1 Sự cần thiết cho lựa chọn con đường phát triển kinh tế .
a. Đặc trưng của các nước đang phát triển :
- Mức thu nhập bình quân đầu người thấp. Các nhà kinh tế thế giới thường lấy mức thu nhập bình quân đầu ngời 2000USD làm mốc , đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, phản ánh khả năng giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người .
Hiện nay, hầu hết các nớc đang phát triển chưa đạt được mức thu nhập đến 2000USD, còn khoảng 50 nước thu nhập dưới 6000 USD /người. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết các nhu cầu cơ bản về vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế ...
- Tỉ lệ tích luỹ thấp để có nguồn vốn tích luỹ thì cần phải hy sinh tiêu dùng, nhưng khó khăn là ở chỗ các nước đang phát triển có mức thu nhập thấp , hầu như chỉ đủ đáp ứng những nhu cầu cơ bản tối thiểu.Vì vậy việc giảm tiêu dùng để tích luỹ là rất khó khăn. ở các nước phát triển thường giành từ 20 - 30% thu nhập để tích luỹ, trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm dới 10 % thu nhập. Nhưng phần lớn phần tiết kiệm này là dùng để trang trải nhà ở và trang thiết bị khác cho dân số tăng lên. Do vậy hạn chế qui mô cho tích luỹ phá ttriển kinh tế . Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, kĩ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu. Mà nền kinh tế muốn đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều phải có sự đóng góp rất lớn của ngành công nghiệp với trình độ sản xuất tiên tiến hiện đại, trình độ quản lí thành thạo.
- Áp lực về dân số và việc làm là rất lớn. Dân số đang phát triển vốn đã đông, sự bùng nổ về dân số ở các quốc gia này tạo ra một hạn chế lớn cho phát triển kinh tế. Tỉ lệ tăng dân số thường ở mức cao hơn tỉ lệ tăng trưởng kinh tế nên đã làm cho
Thu nhập thấp
Trình độ kỹ thuật thấp
Tỷ lệ tích luỹ thấp Năng suất thấp
mức sống của nhân dân ngày càng giảm. Thu nhập giảm tất yếu dẫn đến sức mua giảm và tỉ lệ tích luỹ cũng giảm, sự mất cân đối giữa tích luỹ và đầu tư đã làm hạn chế sản xuất và dẫn đến thất nghiệp trầm trọng gây mất ổn định xã hội, nợ nước ngoài gia tăng
b/ Sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế là rất cần thiết.
Những đặc trưng trên đây đã vạch rõ ra những trở ngại rất lớn, đối với sự phát triển kinh tế của các nớc đang phát triển, chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo ra "Vòng luẩn quẩn" của sự nghèo khổ làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển ngày càng gia tăng:
Sơ đồ 1.8: Vòng luẩn quẩn cho sự nghèo khổ
Đứng trước tình hình này đòi hỏi các nước đang phát triển phải có biện pháp để phá vỡ "vòng luẩn quẩn". Trong khi tìm kiếm con đường phát triển đã dẫn đến những xu hớng khác nhau .Có những nước vẫn tiếp tiếp tục rơi vào tình trạng trì trệ, thậm chí phát triển tụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu phi cận Sahara, hay một số nước Nam Á. Có những nước đạt tăng trưởng khá, đa số đất nước thoát khỏi "vòng luẩn quẩn", nhưng rồi lại rơi vào vòng luẩn quẩn mới như Philipin. Bên cạnh đó có những nước đã tạo tốc độ tăng trởng rất nhanh, rút ngắn khoảng cách thậm chí đuổi kịp các nước đang phát triển, như các nước NICs Châu Á, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc. Gần đây, Thái Lan, Malaixia,Trung Quốc cũng đang vươn lên trong việc lựa chọn con đường phát triển đúng đắn .
ở Việt Nam trong quá trìng tìm kiếm con đường phát triển, Chính phủ đã tiến hàng chương trình cải cách toàn diện hệ thống kinh tế vào đầu năm 1986. Thành công bước đầu là đô giảm được tỷ lệ lạm phát từ 308 % xuống còn 35% trong năm 1989. Ngoài ra, sự tự tự do hoá thương mại và phá giá đồng tiền đã đem lại kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi. Tiếp đó kế hoặch 5 năm (1991-1995) đã đạt được tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao : 8,2% / năm.
Tuy vậy, đổi mới và đi lên là một quá trình gian khổ và khó khăn, đặc biệt là chúng ta còn bộc lộ nhiều yếu kém, thêm vào đó là những thách thức lớn đang chờ đợi, đặc biệt là cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực giữa năm 1997 đã tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, làm cho tốc độ tăng trưỏng kinh tế giảm từ 9,3%(1996) xuống 8,2 %(1997), 5,8%(1998), 4,8%(1999), 6,7%(2000). Đây quả là một thách thức cho các nhà nghiên cứu và hoạch định kinh tế phải tìm ra một mô hình phù hợp cho quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.
2. Những cơ sở của sự lựa chọn con đường phát triển kinh tế phù hợp
Cơ sở khoa học của việc lựa chọn mô hình kinh tế là phải dựa trên những nguyên lí cơ bản của sự phát triển kinh tế, nghiên cứu kinh nghiệm lựa chọn mô hình phát triển của các nước và dựa vào bối cảnh thực tế đang đặt ra ở trong nước và ngoài nước .Trong quá trình phát triển của các nước trên thế giới cho đến nay đã tồn tại cơ chế hoạt động khác nhau, đó là : Cơ chế kế hoạch tập trung, cơ chế thị trường tự do. Tuy nhiên, hai cơ chế kinh tế trong quá trình hoạt động đều dẫn tới những cuộc khủng hoảng khó lường. Do đó đã xuất hiện cơ chế đứng giữa hai cơ chế đó : Nền kinh tế hỗn hợp hầu hết các nền kinh tế hiện nay phát triển dưới hai lực tác dụng là cơ chế thị trường và sự điều tiết của Nhà nước. Để tăng trưởng nhanh, cần mở rộng thị trường và phát huy sức mạnh do cơ chế thị trường điều tiết; đồng thời luôn luôn có ý thức đối mới và điều tiết từ phía Nhà nước bằng sự nhận thức khoa học nhằm cho sự phát triển đi đúng mục tiêu đã vạch ra.
Lí thuyết phát triển đã cung cấp nhiều mô hình tăng trưởng được rút ra từ thực tế trong 2 thế kỉ qua, các mô hình đều đưa ra nhiều giả định và những mô hình đều nhấn mạnh vào một yếu tố như là : lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cần phải biết phát huy lợi thế của từng nhân tố và tạo ra sức mạnh tổng hợp bằng cách kết hợp các yếu tố đó . Trong chiến lược phát triển có: Chiến lược phát triển khép kín và chiến lược kinh tế mở. Ngày nay các nước đang thực hiện phối hợp giữa chúng để chuyển tiếp và hỗ trợ cho nhau trong quá trình phát triển .
3. Vai trò của Nhà nước trong phát triển kinh tế
Trong mô hình phát triển kinh tế, Chính phủ (G) cũng là một nhân tố như các tác nhân: Người tiêu dùng (C), người sản xuất (I) và người nước ngoài (X - M) trong việc tạo ra giá trị sản lượng.
Y = C + I + G + (X - M)
Tuy nhiên, trong nền kinh tế hỗn hợp, Chính phủ có vai trò quan trọng hơn. Về phương diện tác nhân kinh tế, Chính phủ vừa là người tiêu dùng vừa là người sản xuất và do đó cũng tham gia vào hành vi của xuất nhập khẩu. Do vậy, thực tế Chính phủ tham gia vào tổng cung (AS) và tổng cầu (AD) và điều hoà giá cả. Những mối quan hệ này cho thấy vai trò rất lớn của Chính phủ trong hoạt động của thị trường.
Về phương diện người quản lí vĩ mô, nhà nước thông qua thể chế, các chính sách và công cụ để tạo ra điều kiện cho sự ổn định và phát triển kinh tế .
- Đảm bảo các lợi ích công cộng của xã hội: Đó là đảm bảo trật tự an ninh, quốc phòng, bảo đảm phát triển sự nghiệp phúc lợi công cộng của xã hội như giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, cấu trúc hạ tầng xã hội và bảo vệ môi trường .
- Thực hiện ngân sách quốc gia :
Nhà nước phải tạo ra các nguồn thu cho ngân sách (chủ yếu là thuế) đó là nguồn đầu vào để tạo ra các hàng hoá công cộng và chi tiêu thường xuyên của Chính phủ cho các hoạt động, đó cũng là nguồn dự trữ đảm bảo cho sự cân đối và ổn định trong quá trình phát triển.
- Tổ chức và phối hợp các hoạt động trên phạm vi quốc gia:
Căn cứ vào những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, Chính phủ đề ra các chế độ, tổ chức bộ máy làm việc ở các cấp, phối hợp với guồng máy kinh tế chung, tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự phát triển đạt được lợi ích mong muốn của xã hội .
- Thực hiện sự phân bố, điều chỉnh quyền công dân và đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội:
Thông qua các chính sách về thu nhập, về bảo hiểm và giá cả nhằm điều chỉnh thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Đồng thời qui định rõ các quyền của công dân, đảm bảo cho cá nhân, tổ chức một sự tự do trong hoạt động kinh tế, chống lại sự độc quyền, đảm bảo sự ổn định về sở hữu tài sản ... Để có thể phát huy mọi khả năng về nguồn vốn, công nghệ và nhân lực cho sự phát triển .
-Tăng cường và hoàn thiện các quan hệ thị trường tạo thuận lợi cho sự tăng trưởng nhanh chóng:
Thị trường, nơi quan hệ cung - cầu được thực hiện thông qua giá cả, đã tạo ra một động lực thúc đẩy sản xuất, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Do vậy phải có chính sách và luật để mở rộng hơn nữa qui mô của thị trường, tạo ra sự giao lưu thương mại, nhằm kích thích sự đổi mới công nghệ và tăng thêm đầu tư, dẫn tới sự tăng trưởng nhanh.
Đồng thời phải bổ xung những mặt yếu mà cơ chế thị trường không thể tạo ra được như các ngành sản xuất có tính chất xương sống của nền kinh tế, phân bổ đúng đắn nguồn nhân lực giữa thành thị và nông thôn, phát triển các cơ sở hạ tầng kĩ thuật và xã hội.
Bên cạnh đó phải hạn chế những mặt bất lợi cho xã hội mà cơ chế thị trường đ- ưa lại, như khai thác tài nguyên thái quá đi đến phá hoại môi sinh, ô nhiễm môi tr- ường, sản xuất hàng giả, sản phẩm độc hại... Hạn chế xu thế độc quyền trong sản xuất và tiêu thụ, sự làm giàu phi pháp và sự phân phối không công bằng là nguyên nhân dẫn đến phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng tạo ra những xung đột cho xã hội.
- Lựa chọn qui mô, bước đi và vạch ra kế hoặch chương trình phát triển, thúc đẩy có hiệu quả sự phát triển kinh tế.
ở các nước đang phát triển, sự thiếu vốn, thiếu lao động có kĩ thuật, thiếu công nghệ tiên tiến, cấu trúc xã hội bất hợp lí, chủ nghĩa phân lập, sự độc quyền... đang là những trở ngại thực sự cho sự chuyển đổi. Do vậy Nhà nước phải có sự lựa chọn qui mô đầu tư hợp lí, bước đi thích hợp nhằm phát triển các yếu tố kinh tế vốn yếu kém, thể hiện trong các chương trình kế hoạch phát triển, có các biện pháp hiệu lực tác động vào các hoạt động kinh tế nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, đúng mục tiêu.