Xác dịnh các chi phí và lợi ích của dự án

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang (Trang 51 - 60)

- Thời gian xây dựng từ năm 2009 2011, dự kiến từ năm 2012 dự án bắt đầu đưa vào hoạt động có hiệu quả.

3.1.2 Xác dịnh các chi phí và lợi ích của dự án

3.1.2.1 Xác định các dòng chi phí (C) của dự án bao gồm:

a) Chi phí đầu tư ban đầu của dự án (C0)

Chi phí di dân, giải phóng mặt bằng (C1): Tất cả các dự án đầu tư xây dựng khi tiến hành thi công, xây dựng đều phải tiến hành quá trình di dân, giải phóng mặt bằng cho quá trình thực hiện. Quá trình di dân giải phóng mặt bằng của dự án, ước tính như sau:

 Đối với khu vực xây dựng trạm xử lý nước thải - Đất ở của dân : 500m2 (01 hộ)

- Đất nông nghiệp : 5000 m2 ( 11 hộ)

- Đất của trường Phổ thông dân tộc nội trú : 24,500 m2

Hộ dân đang cư trú tại địa điểm thực hiện dự án thuộc diện nghèo, nhà cấp 4 ; đất nông nghiệp của dân hiện đang trồng cây ăn quả nhưng năng suất không cao, không phải là nguồn thu nhập chính nên chi phí phải đền bù nhà cửa và cây trồng không lớn.

 Đối với khu vực xây dựng trạm bơm nước thải

Diện tích đất dự kiến thu hồi vĩnh viễn để xây dựng trạm bơm nước thải: 64 m2

Đối với khu vực này, đất cần thu hồi thường gần mương thoát nước hoặc gần đường giao thông, thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nên công tác đền bù và giải phóng mặt bằng sẽ diễn ra thuận lợi, chỉ cần sự thoả thuận của đơn vị quản lý trực tiếp khi thu hồi đất.

 Đối với khu vực xây dựng đường ống thu gom nước thải

Diện tích đất dự kiến thu hồi tạm thời để tuyến cống thu gom nước thải: 46,399 m2.

Các khu vực thu hồi tạm thời thường chạy dọc theo các tuyến đường hoặc các khoảng sân, tường rào của các hộ dân. Việc thu hồi đất không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập của dân cư nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày - cản trở giao thông, bụi đất đá, an toàn, vệ sinh... Đây là vấn đề chủ dự án cần chú ý khi thi công xây dựng.

- Chi phí di dân và giải phóng mặt bằng bao gồm :

• Chi phí trực tiếp (Ca) bao gồm các chi phí sau: - Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn. - Chi phí cho đất nông nghiệp thu hồi tạm thời. - Chi phí cho đền bù thiệt hại mùa màng.

- Chi phí phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại. - Chi phí để khuyến khích di dời đúng thời gian. - Chi phí cho họp cộng đồng và phổ biến thông tin. - Chi phí đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù.

• Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (Cc)

• Dự phòng phí (Cd)

Bảng 3.1: Bảng liệt kê chi phí di dân và giải phóng mặt bằng

TT Hạng mục

1 Chi phí trực tiếp

Đất nông nghiệp thu hồi vĩnh viễn (m2) Đất nông nghiệp thu hồi tạm thời (m2) Đền bù thiệt hại mùa màng (lúa...) Phục hồi sản xuất, hỗ trợ người thiệt hại Khuyến khích di dời đúng thời gian Họp cộng đồng và phổ biến thông tin Đào tạo cán bộ thực hiện công tác đền bù 2 Chi phí giám sát (3% Tổng 1)

3 Chi phí quản lý thực hiện công tác đền bù (5% tổng 1)

4 Dự phòng phí = 5% (1+2+3)

 C1 = Ca+ Cb + Cc+ Cd

Chi phí xây dựng các hạng mục công trình (C2)

Bảng 3.2: Bảng liệt kê chi phí xây dựng các hạng mục công trình

STT Hạng mục công việc

1 Cống và kênh thoát nước mưa 2 Mạng lưới thoát nước thải 3 Trạm bơm nước thải

4 Trạm xử lý nước thải, CS: 3,000m3/ngđ 5 Đấu nối hộ gia đình

6 Hỗ trợ vệ sinh môi trường

7

Thiết bị xe máy, hỗ trợ quản lý vận hành hệ thống thoát nước

8 Chi phí đầu tư gián tiếp

9 Thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu (10%) 10 Dự phòng phí (10%)

 C0 = C1+ C2

b) Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3

Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm C3

Bảng 3.3: Bảng liệt kê chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm

STT Hạng mục

1 Chi phí nguyên vật liệu 2 Điện

3 Hoá chất 4 Sửa chữa nhỏ 6 Lương công nhân 7 Chi phí quản lý chung 8 Khấu hao

 C3

Tổng chi phí:

C = C0 + C3

3.1.2.2 Xác định các dòng lợi ích của dự án (B) bao gồm:

a) Các lợi ích có thể lượng hóa được (Bv)

- Lợi ích do cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng (Giảm chi phí chữa bệnh cho người dân và tránh mất thu nhập) B0:

Trước khi có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, hiện trạng thoát nước tự nhiên cũng như tình trạng yếu kém của hệ thống thoát nước hiện tại đã dẫn

đến tình trạng ngập úng cục bộ, nước thải không được xử lý, rác thải không được thu gom gây nên hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư. Vi khuẩn có trong nước thải thô là nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khoẻ người dân, các vũng nước bị tù đọng lại do nước mưa không thoát đi được ngay cả khi có các trận mưa bình thường cũng là môi trường sinh sản cho muỗi và các loài côn trùng gây bệnh- đây là nguyên nhân gây nên các bệnh về hô hấp và tiêu hoá cho những người dân sống trong khu vực này và các khu vực lân cận. Vì thế, khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đi vào vận hành sẽ đi đến hạn chế và giải quyết được hoàn toàn tình trạng ngập úng và ô nhiễm này, cải thiện điều kiện vệ sinh công cộng, giảm chi phí chữa bệnh và hạn chế việc mất thu nhập của cộng đồng dân cư vào việc chữa trị các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước. Bao gồm:

+ Lợi ích do giảm chi phí chữa bệnh (Ba) + Lợi ích do hạn chế việc mất thu nhập (Bb)

 B0 = Ba + Bb

- Lợi ích do thu phí thoát nước và xử lý nước thải (B1)

+ Doanh thu từ việc thu phí thoát nước thải trung bình năm (Bc) + Doanh thu từ việc hút bùn bể tự hoại trong 1 năm (Bd)

 B1 = Bc + Bd

Tổng lợi ích có thể lượng hóa được:

Bv = B0 + B1 b) Các lợi ích không thể lượng hóa được (Buv)

Sẽ trở thành một đô thị loại III trong tương lai, nhưng cho đến nay thị xã Hà Giang vẫn chưa được đầu tư một hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường hợp tiêu chuẩn, điều này không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư trong khu vực như gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng…, mà còn tạo ra không ít những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của thị xã khi mà cơ sở hạ tầng không đủ đáp ứng được với sự phát triển của đô thị. Vì thế, khi hệ thống thoát nước và xử lý nước thải này được hoàn thành: việc nước mưa ngập úng, chảy tràn trên lòng đường, các con phố hay các khu vực buôn bán sẽ không còn nữa, rác thải sẽ được thu gom và xử lý một cách hợp lý, sẽ không còn mùi hôi thối bốc ra từ các cống rãnh hay mương hồ nữa, điều đó không những sẽ giúp cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, cải thiện cảnh quan, bộ mặt của đô thị; mà còn đảm bảo cơ sở hạ tầng đáp ứng cho các nhu cầu phát triển kinh tế trong thị xã: thúc đẩy phát triển kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển du lịch; từ đó hướng tới đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế trong khu vực thị xã và các khu vực lân cận.

Tác động đến môi trường:

Trước đây, hệ thống thoát nước của thị xã là hoàn toàn tự nhiên, không đúng quy cách, không được quy hoạch hay định hướng cụ thể nhất định, nước mưa tự chảy tràn trên đường phố, các ngõ, hẻm xuống ao, hồ, kênh mương và sông Lô. Điều này đã gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ, nước mưa chảy tràn tự nhiên trên mặt đất gây ngập úng trên diện rộng, gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do không được thu gom; bên cạnh đó việc không có một hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải đúng quy cách cũng đã và

đang gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cộng đồng dân cư. Nhưng khi dự án kết thúc, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải được đưa vào vận hành thì những tình trạng này sẽ được hạn chế đi một cách đáng kể, môi trường sẽ trong lành hơn, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư cũng được nâng cao hơn và đặc biệt là sẽ giúp cải thiện cảnh quan và bộ mặt khu của đô thị.

Tác động mang tính xã hội:

Dự án có thể cải thiện đáng kể điều kiện sống của các tầng lớp dân cư thông qua việc cung cấp các dịch vụ hiện chưa có hoặc có nhưng đã yếu kém hay xuống cấp và cải thiện sức khỏe. Vấn đề sức khỏe cũng sẽ được cải thiện do điều kiện vệ sinh môi trường sẽ được nâng cao với việc xây dựng hệ thống thoát nước chung, nạo vét và kè mới sông thoát nước, hệ thống thu gom riêng biệt và xử lý nước thải điều này làm giảm các tác động của các bệnh có liên quan đến nước và gia tăng năng suất lao động của nhân dân. Nghỉ việc và ốm đau do lũ lụt và hệ thống thoát nước không tương xứng có tác động xấu đến những người nghèo và càng làm tăng thêm sự nghèo đói. Môi trường tự nhiên trong sạch sẽ thu hút và duy trì số lượng du khách đến khu vực, tạo một cái nhìn mới đối với các nhà đầu tư.

Các cải thiện về hạ tầng sẽ thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển, phát sinh từ việc gia tăng nhu cầu vật liệu và nhân công xây dựng. Lợi ích mang lại cho người nghèo đô thị (cả nam và nữ) là tạo thêm việc làm cho những người lao động phổ thông.

Các chương trình nâng cao nhận thức sẽ khuyến khích phát triển mối quan hệ giữa những người rất nghèo với các tổ chức quần chúng, các công trình công cộng và các cơ quan của thành phố cũng như xây dựng một tinh thần cộng đồng

tại nhiều khu vực nghèo. Chương trình cộng đồng sẽ xây dựng và tăng cường kỹ năng cho các cán bộ quần chúng, các cơ quan của địa phương, UBND,...

Khi dự án được xây dựng, ước tính số người được hưởng lợi từ dự án là hơn 45,000 người trên một diện tích hơn 168km2

Tác động đến xóa đói giảm nghèo:

Người dân nghèo ở Đô thị phải chịu cảnh thiếu các dịch vụ vệ sinh môi trường do phải sống trong những căn nhà tạm bợ trong hẻm sâu, lối đi chật hẹp và dọc theo những dòng kênh ô nhiễm, không có nguồn nước an toàn để sinh hoạt, nên người dân phải đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng của các chứng bệnh, vốn đồng hành với điều kiện môi trường thiếu vệ sinh.

Người nghèo dễ có nguy cơ suy nhược hơn, đôi khi mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như tiêu chảy, thương hàn, dịch tả, sốt xuất huyết, giun sán, các bệnh ngoài da và bệnh đau mắt. Các chứng bệnh này liên quan rất lớn đến nguồn nước sinh hoạt, điều kiện tiêu thoát nước, những hộ nghèo thường phải sử dụng các công trình vệ sinh chắp vá, hệ thống thoát nước trong nhà không đảm bảo, thường xuyên bị tắc, hỏng hóc, rò rỉ, phải tiêu tốn nhiều thời gian, tiền bạc để sửa chữa nhưng vẫn không đảm bảo để sử dụng. Bên cạnh đó hầu hết các hộ nghèo kiếm sống bằng nghề làm thuê, công việc thất thường, nên những ngày không thể đi làm vì bị bệnh, hoặc phải tiêu tốn thời gian, tiền bạc vào sửa chữa hệ thống thoát nước, vệ sinh trong gia đình khiến cho họ phải chi phí, thu nhập giảm và tình trạng nghèo đói càng thêm trầm trọng hơn.

Các công trình hạ tầng và dịch vụ sẽ được xây dựng và triển khai nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong cộng đồng, đặc biệt là số hộ

nghèo. Khoảng hơn 45,000 người sẽ được hưởng lợi từ dự án nhờ nguy cơ ngập lụt giảm bớt, các thói quen vệ sinh môi trường được cải thiện, các hộ nghèo, cũng như các hộ trong vùng dự án có điều kiện đấu nối hệ thống thoát nước trong nhà vào hệ thống thoát nước của Đô thị, điều kiện vệ sinh sẽ được cải thiện, giảm chi phí cho thoát nước và dành được nhiều thời gian cho lao động, nâng cao thu nhập. Các cơ quan đơn vị được tăng cường năng lực nhằm quản lý các hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường một cách bền vững.

Các tác động đến vấn đề giới:

Dự án được tiến hành xây dựng và đưa vào vận hành sẽ giúp tăng cường giá trị đóng góp của cả nam và nữ trong các vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường vốn trước đây luôn được coi là công việc của nữ giới. Cả nam giới và nữ giới đều được tạo cơ hội để tham gia vào công tác quản lý và hoạt động của dự án cũng như các ban ngành liên quan; các hoạt động nâng cao nhận thức về giới và các hoạt động tập huấn cũng được lồng ghép vào tất cả các lĩnh vực trong quá trình thực thi dự án; từ đó tạo điều kiện để nữ giới có thể được tham gia vào các công tác xã hội, giúp nâng cao nhận thức cũng như chất lượng cuộc sống của người dân.

Từ trước đến nay, các công tác liên quan đến nguồn nước và công tác vệ sinh môi trường luôn là trách nhiệm của người phụ nữ ; nhưng từ khi dự án được đi vào vận hành và hoạt động: sẽ không còn hiện tượng ngập úng, không còn việc các thành viên trong gia đình bị ốm do những bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường nước nữa..., người phụ nữ sẽ có nhiều thời gian hơn để làm kinh tế, nâng cao nhận thức và cải thiện sức khỏe của bản thân cũng như gia đình họ.

Ngoài ra, hội phụ nữ sẽ có một vai trò rất quan trọng trong việc vận động ý thức của người dân tham gia vào dự án. Hầu hết phụ nữ trong xã đều tham gia vào hội phụ nữ, ở các thôn xóm đều có các chi hội: hội viên tham gia hội phụ nữ phải đóng góp một phần lệ phí cho hội, ngược lại họ được sinh hoạt đoàn thể, được hưởng các lợi ích do hội đem lại. Hội phụ nữ cũng tham gia tích cực trong việc tuyên truyền vệ sinh môi trường, quản lý và cho vay vốn giúp chị em thoát nghèo. Các chi hội phụ nữ cũng rất mong muốn được tham gia vào quản lý các dịch vụ nước và vệ sinh và tuyên truyền giữ gìn vệ sinh. Và kinh nghiệm cho thấy là ở nhiều địa phương, hội phụ nữ đã tham gia vào việc quản lý dịch vụ nước và vệ sinh; thực hiện quỹ quay vòng vốn vệ sinh rất có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải Thị xã Hà Giang- tỉnh Hà Giang (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w