Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo ở CT Lương Thực Cấp I LY .doc
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, các nước trên thế giới có những cơ chế, chính sáchtạo điều kiện nhằm khuyến khích xuất khẩu, từ đó tạo điều kiện cho nhập khẩuvà phát triển cơ sở hạ tầng Hoạt động xuất khẩu chính là một phương tiện đểthúc đẩy phát triển kinh tế, là một vấn đề quyết định và không thể thiếu đượccủa mỗi quốc gia trong sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Đối với Việt Nam hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trongcông nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Bởi vậy, trong chính sách kinh tếĐảng và Nhà nước ta đã khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của hoạt độngxuất khẩu và coi đó là một trong ba chương trình kinh tế lớn cần tập trung thựchiện.
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội là một nướcthuần nông với hơn 70% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam xác định mặt hàngnông sản nói chung và gạo nói riêng là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu và chiếmtỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu Công ty Lương Thực Cấp ILương Yên là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu gạo lớn của ViệtNam đang phát triển đi lên ở cả trong điều kiện khó khăn nhiều mặt, đặc biệt làsự cạnh tranh gay gắt trong và ngoài nước, thị trường biến động Để đứngvững và tiếp tục phát triển hơn nữa Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên cầnkhông ngừng hoàn thiện chiến lược phát triển lâu dài cũng như đề ra được kếhoạch, biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong từng giai đoạn cụthể.
Về thực tập tại Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên, với ý thức về sựphức tạp và tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu cũng như đòi hỏi thực tếcủa việc hoàn thiện hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, với sự giúp đỡ của thầy
Trang 2Dương Bá Phượng cùng toàn thể cán bộ phòng Kinh tế đối ngoại em mạnh dạn
lựa chọn đề tài: "Thực trạng và biện pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩugạo ở Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên" làm luận văn tốt nghiệp.
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia làm 3chương chính:
Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo ở Công ty Lương Thực
Cấp I Lương Yên
Chương III: Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động xuất khẩu gạo ở Công
ty Lương Thực Cấp I Lương Yên
Do còn hạn chế về mặt phương pháp luận, thiếu kinh nghiệm thực tiễn nênluận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự gópý và giúp đỡ của thầy cô giáo và các bạn sinh viên Em xin chân thành cảm ơncác thầy cô, các bác và các anh chị trong Công ty Lương Thực Cấp I LươngYên, đặc biệt là thầy Dương Bá Phượng đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoànthành đề án này.
Trang 3Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương đãxuất hiện từ rất lâu và ngày càng phát triển Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọiđiều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến hàng hoá tư liệu sảnxuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kỹ thuật cao Tất cả hoạt động đóđều nhằm mục tiêu đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia.
Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quan trọng nhất củahoạt động thương mại quốc tế Nó có thể diễn ra trong một hai ngày hoặc kéodài hàng năm, có thể tiến hành trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiềuquốc gia khác nhau.
Cơ sở hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổi hànghóa trong nước Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, phạm vi chuyên mônhoá ngày càng cao nên số sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con ngườingày một dồi dào, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tănglên Nói cách khác, chuyên môn hoá thúc đẩy nhu cầu mậu dịch và ngược lại,một quốc gia không thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có hoạt động muabán trao đổi với các nước khác Chính chuyên môn hoá quốc tế là biểu hiện
Trang 4sinh động của quy luật lợi thế so sánh Quy luật này nhấn mạnh sự khác nhauvề chi phí sản xuất- coi đó là chìa khoá của phương thức thương mại.
Đối với Việt Nam, một quốc gia đang có sự chuyển dịch sang nền kinh tếthị trường có sự quản lý của Nhà nước thì hoạt động xuất khẩu được đặt ra cấpthiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế xã hội.Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa, đông dân, lao động dồi dào, đất đai màumỡ Bởi vậy, nếu Việt Nam tận dụng tốt các lợi thế này để sản xuất hàng xuấtkhẩu là hướng đi đúng đắn, phù hợp với quy luật thương mại quốc tế.
2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu.
2.1 Đối với nền kinh tế quốc dân
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước.
Ở các nước kém phát triển, một trong những vật cản chính đối với sự tăngtrưởng kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn trong quá trình phát triển Nguồn vốnhuy động từ nước ngoài được coi là cơ sơ chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặcvay nợ từ nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ tăng lên khi các chủ đầu tư vàngười cho vay thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước đó, vì đây là nguồnchính để đảm bảo rằng nước này có thể trả nợ được.
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hướngngoại.
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất, đó là thành quảcủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinhtế trong quá trình công nghiệp hoá ở nước ta là phù hợp với xu hướng pháttriển của kinh tế thế giới.
Sự tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu có thểđược nhìn nhận theo các hướng sau:
+ Xuất khẩu những sản phẩm của ta cho nước ngoài.
Trang 5+ Xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩunhững sản phẩm mà nước khác cần Điều đó có tác dụng tích cực đến chuyểndịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành có liên quan có cơ hội phát triểnthuận lợi.
+ Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp đầu vàocho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nước.
+ Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm đổi mới thườngxuyên năng lực sản xuất trong nước
Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm vàcải thiện đời sống nhân dân.
Đối với việc giải quyết công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu laođộng thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu, tạo thu nhập ổn định cho ngườilao động Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùngđáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú đa dạng của nhân dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đốingoại.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộclẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thứcban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khácnhư du lịch quốc tế, bảo hiểm, vận tải quốc tế, tín dụng quốc tế phát triểntheo Ngược lại sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đềcho hoạt động xuất khẩu phát triển.
2.2 Đối với một doanh nghiệp.
Ngày nay xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chungcủa tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp Việc xuất khẩu các loại hàng hóavà dịch vụ đem lại các lợi ích sau:
Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham giavào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng Những yếu
Trang 6tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thịtrường.
Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới và hoànthiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạgiá thành.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mởrộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sởhai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận đồng thời phân tán và chia sẻrủi ro, mất mát trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh củadoanh nghiệp.
Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh củadoanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đầu tư, nghiên cứu và phát triển cáchoạt động sản xuất, marketing , cũng như sự phân phối và mở rộng trong việccấp giấy phép.
Trang 73 Nội dung của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế Nókhông phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bánphức tạp, có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm mục tiêu lợi nhuận, thúcđẩy hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và từng bước nângcao mức sống của nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu được tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ, nhiềukhâu, tạo nên những vòng quay kinh doanh Mỗi khâu, mỗi nghiệp vụ phảiđược nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng, đặt chúng trong mối quan hệ lẫn nhau,tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ đầyđủ, kịp thời cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
3.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu
Ta có thể hiểu thị trường theo hai giác độ Thị trường là tổng thể các quanhệ lưu thông hàng hoá - tiền tệ Theo cách khác, thị trường là tổng khối lượngcầu có khả năng thanh toán và tổng khối lượng cung có khả năng đáp ứng theomỗi mức giá nhất định.
Để nắm vững các yếu tố của thị trường, hiểu biết các quy luật vận động củathị trường nhằm ứng xử kịp thời mỗi nhà kinh doanh nhất thiết phải tiến hànhcác hoạt động nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng làquá trình điều tra để tìm ra triển vọng bán hàng cho một sản phẩm cụ thể haymột nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiện mục tiêu đó Quá trìnhnghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường, sosánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận Những kết luận này sẽ giúpcho nhà quản lý đưa ra quyết định đúng đắn để lập kế hoạch marketing Côngtác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong việc thực hiện phươngchâm hành động “chỉ bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái có sẵn”
Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường hàng hoá thế giới có ý nghĩa rất quantrọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả của các quan hệ kinh tế, đặcbiệt là trong công tác xuất nhập khẩu hàng hoá của mỗi quốc gia, mỗi doanh
Trang 8nghiệp Nghiên cứu và nắm vững các đặc điểm biến động của thị trường và giácả hàng hóa thế giới là tiền đề quan trọng đảm bảo cho các tổ chức kinh doanhxuất nhập hoạt động trên thị trường thế giới có hiệu quả cao nhất
Nghiên cứu thị trường thế giới tốt nhất là nghiên cứu toàn bộ quá trình táisản xuất của một nghành sản xuất hàng hóa, tức là việc nghiên cứu không chỉgiới hạn ở lĩnh vực lưu thông mà còn cả lĩnh vực sản xuất, phân phối hàng hóa.Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu nghiên cứu thị trường phảitrả lời các câu hỏi: xuất khẩu cái gì, dung lượng thị trường đó ra sao, sự biếnđộng của hàng hóa trên thị trường như thế nào, thương nhân giao dịch là ai,phương thức giao dịch nào, chiến thuật kinh doanh cho từng giai đoạn cụ thểđể đạt được mục tiêu đề ra.
3.1.1 Nhận biết mặt hàng xuất khẩu
Việc nhận biết hàng xuất khẩu, trước tiên phải dựa vào nhu cầu của sảnxuất và tiêu dùng về quy cách, chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và các thịhiếu cũng như tập quán tiêu dùng của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất Từ đóxem xét các khía cạnh của hàng hóa thị trường thế giới Về khía cạnh thươngphẩm, phải hiểu rõ giá trị công dụng, các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫumã Nắm bắt đầy đủ các mức giá cho từng điều kiện mua bán và phẩm chấthàng hóa, khả năng sản xuất và nguồn cung cấp chủ yếu của các công ty cạnhtranh, các hoạt động dịch vụ cho hàng hóa như bảo hành, sửa chữa, cung cấpthiết bị
Để lựa chọn được mặt hàng kinh doanh, một nhân tố quan trọng là phảitính toán được tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu Đó là số lượng bản tệ phải chira để có thể thu về 1 đồng ngoại tệ Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ giá hối đoái thìviệc xuất khẩu có hiệu quả
Việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu không chỉ dựa vào những tính toán hayước tính, những biểu hiện cụ thể hàng hóa, mà còn phải dựa vào cả những kinhngiệm của người ngoài thị trường để dự đoán được các xu hướng biến động
Trang 9trong thị trường nước ngoài cũng như trong nước, khả năng thương lượng đểđạt được các điều kiện mua bán có ưu thế hơn.
3.1.2 Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trên mộtphạm vi thị trường nhất định trong một thời gian nhất định (thường là 1 năm).Nghiên cứu dung lượng thị trường cần xác định nhu cầu của khách hàng, kể cảlượng dự trữ, xu hướng biến động của nhu cầu trong từng thời điểm, các vùng,các khu vực có nhu cầu lớn và đặc điểm nhu cầu từng khu vực, từng lĩnh vựcsản xuất, tiêu dùng Cùng với việc xác định, nắm bắt nhu cầu là việc nắm bắtkhả năng cung cấp của thị trường bao gồm việc xem xét đặc điểm, tính chất,khả năng sản xuất hàng thây thế, khả năng lựa chọn mua bán.
Một vấn đề cũng cần được quan tâm là tính chất thời vụ của sản xuất vàtiêu dùng hàng hóa đó trên thị trường thế giới để có các biện pháp thích hợpcho từng giai đoạn đảm bảo cho việc xuất khẩu có hiệu quả.
Dung lượng thị trường là không cố định, có thay đổi tuỳ theo diễn biến củathị trường, do tác động của nhiều nhân tố trong những giai đoạn nhất định Cácnhân tố làm dung lượng thị trường thay đổi có thể chia làm 3 loại, căn cứ vàothời gian chúng ảnh hưởng tới thị trường.
Loại nhân tố thứ nhất, là các nhân tố làm cho dung lượng thị trường biến
đổi có tính chất chu kỳ Đó là sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủnghĩa và tính chất thời vụ trong sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọngảnh hưởng đến tất cả các thị trường hàng hóa thế giới Sự ảnh hưởng này có thểtrên phạm vi toàn thế giới, khu vực và phải phân tích sự biến động đó trong cácnước giữ vai trò chủ đạo trên thị trường Khi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa rơivào khủng hoảng, tiêu điều thì dung lượng thị trường thế giới bị co hẹp vàngược lại.
Trang 10Nhân tố thời vụ ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa trong khâu sản xuất,phân phối và tiêu dùng Do đặc điểm sản xuất, lưu thông các loại hàng hóa nàynên sự tác động của các nhân tố này rất đa dạng và ở các mức độ khác nhau.
Loại thứ hai, là các nhân tố ảnh hưởng lâu dài đến sự biến động của thị
trường bao gồm những tiến bộ khoa học công nghệ, các chính sách của Nhànước và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu, tập quán tiêu dùng, ảnh hưởngcủa khả năng sản xuất hàng thay thế.
Loại thứ ba, là các nhân tố ảnh hưởng tạm thời đối với dung lượng thị
trường như hiện tượng đầu cơ, tích trữ gây ra các đột biến về cung cầu, các yếutố tự nhiên như thiên tai, hạn hán, động đất , các yếu tố về chính trị xã hội.
Nắm vững dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng trong từng thờikỳ có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nóichung và trong hoạt động xuất khẩu nói riêng Nó giúp cho các nhà kinh doanhcân nhắc các đề nghị, ra quyết định kịp thời, nhanh chóng chớp thời cơ, đạthiệu quả kinh doanh cao nhất Cùng với nghiên cứu dung lượng thị trườngngười kinh doanh phải nắm bắt được tình hình kinh doanh mặt hàng đó trên thịtrường, các đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các điều kiện về chính trị, Thươngmại pháp luật, tập quán buôn bán quốc tế, khu vực để có thể hòa nhập với thịtrường, tránh được những sơ suất trong giao dịch.
3.1.3 Nghiên cứu về giá cả hàng hoá.
Nghiên cứu về giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới là vấn đề quan trọngđối với bất cứ đơn vị kinh doanh xuất khẩu nào, đặc biệt là đối với nhữngdoanh nghiệp bắt đầu tham gia vào kinh doanh chưa đủ mạng lưới nghiên cứuvà cung cấp thông tin.
Xu hướng biến động giá cả trên thị trường quốc tế rất phức tạp và chịu dựchi phối của các nhân tố sau:
Trang 11+ Nhân tố chu kì: là sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế,đặc biệt là sự biến động thăng trầm của nền kinh tế các nước lớn.
+ Nhân tố lũng đoạn của các công ty siêu quốc gia Đây là nhân tốquan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và giá cả của các loại hàng hoá trênthị trường quốc tế.
+ Nhân tố cạnh tranh, bao gồm: cạnh tranh giữa người bán với ngườibán, người mua với người mua và người bán với người mua Trong thực tếcạnh tranh thường làm cho giá rẻ hơn.
+ Nhân tố cung- cầu: là nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đếnlượng cung cấp hoặc khối lượng hàng hoá tiêu thụ trên thị trường, do vậy cóảnh hưởng rất lớn đến sự biến động của giá cả hàng hoá.
+ Nhân tố lạm phát: giá cả của hàng hoá không những phụ thuộc vàogiá trị của nó mà còn phụ thuộc vào giá trị của tiền tệ Do vậy sự xuất hiện củalạm phát sẽ ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá của một quốc gia trong trao đổithương mại quốc tế.
+ Nhân tố thời vụ: là những nhân tố tác động đến giá cả theo tính chấtthời vụ của sản xuất và lưu thông.
Ngoài những nhân tố chủ yếu trên, giá cả quốc tế của hàng hoá còn chịu tácđộng của các nhân tố khác như: chính sách của chính phủ, tình hình an ninh,chính trị của các quốc gia
Việc nghiên cứu và tính toán một cách chính xác giá cả là một công việckhó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh nhưng đó lại là mộtnhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu
3.1.4 Nghiên cứu về cạnh tranh
Thị trường nước ngoài hiếm khi là một không gian tinh khiết cho mọisự hiển diện thương mại Các doanh nghiệp luôn luôn gặp phải sự cạnh tranhgay gắt:
Trang 12- Ai có thế là đối thủ cạnh tranh?
- Cơ cấu cạnh tranh như thế nào ? Số lượng các đối thủ cạnh tranh và sựtham gia của họ vào thị trường tương ứng sẽ cho ta hình ảnh khá thú vị về cơcấu cạnh tranh hiện tại.
- Cạnh tranh như thế nào ? Cạnh tranh về độ tin cậy, sự đổi mới công nghệtạo ra sản phẩm mới, khuếch trương và quảng cáo
3.1.5 Lựa chọn bạn hàng giao dịch
Trong thương mại quốc tế, bạn hàng hay khách hàng nói chung là nhữngngười hoặc tổ chức có quan hệ giao dịch với ta nhằm thực hiện các hợp đồnghợp tác kinh tế hay hợp tác kỹ thuật liên quan tới việc cung cấp hàng hóa.
Việc lựa chọn các đối tác giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cầnthiết để thực hiện thắng lợi các hợp đồng xuất khẩu, song nó phụ thuộc nhiềuvào kinh nghiệm của người làm công tác giao dịch, có thể dựa trên cơ sởnghiên cứu các vấn đề sau:
- Tình hình sản xuất kinh doanh, lĩnh vực và phạm vi kinh doanh, khảnăng cung cấp hàng hoá.
- Khả năng về vố, cơ sở vật chất, kỹ thuật
- Thái độ và quan điểm kinh doanh là chiếm lĩnh thị trường hay cố gắnggiành lấy độc quyền về hàng hoá.
- Uy tín, quan hệ của bạn hàng- Thái độ chính trị
Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn đối táctrực tiếp tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốnthâm nhập vào thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm.
3.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu
3.2.1 Tạo nguồn hàng xuất khẩu
Nguồn hàng là toàn bộ hàng hoá và dịch vụ của một công ty hoặc một địaphương hoặc toàn bộ đất nước có khả năng xuất khẩu được.
Trang 13Tạo nguồn hàng xuất khẩu là toàn bộ những hoạt động từ đầu tư sản xuấtkinh doanh đến các nghiệp vụ nghiên cứu thị trường, ký kết hợp đồng vậnchuyển, bảo quản, sơ chế, phân loại nhằm tạo ra hàng hoá có đầy đủ tiêu chuẩncần thiết cho xuất khẩu.
Để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu các doanh nghiệp có thể đẩu tư trực tiếphoặc gián tiếp sản xuất, có thể thu gom hoặc có thể ký hợp đồng thu mua vớicác chân hàng, các đơn vị sản xuất hoặc ký hợp đồng thu mua kết hợp vớihướng dẫn kỹ thuật
Công tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu là một hệ thống các côngviệc, các nghiệp vụ , bao gồm:
a, Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu
Nghiên cứu nguồn hàng là nghiên cứu khả năng cung cấp hàng xuất khẩutrên thị trường như thế nào? Khả năng cung cấp hàng được xác định bởi nguồnhàng thực tế và nguồn hàng tiềm năng Nguồn hàng thực tế là nguồn hàng đãcó và đang sẵn sàng đưa vào lưu thông Với nguồn này chỉ cần thu mua, phânloại, đóng gói là có thể xuất khẩu được Còn đối với nguồn hàng tiềm năng lànguồn hàng chưa xuất hiện, nó có thể có hoặc không có trên thị trường Đối vớicác nguồn này đòi hỏi các doanh nghiệp ngoại thương phải có đầu tư, có đơnđặt hàng, có hợp đồng kinh tế thì người cung cấp mới tiến hành sản xuất.Trong công tác xuất khẩu thì nguồn hàng này rất quan trọng bởi hàng hóa xuấtkhẩu đòi hỏi phải có mẫu mã riêng, tiêu chuẩn chất lượng cao, số lượng đượcđịnh trước
Nghiên cứu nguồn hàng xuất khẩu là nhằm xác định chủng loại mặt hàng,kích cỡ, mẫu mã, công dụng, chất lượng, giá cả, thời vụ (nếu là mặt hàng nông,lâm, thuỷ sản), những tính năng đặc điểm riêng có của từng mặt hàng, sự phùhợp và khả năng đáp ứng những yêu cầu của thị trường nước ngoài về chỉ tiêukỹ thuật.
Trang 14Mặt khác, nghiên cứu nguồn hàng phải xác định được giá cả trong nướccủa hàng hóa so với giá cả quốc tế để có thể tính được lợi nhuận thu được từhoạt động xuất khẩu.
Cuối cùng, việc nghiên cứu nguồn hàng phải nắm được chính sách quản lýcủa nhà nước về mặt hàng đó Mặt hàng đó có được phép xuất khẩu hoặc cóthuộc hạn ngạch xuất khẩu không? Trong thực tế, chính sách quản lý của nhànước đối với từng mặt hàng cụ thể luôn có những thay đổi, do vậy nghiên cứuđể dự báo những thay đổi này cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanhnghiệp ngoại thương.
b, Tổ chức hệ thống thu mua hàng cho xuất khẩu
Hệ thống thu mua bao gồm mạng lưới các đại lý, hệ thống kho hàng ở cácđịa phương, các khu vực có mặt hàng thu mua Chi phí này khá lớn, do vậy đòihỏi các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn, cân nhắc trước khi chọn đại lý vàxây dựng kho, nhất là những kho đòi hỏi phải trang bị nhiều phương tiện bảoquản đắt tiền.
Hệ thống thu mua cần phải gắn với điều kiện giao thông của các địaphương Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thu mua và vận chuyển là cơ sở để đảmbảo tiến độ thu mua và chất lượng của hàng hoá Tuỳ theo đặc điểm của hànghoá mà có phương án vận chuyển hợp lý.
c, Kí kết hợp đồng trong thu mua tạo nguồn xuất khẩu
Phần lớn khối lượng hàng hóa được mua bán giữa các doanh nghiệp ngoạithương với các nhà sản xuất hoặc với các chân hàng đều thông qua hợp đồngthu mua, đổi hàng, gia công Dựa trên những thoả thuận và tự nguyện các bênký kết hợp đồng là cơ sở vững chắc đảm bảo các hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp diễn ra bình thường.
d, Xúc tiến khai thác nguồn hàng
Sau khi ký kết hợp đồng với các chân hàng và các đơn vị sản xuất, doanhnghiệp ngoại thương phải lập kế hoạch thu mua, tiến hành sắp xếp các phầnviệc phải làm và chỉ đạo các bộ phận thực hiện kế hoạch Cụ thể là:
Trang 15- Đưa hệ thống các kênh thu mua đã được thiết lập đi vào hoạt động Cóthể tổ chức bộ máy chỉ đạo thu mua theo từng mặt hàng hoặc từng nhóm hàng
- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục giấy tờ, chứng từ, hóa đơn, bộ phận giámđịnh chất lượng hàng hóa và các thủ tục khác để giao nhận hàng theo hợp đồngđã ký.
- Tổ chức hệ thống kho tàng tại các điểm nút các kênh, đảm bảo đủ khảnăng tiếp nhận và giải tỏa nhanh “dòng hàng vào ra”.
- Tổ chức vận chuyển hàng theo các địa điểm đã quy định, làm các thủ tụccần thiết để thuê phương tiện vận chuyển thích hợp, thuê xếp dỡ sao cho cướcphí phù hợp với từng nhóm hàng Tuỳ theo mặt hàng có thể tổ chức bao góihoặc dự trữ hợp lý trong quá trình vận chuyển có thể xuất ngay.
- Đưa các cơ sở sản xuất, gia công chế biến vào hoạt động theo phương ánkinh doanh đã định Tiến hành làm việc cụ thể với các đại lý, trung gian hoặccác đơn vị khác có liên quan từng mặt hàng, nhóm hàng thu mua để hạn chếnhững vướng mắc phát sinh.
- Chuẩn bị đầy đủ tiền để thanh toán kịp thời cho các nhà sản xuất, cácchân hàng, các đại lý, các trung gian
e, Tiếp nhận bảo quản và xuất kho giao hàng xuất khẩu
Phần lớn hàng hóa trước khi xuất khẩu đều phải trải qua một hoặc một sốkho để bảo quản, phân loại, đóng gói, hoặc nhờ làm thủ tục xuất khẩu Nhàxuất khẩu cần chuẩn bị tốt các kho để tiếp nhận hàng xuất khẩu.
Bảo quản hàng hóa trong kho là một trong những nhiệm vụ quan trọng củachủ kho hàng Chủ kho hàng phải có trách nhiệm không để cho hàng hóa bị hưhỏng, đổ vỡ, mất mát trừ khi hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ, mất mát là dohành động bất khả kháng gây ra.
Cuối cùng là công việc xuất kho hàng xuất khẩu Công việc này đòi hỏiphải đúng với quy cách thủ tục quy định và phải có đầy đủ các giấy tờ hoá đơnhợp nệ.
3.2.2 Đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu.
Trang 16Đàm phán là việc bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa cácdoanh nghiệp xuất nhập khẩu để đi đến thống nhất ký kết hợp đồng.
Có nhiều hình thức đàm phán khác nhau:
Đàm phán qua thư tín: Đây là hình thức chủ yếu để giao dịch kinh doanhgiữa các nhà xuất nhập khẩu Những cuộc tiếp xúc ban đầu thường là qua thưtừ, ngay cả khi hai bên có điều kiện gặp gỡ trực tiếp thì duy trì mối quan hệqua thư tín thương mại là vẫn cần thiết So với gặp gỡ trực tiếp thì giao dịchqua thư tín tiết kiệm được rất nhiều chi phí, trong cùng một lúc có thể giao dịchvới nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau Mặt khác, giao dịch qua thư tínthì sẽ có điều kiện để cân nhắc suy nghĩ, tranh thủ ý kiến của nhiều người và cóthể khéo léo dấu được ý định của mình Tuy nhiên, giao dịch bằng thư tínthường mất rất nhiều thời gian và do đó có thể bỏ lỡ mất thời cơ mua bán.Người ta có thể sử dụng điện tín để khắc phục nhược điểm này.
Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Gặp gỡ trực tiếp giữa hai bên đểtrao đổi mọi điều kiện buôn bán, là một hình thức đặc biệt quan trọng Hìnhthức này đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi làlối thoát cho những đàm phán bằng thư tín đã kéo dài lâu mà không có kết quả.Đàm phán bằng gặp gỡ trực tiếp tuy hiệu quả hơn hình thức thư tín, điện tín,song đây cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất, đòi hỏi người tiến hànhđàm phán phải giỏi nghiệp vụ, tự tin, phản ứng nhạy bén đủ tỉnh táo và bìnhtĩnh dò xét ý kiến đối phương.
Như vậy, trong mỗi cách đàm phán giao dịch đều có những điểm thuận lợivà bất lợi khác nhau Điều đó yêu cầu người tham gia đàm phán phải nắmđược đặc điểm của mỗi loại từ đó phát huy lợi thế và khôn khéo tránh đượcbất lợi.
Việc giao dịch đàm phán có kết quả sẽ dẫn tới việc kí kết hợp đồng xuấtkhẩu Một hợp đồng cần phải đầy đủ các điều khoản để tránh sự tranh chấp củahai bên, thông thường bao gồm:
* Số hợp đồng
Trang 17* Ngày, tháng, năm kí kết hợp đồng* Tên, địa chỉ của các bên kí kết
* Các điều khoản của hợp đồng, trong đó có các điều khoản chủ yếu là: + Điều 1: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, bao bì, kí mãhiệu
+ Điều 2: Giá cả (đơn giá, tổng trị giá)
+ Điều 3: Thời gian, địa điểm, phương tiện giao hàng + Điều 4: Giám định hàng hóa
+ Điều 5: Điều kiện xếp hàng, thưởng phạt + Điều 6: Những chứng từ cần thiết cho lô hàng + Điều 7: Thanh toán
+ Điều 8: Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng + Điều 9: Thủ tục giải quyết các tranh chấp hợp đồng +Điều 10: Hiệu lực của hợp đồng
3.2.3 Tổ chức thực hiện hoạt động xuất khẩu.
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được kí kết, đơn vị xuất khẩuvới tư cách là một bên kí kết phải thực hiện hợp đồng đó Đây là một công việcrất phức tạp Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia, quốc tế và những tập quánthương mại quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi của quốc gia và bảođảm uy tín kinh doanh của đơn vị Về mặt kinh doanh trong quá trình thực hiệncác khâu công việc để thực hiện hợp đồng đơn vị xuất khẩu phải cố gắng tiếtkiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệpvụ giao dịch.
Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành cáccông việc sau:
- Xin giấy phép xuất khẩu.- Kiểm tra L/C
- Chuẩn bị hàng hóa.
- Thuê tàu hoặc uỷ thác thuê tàu
Trang 18- Kiểm nghiệm hàng hóa- Làm thủ tục hải quan- Giao hàng lên tàu
- Làm thủ tục thanh toán - Giải quyết khiếu nại (nếu có)
3.3 Quản lý hoạt động xuất khẩu và đánh giá hiệu quả hoạt động xuấtkhẩu.
3.3.1 Quản lý hoạt động xuất khẩu.
Quản lý hoạt động xuất khẩu bao gồm những biện pháp đẩy mạnh xuấtkhẩu và công cụ quản lý xuất khẩu.
Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu có thể chia thành 3 nhóm:
- Nhóm biện pháp liên quan đến tổ chức nguồn hàng, cải tiến cơ cấu xuấtkhẩu:
+ Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực + Đẩy mạnh gia công hàng xuất khẩu.
+ Tăng cường đầu tư cho xuất khẩu + Lập các khu chế xuất
- Nhóm các biện pháp tài chính, bao gồm: + Tín dụng xuất khẩu
+ Trợ cấp xuất khẩu + Chính sách tỷ giá
+ Miễn, giảm và hoàn lại thuế- Nhóm biện pháp thể chế – tổ chức.
+ Lập các viện nghiên cứu cung cấp thông tin cho các nhà xuất khẩu + Đào tạo cán bộ, chuyên gia giúp các nhà xuất khẩu
+ Lập các cơ quan Nhà nước ở nước ngoài để nghiên cứu tại chỗ tìnhhình thị trường hàng hóa, thương nhân và chính sách của chính phủ ở nước sởtại.
Trang 19+ Nhà nước đứng ra kí kết các Hiệp định thương mại, Hiệp định hợp táckỹ thuật, vay nợ, viện trợ Trên cơ sở đó thúc đẩy xuất khẩu.
Các công cụ cơ bản quản lý xuất khẩu gồm có:
- Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa - Hạn ngạch xuất khẩu
- Quản lý ngoại tệ
3.3.2 Đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu
Ý nghĩa của công việc này là nhằm tạo điều kiện cho các thành viên trongdoanh nghiệp thấy được các kết quả và hạn chế trong quá trình thực hiện hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu, từ đó rút ra kinh nghiệm kinh doanh, đồng thời cónhững biện pháp khuyến khích tinh thần làm việc thông qua các biện phápkhen thưởng, xử phạt cụ thể.
Nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu người ta dùng một số chỉtiêu sau:
- Tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu: là số lượng bản tệ bỏ ra để thu được mộtđơn vị ngoại tệ:
Trong đó:
KXK: tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu PX : chi phí cho lô hàng xuất khẩu
TX : số ngoại tệ thu được từ lô hàng xuất khẩu
Nếu Kxk : nhỏ hơn tỷ giá hối đoái thì hoạt động xuất khẩu có hiệu quả- Tỷ suất doanh lợi xuất khẩu (DX )
Trong đó:
LX : lợi nhuận về bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được chuyểnđổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá công bố của ngân hàng Nhà nước
CLD
TPK
Trang 20CX : tổng chi phí thực hiện hoạt động xuất khẩu- Chỉ tiêu lợi nhuận trong xuất khẩu:
+ Lợi nhuận tính cho một mặt hàng: PX = q(p – f) Trong đó:
Px : lợi nhuận của mặt hàng xuất khẩu q : khối lượng hàng xuất khẩu
p : giá trị một đơn vị hàng xuất khẩu
f : chi phí đầy đủ của một đơn vị hàng xuất khẩu
Chỉ tiêu này giúp ta phân biệt lợi nhuận của từng mặt hàng, lô hàng, chuyếnhàng
+ Tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp xuất khẩu:
Ngoài các chỉ tiêu định lượng ở trên, để xác định hiệu quả hoạt động xuấtkhẩu còn có các chỉ tiêu định tính Đây là chỉ tiêu gián tiếp rất khó lườngnhưng không phải là không ước lượng được Các chỉ tiêu đó có thể là:
+ Chỉ tiêu thu hút các nguồn vốn đầu tư liên doanh liên kết với các tổchức tư thương nước ngoài.
+ Chỉ tiêu mở rộng môi trường và bạn hàng kinh doanh
+ Chỉ tiêu về uy tín, tín nhiệm về chính trị xã hội tăng lên do hoạt độngxuất khẩu đem lại
II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động mua bán hàng hóa quốctế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cho phép các nhà kinh doanhthấy được những gì họ sẽ phải đối mặt và đứng trước tình thế đó thì họ phải xửlý như thế nào? Ở đây chúng ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng của các nhóm yếutố chủ yếu sau:
)(
Trang 211 Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu,hơn nữa các yếu tố này rất rộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phântích các yếu tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể.
1.1 Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu
Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một sốđơn vị tiền tệ của nước kia Tỷ giá hối đoái là phương tiện so sánh giá trị hànghóa trong nước và trên thị trường quốc tế, là một trong những căn cứ quantrọng để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bánhàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Trong trường hợp tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam giảm so với ngoại tệmạnh (USD, GBP, FRF, DEM ) thì các doanh nghiệp có thể thu được nhiềulợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu và ngược lại Chính vì vậy, các doanh nghiệpcó thể thông qua nghiên cứu và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá hốiđoái để đưa ra biện pháp xuất khẩu phù hợp, lựa chọn thị trường có lợi, lựachọn nguồn hàng, đồng tiền thanh toán
Tương tự, tỷ suất ngoại tệ hàng xuất khẩu cũng như “một chiếc gậy vôhình” đã làm thay đổi, chuyển hướng giữa các mặt hàng, các phương án kinhdoanh của doanh nghiệp xuất khẩu.
1.2 Mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế
Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì Chính phủ có thểđưa ra các chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu Chẳng hạnchiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa đòi hỏixuất khẩu để thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu các trang thiết bị máymóc phục vụ sản xuất; mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nước đưa ra chính sáchkhuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng
1.3 Các chính sách thuế
Một số chính sách chủ yếu cần quan tâm đối với nhà xuất khẩu:
Trang 22*Thuế quan: trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh
vào từng đơn vị hàng xuất khẩu Việc đánh thuế xuất khẩu được Chính phủ banhành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền kinh tếtrong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại Tuy nhiên, thuế quancũng gây ra một khoản chi phí xã hội do sản xuất trong nước tăng lên không cóhiệu quả và mức tiêu dùng trong nước lại giảm xuống Nhìn chung, công cụnày thường chỉ áp dụng đối với một số ít mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuấtkhẩu và bổ sung cho nguồn thu của ngân sách
*Trợ cấp xuất khẩu: Trong một số trường hợp Chính phủ phải thực
hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của nướcmình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thếgiới Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêudùng trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu
* Hạn ngạch: được coi là một công cụ chủ yếu trong hàng rào phi thuế
quan, nó được hiểu như quy định của Nhà nước về số lượng tối đa của một mặthàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất địnhthông qua việc cấp giấy phép Sở dĩ có công cụ này vì không phải lúc nào Nhànước cũng khuyến khích xuất khẩu mà đôi khi vì quyền lợi quốc gia phải kiểmsoát một vài mặt hàng hay nhóm hàng như sản phẩm đặc biệt, nguyên liệu donhu cầu trong nước còn thiếu
2 Các yếu tố xã hội
Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhấtđịnh Chính vì vậy, các yếu tố xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của conngười Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởngcủa yếu tố này ta có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hóa, đặc biệt làtrong ký kết hợp đồng.
Nền văn hóa tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định cách thứctiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoảmãn của con người sống trong đó Chính vì vậy, văn hóa là yếu tố chi phối lối
Trang 23sống nên các nhà xuất khẩu luôn luôn phải quan tâm tìm hiểu yếu tố văn hóa ởcác thị trường mà mình tiến hành hoạt động xuất khẩu.
3 Các yếu tố chính trị pháp luật
Các yếu tố chính trị pháp luật ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu.Các công ty kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định của cácChính phủ có liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế:
- Các quy định của luật pháp Việt Nam đối với hoạt động xuất khẩu (thuế,thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại tệ )
- Các hiệp ước, hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia
- Các quy định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệlàm ăn
- Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu(Công ước Viên 1980, Incoterm 1990 )
Ngoài những vấn đề nói trên, chính phủ còn thực hiện các chính sách ngoạithương khác như: hàng rào phi thuế quan, ưu đãi thuế quan
Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi.Sự thay đổi đó là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuấtkhẩu Vì vậy, họ phải nắm được chiến lược phát triển kinh tế của đất nước đểbiết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước.
4 Các yếu tố về tự nhiên và công nghệ
Khoảng cách địa lý giữa Việt Nam và các nước sẽ ảnh hưởng đến chi phívận tải , tới thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do vậy,nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt hàng xuấtkhẩu
Trang 24 Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thịtrường tiêu thụ Ví dụ: việc mua bán hàng hóa với các nước có cảng biển có chiphí thấp hơn so với các nước không có cảng biển.
Thời gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tainhư bão, động đất
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tincho phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóngthông tin , tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, điều khiển hàng hóa xuấtkhẩu, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu Đồng thời yếutố công nghệ còn tác động đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuấtkhẩu, các lĩnh vực khác có liên quan như vận tải, ngân hàng
5 Yếu tố hạ tầng phục vụ cho hoạt động xuất khẩu
Các yếu tố hạ tầng phục vụ hoạt động xuất khẩu ảnh hưởng trực tiếp đếnxuất khẩu, chẳng hạn như:
Hệ thống giao thông đặc biệt là hệ thống cảng biển: mức độ trang bị, hệthống xếp dỡ, kho tàng Hệ thống cảng biển nếu hiện đại sẽ giảm bớt thờigian bốc dỡ, thủ tục giao nhận cũng như đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuấtkhẩu.
Hệ thống ngân hàng: Sự phát triển của hệ thống ngân hàng cho phép cácnhà kinh doanh xuất khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, huy động vốn Ngoàira ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho nhà kinh doanh bằng các dịchvụ thanh toán qua ngân hàng.
Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hàng hóa cho phép các hoạt độngxuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn, đồng thời giảm bớt được mứcđộ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra
6 Ảnh hưởng của tình hình kinh tế- xã hội thế giới và các quan hệ kinh tếquốc tế
Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa thì sự phụ thuộc giữa các nướcngày càng tăng Chính vì thế mỗi biến động của tình hình kinh tế- xã hội trênthế giới đều ít nhiều trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế trongnước Lĩnh vực xuất khẩu hơn bất cứ một hoạt động nào khác bị chi phối mạnh
Trang 25mẽ nhất ở đây cũng do một phần tác động của các mối quan hệ kinh tế quốc tế.Khi xuất khẩu hàng hóa từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đốimặt với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽcủa các hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữahai nước nhập khẩu và xuất khẩu.
Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độkhác nhau, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được kí kếtvới mục tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế Nếu quốc gia nào thamgia vào các liên minh kinh tế này hoặc kí kết các hiệp định thương mại thì sẽgặp nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình Ngược lại, đó chính làrào cản đối với việc thâm nhập vào thị trường khu vực đó.
7 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp.
7.1 Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quakhối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khảnăng phân phối (đầu tư) có hiệu quả các nguồn vốn Khả năng quản lý có hiệuquả các nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua các chỉtiêu:
- Vốn chủ sở hữu (vốn tự có)- Vốn huy động
- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận
- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn- Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi
7.2 Tiềm năng con người
Trong kinh doanh (đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại- dịch vụ, hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu) con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đểđảm bảo thành công Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn
Trang 26đúng được cơ hội và sử dụng sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản,kỹ thuật, công nghệ một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội
Trang 277.3 Tiềm lực vô hình (tài sản vô hình)
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt độngthương mại Tiềm lực vô hình không phải tự nhiên mà có Tuy có thể đượchình thành một cách tự nhiên, nhưng nhìn chung tiềm lực vô hình cần được tạodựng một cách có ý thức thông qua các mục tiêu và chiến lược xây dựng tiềmlực vô hình cho doanh nghiệp và cần chú ý đến khía cạnh này trong tất cả cáchoạt động của doanh nghiệp.
Tiềm lực của doanh nghiệp có thể là:
- Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa
- Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp.
7.4 Khả năng kiểm soát, chi phối, độ tin cậy của nguồn cung cấp hànghóa và dự trữ hợp lý hàng hóa của doanh nghiệp.
Yếu tố này ảnh hưởng tới “đầu vào” của doanh nghiệp và tác động mạnhmẽ đến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như ở khâu tiêu thụsản phẩm Không kiểm soát hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủ động vềnguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp thì việc thực hiện các hợp đồngxuất khẩu không thể đảm bảo, có thể phá vỡ hoặc làm hỏng hoàn toàn kế hoạchkinh doanh của doanh nghiệp.
7.5 Trình độ tổ chức, quản lý
Mỗi một doanh nghiệp là một hệ thống với những mối liên kết chặt chẽ vớinhau hướng tới mục tiêu Một doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mìnhthì đồng thời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng Khả năngtổ chức, quản lý doanh nghiệp dựa trên quan điểm tổng hợp, bao quát, tậptrung vào những mối liên hệ tương tác của tất cả các bộ phận tạo thành tổng thểtạo nên sức mạnh thật sự cho doanh nghiệp
7.6 Trình độ tiên tiến của trang thiết bị, công nghệ, bí quyết công nghệcủa doanh nghiệp.
Trang 28Ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hànghóa được đưa ra đáp ứng khách hàng trong và ngoài nước.
7.7 Cơ sở vật chất- kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất - kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp cóthể huy động vào kinh doanh: thiết bị, nhà xưởng Nếu doanh nghiệp có cơ sởvật chất kỹ thuật càng đầy đủ và hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin cũngnhưn việc thực hiện các hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và cóhiệu quả.
III- CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CHỦ YẾU
Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằmphân tán và chia sẻ rủi ro, các doanh nghiệp ngoại thương có thể lựa chọnnhiều hình thức xuất khẩu khác nhau Một số hình thức xuất khẩu thường đượccác doanh nghiệp lựa chọn, bao gồm:
1 Xuất khẩu trực tiếp.
Xuất khẩu trực tiếp là xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ do chính doanhnghiệp sản xuất ra hoặc mua từ các đơn vị sản xuất trong nước, sau đó xuấtkhẩu ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của mình.
Hình thức này có ưu điểm là lợi nhuận mà đơn vị kinh doanh xuất khẩuthường cao hơn các hình thức khác do không phải chia sẻ lợi nhuận qua khâutrung gian Với vai trò là người bán trực tiếp, đơn vị ngoại thương có thể nângcao uy tín của mình Tuy vậy, nó đòi hỏi đơn vị phải ứng trước một lượng vốnkhá lớn để sản xuất hoặc thu mua hàng và có thể gặp nhiều rủi ro.
2 Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là việc cung ứng hàng hoá ra thị trường nước ngoàithông qua các trung gian xuất khẩu như người đại lý hoặc người môi giới Đócó thể là các cơ quan, văn phòng đại diện, các công ty uỷ thác xuất nhập khẩu Xuất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ với bạn hàng của nhà xuất khẩu,đồng thời khiến nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung
Trang 29gian Tuy nhiên, trên thực tế phương thức này được sử dụng rất nhiều, đặc biệtlà ở các nước kém phát triển, vì các lý do:
+ Người trung gian thường hiểu biết rõ thị trường kinh doanh còn cácnhà kinh doanh thường rất thiếu thông tin trên thị trường nên người trung giantìm được nhiều cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn.
+ Người trung gian có khả năng nhất định về vốn, nhân lực cho nênnhà xuất khẩu có thể khai thác để tiết kiệm phần nào chi phí trong quá trìnhvận tải.
3 Xuất khẩu uỷ thác
Xuất khẩu uỷ thác là các đơn vị nhận giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồngđể xuất khẩu cho một đơn vị (bên uỷ thác)
Trong hình thức xuất khẩu uỷ thác, đơn vị ngoại thương đóng vai trò làngười trung gian xuất khẩu làm thay cho đơn vị sản xuất Ưu điểm của hìnhthức này là độ rủi ro thấp, trách nhiệm ít, người đứng ra xuất khẩu không phảilà người chịu trách nhiệm cuối cùng, đặc biệt là không cần đến vốn để muahàng, phí ít nhưng nhận tiền nhanh, cần ít thủ tục
4 Buôn bán đối lưu
Đây là hình thức giao dịch mà trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ vớinhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, hàng trao đổi có giá trị tươngđương nhau Mục đích xuất khẩu không phải là nhằm thu về một khoản ngoạitệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá có giá trị xấp xỉ giá trị lô hàng xuấtkhẩu.
Buôn bán đối lưu đã ra đời từ lâu trong lịch sử quan hệ hàng hóa - tiền tệ,trong đó sớm nhất là “hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ Ngày nay ngoàihai hình thức truyền thống đó, đã có nhiều loại hình thức mới ra đời Trongvòng thập niên 90 của thế kỷ XX, trong buôn bán quốc tế, gần 35% là mua đốilưu, 24% là những hợp đồng bồi hoàn, 9% là những giao dịch có thanh toánbình hành, 8% là nghiệp vụ chuyển nợ, chỉ có 4% là nghiệp vụ hàng đổi hàng.
Trang 305 Xuất khẩu theo nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá (thường là trả nợ) được ký theo nghịđịnh thư giữa hai chính phủ Xuất khẩu theo nghị định thư có nhiều ưu điểmnhư khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị xuất khẩu),giá cả hàng hóa tương đối cao, việc sản xuất thu mua có nhiều ưu tiên
Trên thực tế, hình thức này ít được áp dụng, chủ yếu là ở các nước XHCNtrước kia.
6 Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức mới và đang phổ biến rộng rãi Đặc điểm của hình thứcnày là hàng hoá không bắt buộc vượt qua biên giới quốc gia mới đến tay kháchhàng Do vậy giảm được chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận chuyển vàbảo quản hàng hoá Các thủ tục trong hình thức này cũng đơn giản hơn, trongnhiều trường hợp không nhất thiết phải có hợp đồng phụ trợ như: hợp đồng vậntải, bảo hiểm hàng hoá, thủ tục hải quan.
Trang 317 Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên(gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm củamột bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm giao lạicho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Như vậy, trong giacông quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương củanhiều nước Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng đượcgiá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công Đối với bênnhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhândân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nướcmình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc Nhiều nước đang pháttriển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền côngnghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo
8 Tạm nhập, tái xuất
Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất Nhiều nước Tây Âu và MỹLatinh quan niệm tái xuất là xuất khẩu những hàng ngoại quốc từ kho hải quan,chưa qua chế biến ở nước mình Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó làviệc xuất khẩu những hàng hóa ngoại quốc chưa qua chế biến ở trong nước dùhàng đó đã qua lưu thông nội địa Như vậy, các nước đều thống nhất quan niệmtái xuất là lại xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hóa trước đây đã nhậpkhẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu vềmột số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu Giao dịch này luôn luôn thu hútđược ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu Vì vậy ngườita gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác (triangulartransaction)
Trang 32Ưu điểm của hình thức này là doanh nghiệp có thể thu được lợi nhuận caomà không cần phải tổ chức sản xuất, đầu tư vào nhà xưởng, thiết bị, khả năngthu hồi vốn cũng nhanh hơn.
IV- CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế, thương mạivới nước ngoài góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước, căncứ vào luật tổ chức chính phủ ngày 30/09/1992, theo quy định của Bộ trưởngBộ Thương Mại thì chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước được quy định vàhướng dẫn chi tiết trong Nghị định 57 CP ngày 31/07/1998.
Nghị định này bao gồm các nội dung sau:
1 Những quy định chung
- Nghị định này áp dụng cho xuất khẩu hàng hóa với nước ngoài và khuchế xuất, thông qua thương mại, hợp tác quốc tế và khoa học kỹ thuật, hợp tácđầu tư, viện trợ, vay và trả nợ, tạm nhập để tái xuất; quá cảnh hàng hóa; giacông, chế biến hàng hóa và bán thành phẩm cho nước ngoài, đại lý mua, bánhàng hóa, uỷ thác và nhận uỷ thác xuất khẩu.
- Việc xuất khẩu các hàng hóa, dịch vụ sau khi được quản lý theo quy chếriêng: Vàng bạc, đá quý; tài sản di chuyển, bưu phẩm bưu kiện, hàng hóa củanhân dân Việt Nam mang theo dùng khi xuất cảnh; hàng hoá xuất khẩu giữakhu chế xuất với nhau và giữa khu chế xuất với nước ngoài; bưu kiện bưu
Trang 33phẩm không mang tính chất thương mại; các dịch vụ du lịch, ngân hàng, bảohiểm, bưu điện, hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ.
- Việc quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu được thựchiện theo các nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ luật pháp và các chính sách có liên quan của Nhà nước về sảnxuất, lưu thông và quản lý thị trường.
+ Tôn trọng các cam kết với nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế + Đảm bảo quyền tự chủ kinh doanh của các doanh nghiệp và bảo đảm sựquản lý của Nhà nước.
2 Quy định về hàng hóa xuất khẩu.
Tất cả hàng hóa đều được xuất khẩu và chịu sự điều tiết bằng thuế theopháp luật thuế xuất khẩu trừ một số hàng hóa thuộc danh mục dưới đây cònchịu sự quản lý phi thuế quan.
1- Hàng xuất khẩu hạn ngạch2- Hàng cấm xuất khẩu
3- Hàng xuất khẩu có điều kiện
Hàng cấm xuất khẩu có trong danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ đượcxuất khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng chính phủ.
Hàng xuất khẩu quản lý bằng hạn ngạch và xuất khẩu có giấy phép ghitrong danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện.
3 Chính sách khuyến khích xuất khẩu
- Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệpphát triển và mở rộng thị trường mới và xuất khẩu được những mặt hàng màNhà nước khuyến khích xuất khẩu.
Bộ Thương mại cùng ủy ban kế hoạhc Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàngNhà nước, các Bộ có liên quan trình Chính phủ danh mục mặt hàng khuyếnkhích xuất khẩu, các chính sách và biện pháp để thực hiện các mục tiêu trên.
- Nhằm khuyến khích xuất khẩu trường hợp các doanh nghiệp đã có giấyphép kinh doanh xuất khẩu, những mặt hàng ngoài phạm vi danh mục ngành
Trang 34hàng đã đăng ký trong giấy phép kinh doanh xuất khẩu thì Bộ Thương mại cótrách nhiệm xem xét và giải quyết cụ thể từng hợp đồng xuất khẩu những mặthàng đó.
- Đối với các hàng chuyên dụng Nhà nước chỉ cấp giấy phép xuất khẩu saukhi có ý kiến đồng ý của cơ quan Nhà nước quản lý mặt hàng chuyên dụng đó.
- Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổngcục hải quan thực hiện chức năng của mình: quy định và hướng dẫn việc kýkết, thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương; cấp giấy phép xuất khẩu đốivới những mặt hàngphải có giấy phép xuất khẩu , kiểm tra khả năng thanh toánvà tài chính, thu thuế xuất khẩu, hoàn thuế, thủ tục hải quan
- Việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu (kể cả trả chậm) thực hiện theo quyđịnh của Ngân hàng.
- Đối với những hàng hóa quan trọng hoặc kim ngạch lớn, Bộ Thương mạiquy định mức giá tối thiểu đối với hàng xuất khẩu trong cùng thời gian sau khithống nhất ý kiến với uỷ ban kế hoạch Nhà nước và các Bộ Bộ Thương mại sẽcông bố danh mục các mặt hàng này.
- Bộ Thương mại cùng các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương định kỳ rà soát các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu và cónhững biện pháp thích hợp đối với những doanh nghiệp không đủ điều kiệnkinh doanh hoặc vi phậm pháp luật trong quá trình hoạt động.
Trang 35- Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, TổngCục hải quan, các ngành có liên quan để xây dựng và trình Thủ tướng Chínhphủ ban hành các quy định về các chế tài đối với việc vi phạm của các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu và các quy chế liên quan đến xuất nhậpkhẩu nói chung.
5 Chính sách xuất khẩu gạo trong thời gian qua
Gạo là mặt hàng chủ lực của Việt Nam nên Nhà nước ta luôn luôn coi trọngvà thể hiện vai trò điều hành của mình trong việc tổ chức các hoạt động kinhdoanh lúa gạo.
Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 120 nước trên thếgiới trong đó có hơn 80 nước đã ký Hiệp định thương mại với Việt Nam.
Cơ chế chính sách cùng với các quy định cho xuất nhập khẩu cũng đượcliên tục đổi mới sao cho phù hợp với điều kiện thực tế, đơn giản hoá các thủtục hành chính có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu, khắc phục nhữngcông đoạn gây ách tắc phiền hà, hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý xuấtnhập khẩu Song đây là một lĩnh vực quản lý rất phức tạp trong khi Việt Namchưa có nhiều kinh nghiệm nên các chủ trương chính sách đưa ra còn chắp vá,thiếu đồng bộ, thiếu nhất quán, gây ra rất nhiều khó khăn, nhiều khi một vấn đềnày chưa giải quyết xong thì đã nảy sinh vấn đề khác.
Đối với mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, từ khi chuyển sang cơ chế thịtrường, vai trò điều hành của Nhà nước trong việc tổ chức các hoạt động kinhdoanh lúa gạo không hề giảm đi mà có sự chuyển biến về bản chất: Nhà nướckhông còn can thiệp quá sâu vào quá trình lưu thông của hàng hoá mà chỉ thểhiện vai trò qua sự điều hành và giám sát cân đối lương thực chung của cảnước và mỗi vùng.
Trong những năm 1989- 1991 bắt đầu có thặng dư nhiều gạo, Chính phủkhông hạn chế đầu mối xuất khẩu gạo Trên nguyên tắc, các đơn vị đầu mốiđược phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp đều có quyền tham gia làm gạo
Trang 36xuất khẩu Hạn ngạch không được phân bổ cố định mà được xét cấp theo từngchuyến hàng Do đó, có rất nhiều đơn vị tham gia vào hoạt động kinh doanhxuất khẩu gạo, kể cả những doanh nghiệp không chuyên doanh về gạo, gây lêncảnh tranh bán hỗn đoạn trên thị trường.
Các năm kế tiếp (1992- 1995) tình trạng này Chính phủ khắc phục bằngcách chỉ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo cho một số đầu mối nhất định nhưng sốđầu mối còn rất đông (lúc cao nhất lên đến 63 đơn vị), hạn ngạch bị phân chiamanh mún Việc xác định đầu mối và phân bổ hạn ngạch chỉ dựa vào tỷ lệ vàkhối lượng gạo xuất khẩu năm trước của các đơn vị mà không phân biệt lượnggạo xuất khẩu uỷ thác so với lượng gạo xuất khẩu thực sự của các đơn vị đó làbao nhiêu nên vẫn còn hiện tượng một số đầu mối bán quota và xuất khẩu uỷthác để hưởng một tỷ lệ xuất khẩu nhất định trên giá trị kim ngạch xuất khẩugạo, làm phát sinh nhiều tiêu cực trong mua bán quota Hơn nữa, Chính phủchỉ cấp quota từng quý, nên các doanh nghiệp bị động: trong ba quý đầu nămnhiều khi có quan hệ hợp đồng tốt thì không đủ quota để xuất, đến quý IVChính phủ cân đối lại lương thực, cấp quota nhiều hơn thì lại vắng khách hàng,thiếu hợp đồng hoặc còn quá ít thời gian để thực hiện Các doanh nghiệp cũngkhông dám ký kết hợp đồng giao dịch cả năm (thường có điều kiện giá cả ổnđịnh và hiệu quả hơn so với từng chuyến) vì không đảm bảo được quota chocác hợp đồng dài hạn.
Từ năm 1996 việc xác định đầu mối xuất khẩu gạo được tiến hành chặt chẽhơn, trong đó có tính đến địa bàn sản xuất lúa gạo và căn cứ vào năng lực xuấtkhẩu thực sự của các đơn vị Số đầu mối trong cả nước được giới hạn chỉ còn15 đơn vị (riêng dồng bằng sông Cửu Long có 10 đơn vị) và việc phân bổ hạnngạch được tính theo kế hoạch trọn năm Tuy nhiên, do Chính phủ không dựđoán được chính xác sản lượng gạo xuất khẩu (chỉ tiêu kế hoạch xuất khẩu gạođược bổ sung vào quý IV tăng lên 1/3 so với kế hoạch đầu năm) nên hạn ngạchphân bổ vào đầu năm cũng không chính xác, các doanh nghiệp vẫn bị độngtrong việc kí kết và thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo Hậu quả là những lúc
Trang 37giá gạo trên thị trường thế giới tăng mạnh thì lượng xuất của ta không tănghoặc tăng không đáng kể Ngược lại khi giá giảm thì chúng ta lại tăng lượngxuất.
Năm 1998, trong quyết định 12/1998 QĐCP ngày 23/1/1998, Thủ tướngChính phủ giao cho Bộ Thương mại “cho phép thí điểm” một số doanh nghiệpquốc doanh chế biến xay xát lúa gạo được xuất khẩu trực tiếp “nếu có điềukiện”.
Công tác quản lý giá cả, giá mua lúa gạo nội địa do Ban vật giá chính phủhướng dẫn băng cách căn cứ vào giá thành sản xuất để quy định giá sàn và giátrần sao cho đảm bảo được quyền lợi của nông dân, còn giá gạo xuất khẩu doBộ Thương mại căn cứ diễn biến tình hình trên thị trường thế giới để đưa rakhung giá tối thiểu cho từng mặt hàng và các doanh nghiệp phải đạt được mứcgiá tối thiểu này trở nên thì mới được cấp giấy phép xuất khẩu nhằm khốngchế hợp đồng xuất khẩu gạo.
Trong lĩnh vực tài chính liên quan đến vấn đề xuất khẩu gạo, trước kiaChính phủ không thu lệ phí phân bổ hạn ngạch, chỉ áp dụng thuế xuất khẩugạo:
Khoản thuế nộp = Số lượng gạo xuất khẩu x Đơn giá xuất (FOB) x % thuếsuất
Thời gian qua Chính phủ cũng đã vận dụng việc thay đổi thuế suất để điềuchỉnh hoạt động này, lúc bình thường thuế suất là 1%, khi giá gạo trên thịtrường thế giới tăng mạnh thuế suất được điều chỉnh lên 3% để vừa tăng thungân sách quốc gia vừa hạn chế việc xuất khẩu quá mức có thể làm ảnh hưởngxấu đến tình hình cân đối lương thực trong nước Khi giá gạo quốc tế giảmthấp thì hạ thuế suất xuống 0% để khuyến khích các doanh nghiệp duy trì xuấtkhẩu gạo Nhưng đến đầu năm 1999, Nhà nước áp dụng luật thuế giá trị giatăng, nên các doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào Chính điều này đã làm
Trang 38tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp tích cựchơn trong việc tìm kiếm thị trường và tham gia vào hoạt động xuất khẩu gạo
Một điều đặc biệt là chính phủ đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất nhập
gạo thông qua việt kí kết các Hiệp định, Nghị định thư trao đổi hàng hoá vớichính phủ các nước khác hoạc hợp đồng bán gạo ổn định cho các tổ chức phichính phủ nước ngoài, sau đó giao lại cho các doanh nghiệp Nhà nước thựchiện Về nguyên tắc, đây là phương pháp buôn bán đạt hiệu quả nhất do giá caovà ít rủi ro.
Tên chính thức: Công ty Lương Thực Cấp I Lương Yên