập kỷ 80, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã thực hiện

“Chương trình duy trì bảo tồn”, ở Hawaii đã áp dụng chính sách mua lại đất hoặc mua nhượng quyền để bảo tồn bảo vệ rừng đầu nguồn, duy trì, cải thiê ̣n nguồn nước mặt và nước ngầm, phục vụ đời sống sinh hoạt, phát triển du lịch, nông nghiệp và các ngành nghề khác Ở Oregon, Portland áp dụng chính sách bảo tồn và phát triển cá Hồi và môi trường sinh thái của chúng Từ việc xác định và đầu tư đúng mục tiêu sẽ hình thành các dịch vụ hệ sinh thái, cụ thể họ

đã phát triển du lịch sinh thái, lấy dòng sông nơi cá Hồi đẻ là nơi tham quan

về sinh thái, lấy các khu rừng bị khai thác quá mức xưa kia là nơi giáo dục cho học sinh, sinh viên và du khách về ý thức bảo vệ rừng, v.v Ở New York, chính quyền thành phố đã thực hiện các chương trình mua đất để quy hoạch

và bảo vệ vùng đầu nguồn và nhiều chương trình hỗ trợ cho các chủ đất áp dụng các phương thức quản lý tốt nhất nhằm tích cực hạn chế các nguy cơ ô nhiễm đối với nguồn cung cấp nước cho thành phố Các hoạt động hỗ trợ sản

Trang 20

xuất cho chủ đất được đầu tư từ nguồn tiền nước bán cho người sử dụng nước

ở thành phố, kể cả du khách Chính quyền thành phố đã lập ra công ty phi lợi nhuận để tiếp thu nguồn kinh phí này và hỗ trợ các hộ nông dân là chủ đất đã nhượng quyền sử dụng đất cho thành phố

- Tại Costa Rica, năm 1996, PES thông qua Quỹ Tài chính Quốc gia

về rừng (FONAFIFO) đã chi trả cho các chủ rừng và các khu bảo tồn để phục hồi, quản lý và bảo tồn rừng FONAFIFO hoạt động trung gian giữa chủ rừng

và người mua các dịch vụ hệ sinh thái Nguồn tài chính thu được từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: thuế nhiên liệu hoá thạch, bán tín chỉ cacbon, tài trợ nước ngoài và khoản chi trả từ các dịch vụ hệ sinh thái FONAFIFO và nhà máy thủy điện chi trả cho các chủ rừng tư nhân cung cấp dịch vụ rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 45USD/ha/ năm cho hoạt động bảo vệ rừng của mình, và 116 USD/ha/ năm cho phục hồi rừng [5] Mô ̣t số khách sa ̣n tham gia vào cơ chế chi trả DVMT để bảo vê ̣ lưu vực Cơ sở của viê ̣c chi trả này là mố i tương quan chặt chẽ giữa người cung cấp DVMT nước do bảo vê ̣, duy trì

cải thiê ̣n chất lươ ̣ng nước và dòng chảy với người hưởng lợi là ngành du li ̣ch

Lý do là các hoa ̣t đô ̣ng ngành du li ̣ch phu ̣ thuô ̣c rất lớn vào trữ lượng và chất lươ ̣ng nước Vì vâ ̣y, từ năm 2005 mô ̣t số khách sa ̣n chi trả hàng năm 45,5 USD cho mỗi ha đất củ a các chủ rừng đi ̣a phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình chi trả DVMT Tuy nhiênở Cố t-xơ-ta Ri-ca, “vẫn chưa có mô ̣t cơ chế được thừa nhâ ̣n chung nào dựa vào lợi ích của mo ̣i người đươ ̣c chi trả trực tiếp từ vẻ đe ̣p cảnh quan và bảo tồn đa da ̣ng sinh ho ̣c”[17]

- Tại Ecuador, Năm 1999 Quỹ bảo tồn nước quốc gia (FONAG) được

thành lập các công ty nước đô thị ở Quito và Pimampiro xây dựng bằng cách

áp phí lên nước sinh hoạt Theo đó, tất cả các đơn vị công cộng sử dụng nước dành 1% doanh thu đóng góp vào FONAG Quỹ này được đầu tư cho việc bảo tồn lưu vực đầu nguồn và chi trả trực tiếp cho các chủ rừng

Trang 21

- Tại Colombia, những người sử dụng nước phục vụ công - nông

nghiệp ở Thung lũng Cauca đã thành lập các hiệp hội để thu các khoản chi trả

tự nguyện cho các chủ rừng để cải thiê ̣n dòng chảy và giảm bồi lắng 0,5 USD/m3 nướ c thương phẩm [5]

- Tại Bolivia, hai công ty năng lượng Mỹ phối hợp với một tổ chức phi

chính phủ của Bolivia và Uỷ ban bảo vệ thiên nhiên để tài trợ cho việc ngừng khai thác gỗ và các hoạt động khác nhằm mở rộng diện tích và chất lượng của Vườn Quốc gia Noel Kempff với mục đích tăng cường hấp thụ cácbon

- Tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, Chương trình về dịch vụ môi

trường thủy văn (PSA-H) là chương trình PES lớn nhất châu Mỹ PSA-H tập trung vào bảo tồn các rừng tự nhiên bị đe dọa nhằm duy trì các dòng chảy và chất lượng nước Mexico đã thành lập Quỹ lâm nghiệp năm 2002, thực hiện PES

từ việc sử dụng đất Uỷ ban Lâm nghiệp Quốc gia ký hợp đồng với chủ đất để quản lý nhằm duy trì các dịch vụ đầu nguồn Ngoài ra người nông dân ở Ugada

và Mexico đã tiến hành liên kết với nhau để tham gia thị trường cac bon quốc tế, bên mua là công ty sản xuất bao bì Teltra Pak có trụ sở tại Vương quốc Anh Nhóm nông dân này đã liên hệ với tổ chức phi chính phủ Ecotrust có trụ sở tại Uganda, sau đó tổ chức này lại phối hợp với Trung tâm quản lý các bon Edinburg Theo hợp đồng, nhó m nông dân phải trồng các loài cây bản địa Trong thời gian thực hiện hợp đồng, những cây này sẽ hấp thụ được 57 tấn các bon và

họ sẽ nhâ ̣n được 8 USD/ tấn Trong khi cây trồng đang lớn, ho ̣ có thể nuôi dê dưới tán cây Khi hợp đồng kết thúc, ho ̣ có thể sử dụng hoặc bán số gỗ đó[5]

- Ta ̣i Brazil, Nhà nước phân bổ ngân sách cho các thành phố để bảo vệ

các khu rừng phòng hộ đầu nguồn và phục hồi diện tích rừng nghèo kiệt Ở Parana cũng như ở Minas Gerais, 5% doanh thu từ lưu thông hàng hóa và dịch

vụ (ICMS) – một loại thuế gián tiếp đánh vào tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ được phân bổ cho các thành phố có cơ quan bảo tồn hay diện tích rừng cần

Trang 22

bảo vệ hoặc cho các thành phố cung cấp nước cho các thành phố lân cận[5].Chính phủ cũng đã thực hiê ̣n “Chương trình ủng hộ môi trường” trong

đó, chi trả để thúc đẩy sự bền vững môi trường của khu vực Amazon Một số sáng kiến cacbon cũng đã được thực hiện, như dự án Plantar được tài trợ bởi Ngân hàng Thế giới, nhằm cung cấp các biện pháp kinh tế cho việc cung cấp

gỗ bền vững để sản xuất gang ở Bang Minas Gerais

1.1.2.2 Tại Châu Âu

- Tại Pháp, Công ty Perrier Vittel (do Nestlé sở hữu) phát hiện ra rằng

bỏ tiền đầu tư vào bảo tồn diện tích đất chăn nuôi xung quanh khu vực đất ngập nước sẽ tiết kiệm chi phí hơn là việc xây dựng nhà máy lọc nước để giải quyết vấn đề chất lượng nước Theo đó, họ đã mua 600 mẫu đất nằm trong khu vực sinh cảnh nhạy cảm và ký hợp đồng bảo tồn dài hạn với nông dân trong vùng Nông dân vùng rừng đầu nguồn Rhine-Meuse ở miền đông nam nước Pháp được nhận tiền đền bù để chấp nhận giảm quy mô chăn nuôi bò sữa trên đồng cỏ, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải chăn nuôi và trồng rừng

ở những khu vực nước thẩm thấu Công ty Perrier Vittel chi trả cho mỗi trang trại nuôi bò sữa ở thượng lưu khoảng 230USD/ ha/năm, trong 7 năm Công ty

đã chi trả tổng số tiền là 3,8 triệu USD[5]

- Tại Đức, Chính phủ đã đầu tư một loạt chương trình để chi trả cho

các chủ đất tư nhân với mục đích thay đổi cách sử dụng đất của họ nhằm tăng cường hoặc duy trì dịch vụ hệ sinh thái Những dự án này bao gồm trợ cấp cho sản xuất cà phê và ca cao trong bóng râm, quản lý rừng bền vững, bảo tồn đất và cải tạo các cánh đồng chăn thả ở các nước Mỹ La tinh, gồm Honduras, Costa Rica, Colombia, Ecuador, Peru, Paraguay và Cộng hoà Dominica

- Tại Chile, một số cá nhân khu vực tư nhân đã bỏ tiền đầu tư vào khu

vực bảo vệ tư nhân chỉ vì mục đích bảo tồn trên những diện tích có tính đa dạng sinh học cao Việc chỉ trả được thực hiện trên nguyên tắc hoàn toàn tự

Trang 23

nguyện xuất phát từ ý nguyện muốn hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn của chính phủ tại những sinh cảnh có nguy cơ bị đe dọa [5]

1.1.2.3 Tại châu Á

Trong những năm gần đây, các chương trình về PES đã được phát triển

và thực hiện thí điểm tại các nước châu Á như Indonesia, Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal và Việt Nam nhằm xác định điều kiện để thành lập cơ chế PES Đặc biệt là Indonesia và Philippines đã có nhiều nghiên cứu điển hình về PES đối với việc quản lý lưu vực đầu nguồn

Từ năm 2001-2006, nhiều nhà tài trợ cũng đã khảo sát khả thi các chương trình PES ở châu Á Trong khuôn khổ hỗ trợ của Quỹ Quốc tế về Phát triển nông nghiệp (IFAD), Trung tâm Nông - Lâm thế giới (ICRAF) đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về khái niệm PES bằng Chương trình chi trả cho người nghèo vùng cao dịch vụ môi trường (RUPES)

ở châu Á RUPES đang tích cực thực hiện các chương trình thí điểm ở Indonesia, Philippines và Nepal Tại Indonesia, thiết lập cơ chế chuyển giao dịch vụ từ các chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn Khách hàng của Công ty PDAM (40.000 hộ gia đình) ở Mataram đồng ý trả 0,15-0,20 USD hàng tháng cho công tác bảo tồn chức năng phòng hộ đầu nguồn tại huyện Tây Lombok

Năm 1998, Trung Quốc đã bổ sung, sửa đổi Luật quy định hệ thống bồi thường sinh thái rừng Triển khai thí điểm hệ thống bồi thường giai đoạn 2001-2004 Năm 2004, thành lập Quỹ bồi thường lợi ích sinh thái rừng

Tại Bakun (Philippines), Chính phủ công nhận các quyền sở hữu không chính thức về đất đai do tổ tiên để lại Việc được giao đất ở Bakun được xem

là một hoạt động chi trả cho việc quản lý đất bền vững Về phía cộng đồng, tất cả mọi người đều được chi trả, hưởng lợi trong việc trao đổi cung cấp các dịch vụ đầu nguồn

Trang 24

Tại Kulekhani (Nepal), Ban quản lý rừng địa phương và Uỷ ban Phát triển thôn xây dựng kế hoạch quản lý và hoạt động Kế hoạch này được coi là một văn bản pháp lý, quy định về quản lý rừng và các biện pháp sử dụng đất hợp lý đối với PES Hiệp hội Điện lực quốc gia trả phí từ công trình thuỷ điện cho cộng động vì các hoạt động bảo tồn đầu nguồn và sử dụng đất bền vững

Từ các mô hình PES ở các nước cho thấy, quản lý và bảo vệ đầu nguồn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên và đa dạng sinh học PES được đánh giá là một cơ chế có sự gắn kết với các mục tiêu thiên niên kỷ, được xem như một cơ chế tài chính góp phần giảm nghèo, bảo

vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học vì một thế giới phát triển bền vững hơn

1.2.2.4 Xu hươ ́ ng mới trong phát triển di ̣ch vụ môi trường rừng

Trong những năm gần đây, trên pha ̣m vi ̣ toàn cầu nhận thức về vai trò

và giá trị của rừng đã được nhìn nhận một cách đầy đủ hơn, đặc biệt là giá trị DVMTR Theo đó , rừng có tác du ̣ng cung cấp các DVMT gồm: Bảo tồn đa

dạng sinh ho ̣c, hấp thu ̣ cacbon, bảo vê ̣ đầu nguồn, vẻ đe ̣p cảnh quan, vv Cơ cấu giá tri ̣ cho các loa ̣i DVMT của rừng được các nhà khoa ho ̣c nghiên cứu xác

đi ̣nh cho hấp thu ̣ cacbon chiếm 27%, Bảo tồn đa da ̣ng sinh ho ̣c chiếm 25%, bảo

vệ đầu nguồn chiếm 21%, Vẻ đe ̣p cảnh quan chiếm 17% và giá tri ̣ khác chiếm 10% [22] Giá tri ̣ di ̣ch vu ̣ do hê ̣ sinh thái rừng trên toàn trái đất được ước tính 33.000 tỷ USD/năm Riêng ở Bristish Clubia, rừng đã giúp cho cô ̣ng đồng địa phương tránh được chi phí xây dựng các nhà máy lo ̣c nước, ước tính khoảng 7 triệu USD/nhà máy và 300.000 USD vâ ̣n hành mỗi năm [23]

Những kết quả nêu trên cho thấy; Giá tri ̣ của rừng là lất to lớn và đă ̣c biệt là giá tri ̣ môi trường đã và đang mang la ̣i những lợi ích cho cô ̣ng đồng đi ̣a phương và quốc tế Với tầm quan tro ̣ng này nhiều tổ chức, quốc gia đã hình thành các cơ chế khác nhau nhằm quản lý DVMT trên quan điểm coi DVMT

là mô ̣t loa ̣i hàng hóa Theo đó, các khái niê ̣n và thuâ ̣t ngữ đươ ̣c thừa nhâ ̣n để

Trang 25

chỉ sự thương ma ̣i các DVMT như: chi trả (Payments), đền đáp (Reward), thi ̣ trường (Market), Bồi thường (Compensation) [24] Đây được coi là những xu hướng mới nhằm quản lý PES và hướng tới phát triển bền vững đến sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí, hài hòa giữa ba mặt: Phát triển kinh tế, công bằng xã hội

và bảo vệ môi trường

* Chi trả DVMT rừng về hấp thụ cacbon: Trong những thập kỷ gần

đây, biến đổi khí hậu được nhận thức là một trong những vấn đề toàn cầu mà con người phải đối mặt Nhiều sáng kiến đã được đưa ra nhằm ứng phó với mối đe dọa hiện hữu này và với lý giải rằng, một trong những nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu là nạn phá rừng và suy thoái rừng Nhằm đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, Nghị định thư Kyoto đã được thông qua vào 11/12/1997 và có hiệu lực ngày 16/2/2005, đây là một thỏa thuận quốc tế trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, trong đó yêu cầu mô ̣t số nước công nghiệp phải cắt giảm phát thải khí nhà kính Nghị định thư đặt ra một số cơ chế thị trường nhằm giúp các nước tham gia đóng góp vào các nỗ lực giảm phát thải, bao gồm: Mua bán chứng chỉ phát thải (Thị trường cacbon); Cơ chế phát triển sạch (CDM); Đồng thực hiện (JI) Thông qua các kỳ hội nghị quyết định về

“giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD) đã được thông qua Tại COP 15 ở Cô-pen-ha-ghen, một bước phát triển của REDD gọi là REDD+ được nhấn mạnh vì nó ghi nhận vai trò của quản lý rừng bền vững và các lợi ích khác

từ rừng như giảm phát thải từ mất rừng, giảm phát thải từ suy thoái rừng, bảo tồn trữ lượng cacbon rừng, quản lý rừng bền vững, và tăng cường trữ lượng cacbon rừng [18] CDM, JI, REDD+ là ba cơ chế dự án phù hợp với thị trường cacbon cho phép các nước công nghiệp cùng thực hiện dự án với các nước đang phát triển, trong khi CDM bao gồm đầu tư cho các dự án phát triển bền vững giúp giảm phát thải ở các nước đang phát triển Ở cấp quốc tế, REDD+ còn bao gồm

Trang 26

thiết lập các cơ chế chi trả cho các nước đang phát triển để giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng

- Thị trường cacbon tự nguyện: Áp dụng cho các công ty và cá nhân quan tâm đến môi trường phải giảm phát thải khí nhà kính (KNK) Họ tự nguyện mua để tài trợ cho các dự án sản xuất sạch hơn, bù cho phần phát thải

do các hoạt động phát thải của họ, gần đây thi ̣ trường này phát triển rất mạnh Tuy nhiên, thị trường này không có cơ chế điều tiết chung được chấp nhận trên toàn cầu Năm 2010, tổng cộng 131 triệu tấn CO2 đã được giao dịch qua thị trường tự nguyện, với trị giá 424 triệu USD so với tổng số 98 triệu tấn CO2

và 415 triệu USD được giao dịch trong năm 2009 Lượng CO2 được giao dịch tăng 34% và số tiền nhận được cũng cao hơn Theo báo cáo của Bloomberg New Energy Finance, dự đoán năm 2015 -2020 lượng giao dịch trên thị trường đạt tới 1,6 tỷ tấn Dự báo này dựa trên cơ sở là một mạng lưới các thị trường quy chuẩn và thị trường bán quy chuẩn cấp khu vực sẽ tăng lên, và sẽ

sử dụng cách tiếp cận thị trường tự nguyện [19]

Năm 2009, NORAD (Cơ quan phát triển Na Uy) cung cấp hỗ trợ tài chính cho RECOFTC trong khuôn khổ sáng kiến rừng và khí hâ ̣u 2009 – Hỗ trợ xã hô ̣i dân sự để thực hiê ̣n dự án “Đào ta ̣o và tăng cường năng lực cho các bên có liên quan đến lâm nghiê ̣p cấp cơ sở nhằm giảm phát thải do mất rừng

và suy thoái rừng (REDD) khu vực Châu Á Thái Bình Dương” hay go ̣i tắt là

dự án NORAD-REDD Giai đoa ̣n I (8/2/2009-7/2010) dự án được thực hiê ̣n ở

3 nước Indonesia, Lào và Nepal Giai đoa ̣n II (8/2010-7/2013) dự án vâ ̣n hành

tại 4 nước thêm Viê ̣t Nam là nước đầu mối nữa ngoài 3 nước đã nêu Mu ̣c tiêu tổng thể củ a dự án là “ Các bên có liên quan đến Lâm nghiê ̣p cấp cơ sở khu

vực Châu Á Thái Bình Dương tích cực đóng góp vào thành công của cơ chế REDD+ và đươ ̣c vâ ̣n du ̣ng đầy đủ ưu điểm của lơ ̣i ích do REDD+ mang la ̣i đối với phát triển kinh tế - xã hô ̣i đi ̣a phương”

Trang 27

1.2 Chi tra ̉ di ̣ch vu ̣ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam

trường rừng

- Theo khoản 2 Điều 3, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng:

“Dịch vụ môi trường rừng là công việc cung ứng các giá trị sử dụng của

môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân”

Các loại dịch vụ môi trường rừng bao gồm:

+ Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; + Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; + Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;

+ Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;

+ Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản

- Chi trả dịch vụ môi trường rừng: là quan hệ cung ứng và chi trả

giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch

vụ môi trường rừng

Việt Nam hiện có khoảng 13,38 triệu hécta rừng, đô ̣ che phủ đa ̣t 39,5% [9] phân bố trên địa bàn 61 tỉnh, thành phố; Chiến lược Phát triển Lâm nghiệp của Việt Nam dự kiến đến năm 2020 đưa diện tích rừng đạt khoảng gần 16 triệu ha, với tỷ lệ che phủ 47% [10] Rừng có vai trò rất quan tro ̣ng trong đời số ng con ngườ i và sự phát triển bền vững của quố c gia Các hê ̣ sinh thái rừng phát triển tốt với đầy đủ chức năng đã và đang cung cấp những giá trị DVMT

Trang 28

vô cùng to lớn như: Bảo vệ phòng hô ̣ đầu nguồn, điều tiết và duy trì nguồn nước, hấp thụ và lưu giữ cacbon, ta ̣o cảnh quan phục vụ cho dịch vụ du lịch…, nhưng những năm trước đây chúng được coi là tài sản chung và được

sử dụng miễn phí cho toàn xã hô ̣i, trong khi đó việc duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái rừng thường chỉ được thực hiện bởi một nhóm nhỏ người, ho ̣ là những người lao đô ̣ng trong ngành lâm nghiệp (là các chủ rừng) trực tiếp đầu

tư vốn, công sức để trồng, bảo vệ, gìn giữ và phát triển rừng nhưng ho ̣ chưa được hưởng những lợi ích xứng đáng mà xã hội phải trả cho sự nỗ lực của họ Trong khi xã hô ̣i, cô ̣ng đồng, tổ chức và cá nhân không tham gia bảo vê ̣ tái

tạo rừng la ̣i được hưởng lợi từ các di ̣ch vu ̣ do rừng ta ̣o ra Ngày nay cô ̣ng đồng xã hô ̣i nhâ ̣n thức được rằng, các giá trị sử dụng của rừng ta ̣o ra không còn là miễn phí Chính vì thế, cần phải có mô ̣t cơ chế để bảo bê ̣ và khuyến khích quyền lợi về kinh tế cho những chủ rừng, đồng thời những người được hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái phải chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó

Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho một chương trình quốc gia về chi trả DVMTR Trên cơ sở khung pháp lí Việt Nam đã có như: Luâ ̣t Đất đai (2003), Luâ ̣t Bảo vê ̣ và Phát triển rừng (2004), Luật Bảo vê ̣ môi trường (2005), Luâ ̣t Tài nguyên nước (1998) đều thừa nhâ ̣n,

các nhân tố của di ̣ch vu ̣ hê ̣ sinh thái mang la ̣i là bảo tồn đa da ̣ng sinh ho ̣c, bảo

vệ cảnh quan, bảo vê ̣ rừng phòng hô ̣ đầu nguồn và hấp thu ̣ cacbon Đă ̣c biê ̣t, Điều 74 Luâ ̣t Đa da ̣ng sinh ho ̣c (2008) quy đi ̣nh “Tổ chức, cá nhân sử du ̣ng DVMTR liên quan đến đa dạng sinh ho ̣c có trách nhiê ̣m trả tiền cho tổ chức,

cá nhân cung cấp DVMTR” các khung pháp lí trên là tiền đề cho Việt Nam đã sẵn sàng sử dụng một số công cụ tài chính và kinh tế cần thiết để thực thi hoạt động chi trả DVMTR, tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn bước đầu để PES thực sự ứng dụng có hiệu quả rộng rãi ở Việt Nam Đó chính là lý do

Trang 29

Việt Nam ban hành chính sách chi trả DVMTR theo đúng pháp luâ ̣t Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường

rừ ng ở hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La, và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ chính sách chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng

- Các chương trình, dự án làm tiền để cho PES ở Viê ̣t Nam

Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á (ARBCP) đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam từ năm 2006, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tổ chức Winrock Internationnal thực hiê ̣n thành công chương trình thí điểm về Chi trả DVMTR, đã cải thiện sinh kế cho hơn 32.000 người dân nghèo nông thôn đồng thời tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học ở tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước và ở Việt Nam

Dự án trồng rừng quy mô nhỏ để hấp thu ̣ khí Cacbon được Cu ̣c Lâm nghiệp, Trường Đa ̣i ho ̣c Lâm nghiê ̣p, Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhâ ̣t Bản cùng phối hợp xây dựng thực hiện ta ̣i Xuân Phong và Bắc Phong thuô ̣c huyê ̣n Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Chương trình trồng rừng phòng hộ theo quyết định số 327-QĐ ngày 15/9/1992 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi “ Một số chủ trương, chính sách sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước”

Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam theo đó sẽ trồng mới 5 triệu hecta rừng và bảo vệ diện tích rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ của rừng Việt Nam

Các dự án trồng rừng PAM, Các dự án PAM đã tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở những vùng xa xôi, hẻo lánh đời sống có nhiều khó khăn, tạo nên những khu rừng kinh tế, phòng hộ, góp phần to lớn vào việc xoá đói, giảm nghèo cho nhân dân và đặc biệt đã tạo lập được nghề rừng nhân dân

Trang 30

Dự án phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng tây nguyên (Flitch) do ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ, được triển khai từ năm 2007 trên 6 tỉnh tây nguyên: Đăk lăk; Đăk Nông; Gia Lai; Lâm Đồng; Kom Tum và Phú Yên với mu ̣c đích góp phần giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách của các hộ nghèo so với các hộ trung bình sống dựa vào rừng

Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu RCC), đươ ̣c thực hiê ̣n theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg Ngày 2/12/2008

(NTP-củ a Thủ tướng Chính phủ liên quan đến nội dung giao rừng, cho thuê rừng, Chính phủ đã ban hành một số văn bản như sau:

Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ

về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

Vớ i những chương trình thực hiê ̣n nêu trên, qua nhiều năm thực hiê ̣n và

đa ̣t đươ ̣c kết quả rất khả quan, cho thấy rằng đây là những dự án tạo cơ sở pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn là tiền đề cho Việt Nam sẵn sàng thực hiê ̣n chính sách PES thành công ở Việt Nam và có sức lan tỏa lớn trong khu vực

1.2.3 Chi ́nh sách chi trả di ̣ch vụ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam và các bài học kinh nghiệm rút ra

Năm 2007, Bô ̣ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã yêu cầu Chương trình Bảo tồn Đa dạng Sinh học Vùng Châu Á (ARBCP) giúp xây

dựng mô ̣t chính sách thí điểm về chi trả DVMTR ở Viê ̣t Nam Ngày 10/42008 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 380/QĐ-TTg về “chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng” áp dung thí điểm tại 2 tỉnh Lâm đồng và Sơn La từ năm 2008 đến năm 2010, nhằm tạo cơ sở cho xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả DVMTR áp dụng trên phạm vi cả nước

Sau thời gian thí điểm thành công tại hai tỉnh Sơn La và Lâm Đồng, ngày 24/9/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP để áp

Trang 31

dụng chung trên cả nước Nghị định đã thay đổi cách nhìn và quản lý rừng ở Việt Nam, là một chiến lược dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm huy động các nguồn lực xã hội để bảo vệ, phát triển rừng; tạo điều kiện để ngành lâm nghiệp hoạt động đúng quy luật của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đồng thời tạo ra các nguồn tài chính bền vững và tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan cho công cuộc bảo vệ rừng ở Việt Nam

Chi trả dịch vụ môi trường rừng đang ngày càng nhâ ̣n được nhiều mối quan tâm từ cả các nhà lâ ̣p chính sách lẫn các nhà khoa ho ̣c như mô ̣t cơ chế để chuyển các giá tri ̣ phi thi ̣ trường của môi trường thành các khuyến khích tài chính cho người dân đi ̣a phương có vai trò cung cấp DVMTR đươ ̣c mua bởi người mua (là người hưởng lợi từ di ̣ch vu ̣ môi trường) khi và chỉ khi, người cung cấp (là chủ rừng ở đi ̣a phương) đảm bảo viê ̣c cung cấp DVMTR đó [20]

Cơ chế thực hiện chi trả DVMTR rất đơn giản: kết nối các nhà quản lý rừng ở địa phương với người sử dụng DVMTR thông qua chi trả trực tiếp (Wunder 2005) Những người sử dụng DVMTR ở vùng hạ lưu trả tiền cho những người quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn [21] Dựa vào các nghiên cứu của Winrock và giáo sư, tiến sĩ Vương Văn Quỳnh – Trường Đại học lâm nghiệp đưa ra mức chi trả là 20 đồng/kWh điện thương phẩm đối với các cơ sở sản xuất thủ y điê ̣n, 40 đồ ng/m3 nướ c sa ̣ch thương phẩm đối với sản xuất nước

sạch và 0,5-2% tổng doanh thu đối với các kinh doanh du li ̣ch dựa vào rừng

và xác đi ̣nh “những người cung cấp di ̣ch vu ̣”, là cá nhân, hô ̣ gia đình, cô ̣ng đồng đươ ̣c giao rừng sẽ là những người hưởng lợi chính từ chính sách

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011- 2014 đạt gần 4.185 tỷ đồng Nguồn thu này đã có tác động đến quản lý, bảo vệ 3,653 triệu ha rừng Mức chi trả tiền DVMTR cho chủ rừng bình quân toàn quốc đạt trên 200.000 đồng/ha

Trang 32

Sau hơn 4 năm thực hiện chính sách tỉnh bước đầu cho thấy đây chính sách đúng đắn phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững, chính sách đã giải quyết nhiều vấn đề cơ bản trong đó trọng tâm là

03 vấn đề cơ bản về: môi trường, kinh tế và xã hội, cụ thể: Thông qua chính sách đã lượng hóa giá trị môi trường rừng như về vai trò điều tiết nguồn nước, chống bồi lắng lòng hồ, giảm thiểu mất rừng, suy thoái rừng và nâng cao chất lượng rừng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của các nhà máy thủy điện; tạo việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống người làm nghề rừng và góp phần quan trọng thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng của Đảng và Nhà nước, đồng thời huy động hình thành một nguồn tài chính mới ổn định bền vững cho công tác bảo vệ rừng

Tuy nhiên đây là một vấn đề mới, chỉ được thực hiện từ năm 2008 nên quá trình thực hiện trên cả nước còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai thực hiện chưa đồng bộ, kịp thời, chưa nhận được sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân và các bên liên quan; Việc rà soát xác định chủ rừng, diện tích rừn được chi trả DVMTR kéo dài; Việc quản lý sử dụng tiền của một

số chủ rừng chưa hợp lý nhất là chủ những chủ rừng là cộng đồng bản; Thiếu cơ chế giám sát đánh giá và chế tài sử phạt; Tình hình thu nộp nợ đọng tiền chi trả DVMTR đối với các đơn vị sử dụng dịch vụ kéo dài, tiến độ giải ngân chi trả tiền đến các chủ rừng còn một số khâu còn chậm kéo dài, mức chi trả DVMTR còn thấp và phương thức chi trả theo lưu vực có sự chênh lệch lớn về đơn giá chi trả bình quân cho một ha rừng trên địa bàn tỉnh Vì vậy cần tiếp tục có các nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực để bổ sung cơ sở khoa ho ̣c và thực tiễn để

hoàn thiện chính sách (theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội

nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2014) để tiếp tục triển khai cho những năm tiếp theo

Trang 33

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu

2.1.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích đánh giá thực trạng nhằm

đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường

rừ ng ta ̣i tỉnh Sơn La và hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

ở Việt Nam

2.1.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá được tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác bảo vệ, phát triển rừng và sinh kế của người dân và cộng đồng địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La

- Đề xuất được một số giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Sơn La

2.2 Đối tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu

2.2.1 Đối tượng

Đố i tươ ̣ng nghiên cứu là các bên cung ứng di ̣ch vu ̣ môi trường rừng, bên sử dụng di ̣ch vu ̣ môi trường rừng và các bên liên quan tham gia quản lý rừng, thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở tỉnh Sơn La

2.2.2 Phạm vi

- Phạm vi nghiên cứu đánh giá trường hợp điển hình tại tỉnh Sơn La

- Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện thực hiện, những kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR trong thời gian qua đã tác đô ̣ng đến đời sống nhân dân và của các bên liên quan trong viê ̣c quản lý bảo vê ̣, sử dụng và phát triển rừng và những khó

Trang 34

khăn tồn tại trong quá trình thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

2.3 Nô ̣i dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đề tài đề ra, đề tài thực hiện nghiên cứu các nội dung sau:

2.3.1 Phân tích các văn bản liên quan; thực trạng và kết quả thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La

- Xác định bên cung cấp và bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng Tình hình thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên

- Xác định, phân tích quá trình tổ chức triển triển khai thực hiện chi trả DVMTR tại tỉnh Sơn La và rút ra nhận xét

2.3.2 Đánh giá kết quả đạt được và những tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

- Tác động đến công tác bảo vệ và phát triển rừng

- Tác động đến xã hội, môi trường và nguồn tài chính cho công tác bảo

vệ, phát triển rừng

- Tác động đến sinh kế, thu nhập của người dân và cộng đồng địa phương

2.3.3 Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong thực hiện chính sách chi trả DVMTR

2.3.4 Những bài học kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chi trả DVMTR tại Sơn La

- Những bài học kinh nghiệm được rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện tại tỉnh Sơn La và các tỉnh thành khác trong cả nước

- Giải pháp về tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, tiến trình chi trả cho phù hợp với địa phương

- Giải pháp về quy hoạch và kinh tế xã hội

- Đề xuất hệ thống theo dõi giám sát và đánh giá việc chi trả dịch vụ môi trường rừng tại điểm nghiên cứu

Trang 35

2.4 Phương pháp nghiên cứu đánh giá

2.4.1 Phương pháp kế thừa các tài liệu có chọn lọc

- Thống kê các tài liệu thứ cấp đã được công bố

- Kế thừa có chọn lọc những thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn của khu vực nghiên cứu

- Kế thừa các nghiên cứu của các nhà khoa học về chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng

Thống kê các đơn vị sử dụng dịch vụ môi trường rừng, các đối tượng cung cấp dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La trong các năm

- Các tài liệu liên quan đến chính sách chi trả DVMTR từ cơ quan ban ngành như: Chính phủ, Bộ NN & PTNT, các Bộ ngành có liên quan, UBND

tỉnh, Sở NN & PTNT, Quỹ bảo vê ̣ và phát triển rừng tỉnh Sơn La, các đơn vị quản lý rừng

2.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

2.4.2.1 Điều tra, khảo sát trực tiếp

- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA, RRA): Được

áp dụng để củng cố những thông tin thu thập được từ phương pháp kế thừa bổ sung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, như thuận lợi, khó khăn, nguy cơ, thách thức, xác định những phong tục, tập quán, cũng như vai trò của các bên liên quan, những mâu thuẫn và khả năng hợp tác của các bên liên quan trong liên quan đến việc thực hiê ̣n chính sách chi trả DVMTR

+ Thực hiê ̣n những cuộc thảo luận nhóm tập trung, là một hình thức thu thập số liệu chuyên sâu bởi vì vấn đề chi trả dịch vụ trước hết là vấn đề mới

và sau nữa là có nhiều cách nhìn khác nhau Vì thế, các cuộc thảo luận này là

cơ hội để tác giả đề tài cùng với các bên làm rõ các quan điểm, cách nhìn, cách đánh giá về thực hiện chi trả DVMTR thời gian qua Các thảo luận này

Trang 36

được tổ chức sau khi khảo sát hộ đã hoàn tất, tập trung tìm hiểu thêm đối với các vấn đề hoặc các câu hỏi chưa rõ qua phỏng vấn hộ

- Các công cụ sử dụng trong điều tra

+ Ma trận, sơ đồ đánh giá quá trình thực hiê ̣n, quản lý, hình thức chi trả, vai trò giá tri ̣ của rừng đối với đời sống của cộng đồng

+ Ma trận đánh giá mâu thuẫn, khả năng hợp tác của các bên liên quan

và mức độ quan trọng của rừng đối với đời sống của cộng đồng

+ Một bộ câu hỏi được thiết kế cho các bên liên quan tham gia thực hiện chính sách

+ Một tập tin dữ liệu bằng Excel có cấu trúc giống như các bảng hỏi, dùng để mã hóa dữ liệu và lưu trữ bản điện tử của các bảng hỏi

- Phỏng vấn, thảo luận nhóm: Được thực hiện sau khi khảo sát hộ đã hoàn tất, được tổ chức thông qua các cuộc họp cộng đồng địa phương, Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi cục Kiểm Lâm, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, nhằm tìm hiểu thêm đối với các vấn đề chi trả DVMTR chưa rõ

2.4.2.2 Lấy ý kiến chuyên gia

Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong đề tài này nhằm tham vấn các nhà chuyên môn về những hiểu biết chuyên sâu và kinh nghiệm của họ liên quan đến công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng Tiên đoán của các chuyên gia về xu thế phát triển về tương lai trong lĩnh vực chi trả dịch vụ môi trường rừng

2.4.3 Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ như xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel: Hệ thống bảng, biểu, phụ biểu kèm theo

Trang 37

+ Thống kê và tổng hợp các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội, các tổ chức, hộ gia đình, nhóm hộ, cá nhân có liên quan đến quản lý bảo

vệ và phát triển rừng

+ Thống kê và tổng hợp các thông tin có liên quan đến các đơn vị cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng

- Thống kê diện tích các loại rừng theo trạng thái và đối tượng rừng, diện tích đã giao khoán cho các nhóm hô ̣, cá nhân theo đơn vi ̣ chủ rừng

+ Thống kê và tổng hợp các thông tin về kết quả chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các chủ rừng là các tổ chức, hộ gia đình, nhóm hộ, cá nhân cung ứng dịch vụ môi trường rừng

+ Phân tích các thông tin về thực hiê ̣n chính sách chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng tác đô ̣ng đến quản lý và phát triển rừng

- Xem xét tầm quan trọng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các chủ rừng, các đối tượng nhận khoán

- Xem xét đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác bảo vệ và phát triển rừng và sinh kế của người dân và cộng đồng địa phương đánh giá vai trò của chính sách bằng cách liệt kê kết quả thảo luận nhóm có trọng tâm, sau đó so sánh và đối chiếu với nhau

- Soạn thảo trình bày luận văn bằng Microsoft Word

- Xây dựng bản đồ bằng phần mềm Mapinfo 9.5

+ Bản đồ hiện tra ̣ng tài nguyên rừng

+ Bản đồ giao khoán quản lý bảo vê ̣ rừng

Trang 38

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

- Lào dài 250 km Tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên 1.417.444ha, chiếm 4,3% diện tích của cả nước, đứng thứ 3 về quy mô, trong số 64 tỉnh, thành toàn quốc Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính là: 1 thành phố và 11 huyện

Hình 3.1 Sơ đồ hành chính tỉnh Sơn La

Sơn La là cầu nối Hà Nội và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với vùng Tây Bắc Sơn La có đường biên giới Việt - Lào dài 250 km, tạo cho tỉnh

Trang 39

những điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hoá- xã hội với các tỉnh trong vùng và giao lưu quốc tế

Vùng giữa Sông Đà và Sông Mã hình thành nên 2 cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu độ cao từ 800 - 1.000m, diện tích khoảng 2 vạn ha và cao nguyên Sơn La - Nà Sản độ cao 600 - 800m, diện tích khoảng 1,5 vạn ha địa hình tương đối rộng và bằng phẳng, đất đai tốt, có ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu lớn, quy mô tập trung theo hướng hàng hoá với cơ cấu đa dạng gồm cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển rừng nguyên liệu

3.1.3 Khí hậu, thuỷ văn

* Khí hậu: Sơn La chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa hàng năm có 2 mùa rõ rệt Mùa đông lạnh và khô, từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9 Nhiệt độ trung bình năm là 200C - 220C, tối cao trung bình 270C và tối thấp trung bình 16,70C, thấp nhất tuyệt đối vào các tháng 12, tháng 1 (0 - 50C) Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 7.5500C Tổng số giờ nắng trong năm là 2.027 giờ

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm 111,4 mm, lượng mưa mùa

mưa chiếm 86% tổng lượng mưa cả năm

- Độ ẩm không khí khá cao 80,4% Mùa hè có nắng và mưa nhiều cộng với địa hình, độ cao lý tưởng, tạo điều kiện thuận lợi phát triển lâm nghiệp đặc biệt là thuận lợi cho việc khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng

Trang 40

Tuy nhiên do mùa đông khô hạn, kéo dài, gió Lào khô nóng, mùa hè có bão và mưa lớn, gây ra các hiện tượng thời tiết xấu như sương muối, rét đậm, rét hại, mưa đá, gió lốc, lũ quét… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo vệ

và phát triển rừng như cháy rừng, trồng rừng thành rừng với tỷ lệ thấp

* Thuỷ văn: Sơn La có hệ thống thủy văn phong phú với 2 hệ thống chính là sông Đà và sông Mã Sông Đà chảy qua địa phận tỉnh với chiều dài

253 km, tổng diện tích lưu vực thuộc tỉnh khoảng 9.874km2 Sông Mã chảy qua tỉnh có độ dài 93 km, diện tích lưu vực khoảng 2.800 km2.Sông suối có

độ dốc lớn, trắc diện hẹp nên tiềm năng cho làm thuỷ điện Ngoài ra còn có khoảng 5.000 ha hồ chứa nước thuỷ lợi Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp cho sản xuất và một phần cho sinh hoạt của dân cư trong mùa khô

Tuy nhiên do phân bố không đều, phần lớn nước mặt thấp hơn mặt đất canh tác cho nên việc khai thác, sử dụng cho phát triển, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, gây tốn kém Mặt khác, những trận lũ quét và lở đất ven sông suối, ven đường giao thông, gây ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội

Ngày đăng: 05/09/2017, 09:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
11. Vương Văn Quỳnh, Nghiên cứu xác định hiệu số hiệu chỉnh chi trả DVMTR ở Đak Lak, báo Website http://ifee.edu.vn Link
1. Chính phủ Việt Nam, 2008 Quyết định số 380/2008/QĐ-TTg, nga ̀y 10 tha ́ng 4 năm 2008 về chính sách thí điểm chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng, Hà Nội Khác
2. Chính phủ Việt Nam, 2010 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24 tha ́ng 9 năm 2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội Khác
3. Bô ̣ Nông nghiê ̣p & PTNT, 2009 Bản tin FSSP chi trả di ̣ch vu ̣ môi trường rừng ở Viê ̣t Nam Khác
4. Chính phủ Việt Nam, 2007 Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg, nga ̀y 05 tha ́ng 2 năm 2007, Phê duyê ̣t chiến lươ ̣c phát triển Lâm nghiê ̣p Viê ̣t Nam giai đoa ̣n 2006-2020, Hà Nô ̣i Khác
5. Forest trends, nho ́m Katoomba và Unep SBN, 2008 Cẩm nang chi trả di ̣ch vu ̣ hê ̣ sinh thái, in ấn: Harris Litho/Washington, DC/USA Khác
6. UBND ti ̉nh Sơn La, 2011 Quyết định số 2495/QĐ-UBND ngày 28 tha ́ng 10 năm 2011, Phê duyê ̣t kế hoa ̣ch thực hiê ̣n chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Sơn La Khác
7. Bô ̣ Nông nghiê ̣p & PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp, 2011 Văn bản số 1317/TCLN-PTR giải đoán ảnh cho 5 tỉnh vùng dự án Flitch Khác
8. Trần Kim Thanh, 2010 khảo sát kinh tế-xã hội để đánh giá chính sách thí điểm của chính phủ Việt Nam về chi trả DVMTR ở tỉnh Lâm Đồng, tài trợ của Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á, TPHCM Khác
9. Chính phủ Việt Nam, 2011 Quyết định số 1282/QĐ-BNN-TCKN ngày 11 tha ́ng 8 năm 2011, Về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2010 Khác
10. Chính phủ Việt Nam, 2007 Quyết định số 18/2007/TTg ngày 05 tháng 2 năm 2007 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 Khác
12. UNEP, Giá trị cuộc sồng tự nhiên, laocai.gov.vn/sites/datdai/Docum Khác
13. Trần Kim Thanh, 2008 Giá trị của rừng về bảo tồn nước và kiểm soát xói mòn lưu vực Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng, tài trợ của Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học vùng Châu Á, TPHCM Khác
15. Bô ̣ NN&PTNT, 2009 Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 6 năm 2009 Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng, Hà Nô ̣i Khác
16. Nguyễn Xuân Hường, 2009 Chi trả dịch vụ môi trường rừng bước ngoặc chính sách đổi mới Lâm nghiệp Nhật bản 1994-1997- JOFCA Khác
18. Hoàng Minh Hà, Vũ Tấn Phương (2008), Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thông Tấn Khác
19. Forest Trends (2010), Thực trạng chi trả cho dịch vụ rừng đầu nguồn Khác
21. Phạm Thu Thủy, vv. 2013. Chi trả dịch vụ môi trường ở Việt Nam: Từ chính sách đến thực tiễn.II. Ta ̀i liê ̣u tiếng Anh Khác
17. Rohit Jindal, 20110. Thi ̣ trường quốc tế cho viê ̣c đền bù các bon rư ̀ ng, các cơ hô ̣i cho các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển. Báo cáo kỹthuâ ̣t ICRAF. Bằng tiếng Anh Khác
18. Hoa ̀ng Minh Hà, Đỗ Tro ̣ng Hoàng, Pha ̣m Minh Thoa, Minang, peter, Meine van Noordwijk, 2011. Hê ̣ thố ng chia sẻ lợi ích qua các cấp cho REDD ơ ̉ Viê ̣t Nam. Đăng ta ̣i tâ ̣p chí quốc tế và chính sách sử du ̣ng đất (Land Use Policy Journal). Bằ ng tiếng Anh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w