1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội

65 1,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 766 KB

Nội dung

Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển,có thu nhập thấp, để tồn tạitrong cuộc cạnh tranh kinh tế quyết liệt của khu vực và toàn cầu, Việt Nam phảithực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá dất nước Quá trình đó đã gây sức éplớn tới môi trường Giải pháp đặt ra là chúng ta phải có sự kết hợp chặt chẽ quátrình phát triển với với các vấn đề môi trường, coi lợi ích môi trường là một yếu

tố phải cân nhắc tới khi hoạch định các chính sách phát triển Cùng với sự pháttriển kinh tế, các đô thị, các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ ngày càngđược mở rộng và phát triển nhanh chóng, nó đã tạo ra một số lượng lớn chất thảibao gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế, chất thải nôngnghiệp, chất thải xây dựng…

Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hoá và hiện đạihoá nhanh Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự báo đến năm 2010 tổnglượng chất thải phát sinh sẽ lên đến trên 23 triệu tấn và thành phần chất thải sẽthay đổi từ chỗ dễ phân huỷ hơn sang ít phân huỷ hơn và nguy hại hơn Các đôthị là nguồn phát sinh chính của chất thải sinh hoạt Các khu đô thị tuy có dân sốchỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chấtthải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của cảnước) Ước tính, lượng phát sinh chất thải công nghiệp chiếm khoảng 20-25%tổng lượng chất thải sinh hoạt, tuỳ theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từngtỉnh/thành phố Tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trong năm 2003 ước tính

cỡ 160.000 tấn Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp Chất thải

y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nôngnghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm Giảm thiểu lượng phát sinh chất thải, có thểtiết kiệm được các nhu cầu tiêu huỷ chất thải sau này Do lượng chất thải phátsinh sẽ tăng nhanh ở Việt Nam theo như dự báo, việc triển khai thực hiện cácchương trình nhằm khuyến khích giảm thiểu lượng phát sinh chất thải tại nguồnnhư ở các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh, cơ sở công nghiệp và bệnh viện có

Trang 2

khả năng sẽ làm giảm đáng kể chi phí cần thiết cho việc tiêu huỷ chất thải trongtương lai.

Quận Hoàng Mai là một quận mới thành lập từ ngày 1/1/2004 trên cơ sởsáp nhập 5 phường và 9 xã rộng trên 4.000 ha, quận Hoàng Mai đang đô thị hoávới đặc thù của một vùng sản xuất nông nghiệp có gần 1000 ha đất bãi ngoài đêsông Hồng và nhiều héc ta đất xen kẹt chưa được đưa vào sử dụng hiệu quả Vìvậy ở đây hạ tầng kỹ thuật còn nhiều yếu kém, chưa kể đến là điểm cuối cùngcủa hệ thống tiêu thoát nước chính trong thành phố, nơi dẫn và chứa các loạinước thải hầu hết chưa qua xử lý, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao Vì vậy,

đề tài “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội” nhằm:

 Nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, gópphần bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân

 Góp phần bảo vệ sự phát triển bền vững của quận

 Làm cơ sỏ, rút kinh nghiệm để thực hiện quy hoạch quản lý chất thải rắncho thành phố, quận khác ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.

Kết cấu: gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất thải rắn

Chương II: Hiên trạng thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Chương III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1.1 Khái niệm, phân loại chất thải rắn (CTR)

1.1.1 Khái niệm CTR

Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt độngcủa con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữudụng hay khi không muốn dùng nữa

Thuật ngữ CTR được sử dụng trong chuyên đề này là bao hàm tất cả các chất rắnhỗn hợp thải ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các CTR đặc thù từ cácngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Chuyên đề này đặc biệt quan tâmđến CTR đô thị, bởi vì đó là sự tích lũy và lưu trữ toàn CTR có khả năng ảnhhưởng rất lớn đến môi trường sống của con người

1.1.2 Phân loại CTR

Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theonhiều cách

 Theo bản chất nguồn tạo thành,CTR được phân thành các loại:

 CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động sống của conngười,nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trườnghọc, các trung tâm dịch vụ, thương mại, theo phương diện khoa học

 CTR công nghiệp: là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất côngnghiệp,tiểu thủ công nghiệp.Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệpgồm:

- Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉtrong các nhà máy nhiệt điện;

- Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất;

- Các phế thải trong quá trình công nghệ;

- Bao bì đóng gói sản phẩm

 Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tong vỡ docác hoạt động phá vỡ, xây dựng công trình v.v…Chất thải xây dựng gồm:

Trang 4

- Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng;

- Đất đá do việc đào móng trong xây dựng;

- Các vật liệu như kim loại, chất dẻo…

 Chất thải từ các nhà máy xử lý: CTR từ hệ thống xử lý nước thải, nhàmáy xử lý chất thải công nghiệp

 Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động sản xuất nôngnghiệp như gốc rơm, rạ, cây trồng, chăn nuôi, bao bì đựng phân bón vàhóa chất bảo vệ thực vật…

 Theo mức độ nguy hại,CTR được phân thành các loại:

 Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại,chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thảiphóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe tới dọa sứckhoe con người, động vật và cây cỏ

 Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất cómột trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác tới các chấtkhác gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe cộng đồng

 Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất vàcác hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tácthành phần

thành hai nhóm chính sau:

- Chất thải có thể dùng để tái chế, tái sử dụng

- Chất thải phải tiêu hủy hoặc chôn lấp

1.1.3 Tác hại của CTR

 CTR gây hại cho sức khỏe cộng động

Từ việc thải các chất thải hữu cơ, xác chết động vật qua những trung gian truyềnbệnh sẽ gây nên nhiều bệnh tật, nhiều lúc trở thành dịch.Ví dụ điển hình nhất làdịch hạch thông qua môi trường trung gian là chuột gây nên cái chết cho hàngnghìn người vào những năm 30 – 4 của thế kỷ 10.Người ta đã tổng kết rác thải

Trang 5

gây ra 22 loại bệnh cho con người.Điển hình là rác plastic (nilon) là nguyên nhângây ra ung thư cho súc vật ăn cỏ.Hơn thế nữa khi đốt plastic ở 1200oC nó sẽ biếnđổi thành ddioxxit gây quái thai ở người.

 CTR làm ô nhiễm không trung

Vấn đề đã trở thành nguy hiểm khi 7700 món bay lơ lửng trở thành mối đe dọathường xuyên cho các con tàu vũ trụ

 Rác làm ô nhiễm môi trường nước

Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước sẽ phân hủy một cáchnhanh chóng.Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng hóa chất hữu cơ đểtạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm cuối cùng là chấtkhoáng và nước.Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo

ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S,

H2O,CO2.Tất cả các chất trùng gian này đều gây mùi thối và là độc chất.Bên cạnh

đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước

Nếu rác thải lafd những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn trongmôi trường nước.Sau đó quá trình oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện,gây nhiễm bẩn cho môi trường nước, nguồn nước.Những chất thải độc như Hg,

Pb, hoặc các chất thải phóng xạ còn nguy hiểm hơn

 Rác làm ô nhiễm môi trường đất

Các chất thải hữu cơ còn được phân hủy trong môi trường đất trong hai điều kiệnyếm khí và háo khí khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản phẩm trunggian cuối cùng tạo ra H2O, CO2 Nếu là yếm khí, thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu

là CH4, H2O, CO2, gây độc cho môi trường.Với một lượng vừa phải thì khả năng

tự làm sạch của môi trường đất khiến rác không trở thành ô nhiễm Nhưng vớilượng rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm Ô nhiễmnày sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chayxuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm Mà một khi nước ngầm bị ônhiễm thì không cách gì cứu chữa được

 Rác làm ô nhiễm môi trường không khí

Trang 6

Các CTR thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễmkhông khí Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào khôngkhí gây ô nhiễm trực tiếp Cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩmthích hợp (tốt nhất là 35oC và độ ẩm 70 = 80%), sẽ có quá trình biến đổi nhờ hoạtđộng của vi sinh vật Kết quả của quá trình là gây ô nhiễm không khí Các đốngrác, nhất là các đống rác thực phẩm, nông phẩm không được xử lý kịp thời vàđừng kỹ thuật, sẽ bốc mùi hôi thối.

 CTR làm giảm mỹ quan ở các khu công cộng và đô thị

 CTR cản dòng chảy, làm ứ đọng nước hoặc ngập lụt vùng dân cư

 Nước rò rỉ từ các bãi rác chứa những chất hòa tan, chất lơ lửng, chất hữu

cơ và nấm bệnh

Ở những bãi rác hoặc những đống rác lớn mà trong rác có một lượng nước nhấtđịnh hoặc mưa xuống làm nước ngấm vào rác thì tạo ra một loại nước rò rỉ.Trong nước rò rỉ chứa những chất hòa tan, những chất lơ lửng, chất hữu cơ vànấm bệnh

1.2 Quản lý CTR 1.2.1 Hệ thống thu gom

1.2.1.1 Các loại hệ thống thu gom

Thu gom CTR là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từnhững điểm thu gom, chất chung lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp,trung chuyển hay chôn lấp

Thu gom CTR trong khu đô thị là vấn đề khó khăn và phức tạp bởi vì CTR khudân cư, thương mại và công nghiệp phát sinh từ mọi nhà, mọi khu thương mại,công nghiệp cũng như trên các đường phố, công viên và ngay cả khu vực trống

Sự phát triển như nấm của các vùng ngoại ô lân cận trung tâm đô thị đã làm phứctạp thêm cho công tác thu gom

1.2.1.2 Các loại dịch vụ thu gom CTR

a) Hệ thống thu gom CTR chưa, không phân loại tại nguồn

 Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư biệt lập thấp tầng bao gồm:

Trang 7

- Dịch vụ thu gom ở lề đường (Curb): Người chủ nhà chịu trách nhiệm đặtcác thùng rác đã đầy rác ở lề đường vào ngày thu gom và chịu trách nhiệmmang các thùng đã được đổ bỏ trở về vị trí chung để tiếp tục chứa chấtthải.

- Dịch vụ thu gom ở lối đi – ngõ hẻm (Alley),các thùng chứa rác đặt ở đầucác lối đi, ngõ hẻm

- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi – trả về (Setout – Setback): các thùng ráccontainer được mang đi và mang trả lại cho các chủ nhà sau khi đã đổ bỏCTR, công việc được thực hiện bởi các đội trợ giúp

- Dịch vụ thu gom kiểu mang đi (Setout) giống dịch vu kiểu mang đi- trả

về, chỉ khác là chủ nhà chịu trách nhiệm mang các thùng chứa rác trở về

vị trí ban đầu

 Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư thấp tầng và trung bình:

Dịch vụ thu gom lề đường là phương pháp phổ biến cho các khu dân cư này Độithu gom có trách nhiệm vận chuyển các thùng chứa CTR từ các hộ gia đình đếntuyến đường thu gom bằng phương pháp thu công hoặc cơ giới, tùy theo khốilượng CTR vận chuyển

 Phương pháp áp dụng cho các khu dân cư cao tầng:

Đối với khu vực này, các loại thùng chứa lớn được sử dụng để thu gom CTR.Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng các thùng mà áp dụng phương pháp cơgiới (xe thu gom có trang bị bộ phận nâng các thùng chứa), hoặc là kéo các thùngchứa đến các nơi khác( nơi tái chế)

 Phương pháp áp dụng cho các khu thương mại – công nghiệp:

Cả 2 phương pháp thủ công và cơ khí đều được sửu dụng dể thu gom tai khu vựcnày Để tránh tình trạng tắc đường, việc thu gom CTR của khu vực này tại nhiềuthành phố lớn được thực hiện vào ban đêm hoặc lúc sáng sớm Khi áp dụngphương pháp thu gom thủ công thì CTR được đặt vào các túi bằng plastic hoặccác loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom

b) Hệ thống thu gom CTR đã phân loại tại nguồn

Trang 8

Các loại vật liệu đã được phân chia tại nguồn cần phải được thu gom để sử dụngcho mục đích tái chế Phương pháp cơ bản hiện tại đang được sử dụng để thugom các loại vật liệu này là thu gom dọc lề đường

c) Hệ thống container di động (HSC – Hauled Container System)

Trong HSC thì các container được sử dụng để chứa CTR và được vận chuyểnđến bô đổ, đổ bỏ CTR và mang trở về vị trí thu gom ban đầu hoặc vị trí thu gommới Hệ thông HSC thích hợp cho các nguồn phát sinh CTR có khối lượng lớnbởi vì hệ thống này sử dụng các container có kích thước lớn

d) Hệ thống container cố định (SCS – Stationnary Container System)

Trong hệ thống SCS, container cố định đươch sủ dụng để chứa CTR vẫn giữ ở vịtrí thu gom khi lấy tải, chúng chỉ được di chuyển một khoảng cách ngắn từ nguồnphát sinh đến vị trí thu gom để dỡ tải Hệ thống này chia thành 2 loại chính:

- Hệ thống thu gom lấy tải cơ giới

- Hệ thống thu gom lấy tải thủ công

Hầu hết các xe thủ gom sử dụng trong hệ thống này thường được trang bị thiết bị

ép CTR để làm giảm thể tích, tăng khối lượng CTR

Nhược điểm lớn của hệ thống này là xe thu gom có cấu tạo phức tạp gây khókhăn trong việc bảo trì

Trạm trung chuyển có chức năng chính là chuyển CTR từ các xe thu gom và các

xe vận chuyển nhỏ sang các phương tiện vận chuyển lớn hơn Có 3 loại trạmtrung chuyển:

Trang 9

 Trạm trung chuyển chất tải trực tiếp: CTR từ các xe thu gom nhỏ được đổtrực tiếp vào xe vận chuyển lớn hoặc bị nén để nén chất thải vào xe lớn, haynén thành kiện để thuận tiện chuyển đến bãi chôn lấp.

 Trạm trung chuyển kiểu tích lũy: CTR được đổ trực tiếp vào hố chứa Từ hốnày, CTR sẽ được chuyển lên xe vận chuyển nhờ các thiết bị khác Trạmtrung chuyển kiếu tích lũy khác biệt so với trạm trung chuyển chất tải trựctiếp ở chỗ nó được thiết kế sao cho có thể lưu trũ CTR trong khoảng 1 – 3h

 Trạm trung chuyển kết hợp chất tải trực tiếp và chất tải tích lũy: Đây là nhữngtrạm trung chuyển đa chức năng Tất cả các xe thu gom khi đến trạm trungchuyển đề phải qua khâu kiểm tra tại trạm cân Các xe thu gom sẽ được cân,sau đó đến sàn dỡ tải và đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển trở lại trạmcân, cân xe và tính lệ phí

1.2.2.2 Phương tiện vận chuyển

Hệ thống vận chuyển gồm nhiều phương tiện: trong những hẻm nhỏ vận chuyểnrác bằng xe thô sơ và nhân viên thu gom bằng phương pháp thủ công Ở cácthành phố lớn thì thường có các loại xe có container vận chuyển hoặc container

cố định Đối với các nước tiên tiến thì công việc thu gom rác đường phố có xechuyên dùng vừa quét, thu gom ép, vừa vận chuyển

1.2.3 Xử lý CTR

Mục đích của các phương pháp xử lý CTR là:

 Nâng cao hiệu quả của việc quản lý CTR, bảo đảm an toàn vệ sinh môitrường

 Thu hồi vật liệu để tái sử dụng, tái chế

 Thu hồi năng lượng từ rác cùng như các sản phẩm chuyển đổi

1.2.3.1 Xử lý CTR bằng phương pháp cơ học

Xử lý bằng phương pháp cơ học bao gồm:

a Giảm kích thước: Phương pháp này được sử dụng để giảm kích thước củathành phần CTR đô thị CTR được làm giảm kích thước có thể sử dụng trựctiếp làm lớp che phủ trên mặt đất hay lam phân compost, hoặc một phần được

sử dụng cho các hoạt động tái sinh

Trang 10

b Phân loại theo kích thước: Phân loại theo kich thước hay sang lọc là một quátrình phân loại một hỗn hợp các vật liệu CTR có kích thước khác nhau thành

2 hay nhiều loại vật liệu có cùng kích thước, bằng cách sử dụng các loại sang

có kích thước lỗ khác nhau Quá trình này có thể thực hiện khi vật liệu cònướt hoặc khô

c Phân loại theo khối lượng riêng: Đây là một phương pháp kỹ thuật được sửdụng rất rộng rãi, dùng để phân loại các vật liệu có trong CTR dựa vào khíđộng lực và sự khác nhau về khối lượng riêng của chúng Phương pháp nàyđược sử dụng để phân loại CTR đô thị, tách rời các loại vật liệu sau quá trìnhtách nghiền thành 2 phần riêng biệt: dạng có khối lượng riêng nhẹ như giấy,nhựa, các chất hữu cơ và dạng có khối lượng riêng nặng như kim loại, gỗ vàcác loại phế liệu vô cơ có khối lượng riêng tương đối lớn

d Nén CTR: Phương pháp này được sử dụng với mục đích gia tăng khối lượngriêng của CTR, nhằm tăng tính hiệu quả của công tác lưu trữ và vận chuyển.Các kỹ thuật hiện đang áp dụng để nén và tái sinh CTR là đóng kiện, đónggói, đóng khối hay ép thành dạng viên

1.2.3.2 Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp:

Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng phổ biến ở các nước đang pháttriển Việc chôn lấp được thực hiện bằng cách sử dụng xe chuyên dung chở ráctới các bãi đã xây dựng trước Sau khi rác được đổ xuống, dung xe ủi san bằng,đầm nén trên bề mặt và đổ lên một lớp đất Hàng ngày phun thuốc diệt muỗi vàrắc vôi bột…Theo thời gian, sự phân hủy vi sinh vật làm cho rác trở nên tơi xốp

và thể tích của các bãi rác giảm xuống Việc đổ rác tiếp tục cho đến khi bãi đầythì chuyển sang bãi mới Hiện nay, việc chôn lấp rác thải sinh hoạt và rác thảihữu cơ vẫn được sử dụng ở các nước đang phát triển, nhưng phải tuân thủ cácquy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường Việc chôn lấp chất thải có xu hướnggiảm dần, tiến tới chấm dứt ở các nước đang phát triển Các bãi chôn lấp rác thảiphải được đặt cách xa khu dân cư, không gần nguồn nước mặt và nước ngầm.Đáy của bãi rác nằm trên tầng đất sét hoặc được phủ một lớp chống thấm bằng

Trang 11

màng địa chất Ở các bãi chôn lấp rác cần thiết phải thiết kế khu thu gom và xử

lý rác thải trước khi thải ra môi trường

Phương pháp này có ưu điểm như: công nghệ đơn giản; chi phí thấp, song nócũng có một số nhược điểm như: chiếm diện tích đất tương đối lớn; không được

sự đồng tình của dân cư xung quanh; việc tìm kiếm xây dựng bãi chôn lấp mới làkhó khăn và có nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, không khí, gây cháynổ

1.2.3.3 Xử lý CTR bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compostPhương pháp này thích hợp với các loại CTR hữu cơ trong chất thải sinh hoạtchứa nhiều cacsbonhydrat như đường, xellulo, lignin, mỡ, protein, những chấtnày có thể phân hủy đồng thời hoặc từng bước Quá trình phân hủy các chất hữu

cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt ôxy không khí (phân hủy hiếu khí) haykhông có không khí (phân hủy yếm khí, lên men) Hai quá trình này xảy ra đồngthời ở một khu vực chứa chất thải và tùy theo mức độ không khí mà dạng nàyhay dạng kia chiếm ưu thế.Phương pháp ủ sinh học làm phân compost được thểhiện ở hình 2.Chất thải rắn

Phân tươi

Bể chứa

Trang 12

Hình 1: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp

1.2.3.4 Xử lý CTR bằng phương pháp thiêu đốt

Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểuchất thải cho khâu xử lý cuối cùng Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lạinhiều ý nghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất

so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơnkhoảng 10 lần

Chất thải đường phố

Ép

sắt

vụn

Nước

Trang 13

Hình 2: Hệ thống thiêu đốt chất thải

Công nghệ đốt rác thường được sử dụng ở các nước phát triển vì phải có nềnkinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác thải sinh hoạt như là một dịch vụphúc lợi xã hội của toàn dân Tuy nhiên, việc thu đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiềuchất thải khác nhau sẽ tạo ra khói độc đioxin, nếu không xử lý được loại khí này

là rất nguy hiểm tới sức khỏe

Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc cho ngànhcông nghiệp nhiệt và phát điện Mỗi lò đốt phải được trang bị một hệ thống xử lýkhí thải tốn kém để khống chế ô nhiễm không khí do quá trình đốt gây ra

Một số công nghệ xử lý rác khác:

 Xử lý chất thải bằng công nghệ ép kiện

Trang 14

Rác thu gom tập trung về nhà máy chế biến được phân loại bằng phương phápthủ công trên băng tải Các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như: Kimloại, nilon, giấy, nhựa, thủy tinh…được thu hồi để tái chế Những chất còn lại sẽđược băng tải chuyển qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích giảmtối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện có tỷ số nén cao (hình 3) Các khốirác ép này được sử dụng vào việc san lấp, làm bờ chắn các vùng đất trũng.

Hình 3: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện

 Xử lý chất thải bằng công nghệ Hydromex

Công nghệ Hydomex (hình 4) nhằm xử lý rác đô thị thành các sản phẩm phục vụxây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích

Bản chất của công nghệ Hydromex là nghiền nhỏ rác, sau đó polyme hóa và sử

dụng áp lực lớn để ép nén, định hình các sản phẩm Rác thải được thu gomchuyển về nhà máy, không cần phân loại được đưa vào máy cắt, nghiền nhỏ, sau

đó đi qua băng tải chuyển đến các thiết bị trộn

n p ạp rác

Băng tải rác Phân loại

Trang 15

Hình 4: Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex

1.3 Kinh nghiệm quản lý CTR ở một số nước trên thế giới

1.3.1 Tình hình chung trên thế giới

Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷ tấn(ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp) Năm

2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là 1,2

tỷ tấn Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi vàcác nước đang phát triển

Bảng 1 Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn)

Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620

Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65

Trộn đều

Ép hoặc đùn

Sản phẩm mới

Trang 16

Nam Mỹ 86

Nguồn : Warmer No108, 2/2007

Tại các khu đô thị ở Hoa Kỳ, mỗi người tạo ra hơn 700 kg chất thải và ở Ấn Độ

là gần 150kg/người Những nước phát sinh nhiều chất thải đô thị là Hoa Kỳ tiếpsau là Tây Âu và Ôxtrâylia (600-700 kg/người), sau đó đến Nhật Bản, Hàn Quốc

và Đông Âu (300-400kg/người)

Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều cách vừa biến thành năng lượng lẫnthu hồi nguyên liệu, và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày càng nhiềutrên phạm vi toàn cầu Trên thế giới, ước tính sơ bộ khối lượng nguyên liệu thứcấp được trao đổi là 135 triệu tấn Các nguyên liệu thứ cấp hiện là một trongnhững dòng nguyên liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới

Biến chất thải thành năng lượng: là nhiệm vụ của họat động triển khai sử dụng

tài nguyên tái tạo, giảm các khí nhà kính và phát triển thị trường cácbon Thiêuđốt chất thải có thu hồi năng lượng bao gồm xử lý chất thải để sản xuất nănglượng cung cấp cho các nhà máy và nhà ở Năng lượng sản xuất ra nhiều hơnnăng lượng được sử dụng để vận hành lò đốt

Hiện nay có hơn 600 lò đốt chất thải thu hồi năng lượng ở 35 nước Các thiết bịnày xử lý 170 triệu tấn chất thải đô thị Đó là nguồn năng lượng tương đương với

220 triệu thùng dầu hay 600.000 thùng/ngày Hoa Kỳ tiêu thụ 20 triệu thùng dầu/ngày Năng lượng được sản xuất từ 400 lò đốt chất thải ở châu Âu cung cấp điệncho 27 triệu dân hay cung cấp nhiệt cho 13 triệu dân Thị trường đốt chất thải ởchâu Âu ước tính trị giá 9 tỷ USD Một Chỉ thị của châu Âu đề ra mục tiêu đếnnăm 2010, tổng tiêu thụ năng lượng nội địa là 12% và sản xuất 22,1% điện năngbằng tài nguyên tái tạo Các bãi chôn lấp hiện đại nhất cho phép sản xuất khíbiogas thông qua việc lên men chất thải, có thể tái sử dụng dưới dạng điện năng

Ở Hoa Kỳ có 340 trong số 2975 bãi chôn lấp thu hồi khí biogas và xử lý chất thải

có liên quan đến vấn đề giảm các khí nhà kính

Trang 17

Tiết kiệm tài nguyên: Tiết kiệm tài nguyên là một trong những lợi ích chủ yếu

của họat động thu hồi và tái chế chất thải Lợi ích nữa của tái chế là giảm các ảnhhưởng liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi các nguyên liệu thô

Những nguyên liệu chính được thu hồi và xử lý để tái sử dụng, bao gồm:Chấthữu cơ và gỗ; giấy, bìa cứng; nhựa; thủy tinh; kim loại có chứa sắt & không chứasắt; vải dệt; ắc quy; chất thải điện và điện tử (CTĐT) & dung môi

1.3.1.1 Phát sinh CTR ở Châu Á

Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỷ qua.Vấn đề chất thải rắn là một trong những thách thức môi trường mà các nướctrong khu vực phải đối mặt Trừ Trung Quốc, tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị củacác nước vào khoảng từ 0,5 kg đến 1,5 kg/người/ngày Tại một số thành phố lớncủa Trung Quốc, tỷ lệ này vào khoảng 1,12 đến 1,2 kg/người ngày Tỷ lệ phátsinh chất thải rắn đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính theo đầungười Chất hữu cơ là thành phần chính trong chất thải rắn đô thị trong khu vực

và chủ yếu được chôn lấp do chi phí rẻ Các thành phần khác, như giấy, thuỷtinh, nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết được khu vực không chính thức thu gom

và tái chế

Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát sinhkhoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới1,8 triệu tấn/ngày (World Bank, 1999)

Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đôthị cao Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy,

tỷ lệ phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không theonguyên tắc này Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản(JICA,1997), tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người

có thu nhập khác nhau là: thu nhập cao: 0,55, thu nhập trung bình: 0,60 và thu nhập thấp: 0,62-0,90 kg/người/ngày Tương tự, các kết quả phân tích

0,37-tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị theo GDP tính trên đầu người của các nướcthuộc OECD, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia được xếp vào nhóm các nước có tỷ lệ phátsinh cao; nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát

Trang 18

sinh trung bình và Thuỵ Điển, Nhật Bản được xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinhthấp.

Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ thành công về tăng trưởng kinh tế và duytrì tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị thấp so với nhiều nước có GDP cao Năm

2000, Nhật Bản bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuầnhoàn vật chất hợp lý” hay còn gọi là 3R (Giảm thiểu, Tái sử dụng và Tái chế) Từnhững năm 1980, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị của Nhật Bản đã ổn định ởmức khoảng 1,1 kg/người/ngày

1.3.1.2 Thành phần CTR đô thị

Thành phần chất thải rắn đô thị có xu thế thay đổi do tốc độ tăng trưởng và đô thịhoá nhanh ở các nước Châu Á Nói chung, chất hữu cơ vẫn là thành phần chínhtrong các dòng chất thải rắn đô thị trong khu vực Tỷ lệ thành phần hữu cơ chiếmkhoảng 34 - 70% cao hơn hẳn hầu hết các nước châu Âu là 20-50% (OECD,2002)

Do mức sống của nhiều nước trong khu vực được cải thiện, nên thành phần giấy

và nhựa tổng hợp trong chất thải ngày càng tăng Thành phần giấy trong chất thảicủa Đài Loan (TQ) và Nhật Bản chiếm 30% tổng lượng chất thải rắn đô thị TheoNgân hàng Thế giới (1999), các nước có thu nhập cao khác cũng có tỷ lệ giấytrong chất thải cao Một số nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ do sử dụngthan làm nhiên liệu chủ yếu để đốt và sưởi, vì vậy thành phần xỉ/tro rất lớn trongcác dòng chất thải của hai nước này

Tại châu Âu, thành phần chất thải rắn đô thị cũng rất khác nhau giữa các nướctheo vùng địa lý Các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Italia và Bồ Đào Nha có

tỷ lệ chất thải thức ăn, chất thải vườn cao hơn các nước Bắc Âu như Phần Lan,Đan Mạch, Pháp, Anh, trong khi tỷ lệ thành phần giấy trong các dòng chất thải

đô thị của các nước Bắc Âu lại nhiều hơn các nước Nam Âu

1.3.1.3 Tiêu hủy chất thải

Đối với các nước châu Á, chôn lấp chất thải rắn vẫn là phương pháp phổ biến đểtiêu huỷ vì chi phí rẻ Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ chôn lấp tới 90% Tỷ lệ

Trang 19

thiêu đốt chất thải của Nhật Bản và Đài Loan (TQ) vào loại cao nhất, khoảng 80% Hàn Quốc chiếm tỷ lệ tái chế chất thải cao nhất, khoảng trên 40%

60-Các bãi chôn lấp chất thải được chia thành 3 loại: bãi đổ lộ thiên, bãi chôn lấpbán vệ sinh (chỉ đổ đất phủ) và bãi chôn lấp hợp vệ sinh Chất lượng của các bãichôn lấp chất thải liên quan mật thiết với GDP Các bãi chôn lấp hợp vệ sinhthường thấy ở các nước có thu nhập cao, trong khi đó các bãi đổ hở phổ biến ởcác nước đang phát triển Tuy vậy, các nước đang phát triển đã có nỗ lực cảithiện chất lượng các bãi chôn lấp, như Thổ Nhĩ Kỳ đã cấm các bãi đổ hở năm

1991 và ấn Độ đã hạn chế chôn lấp các loại chất thải khó phân huỷ sinh học, chấtthải trơ và các loại chất thải có thể tái chế

Thiêu đốt là phương pháp tiêu huỷ tốn kém về xây dựng và vận hành Trong 10năm qua, lượng chất thải tiêu huỷ bằng phương pháp thiêu đốt chiếm tới 73-78%

Từ cuối những năm 90, Hàn Quốc và Đài Loan đã áp dụng phương pháp thiêuđốt nhiều hơn để xử lý chất thải rắn Do tốn kém, phương pháp thiêu đốt chất thảinói chung không được chấp nhận ở nhiều nước, thậm chí trường hợp của Philipincấm thiêu đốt chất thải rắn đô thị, chất thải y tế và chất thải nguy hại, theo quyđịnh của Đạo luật Không khí sạch năm 1999, RA8749

Đối với chất thải hữu cơ, ủ phân compost là phương pháp tiêu huỷ chủ yếu Ấn

Độ và Philipin ủ phân compost tới 10% lượng chất thải phát sinh Tại hầu hết cácnước, tái chế chất thải đang ngày càng được coi trọng

1.3.2 Tình hình xử lý CTR ở một số nước.

1.3.2.1 Singapo

Là một nước nhỏ, Singapo không có nhiều diện tích đất để chôn lấp chất thải rắnnhư những quốc gia khác nên đã kết hợp xử lý rác bằng phương pháp đốt vàchôn lấp Cả nước Singapo có 3 nhà máy đốt rác Những thành phần chất thải rắnkhông cháy được chôn lấp ở bãi rác ngoài biển Bãi chôn lấp rác Semakau đượcxây dựng bằng cách đắp đê ngăn nước biển ở một đảo nhỏ ngoài khơi Singapo.Rác thải từ các nguồn khác nhau sau khi thu gom được đưa đến trung tâm phânloại rác Ở đây rác được phân loại ra những thành phần cháy được và thành phầnkhông cháy được Những chất cháy được được chuyển tới các nhà máy đốt rác

Trang 20

còn những chất không cháy được được chở đến cảng trung chuyển, đổ lên xà lan

để chở ra khu chôn lấp rác Ở đây rác thải lại một lần nữa chuyển lên xe tải đểđưa đi chôn lấp

Các công đoạn trong hệ thống quản lý rác của Singapo hoạt động hết sức nhịpnhàng và ăn khớp với nhau từ khâu thu gom, phân loại, vận chuyển đến tận khâu

xử lý bằng đốt hay chôn lấp Xử lý khí thải từ các lò đốt rác được thực hiện theoqui trình nghiêm ngặt để tránh sự chuyển dịch ô nhiễm từ dạng rắn sang dạngkhí Xây dựng bãi chôn lấp rác trên biển sẽ tiết kiệm được đất đai trong đất liền

và mở rộng thêm đất khi đóng bãi Tuy nhiên việc xây dựng những bãi chôn lấprác như vậy đòi hỏi sự đầu tư ban đầu rất lớn Mặt khác, việc vận hành bãi rácphải tuân theo những qui trình nghiêm ngặt để đảm bảo sự an toàn của công trình

và bảo vệ môi trường

1.3.2.2 Thái Lan

Ở Thái Lan, việc phân loại rác được thực hiện ngay từ nguồn Người ta chia ra 3loại rác và bỏ vào 3 thùng riêng: những chất có thể tái sinh, thực phẩm và cácchất độc hại Các loại rác này được thu gom và chở bằng các xe ép rác có màusơn khác nhau

Rác tái sinh sau khi được phân loại sơ bộ ở nguồn phát sinh được chuyển đến nhàmáy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau sử dụng trong tái chế.Chất thải thực phẩm được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh Nhữngchất còn lại sau khi tái sinh hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng chôn lấp.Chất thải độc hại được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt

Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ Ngoài những phươngtiện cơ giới lớn như xe ép rác được sử dụng trên các đường phố chính, các loại xethô sơ cũng được dùng để vận chuyển rác đến các điểm tập kết Rác trên sông,rạch được vớt bằng các thuyền nhỏ của cơ quan quản lý môi trường Các địađiểm xử lý rác của Thái Lan đều cách xa trung tâm thành phố ít nhất 30 km 1.3.2.3 Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón ở một số nước

 Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón ở Trung Quốc

Trang 21

Rác được tiếp nhận, đưa vào thiết bị ủ kín (phần lớn là hầm ủ) 10 -12 ngày, hàmlượng H2S, CH4, SO2 giảm, được đưa ra ngoài ủ chín Sau đó mới tiến hành phânloại, chế biến thành phân bón hữu cơ Ưu điểm của phương pháp này là: sau 10-

12 ngày mùi của H2S giảm mới đưa ra ngoài, giảm nhẹ độc hại cho người laođộng, thu hồi được nước rác để không ảnh hưởng tới tầng nước ngầm; thu hồiđợc sản phẩm tái chế, các chất vô cơ đưa đi chôn lấp không gây mùi, không ảnhhưởng tới tầng nước ngầm vì đã được ô xy hoá trong hầm ủ, thu hồi được thànhphẩm phân bón Công nghệ này cũng bộc lộ một số nhược điểm như: các vi sinhvật gây bệnh trong phân bón chưa được khử triệt để; tỷ lệ thu hồi thành phẩmkhông cao; thao tác, vận hành phức tạp; thể tích hầm ủ rất lớn và kinh phí đầu tưcao (h.6)

Tiếp nhận rác thải

Thiết bị chứa (hầm ủ kín) có bổ sung vi sinh vật, thổi khí, thu nước rác

trong thời gian 10-12 ngày

Ủ phân bón (nhiệt độ từ 30-40 0 C), thời gian 5-10 ngày

Trang 22

Hình 5: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc

 Công nghệ xử lý chất thải của công hòa liên bang Đức

Ở Đức, một trong những công nghệ phổ biến của nhà máy xử lý rác thải là ápdụng công nghệ xử lý để thu hồi khí sinh học và phân bón hữu cơ Rác được tiếpnhận và phân loại, các chất thải hữu cơ được đưa vào các thiết bị ủ kín dưới dạngcác thùng chịu áp lực bằng thiết bị thu hồi khí trong quá trình lên men phân giảihữu cơ, khả năng thu hồi được 64% CH4 (trong quá trình lên men) Khí qua lọcđược sử dụng vào việc chạy máy phát điện, làm chất đốt… phần bã còn lại saukhi đã lên men được vắt khô tận dụng làm phân bón

Nơi tiếp nhận rác thải sinh hoạt

Trang 23

Hình 6: Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của CHLB Đức

Qua nghiên cứu 2 công nghệ trên cho thấy các công nghệ đều có chi phí đầu tưxây dựng lắp đặt, duy trì hoạt động cao; sản phẩm phân bón có chất lượng thấp;vận hành phức tạp; đòi hỏi hầm ủ có thể tích lớn, nên không phù hợp với điềukiện rác thải của Việt Nam do CTR không được phân loại từ đầu nguồn

Hiện nay ở Nhật Bản và một số nước châu Âu đang sử dụng công nghệ xử lýchất thải bằng nhiệt phân và khí hoá Đây là những công nghệ mới, tiên tiến chophép thu hồi nguồn năng lượng (như nhiệt năng, điện năng hoặc nhiên liệu).Những phương pháp này cũng loại bỏ được các chất thải đô thị có khả năng phânhuỷ sinh học khỏi bãi chôn lấp, đây là một yếu tố quan trọng trong chính sáchquản lý chất thải

Một số ưu điểm chính của công nghệ xử lý nhiệt phân và khí hóa

- Giảm khối lượng chất thải;

- Làm cho chất thải an toàn và biến thành chất trơ;

- Thu được giá trị của chất thải, thường là tạo ra điện năng;

- Đi theo hướng phát triển bền vững, tiến tới việc tái sử dụng và tái chế;

- Chất thải biến thành năng lượng sẽ hỗ trợ cho quá trình tái chế các vật liệu;

- Là một biện pháp xử lý thích hợp đối với lượng chất thải đang gia tăng;

- Làm thay đổi thành phần chất thải rắn ở các bãi chôn lấp;

- Giải quyết tình trạng thiếu nơi chôn lấp chất thải;

- Thích ứng với những công cụ kinh tế và tài chính (ví dụ như thuế chôn lấp vàcác khoản trợ cấp cho nguồn năng lượng thay thế)

Ưu điểm chính của các hệ thống xử lý nhiệt tiên tiến này là sản xuất điện năng cóhiệu suất cao Có thể sẽ có nhiều điện năng hơn được sản xuất từ chất thải, bớtnhu cầu sử dụng các nhiên liệu hoá thạch, giảm phát thải khí nhà kính Tăng hiệuquả sản xuất điện cũng có thể làm giảm chi phí vận hành

Phương pháp khí hoá có thể mang lại hiệu quả cao, đặc biệt khi khí được đốttrong tuabin Các công nghệ đốt khí tổng hợp được cải tiến từ các tuabin khí mà

Trang 24

trước đây được thiết kế chỉ để đốt khí thiên nhiên Hiệu suất của các tuabin đượcthiết kế đặc biệt để đốt khí tổng hợp có giá trị nhiệt thấp có thể đạt được ở mứccao hơn

1.4 Kinh nghiệm quản lý CTR ở Việt Nam:

1.4.1 Thu gom, vận chuyển

Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt tính trung bình cho cả nước chỉ tăng từ65-71% ( giai đoạn từ 2000 - 2003) Ở các thành phố lớn hơn thì tỷ lệ thu gomchất thải sinh hoạt cũng cao hơn, và trong năm 2003 tỷ lệ này dao động từ mứcthấp nhất là 45% ở Long An đến mức cao nhất là 95% ở thành phố Huế Tínhtrung bình, các thành phố có dân số lớn hơn 500.000 dân có tỷ lệ thu gom đạt76% trong khi đó tỷ lệ này lại giảm xuống còn 70% ở các thành phố có số dân từ100.000 - 350.000 người Ở các vùng nông thôn, tỷ lệ thu gom rất thấp Do xaxôi và các dịch vụ thu gom không đến được các vùng nông thôn nên chỉ cókhoảng 20% nhóm các hộ gia đình có mức thu nhập cao nhất ở các vùng nôngthôn được thu gom rác Ở các vùng đô thị, dịch vụ thu gom chất thải thường cũngchưa cung cấp được cho các khu định cư, các khu nhà ở tạm và ngoại ô thànhphố là nơi sinh sống chủ yếu của các hộ dân có thu nhập thấp Nhiều sáng kiếnmới đang được thực hiện nhằm khắc phục tình trạng thiếu các dịch vụ thu gomchất thải sinh hoạt

Lượng chất thải rắn thu gom tại các đô thị Việt Nam hiện chỉ đạt khoảng70% yêu cầu so với thực tế và chủ yếu tập trung tại các khu vực nội thành

1.4.2 Xử lý

Phần lớn các đô thị, khu đô thị đều chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh

và vận hành đúng quy trình Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại không đượcphân loại riêng mà trộn chung với những chất thải sinh hoạt, nếu không được xử

Trang 25

lý triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến suy thoái môitrường đất, nước, không khí

Hiện tại, công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam khá đa dạng, tùytheo đặc điểm đô thị mà mỗi đô thị áp dụng những công nghệ xử lý riêng Côngnghệ xử lý rác thải rắn theo kiểu xử lý cuối đường ống, chôn lấp, chế biến rácthành phân vi sinh và sản phẩm nhựa được khá nhiều đô thị áp dụng Đó là Nhàmáy xử lý rác Đông Vinh (TP Vinh - Nghệ An) sử dụng công nghệ Seraphin cócông suất từ 80 - 150 tấn/ngày; Nhà máy xử lý rác Thủy Phương (TP Huế -Thừa Thiên Huế) áp dụng công nghệ ASC, công suất 80 - 150 tấn/ngày, trong đó

85 - 90% rác thải được chế biến và tái chế, 10 - 15% rác thải chôn lấp, khôngphát sinh nước rỉ rác

Ngoài ra, một số đô thị còn áp dụng công nghệ lò đốt chất thải y tế, chất thảicông nghiệp nguy hại Lò đốt CEETIA - CN 150 tại Bãi rác Nam Sơn (Hà Nội)công suất 150kg/h, có buồng đốt đa cấp, hạ nhiệt độ khói thải nhanh trước khithải qua ống khói để tránh dioxin/furan tái sinh, xử lý khói đa cấp, vận hành tựđộng hoặc bán tự động Một số đô thị có mức độ công nghiệp cao còn áp dụngcông nghệ xử lý bụi trong khí thải (lọc bụi) như công nghệ Xiclon, công nghệ lọcbụi tĩnh điện (ESP) ở Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí Công nghệ xử lý nước ráccủa các bãi chôn lấp rác, công nghệ xử lý nước thải tập trung của các đô thị, khucông nghiệp và công nghệ xử lý khí thải SO2 công nghiệp cũng được áp dụng.Công nghệ xử lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam thường là tự thiết kế và chếtạo nhưng đã tập hợp tương đối đầy đủ các loại hình có tính phổ biến để xử lýchất thải rắn, nước thải và khí thải đô thị Trình độ công nghệ đã đáp ứng đượctiêu chuẩn môi trường Việt Nam Đặc biệt, giá giảm so với giá của công nghệngoại nhập Tuy nhiên, việc sản xuất thiết bị, công nghệ còn ở tình trạng cá thể,đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo công nghệ môi trường hàng loạt hoặc sảnxuất trên dây chuyền công nghiệp Thị trường công nghệ môi trường nội địa chưađược hình thành cho dù hiện tại đang có nhu cầu Vốn đầu tư cho môi trường ởnước ta còn rất hạn chế Khả năng cung thì có nhưng chưa có sản phẩm côngnghiệp và thương hiệu để bán Chưa có đội ngũ các nhà đầu tư chuyên nghiệp

Trang 26

đầu tư sản xuất, kinh doanh thiết bị công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường Độingũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và thiếu

1.4.2.1 Một số công nghệ xử lý chất thải được sử dụng ở Việt Nam

Chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam từ 2001 - 2010 và định hướng đến năm

2020 đã nêu rõ phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường kết hợp với xử lý

ô nhiễm môi trường là một trong những yếu tố chủ chốt Ngoài công tác nâng caonhận thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tàinguyên thiên nhiên, các công nghệ xử lý chất thải là một trong những hướng pháttriển ưu tiên hàng đầu kết hợp với các công nghệ thân môi trường tạo đà cho pháttriển bền vững Dưới đây là một số công nghệ xử lý chất thải rắn được áp dụng ởViệt Nam

 Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt ở Nhà máy phân hữu cơ, Cầu Diễn HàNội

Một số công nghệ được nhập từ nước ngoài về, thiết bị nặng nề, khó chế tạotrong nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bilớn Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn làm cho giá thành sản phẩm cao Công nghệ do Việt Nam tự chế tạo đã đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường ViệtNam Qua áp dụng 2 công nghệ xử lý rác thải đô thị Seraphin và ASC đã chohiệu quả xử lý vượt trội so với công nghệ của nước ngoài, chúng ta có thể tự vận

Trang 27

hành và bảo dưỡng các thiết bị do Việt Nam tự chế tạo ở điều kiện trong nước.Công nghệ xử lý rác thải do Việt nam tự thiết kế, chế tạo có giá chỉ bằng từ 1/2đến 2/3 giá của công nghệ nhập ngoại.

Mặc dù công nghệ Seraphin đã chứng minh được những ưu điểm nổi trội, songtrong quá trình nghiên cứu và ứng dụng cũng đã nảy sinh một số hạn chế cần tiếptục hoàn thiện Cụ thể, để làm được phân compost từ rác, phải có diện tích nhàxưởng, hầm ủ lớn, vì thời gian ủ mùn hữu cơ kéo dài có thể tới 30 ngày, dẫn đếnchi phí xây dựng cơ bản lớn Để khắc phục vấn đề này, cần tiếp tục nghiên cứu

để đưa ra các thế hệ thiết bị ủ phân compost theo phương pháp ủ hiếu khí có đảotrộn và tạo môi trường tích cực cho vi sinh vật phân huỷ phát triển nhằm rút ngắnthời gian ủ mùn hữu cơ Mặt khác, khả năng tiêu thụ phân bón compost còn phụthuộc vào đặc điểm địa hình và tập quán canh tác của mỗi địa phương, cần cóchính sách hỗ trợ đối với việc tiêu thụ phân compost

Về tình trạng sản xuất thiết bị, công nghệ: Việc sản xuất các thiết bị, máy móchiện nay còn ở tình trạng cá thể, đơn chiếc, chưa có sản xuất chế tạo hàng loạthay trên quy mô công nghiệp, phần lớn là do các Viện, các Trung tâm, các Công

ty tư vấn thiết kế chế tạo theo các hợp đồng cụ thể, chưa có các hãng sản xuấtchuyên nghiệp và thương hiệu cho công nghệ môi trường Việt Nam

Một số khó khăn chung trong phát triển công nghệ môi trường:

- Ở nước ta vẫn chưa hình thành thị trường công nghệ môi trường nội địa:Nhu cầu thì có, nhưng để thực hiện nhu cầu cần phải có vốn Vốn đầu tư chocông nghệ môi trường ở nước ta còn rất hạn chế Khả năng cung thì có, nhưngchưa có sản phẩm công nghiệp và thương hiệu để bán;

- Chưa có các nhà tư bản đầu tư sản xuất kinh doanh về thiết bị công nghệ

xử lý ô nhiễm môi trường;

- Đội ngũ các nhà khoa học và công nghệ môi trường còn yếu và cònthiếu, đặc biệt là chuyên gia chuyên ngành có nhiều kinh nghiệm;

- Chế tài chuyển giao công nghệ (đối với các công nghệ mới do cánhân/đơn vị nghiên cứu, tư vấn đã nghiên cứu thành công) cho các nhà sản xuấtkinh doanh công nghệ môi trường chưa được hoàn thiện

Trang 28

CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA

BÀN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về quận Hoàng Mai 2.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Vị trí: Quận Hoàng Mai nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội

- Phạm vi, ranh giới:

Khu vực quy hoạch nằm trong ranh giới hành chính quận Hoàng Mai, có tiếpgiáp như sau:

+ Phía Bắc giáp quận Hai Bà Trưng

+ Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và quận Thanh Xuân

+ Phía Nam giáp huyện Thanh Trì

+ Phía Đông giáp Sông hồng

- Quy mô đất đai:

Tổng diện tích trong ranh giới hành chính quận khoảng: 4,104,1 ha, gồm 2 khu

+ Dân số vùng trong đê khoảng 243.000 người

+ Dân số vùng ngoài đê khoảng 7.000 người

Trang 29

Quận Hoàng Mai có đường giao thông thủy trên sông Hồng Quận có các đườnggiao thông quan trọng đi qua gồm : Quốc lộ 1A,1B, đường vành đai 3, cầu ThanhTrì, đường vành đai 2,5.

Đơn vị hành chính: Quận Hoàng Mai có 14 đơn vị hành chính trực thuộc gồmcác phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Vĩnh Hưng, Định Công, Đại Kim, Thịnh Liệt,Thanh Trì, Lĩnh Nam, Trần Phú, Mai Động, Tương Mai, Tân Mai, Giáp Bát,Hoàng Văn Thụ

2.1.2 Tình hình kinh tế

- Cùng với tăng trưởng kinh tế của Thủ đô, tình hình sản xuất của các doanhnghiệp quận Hoàng Mai cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao trong những nămvừa qua và tăng đều ở các loại hình doanh nghiệp Trong đó một số ngành có tỷtrọng lớn đã tăng cao như: chế biến thực phẩm, sản xuất trang phục, thuộc da, sảnxuất giấy và các sản phẩm từ giấy… Các doanh nghiệp lớn trên địa bàn có thị

Trang 30

trường tiêu thụ tốt, sản phẩm được xuất khẩu Nhiều doanh nghiệp đã được đầu

tư mở rộng sản xuất để tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Cơ cấu kinh tế chung trên toàn quận năm 2004-2005 đã thể hiện rõ rệt sựchuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng CN - TTCN - XD và Thương mại - Dịch

vụ, giảm dần tỷ trọng Nông nghiệp (Tỷ trọng giá trị sản xuất do quận quản lýnăm 2004: CN-TTCN-XD 55,18%, TM - DV 37,62%, NN 7,2% và năm 2005 là:CN-TTCN-XD 55,9%, TM-DV 38,8%, NN 6,3%) Tăng tỉ trọng TMDV hơnCN-TTCN là xu thế hợp lý trong thời gian tới

- Trên địa bàn quận hiện có khoảng 1.700 doanh nghiệp và hơn 700 đại lý củacác doanh nghiệp ở địa phương khác có đăng ký trên địa bàn quận Quận đãthành lập Hội doanh nghiệp quận Hoàng Mai với gần 50 doanh nghiệp tham gia

- Trong những năm vừa qua, thương mại dịch vụ của quận cho thấy sự tăngtrưởng rõ rệt, doanh số bán ra lớn và thu hút nhiều lao động tham gia Quận đặcbiệt phát triển các loại hình dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch và vận tải Giaiđoạn 2006 - 2010, quận Hoàng Mai sẽ phát huy được lợi thế nằm ở cửa ngõ thủ

đô, luân chuyển một khối lượng hàng hóa lớn, kéo theo sự gia tăng các loại hìnhthương mại dịch vụ cả về chất và lượng

- Hiện tại, hệ thống chợ của quận gồm 3 chợ có ban quản lý, còn lại các chợ dophường quản lý, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của nhân dân Cácchợ có ban quản lý đều được sắp xếp quy củ, đảm bảo nhu cầu kinh doanh ổnđịnh của các hộ tiểu thương Quận chưa có nhiều các cơ sở thương mại dịch vụđược tổ chức theo mô hình hiện đại như trung tâm thương mại, trung tâm bánbuôn, siêu thị,… Nhưng trong thời gian tới do tốc độ đô thị hóa nhanh, các khu

đô thị mới mọc lên sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư lập dự án xây dựng các trung tâmthương mại lớn

- Vùng nông nghiệp của quận đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cácsản phẩm nông nghiệp cho thành phố đặc biệt là thủy sản, rau an toàn, hoa, câycảnh… Tuy còn gặp nhiều khó khăn về công nghệ, đầu tư và phát triển thị trườngnhưng quận có nhiều lợi thế: đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn, trình độcanh tác tốt,…

Trang 31

Xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối giữa các ngành, các lĩnh vực sẽ khắcphục được những khó khăn, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của quận Nôngnghiệp giảm tỉ trọng nhưng chuyển hướng dần sang nông nghiệp đô thị sinh tháichú trọng vào các loại nông sản có giá trị kinh tế cao, kết hợp nông nghiệp sạchvới du lịch sinh thái và gia tăng dịch vụ Công nghiệp sẽ hướng vào các sảnphẩm có hàm lượng công nghệ cao, không gây ô nhiễm môi trường Phát triểnmạnh các ngành dịch vụ chất lượng phù hợp với tiềm năng thế mạnh của quận(các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, dịch vụ thương mại, các dịch vụ tư vấn,dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ giáo dục - đào tạo, dịch vụ chăm sóc sứckhoẻ, dịch vụ thông tin liên lạc).

2.1.3 Tình hình văn hóa – xã hội

Về văn hoá - giáo dục - xã hội: Người dân quận Hoàng Mai có truyền thống yêu

nước, cần cù, hiếu học, lao động sáng tạo và nếp sống thanh lịch Trong lịch sửdựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc nhiều thế hệ đã có đóng góp xứngđáng mà tên tuổi còn lưu danh mãi tới hôm nay như: Trịnh Đình Ngoạn, Bùi X-ương Trạch, Nguyễn Công Thể, Nguyễn Văn Siêu

Về giáo dục, các trường học từ Tiểu học đến Trung học cơ sở, THPT đã được

xây dựng kiên cố đủ đáp ứng nhu cầu học tập, một số trường đã đạt Chuẩn Quốcgia như mầm non Yên Sở, mầm non thực hành Linh Đàm Một số trường củaQuận đang trong kế hoạch tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị giáo dục

để phấn đấu đạt Chuẩn Quốc gia, tạo điều kiện tốt nhất để thế hệ trẻ Hoàng Maihọc tập và phát triển Hệ thống các trường dạy nghề của Quận cũng đã và đangphát triển góp phần đào tạo nguồn nhân lực mới cho Quận và Thành phố

Về xã hội: Đời sống mọi mặt của người dân ngày càng được nâng cao, trình độ

dân trí tăng, tiện nghi ngày càng tiến bộ, các chính sách xã hội và quy chế dânchủ ở cơ sở được quán triệt và thực thi

2.2 Hiện trạng môi trường quận Hoàng Mai

Tuy là một quận còn mới nhưng Hoàng Mai cũng đang gặp phải những vấn đềbức xúc về môi trường

Trang 32

2.2.1 Môi trường đất

Hiện nay quận Hoàng Mai đang trong quá trình quy hoạch nhà ở, các khu đôi thị

và cơ sở hạ tầng nên ảnh hưởng đến môi trường đất

2.2.2 Môi trường nước

Hà Nội hiện có 4 con sông là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ và sôngSét Gọi là sông nhưng thực chất hiện nay chúng chỉ là những cống thoát nướclớn, nước đen ngàu, cáu bẩn và bốc mùi hôi thối Thậm chí khi đi qua người dâncòn ói mửa nhiều lần vì mùi rác thải bốc lên Có những đoạn sông Lừ chảy quaquận Hoàng Mai không những nước sông đen đặc mà kèm theo đó còn là nhữngchất thải khác nổi lềnh bềnh trên mặt sông Khi ngang qua các con sông này cácbạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng, tự hỏi về một con sông Tô Lịch năm nào, nay đãthay thế bằng một màu đen với rác nổi lềnh bềnh và một mùi khó chịu Tìnhtrạng ngập lụt không còn là chuyện lạ đối với người dân nơi đây Chỉ cần mộtcơn mưa không lớn cũng có thể gây ngập Điển hình là trận mưa dài lịch sử ở Hànội mới đây, hường Tân Mai, quận Hoàng Mai là một trong những khu vực ngậplụt nặng nhất Vấn đề quan trọng còn là giải quyết tốt khâu vệ sinh môi trường ởkhu vực bị ngập lụt vì nó rất dễ gây ra các bệnh truyền nhiễm và ô nhiễm môitrường

Khu công nghiệp Vĩnh Tuy (phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai) Trong khuvực giữa các nhà máy, do hệ thống cống thoát nước kém, nên nước thải thườngchảy dềnh lên đường, đọng thành vũng rất bẩn

Ngày đăng: 06/12/2012, 17:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hình 1 Quy trình công nghệ ủ sinh học quy mô công nghiệp (Trang 12)
Hình 2: Hệ thống thiêu đốt chất thải - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hình 2 Hệ thống thiêu đốt chất thải (Trang 14)
Hình 3: Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hình 3 Công nghệ xử lý chất thải bằng phương pháp ép kiện (Trang 15)
Hình 4:  Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hình 4 Xử lý chất thải theo công nghệ Hydromex (Trang 16)
Hình 5:   Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hình 5 Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Trung Quốc (Trang 22)
2.1.5. Hình thức tổ chức kế toán Sổ sách kế toán sử dụng tại công ty. - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
2.1.5. Hình thức tổ chức kế toán Sổ sách kế toán sử dụng tại công ty (Trang 34)
| | Số cái *“----> Bảng tổng hợp chỉ - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
c ái *“----> Bảng tổng hợp chỉ (Trang 35)
một sô hệ sô, hệ sô này tuỳ thuộc vào tình hình sản xuât kinh doanh của công ty, - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
m ột sô hệ sô, hệ sô này tuỳ thuộc vào tình hình sản xuât kinh doanh của công ty, (Trang 44)
Bảng 2:Tiêu chí lựa chọn vị trí khu chôn lấp CTR theo Chiến lược quản lý - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Bảng 2 Tiêu chí lựa chọn vị trí khu chôn lấp CTR theo Chiến lược quản lý (Trang 44)
Hình 8: Công nghệ  xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Hình 8 Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt, Nhà máy phân hữu cơ Cầu (Trang 47)
Từ bảng thanh toán BHXH tháng 10/2010 kế toán lập phiếu chỉ tiền - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
b ảng thanh toán BHXH tháng 10/2010 kế toán lập phiếu chỉ tiền (Trang 56)
Chuyên đề thực tập GVHD : Ths Lê Thị Hải Lý - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
huy ên đề thực tập GVHD : Ths Lê Thị Hải Lý (Trang 56)
Bảng châm công, bảng thanh toán lương, BHXH, BHYT, - Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội
Bảng ch âm công, bảng thanh toán lương, BHXH, BHYT, (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w