1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương Thực trạng và giải pháp

61 492 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 367,5 KB
File đính kèm NỘI DUNG LUẬN VĂN.rar (55 KB)

Nội dung

Đó là việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đối tượngđược phép kinh doanh, các điều kiện về tuyển dụng, quy định về nhân viên, vốn điều lệ, việc sử dụng các công cụ h

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của khóa luận

Một đất nước phát triển về kinh tế bên cạnh những kết quả đạt được thì còn thểhiện ở sự đa dạng của các loại ngành nghề Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam từ mộtnước lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã dần hồi phục, kinh tế ngày càng cónhững bước phát triển mạnh mẽ, bước đầu thực hiện có hiệu quả công cuộc hội nhậpvới thế giới Điều đó thể hiện ở việc tốc độ tăng trưởng kinh tế không ngừng được cảithiện, mức sống của người dân được nâng cao trong đó phải kể đến sự đa dạng của cácloại ngành nghề góp phần không nhỏ vào việc giải quyết các nhu cầu của xã hội, gópphần thúc đẩy sự phát triển kinh tế

Sự đa dạng của các loại ngành nghề phản ánh trong nhiều lĩnh vực từ thươngmại, dịch vụ đến công - nông nghiệp bên cạnh đó phải kể đến sự thay đổi theo từnggiai đoạn của các loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT Đây là nhữngngành nghề có các đặc điểm phức tạp về ANTT, thường bị các đối tượng tội phạm lợidụng hoạt động Xuất phát từ yêu cầu quản lý xã hội và nhiệm vụ bảo vệ ANTT theotừng giai đoạn, căn cứ vào các quy định của pháp luật, lực lượng Cảnh sát QLHC vềTTXH tiến hành công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT theochức năng

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong số những ngành nghề kinhdoanh có điều kiện về ANTT thường bị các loại đối tượng lợi dụng để hoạt động phạmtội như lợi dụng các hình thức kinh doanh, lợi dụng các loại phương tiện được trang bị,các điều kiện về địa điểm…

Tỉnh Bình Dương là một trong những tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam với diện tích tự nhiên là 2.694.43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích

cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ), dân số 1.748.001 người, mật độdân số 649 người/km2 (theo Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương, tháng 6 năm 2013)

gồm: 1 thành phố, 4 thị xã và 4 huyện (với 41 phường, 2 thị trấn và 48 xã) Trên địabàn có nhiều khu công nghiệp: khoảng 28 khu công nghiệp đang hoạt động, trong

đó nhiều khu công nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I, SóngThần II, Đồng An, Nam Tân Uyên, Tân Đông Hiệp A, Việt Hương, VSIP - ViệtNam Singapore, Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, 5…Với những đặc điểm trên, xu ất phát từnhu cầu công tác bảo vệ tài sản, bảo vệ tính mạng con người, bảo vệ hoạt động kinhdoanh, sản xuất ngày càng cao, các hình thức kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã ra đời

Trang 2

và ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ Hiện tại, theo thống kê qua côngtác đăng ký, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnhBình Dương của Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH thì trên địa bàn tỉnh có 32 doanhnghiệp trong đó có 13 chi nhánh và 05 văn phòng đại diện, Cục Cảnh sát QLHC vềTTXH thẩm định và cấp GXNĐĐK về ANTT cho 09 doanh nghiệp Dịch vụ bảo vệ

ra đời bên cạnh những mặt tích cực cũng đã bộc lộ nhiều mặt cần khắc phục nhất làtrong việc đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong quá trìnhthành lập, đào tạo và hoạt động Bên cạnh đó, các loại đối tượng thường chú ý lợidụng hoạt động của các loại hình kinh doanh dịch vụ bảo vệ, các phương tiện đượctrang bị để thực hiện hành vi phạm tội, nhiều vụ việc xảy ra gây hậu quả rất nghiêmtrọng

Hiện nay, công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năngcủa lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH trên địa bàn tỉnh Bình Dươngnhững năm qua bước đầu đã đạt được những thành công nhất định Tuy nhiên, việctiến hành công tác này vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế nhất định cần khắcphục Đó là việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đối tượngđược phép kinh doanh, các điều kiện về tuyển dụng, quy định về nhân viên, vốn điều

lệ, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ được trang bị theo quy định, đảm bảo đúng mụcđích kinh doanh…

Trước những vấn đề trên, thiết nghĩ cần phải nhanh chóng đưa ra những biệnpháp khắc phục, giải quyết những khó khăn, hạn chế, phát huy mạnh mẽ vai trò củacông tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhằm nâng cao hơn nữa hiệuquả công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiệnchức năng quản lí nhà nước trên lĩnh vực trật tự an toàn xã hội

Vì vậy, việc tiếp tục làm rõ những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đócũng như đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính

về TTXH trên địa bàn tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết Đó cũng là lý do tôi chọn

đề tài: “Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương - Thực trạng và giải pháp” làm khóa luận tốt nghiệp.

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu

Trước tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có những diễn biến phứctạp xảy ra trên phạm vi cả nước nói chung và tại tỉnh Bình Dương nói riêng đã có đềtài nghiên cứu khoa học về chủ đề này, cụ thể như:

- Nguyễn Văn Hải: “Tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn các tỉnh thành khu vực miền Đông Nam Bộ” Đề tài cơ sở, năm 2012.

Nhìn chung, đề tài này đã làm rõ được lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụbảo vệ Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện vềcông tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ của lực lượng Cảnh sát QLHC

về TTXH trên địa bàn tỉnh Bình Dương

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo

vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệuquả công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh BìnhDương

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, hệ thống những vấn đề lý luận về công tác quản lý hoạt động

kinh doanh dịch vụ bảo vệ

- Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Đưa ra hệ thống các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýhoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụbảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trên địa bàn tỉnh BìnhDương

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu các hoạt động kinh doanh dịch

vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

- Về thời gian: hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh BìnhDương trong khoảng thời gian từ năm 2012 - 2014

Trang 4

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phép duy vật biện chứng của Chủ nghĩaMác - Lênin, quan điểm pháp luật của Đảng, Nhà nước về vấn đề quản lý hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát QLHC vềTTXH

5.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

Trên cơ sở phương pháp luận, khóa luận còn áp dụng các phương pháp cụ thểsau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp thống kê;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;

- Phương pháp khảo sát thực tế;

- Phương pháp trao đổi với cán bộ thực tế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn khóa luận

6.1 Ý nghĩa lý luận

Khóa luận đã đưa ra những lý luận về công tác quản lý hoạt động kinh doanhdịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, rút ra những ưu điểm, tồn tại hạn chế vàcác nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệtrên địa bàn tỉnh Bình Dương của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xãhội, từ đó đưa ra những dự báo khoa học, một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quảcông tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu khóa luận khi được áp dụng trong thực tiễn sẽ góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảovệ

- Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ được sử dụng làm tài liệu tham khảo tronghoạt động nghiên cứu, học tập tại trường Đại học Cảnh sát nhân dân

7 Cấu trúc nội dung khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Nhận thức lý luận về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ

bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Trang 5

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo

vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội trênđịa bàn tỉnh Bình Dương

Chương 3: Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động

kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Cảnh sát Quản lýhành chính về trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Trang 6

Chương 1 NHẬN THỨC LÝ LUẬN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH

SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI 1.1 Nhận thức về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

1.1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

DVBV là một ngành nghề kinh doanh cĩ điều kiện về ANTT, cung cấp các dịch

vụ bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hĩa; bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinhdoanh, trụ sở cơ quan, tổ chức; dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao,vui chơi, giải trí, lễ hội cho các cá nhân, tổ chức cĩ nhu cầu dưới hình thức ký kết hợpđồng

DVBV xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ trước

và thực sự nổi lên từ những năm 2000 Xuất phát từ nhu cầu trong cơng tác bảo vệ tàisản, bảo vệ tính mạng con người ngày càng cao, trong khi lực lượng bảo vệ chuyêntrách của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, đồn thể chính trị xã hội chưa đủ đáp ứngyêu cầu của thực tiễn, căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2005, Luật đầu tư nước ngồi tạiViệt Nam năm 1996, một số tổ chức, cá nhân đã thành lập các tổ chức hoạt động kinhdoanh DVBV

Từ những bước đi ban đầu mang tính thử nghiệm (Cơng ty Dịch vụ bảo vệLong Hải), đến sự ra đời của doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi (Cơng ty dịch vụbảo vệ Thăng Long - Sepre 24) cùng một số doanh nghiệp khác, đặc biệt từ khi cĩ sựquản lý nhà nước về ANTT bằng Nghị định 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001 về quảnlý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ và Thông tư 07/2001/TT-BCA (V19) ngày18/9/2001 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 14/2001/NĐ-CP, hoạt động này đã gĩpphần đáp ứng một số yêu cầu cơng tác bảo vệ cho một số tổ chức và cá nhân khơngthuộc diện cĩ lực lượng chuyên trách bảo vệ Đây là một ngành kinh doanh dịch vụcịn tương đối mới mẻ tại Việt Nam Tuy nhiên trong những năm gần đây, hoạtđộng kinh doanh DVBV đang là một trong những hoạt động kinh doanh cĩ tốc độphát triển nhanh, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố cĩ nền cơng nghiệp phát triểnnhư: Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…

Trang 7

Trải qua quá trình phát triển cho đến nay, DVBV chủ yếu kinh doanh các loạihình sau:

- Bảo vệ cơ sở vật chất, tài sản mục tiêu cố định:

Nhân viên bảo vệ được trang bị đồng phục, công cụ hỗ trợ bảo vệ con người, tàisản và duy trì ANTT tại mục tiêu cố định gồm: cao ốc, văn phòng, ngân hàng, trườnghọc, bệnh viện, khu căn hộ, nhà riêng, siêu thị khu thương mại phức hợp, trung tâmtriển lãm, câu lạc bộ, sân vận động, khu chế xuất, khu công nghiệp, nhà máy, xínghiệp, kho bãi, trung tâm phân phối, xưởng sản xuất, các công trình xây dựng

- Bảo vệ các sự kiện:

Nhân viên bảo vệ được trang bị đồng phục, công cụ hỗ trợ bảo vệ con người, tàisản và duy trì ANTT các sự kiện văn hóa, triển lãm, các hội nghị, các chương trình canhạc, vui chơi giải trí…

- Bảo vệ yếu nhân:

Bảo vệ các doanh nhân trong và ngoài nước, các chính khách, ca sĩ, diễn viên

và các cá nhân khác khi có nhu cầu Nhân viên bảo vệ (hay còn gọi là vệ sĩ) sẽ cónhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây rối, ảnh hưởng xấu đếnngười cần bảo vệ; giám sát các hoạt động quay phim, chụp hình và những người ra vàogặp gỡ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và tài sản cho người được bảo vệ

- Bảo vệ vận chuyển áp tải:

Dịch vụ áp tải vận chuyển tài sản quý hiếm, tiền vàng và trang sức có giá trị caobằng phương tiện vận chuyển…

1.1.1.2 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ gắn liền với sự phát triểnkinh tế của từng địa phương nói riêng và của xã hội nói chung, gắn liền với nhucầu, lợi ích của mỗi cá nhân và có liên quan chặt chẽ đến tình hình ANTT

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triểnkinh tế ở từng địa phương Sự phát triển kinh tế là động lực thúc đẩy hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ không ngừng được mở rộng và ngược lại, sự gia tăng hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ góp phần nâng cao sự phát triển kinh tế, nâng cao mức sốngcủa người dân

Hoạt động của dịch vụ bảo vệ xuất phát từ nhu cầu của cá nhân, tập thể, tổ chứctrong việc bảo vệ tài sản, con người như bảo vệ các kho hàng, giám sát hoạt động ravào cơ quan để kịp thời phát hiện các hành vi phạm tội, trực tiếp bảo vệ sức khỏe, tính

Trang 8

mạng của các cá nhân, các hoạt động bảo vệ sự kiện, chương trình tổ chức vui chơigiải trí… Do đó, sự phát triển ngày càng tăng của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

là phản ánh của việc đời sống kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực làm phát sinh cácnhu cầu mà dịch vụ bảo vệ có thể đáp ứng Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh dịch vụbảo vệ cũng góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế, xã hội tại từng địaphương nói riêng và toàn xã hội nói chung Thông qua quá trình hoạt động, dịch vụbảo vệ đã đảm bảo tính mạng, tài sản của con người, hoạt động kinh doanh, sản xuấtcủa các tổ chức được diễn ra bình thường, góp phần hạn chế các rủi ro, thiệt hại có thểxảy ra Mặt khác, do đối tượng tuyển dụng vào các công ty dịch vụ bảo vệ thườngkhông đòi hỏi quá cao về trình độ mà đa phần là những yêu cầu về sức khỏe, lý lịchđiều này đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho một bộ phận ngườilao động nhàn rỗi, không có tay nghề, lao động nghỉ hưu, bộ đội, nghĩa vụ quân sựxuất ngũ trở về địa phương…Qua đó, góp phần nâng cao mức sống của người dân,kích thích kinh tế địa phương cũng như xã hội phát triển

Ngoài ra, việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụbảo vệ đã góp nhiều thành tích trong công cuộc giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tàisản của các đơn vị được hợp đồng bảo vệ, bảo vệ an toàn tính mạng các cá nhân Cụ thể,nhân viên của các doanh nghiệp đã bảo vệ an toàn tài sản cho các đơn vị thực hiện hợpđồng như trụ sở làm việc, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, vận chuyển tiền và tàisản quý, các đêm ca nhạc, bảo vệ các cá nhân như các ca sỹ, con gia đình có điều kiện

về kinh tế hoặc một số đối tượng cai nghiện tại nhà…Trong quá trình hoạt động, lựclượng bảo vệ đã phát hiện, ngăn chặn được nhiều trường hợp người có hành vi viphạm như trộm cắp, cướp tài sản, bắt cóc…Ngoài ra, còn phát huy vai trò trongcông tác phòng cháy chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn Nhiều trường hợp nhân viên bảo

vệ đã bắt giao cho cơ quan Công an một số đối tượng phạm tội quả tang như trộmcắp, cướp giật tài sản

Thứ hai, kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành nghề kinh doanh cóđiều kiện về ANTT, có các điều kiện, phương tiện thích hợp để các đối tượng xấu, bọn tộiphạm lợi dụng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật

Hiện nay, các công ty dịch vụ bảo vệ ngày càng phát triển, số lượng các công tythành lập mới không ngừng gia tăng gây ra những khó khăn nhất định cho công tácquản lý Một số lượng không nhỏ các cá nhân, tổ chức đã lợi dụng những sơ hở, thiếusót về quy định thành lập để lợi dụng hoạt động, lợi dụng điều kiện của hoạt động kinh

Trang 9

doanh dịch vụ bảo vệ để cấu kết với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm hoạt động phạmpháp.

Việc tuyển chọn nhân viên khơng đảm bảo cũng đã tạo ra những bất cập nhấtđịnh mà chủ yếu là về trình độ, khả năng cũng như khơng siết chặt trong khâu tuyểnchọn dẫn đến việc lựa chọn những phần tử xấu cĩ quá khứ phạm pháp vào làm việc,tạo cơ hội để các đối tượng này lợi dụng thực hiện hành vi phạm tội

Bên cạnh đĩ, theo quy định của pháp luật thì để phục vụ yêu cầu cơng việc, quátrình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị các cơng cụ hỗ trợ cần thiếtnhư: gậy cao su, roi điện, gậy sắt, roi cao su nên thường bị các đối tượng phạm tộihoặc chính những nhân viên của các ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ lợi dụng

để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật

Ngồi ra, do đặc điểm của nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là cung cấp cácdịch vụ bảo vệ tài sản, tính mạng và các hoạt động khác nên cĩ điều kiện tiếp cậnnơi cất giữ các loại tài sản, tiếp xúc trực tiếp với các cá nhân cĩ nhu cầu bảo vệ nên

dễ nảy sinh các hành vi xấu như trộm cắp tài sản, bắt cĩc tống tiền, cướp, hiếpdâm…

Như vậy, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ một mặt vừa gĩp phần thúc đẩy

sự phát triển kinh tế, đảm bảo ANTT tại địa bàn Mặt khác đây chính là ngành nghề

cĩ những điều kiện, phương tiện liên quan nhiều đến ANTT nên các cơ quan cĩ thẩmquyền mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phải chủ động, tích cực thểhiện vai trị của mình trong cơng tác quản lý nhằm đảm bảo hoạt động này được tiếnhành trên cơ sở các quy định của pháp luật, phát huy vai trị tích cực, phục vụ đời sống

xã hội

1.1.2 Các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Hiện nay, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã khơng ngừng được đa dạnghĩa cả về hình thức lẫn loại hình hoạt động Bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn cịnnhững hạn chế, tồn tại nhất định mà chủ yếu là những hành vi vi phạm pháp luật trongquá trình hoạt động, mặt khác cũng do tính chất, đặc điểm, điều kiện của loại hình kinhdoanh nên thường bị các đối tượng xấu lợi dụng để hoạt động phạm pháp Trước tìnhhình đĩ, Chính phủ, Bộ Cơng an đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật để thốngnhất quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ cụ thể như: Nghị định 52/2008/NĐ-

CP ngày 22/04/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Thơng tư BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 52/2008/NĐ-CP Theo đĩ:

Trang 10

45/2009/TT Phạm vi hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được phép tiến hành bao gồm: + Dịch vụ bảo vệ con người gồm các hoạt động bảo vệ sự an toàn về tính mạng,sức khỏe của người được bảo vệ;

+ Dịch vụ bảo vệ tài sản, hàng hóa, nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở

cơ quan, tổ chức bao gồm các hoạt động bảo vệ an toàn về tài sản, hàng hóa (kể cả cáchoạt động giao, nhận tài sản, hàng hóa), nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơquan, tổ chức theo thỏa thuận trong hợp đồng;

+ Dịch vụ bảo vệ an ninh, trật tự các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hộibao gồm các hoạt động bảo vệ an toàn và giữ gìn an ninh, trật tự cho các hoạt độngnày theo thỏa thuận trong hoạt động

- Quy định về điều kiện thành lập, đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ:

+ Đối với tổ chức, cá nhân trong nước:

Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là2.000.000.000 đồng

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì mức vốn điều lệ khôngthấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động

+ Đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với các doanh nghiệp trong nước: Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo

vệ, có số vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 500.000 USD trở lên; đã cóthời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ năm năm trở lên; có giấy chứng nhận của cơquan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện chophần vốn góp của doanh nghiệp trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam chưa cóhành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan

- Quy định về địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ bảo vệ

+ Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ bảo vệ phải ổn định ít nhất từ một năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu ngườiđứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có giấy tờ hợp

lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ một năm trở lên

+ Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện củadoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đạidiện phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Công an cấp tỉnh nơi đi và nơi đếnchậm nhất là mười lăm ngày trước khi thực hiện việc di chuyển địa điểm

Trang 11

- Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn đối với người đứng đầu doanh nghiệp kinhdoanh dịch vụ bảo vệ:

+ Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và nhữngngười trong Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị; Tổng giám đốc, Phó tổng giámđốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và các sáng lập viên tham gia thành lập doanh nghiệpkinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và khôngthuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2008/NĐ-CP;

Có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh

tế, luật

+ Những người đã làm việc cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệkhác đã thu hổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn phải thỏa mãn thêmđiều kiện: trong ba năm trước liền kề không làm quản lý hoặc giữ chức danh chủchốt của doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

- Điều kiện tiêu chuẩn đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ

+ Có hợp đồng lao động hợp pháp với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụbảo vệ

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe (giấy khám sức khỏe củatrung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên), có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng (có xácnhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú), có trình độ học vấn từ phổ thôngtrung học hoặc bổ túc trung học trở lên và không thuộc một trong các trường hợp sau:

Người đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật

xử lý vi phạm hành chính; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cưtrú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách hoặc bị Tòa

án cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Người có tiền án về các lỗi do cố ý hoặc người đã bị áp dụng các biện pháp xử

lý vi phạm hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạmhành chính; người nghiện ma túy

- Trang bị, quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ:

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ:gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện Căn cứ vào số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ

và yêu cầu thực tế, doanh nghiệp làm văn bản gửi cơ quan Công an đã cấp GXNĐĐK

về ANTT để đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng,

Trang 12

chủng loại công cụ hỗ trợ cần trang bị Người được doanh nghiệp cử đến liên hệ phải

có giấy giới thiệu của doanh nghiệp và xuất trình giấy Chứng minh nhân dân

Sau khi mua công cụ hỗ trợ, doanh nghiệp phải đến cơ quan Công an đã cấpGiấy phép mua công cụ hỗ trợ để được cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ; khi đếnliên hệ xin cấp Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ phải nộp bản photocopy Giấy phépmua công cụ hỗ trợ và xuất trình bản chính, nộp bản photocopy hóa đơn mua công cụ

hỗ trợ

Công cụ hỗ trợ phải được quản lý tập trung tại doanh nghiệp và chỉ được trang

bị cho nhân viên bảo vệ khi đi làm nhiệm vụ Sau khi làm nhiệm vụ xong, phải giao lạicho bộ phận quản lý tại doanh nghiệp Nghiêm cấm trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợngoài mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ theo hợp đồng do Giám đốc doanh nghiệpgiao;

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm quản lý chặt chẽ công

cụ hỗ trợ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc trang bị, quản lý, sử dụngcông cụ hỗ trợ của doanh nghiệp mình

Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị, sử dụngcông cụ hỗ trợ hoặc nhân viên bảo về của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ đểthực hiện các hành vi xâm hại tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoàiviệc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tùy theo tích chất, mức độ vi phạm, doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn Việc thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ do

cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy phép đó hoặc cơ quan Công an cấp trên raquyết định

- Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ:

+ Tổ chức thực hiện và hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra nhân viên bảo vệ chấphành đúng các quy định của Nghị định số 52/2008/NĐ-CP, hướng dẫn tại Thông tư45/2009/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quan trong suốt quá trìnhhoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

+ Tổ chức chế độ báo cáo định kỳ hàng tháng (theo mẫu BV2) cho cơ quanCông an đã cấp GXNĐĐK về an ninh, trật tự trong thời hạn chậm nhất không quá 05ngày, kể từ ngày kết thúc tháng; đối với doanh nghiệp liên doanh với doanh nghiệpnước ngoài và doanh nghiệp được phép đào tạo nhân viên bảo vệ phải đồng thời báocáo cho Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH nơi doanh nghiệp có trụ sở chính Trường

Trang 13

hợp đột xuất xảy ra vụ việc có liên quan đến ANTT phải báo cáo ngay cho cơ quanCông an gần nhất để xử lý kịp thời.

+ Chậm nhất là 10 ngày trước khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp, chinhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Cảnh sát QLHC

về TTXH Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an xã, phường, thịtrấn nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện đặt trụ sở biết

Trước khi chính thức thực hiện hợp đồng bảo vệ hoặc luân chuyển nhân viênbảo vệ 01 ngày, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng vănbản (kèm theo danh sách nhân viên làm việc tại mục tiêu bảo vệ) cho Phòng Cảnh sátQLHC về TTXH và Công an xã, phường, thị trấn nơi có mục tiêu bảo vệ

Mỗi mục tiêu bảo vệ phải có một nhân viên phụ trách để chịu trách nhiệmbáo cáo và quan hệ phối hợp với cơ quan Công an nơi có mục tiêu bảo vệ

+ Thực hiện quyết định của Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương về việc huy động nhân viên bảo vệ để tăng cường cho việc đảm bảo an ninh, trật tựtrong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật

1.2 Nhận thức về công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

1.2.1 Khái niệm và vai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

1.2.1.1 Khái niệm công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lựclượng Cảnh sát QLHC về TTXH là quá trình lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH căn

cứ vào các quy định của pháp luật tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ trênnhiều mặt từ việc tiếp nhận, thẩm tra xem xét cấp GXNĐĐK về ANTT đến quá trìnhkiểm tra, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo hoạt động này được diễn ra trên cơ sở phápluật, phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm góp phần giữ gìn TTATXH

Trước sự phát triển không ngừng của hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đểthống nhất quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm

an ninh, trật tự an toàn xã hội, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 14/2001/NĐ-CP

về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ Nghị định này bước đầu đã phát huyvai trò nhất định trong việc quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đưa hoạtđộng dịch vụ bảo vệ vào diện các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phức tạp về

Trang 14

ANTT cần tiến hành quản lý chặt chẽ Tuy nhiên trước sự thay đổi về kinh tế xã hộicủa đất nước cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành nghề kinh doanh dịch vụbảo vệ thì đến năm 2008, căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2005, Chính Phủ banhành Nghị định số 52/2008/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệthay thế cho Nghị định số 14/2001/NĐ-CP và Bộ Công an ban hành Thông tư45/2009/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 52/2008/NĐ-CP vềquản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ thay thế Thông tư 07/2001/TT- BCA.

Nghị định 52/2008/NĐ-CP và Thông tư 45/2009/TT-BCA ra đời đã kịp thời bổsung, sửa đổi một số điều đảm bảo hiệu quả công tác quản lý hoạt động kinh doanhdịch vụ bảo vệ trước tình hình hiện nay mà cụ thể là các quy định về cá nhân đượcphép kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng như các chương trình đào tạo hành nghề dịch vụbảo vệ…Cụ thể như:

Các quy định về điều kiện của cá nhân thành lập, nếu như Nghị định14/2001/NĐ-CP không quy định cụ thể về trình độ học vấn đối với người đứng đầudoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì Nghị định 52/2008/NĐ-CP đã bổ sung:

“có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên thuộc một trong các ngành kinh tế, luật”.

Quy định về trình độ của nhân viên: Nghị định 14/2001/NĐ-CP cũng không cónhững quy định cụ thể về trình độ học vấn mà chỉ quy định phải có Giấy chứng nhận

nhân viên bảo vệ, quy định này đã được bổ sung “có trình độ học vấn từ phổ thông trung học hoặc bổ túc trung học trở lên” và phải có chứng chỉ bảo vệ do cơ quan

Công an có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Công an

Bên cạnh đó, theo quy định về hồ sơ, thủ tục xin cấp GXNĐĐK về ANTT thìtheo Nghị định 52/2008/NĐ-CP doanh nghiệp đến đăng ký phải xuất trình được Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm cấp, quản

lý Còn theo quy định tại Nghị định 14/2001/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải có GiấyChứng nhận đủ điều kiện về ANTT thì mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh

Ngoài ra, về thời gian cấp GXNĐĐK về ANTT, thực hiện công cuộc cải cáchthủ tục hành chính, Nghị định 52/2008/NĐ-CP đã rút ngắn thời gian cấp từ 15 ngàyxuống còn 07 ngày

Những thay đổi bổ sung tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP bước đầu đã tạo nhữngđiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, đáp ứng những

Trang 15

thay đổi mới trong giai đoạn hiện nay và đảm bảo công cuộc cải cách hành chính đượcthực hiện có hiệu quả.

Bên cạnh đó, còn có các văn bản pháp luật khác như: Nghị định số167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy và chữacháy; Phòng, chống bạo lực gia đình; Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung; LuậtDoanh nghiệp 2005; Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam…

1.2.1.2 Vai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

Trước tình hình các đối tượng hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, có cácphương thức thủ đoạn phức tạp thì việc tăng cường công tác quản lý nói chung vàcông tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng là vô cùng cần thiết

và có vai trò rất quan trọng

- Qua công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã góp phần đảmbảo các ngành nghề này hoạt động có hiệu quả, phát huy những ưu điểm, các mặt tíchcực

Hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một ngành nghề kinh doanh có điềukiện về ANTT, đây là một ngành nghề rất phức tạp mà nếu không quản lý chặt chẽ sẽgây ra những hậu quả nguy hiểm, khó lường nhất là trong lĩnh vực ANTT

Công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được tiến hành căn cứtrên cơ sở các quy định của pháp luật hiện nay mà cụ thể là Nghị định 52/2008/NĐ-CPngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, Thông tư 45/2009/TTT-BCAngày 14/7/2009, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và một số văn bản pháp luật khác.Thông qua những cơ sở pháp lý này, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH tiến hànhquản lý qua nhiều mặt từ những bước đầu tiên như thành lập, cấp GXNĐĐK về ANTTđến quá trình hoạt động, kiểm tra xử lý vi phạm…

Qua các hoạt động quản lý đó, đảm bảo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệđược tiến hành đúng quy định, kinh doanh đúng chức năng đã đăng ký, kịp thời pháthiện biểu hiện nghi vấn, hành vi vi phạm để có biện pháp phòng ngừa, đấu tranh kịpthời

Để đạt được hiệu quả cao hơn, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH cần khôngngừng nâng cao kiến thức pháp luật, những quy định về công tác quản lý ngành nghềkinh doanh có điều kiện về ANTT Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành quản lý cần

Trang 16

tiến hành khách quan, thận trọng, tránh các biểu hiện tiêu cực nhằm đảm bảo thực hiệnđúng quy định của pháp luật.

- Thông qua công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã gópphần không nhỏ vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn ANTT tại địabàn

Các loại tội phạm và các đối tượng xấu thường sử dụng mọi thủ đoạn,phương thức cũng như lợi dụng những điều kiện của một số ngành nghề để thôngqua đó tiến hành các hoạt động phạm tội Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo

vệ, một ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT có nhiều sơ hở, thiếu sót nên

dễ bị các loại tội phạm, đối tượng xấu lợi dụng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Mặt khác, dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành nghề có nhiều đóng gópquan trọng vào công cuộc giữ gìn ANTT Do đó, để đảm bảo phát huy ưu điểm này thìvai trò của công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là vô cùng quantrọng Vừa giúp dịch vụ bảo vệ tiến hành các hoạt động kinh doanh trên cơ sở phápluật, hạn chế các hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật vừa đảm bảo hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ phát huy những mặt tích cực, ưu điểm để đảm bảo giữ gìnANTT

Vì vậy, thông qua công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đãđảm bảo hoạt động này diễn ra bình thường, hạn chế các hành vi vi phạm Cụ thể nhưviệc quản lý chặt chẽ việc trang bị công cụ hỗ trợ, quá trình đào tạo, tuyển chọn nhânviên bảo vệ được đảm bảo và kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm…

1.2.2 Nội dung công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

- Quản lý con người trong hoạt động kinh doanh DVBV

Con người là chủ thể của mọi hoạt động xã hội Do đó, để quản lý xã hội tức làphải quản lý hành vi từng con người Việc quản lý con người có ý nghĩa hết sức quantrọng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Làm tốt công tác này sẽ góp phần không nhỏ vào việc phát hiện các hành vi viphạm, đảm bảo hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ diễn ra trên cơ sở các quy địnhcủa pháp luật Muốn vậy, quá trình quản lý con người cần phải phân loại, đánh giáđúng vị thế, tính chất hoạt động của từng người: người đứng đầu cơ sở, người tham giahoạt động kinh doanh (trực tiếp và gián tiếp)…để áp dụng các biện pháp quản lý phùhợp

Trang 17

Theo quy định tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP, Thông tư 45/2009/TT-BCA, hoạtđộng kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải đảm bảo các điều kiện nhất định về con người,

cụ thể như các quy định về người đứng đầu, nhân viên bảo vệ phải đảm bảo những yêucầu về lý lịch, sức khỏe, trình độ học vấn…

Quá trình quản lý về con người cần nắm vững lai lịch bản thân, trình độ chuyênmôn; vai trò của họ trong quá trình hoạt động kinh doanh; thái độ trong việc chấp hànhchính sách, pháp luật, tình hình vi phạm của họ; tình hình chấp hành kỷ luật trong quátrình lao động qua các thời kỳ

- Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, lực lượng cóthẩm quyền mà cụ thể là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH cần chú ý đảm bảo cácnội dung sau:

Nắm chắc được tổng số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện kinhdoanh dịch vụ bảo vệ và các doanh nghiệp không có trụ sở nhưng có mục tiêu bảo vệtrong phạm vi thẩm quyền quản lý;

Phân loại cụ thể những doanh nghiệp có đăng ký hoặc không có đăng ký kinhdoanh, có hoặc không có GXNĐĐK về ANTT để có biện pháp quản lý và xử lý phùhợp;

Nắm vững hình thức hoạt động, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, tình hình

sử dụng phương tiện trong hoạt động kinh doanh

- Quản lý phương tiện trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Nắm tình hình số lượng, chất lượng các phương tiện phục vụ hoạt động kinhdoanh như: con dấu, công cụ hỗ trợ…;

Những thay đổi về quy mô, phương thức hoạt động kinh doanh;

Tình hình vi phạm trong công tác bảo quản, sử dụng, quản lý sổ sách, giấy tờ cóliên quan đến hoạt động kinh doanh

1.2.3 Phương pháp tiến hành quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội

1.2.3.1 Tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm tra xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH vì chỉ khi được

Trang 18

cấp GXNĐĐK về ANTT thì các doanh nghiệp mới được phép tiến hành các hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Theo quy định của pháp luật về thẩm quyền cấp GXNĐĐK về ANTT thì:

+ Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận hồ sơ và giảiquyết việc cấp GXNĐĐK về ANTT cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vàdoanh nghiệp được phép đào tạo nhân viên bảo vệ theo quy định tại Thông tư 45/2009/TT-BCA và các chi nhánh, văn phòng trực thuộc các doanh nghiệp đó

+ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ và giải quyết việc cấp GXNĐĐK về ANTT chodoanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và các chi nhánh, văn phòng trực thuộc cácdoanh nghiệp đó tại các địa phương (trừ doanh nghiệp thuộc thẩm quyền giải quyếtcủa Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội)

Cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm tiếp nhận

hồ sơ, hướng dẫn người đến xin cấp GXNĐĐK về ANTT phải đảm bảo các hồ sơ, thủtục sau:

- Đối với doanh nghiệp:

+ Xuất trình bản chính, nộp bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và biểu trưng (logo) của doanh nghiệp;

+ Bản khai lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cưtrú), trong đó phải ghi rõ tình trạng tiền án, tiền sự; có hay không đã bị áp dụng cácbiện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính hoặcđang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự, đang phải chấp hànhhình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treohoặc bị cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ; bản sao (có công chứng, chứngthực hợp lệ) các tài liệu; bằng tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng theo quy định; quyếtđịnh nghỉ hưu, xuất ngũ hoặc quyết định nghỉ việc (nếu có) và phiếu lý lịch tư phápcủa những người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nêu tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số52/2008/NĐ-CP

+ Những người được doanh nghiệp cử đến liên hệ phải xuất trình Giấy chứngminh nhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng; trường hợp là người nước ngoài thìphải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu và nộpbản photocopy Thẻ tạm trú hoặc Thẻ thường trú

- Đối với Chi nhánh, văn phòng đại diện:

Trang 19

+ Bản khai lý lịch (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cưtrú), trong đó phải ghi rõ tình trạng tiền án, tiền sự; có hay không đã bị áp dụng cácbiện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính hoặcđang trong giai đoạn bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hình sự, đang phải chấp hànhhình phạt cải tạo không giam giữ, cấm cư trú, quản chế, bị phạt tù được hưởng án treohoặc bị cấm hành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ của người đứng đầu chi nhánh, vănphòng đại diện;

+ Xuất trình bản chính, nộp bản photocopy Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động,GXNĐĐK về an ninh, trật tự và công văn đề nghị của doanh nghiệp

+ Người đứng đầu doanh nghiệp cử đến liên hệ phải xuất trình Chứng minhnhân dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quanCông an tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, giải quyết cấp GXNĐĐK về ANTTcho doanh nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để cấp GXNĐĐK về ANTT thì phảitrả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp biết rõ lý do

Lệ phí cấp GXNĐĐK về ANTT được thực hiện theo quy định của Bộ Tàichính

Căn cứ vào những quy định trên, cơ quan có thẩm quyền cần tiến hành thẩm tra,xác minh và xem xét cấp GXNĐĐK về an ninh, trật tự một cách khách quan, thận trọng,hạn chế tối đa các biểu hiện tiêu cực góp phần đảm bảo công tác này được tiến hành cóhiệu quả trên cơ sở các quy định của pháp luật

1.2.3.2 Kiểm tra đảm bảo hoạt động đúng quy định và xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền

Để đảm bảo hoạt động của các ngành nghề nói chung và của dịch vụ bảo vệ nóiriêng được tiến hành đúng quy định của pháp luật thì công tác kiểm tra, xử lý là vôcùng cần thiết Thông qua các hoạt động này đã phát hiện các hành vi vi phạm để cóbiện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn kịp thời đảm bảo các hoạt động này hoạt động đúngquy định góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng chống các hành vi viphạm pháp luật

Hoạt động kiểm tra được tiến hành chủ yếu qua các hình thức như: kiểm trađịnh kỳ, kiểm tra đột xuất Quá trình kiểm tra có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành

và lực lượng nghiệp vụ có liên quan

Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào:

Trang 20

+ Các loại hồ sơ, thủ tục và điều kiện xin cấp GXNĐĐK về ANTT.

+ Việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo ANTT trong suốt quátrình hoạt động, kinh doanh

Mọi hành vi vi phạm quy định tại Nghị định số 52/2008/NĐ-CP, vi phạm quyđịnh của Thông tư 45/2009/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quanđến tổ chức và hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, ngoài việc bị xử lý theo quy địnhcủa pháp luật, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh, GXNĐĐK vể ANTT, cụ thể như sau:

- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi thuộc một trong cáctrường hợp sau đây:

+ Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2005: nộidung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; doanh nghiệp do nhữngngười bị cấm thành lập doanh nghiệp thành lập; không đăng ký mã số thuế trong thờihạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không hoạtđộng tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; không báo cáo

về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trongmười hai tháng liên tục; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà khôngthông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quyđịnh đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầubằng văn bản; kinh doanh ngành, nghề bị cấm

+ Vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về tổ chức, cá nhânkhông được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếpthực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ; các điều khoản quy định tại khoản 1, khoản 2Điều 22 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về việc áp dụng pháp luật đối với các doanhnghiệp đã thành lập, đăng ký kinh doanh từ trước ngày Nghị định 52/2008/NĐ-CP cóhiệu lực

- Bị thu hồi GXNĐĐK về ANTT khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:+ Doanh nghiệp đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Vi phạm quy định tại Điều 4 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về tổ chức, cá nhânkhông được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ và trực tiếpthực hiện các hoạt động dịch vụ bảo vệ; các điều khoản quy định tại khoản 1, khoản 2Điều 22 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về việc áp dụng pháp luật đối với các doanh

Trang 21

nghiệp đã thành lập, đăng ký kinh doanh từ trước ngày Nghị định 52/2008/NĐ-CP cóhiệu lực.

+ Mượn tên người khác để thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo

vệ hoặc thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ để cho người khác kinhdoanh;

+ Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọihình thức;

+ Sử dụng nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp để thực hiện hoặc thông quangười khác thực hiện các hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhânphẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cánhân;

+ Sử dụng nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp dùng vũ lực hoặc đe dọa sửdụng vũ lực nhằm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động bình thường của tổ chức, cánhân;

+ Không thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình an ninh, trật tự cho cơ quanCông an theo quy định trong 12 tháng liên tục;

+ Không duy trì thường xuyên mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạtđộng của doanh nghiệp

Căn cứ vào các quy định của pháp luật mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành cáchoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm đảm bảo hoạt động của ngành nghề kinhdoanh dịch vụ bảo vệ được tiến hành trên cơ sở pháp luật, phòng ngừa các hành vi viphạm

Công tác kiểm tra hoạt động và xử lý các hành vi vi phạm là một trong nhữngcông tác đóng vai trò trực tiếp trong việc quản lý, phòng ngừa đấu tranh với các hành

vi vi phạm Do đó, trong quá trình tiến hành các hoạt động này, cơ quan có thẩmquyền cần đảm bảo công bằng, xử lý đúng hành vi, đúng quy định của pháp luật

1.2.3.3 Tuyên truyền, vận động chấp hành đúng quy định của pháp luật

Tuyên truyền, vận động chấp hành đúng quy định của pháp luật là một biệnpháp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phòng ngừa các hành vi vi phạm, gópphần nâng cao nhận thức của người dân cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch

vụ bảo vệ trong việc chấp hành đúng các quy định của pháp luật

- Nội dung tuyên truyền chủ yếu là:

Trang 22

+ Tuyên truyền về các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo

Ngoài ra còn có Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, LuậtDoanh nghiệp năm 2005 và một số văn bản, quy định khác có liên quan tại địaphương

+ Phổ biến về hồ sơ, thủ tục và các điều kiện cần có để xin cấp GXNĐĐK vềANTT

+ Tuyên truyền về phương thức, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm và nhữnghành vi vi phạm pháp luật

Việc tuyên truyền cho các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệcần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục có trọng tâm trọng điểm, tác độngnhằm nâng cao nhận thức trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, thực hiệnđúng các nghĩa vụ trong quá trình hoạt động, nâng cao nhận thức trong công tác phòngngừa, đấu tranh chống các hành vi vi phạm, nắm rõ các phương thức thủ đoạn của cácđối tượng phạm tội từ đó có biện pháp phòng ngừa thích hợp, chủ động thông báo cho

cơ quan chức năng khi thấy các biểu hiện nghi vấn

Ngoài các đối tượng tuyên truyền là các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ bảo vệ thì cũng cần thiết phải tiến hành tuyên truyền cho các cán bộ, chiến

sĩ thuộc lực lượng CSND đang công tác tại các đơn vị như: Phòng Cảnh sát QLHC

về TTXH, các Phòng Nghiệp vụ, Công an các huyện, thị xã, thành phố, cácphường…

Qua đó góp phần nâng cao ý thức chủ động nắm thông tin của các đối tượng cóliên quan đến hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ kịp thời cung cấp,trao đổi thông tin cho các lực lượng chức năng thực hiện tốt công tác chủ động phòngngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật

Trang 23

1.2.3.4 Phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan trong quản lý ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Trong quá trình tiến hành công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo

vệ, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH mà cụ thể là Phòng Cảnh sát QLHC về TTXHcần phối hợp với nhiều cấp, nhiều ngành và các lực lượng nghiệp vụ có liên quan đểđảm bảo hoạt động quản lý được tiến hành có hiệu quả, sâu rộng, đồng bộ và thốngnhất Cụ thể như: Sở kế hoạch và đầu tư, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH (C64), lựclượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an thành phố, thị xã, huyện trên địa bàn, Công

an các phường…

Nội dung mối quan hệ phối hợp tập trung vào việc tiến hành các mặt cụ thể sau:trong việc thẩm tra, xem xét cấp GXNĐĐK về ANTT, trong công tác kiểm tra, xử lýcác hành vi vi phạm và trong công tác tuyên truyền đảm bảo việc chấp hành tốt cácquy định của pháp luật Để đảm bảo nội dung này phát huy được hiệu quả thì cần thiếtphải xây dựng được một cơ chế phối hợp thống nhất, đồng bộ trên cơ sở căn cứ chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lực lượng

1.2.3.5 Thực hiện chế độ lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định

Để công tác quản lý được thực hiện xuyên suốt, có hiệu quả thì cần thực hiệntốt công tác lưu trữ, bảo quản hồ sơ hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ một cáchnghiêm túc, cẩn thận, logic Qua đó, phục vụ kịp thời cho công tác tra cứu, quản lý gópphần không nhỏ vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạmnói chung và trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng

Quá trình lưu trữ, bảo quản cần đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Thông

tư 32/2013/TT-BCA-C41 ngày 12 tháng 6 năm 2013 quy định chế độ công tác hồ sơ,thống kê nghiệp vụ Cảnh sát và Hướng dẫn 1144/C64-P7 ngày 28 tháng 7 năm 2014

về công tác hồ sơ nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xãhội Việc sắp xếp phải khoa học, theo đúng trình tự nhất định, đảm bảo quá trình tracứu nhanh chóng, kịp thời Bên cạnh đó, cần thường xuyên thu thập, tích lũy và bổsung các tài liệu, thông tin có liên quan như: báo cáo định kỳ, những vi phạm trongquá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, có biện phápquản lý phù hợp

1.2.3.6 Xây dựng, sử dụng cơ sở bí mật để theo dõi, giám sát, quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Trang 24

Theo quy định tại Thông tư số 22/2013/TT-BCA ngày 01/4/2013 thì CSBM củalực lượng Cảnh sát nhân dân là người tự nguyện cộng tác bí mật với lực lượng Cảnhsát nhân dân, ngoài biên chế ngành Công an, được lực lượng Cảnh sát nhân dân tuyểnchọn, xây dựng và quản lý, sử dụng rộng rãi trong các địa bàn, tuyến, lĩnh vực để phục

vụ yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Xây dựng và sử dụng cơ sở bí mật trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụbảo vệ là công tác có ý nghĩa quan trọng, nhằm nắm chắc tình hình hoạt động của cácdoanh nghiệp, hoạt động của tội phạm và các phần tử xấu, kịp thời phát hiện các hành

vi vi phạm từ đó có các biện pháp ngăn chặn, xử lý phù hợp Việc xây dựng, sử dụng

cơ sở bí mật phục vụ công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đòi hỏiphải đảm bảo cả về số lượng và chất lượng dựa trên các đặc điểm tại địa bàn, tình hìnhhoạt động của các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý

Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra, phân loại, đánh giá vàthanh loại kịp thời những cơ sở hoạt động không hiệu quả, không còn tác dụng Quátrình xây dựng và sử dụng cơ sở bí mật phải được tiến hành trên cơ sở chấp hànhnghiêm các quy định của ngành Công an, hạn chế việc xây dựng tràn lan, không hiệuquả, mang tính hình thức

Tóm lại, hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong những ngànhnghề kinh doanh có điều kiện về ANTT có những đặc điểm phức tạp, do đó trongquá trình tiến hành công tác quản lý lực lượng có thẩm quyền cần căn cứ các quyđịnh của pháp luật và thực tiễn tại từng địa phương để tiến hành quản lý toàn diện,

có trọng tâm trọng điểm, đảm bảo thực hiện có hiệu quả đáp ứng yêu cầu của côngtác đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới

Trang 25

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH

VỤ BẢO VỆ THEO CHỨC NĂNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1 Một số tình hình có liên quan đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

2.1.1 Đặc điểm về địa lý, dân cư

Tỉnh Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọngđiểm phía Nam (gồm 8 tỉnh là Long An, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh, BìnhDương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu), với diện tích2694,4 km2 xếp thứ 4 trong vùng Đông Nam Bộ Với tọa độ địa lý 10o51' 46" - 11o30'

Vĩ độ Bắc, 106o20'- 106o58' kinh độ Đông Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước Phía Namgiáp Thành phố Hồ Chí Minh Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai Phía Tây giáp tỉnh TâyNinh và Thành phố Hồ Chí Minh Địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống sôngngòi và tài nguyên thiên nhiên phong phú với các con sông lớn chảy qua như: sông SàiGòn, sông Đồng Nai, sông Thị Tính, sông Bé…

Về đơn vị hành chính, tỉnh Bình Dương gồm có: 01 thành phố là thành phốThủ Dầu Một, đây là thành phố vừa được công nhận là đô thị loại II, là trung tâm kinh

tế - chính trị - văn hóa của tỉnh; 04 thị xã là thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xãBến Cát, thị xã Tân Uyên; 04 huyện là: huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, huyệnBàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên

Về dân số, tính đến ngày 15/11/2014, toàn tỉnh có 289.209 hộ với1.920.502 nhân khẩu trong đó có 242.072 hộ với 974.877 nhân khẩu thường trú.Trên địa bàn tỉnh có khoảng 15 dân tộc khác nhau, trong đó người Kinh chiếm 97%sau đó là người Hoa chiếm 2,07%, người Khơ me và các dân tộc khác chiếm0,93%.

Dân cư tại địa bàn thường xuyên có những biến động, số lượng người dân từnhiều vùng miền đến tạm trú chiếm tỷ lệ ngày càng cao do nhu cầu lao động tại cáccông ty, doanh nghiệp, các khu công nghiệp, chế xuất trên địa bàn Cụ thể: tính đếnngày 15/11/2014, toàn tỉnh có 47.137 hộ tạm trú, với 945.625 nhân khẩu, trong đó có814.646 nhân khẩu trên 14 tuổi Điều này dẫn đến những khó khăn nhất định trongcông tác quản lý của cơ quan chức năng và những tình hình phức tạp về ANTT

Trang 26

2.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự có liên quan đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh , trung tâmkinh tế - văn hóa của cả nước, có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc giachạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh , đường Xuyên Á …cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km - 15 km tạo điềukiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện Trong những năm gần đây,tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GD P tăng bình quân khoảng 14,5%/năm

Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp , dịch vụ tăng trưởng nhanh vàchiếm tỷ trọng cao, năm 2013, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6%

và nông lâm nghiệp 4,4% Trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp: khoảng 28 khucông nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích hơn 8.700 ha, trong đó nhiều khucông nghiệp đã cho thuê gần hết diện tích như Sóng Thần I , Sóng Thần II , Đồng

An , Nam Tân Uyên , Tân Đông Hiệp A , Việt Hương , VSIP - Việt Nam Singapore ,

Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, 5… với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạtđộng có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh

đã thu hút 938 dự án đầu tư, trong đó có 613 dự án đầu tư nước ngoài với tổng sốvốn 3.483 triệu USD và 225 dự án đầu tư trong nước có số vốn 2.656 tỉ đồng Nhằmtăng sự thu hút đầu tư, tỉnh Bình Dương đang tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹthuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển công nghiệp

ra các huyện phía bắc của tỉnh

Mặc dù trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, song tỉnh Bình Dương đãthực hiện tốt, có hiệu quả các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, huy động nguồnnhân lực để chăm lo đời sống nhân dân, giảm nghèo, giải quyết việc làm, kiềm chế lạmphát

Trong năm 2014, tỉnh Bình Dương đã huy động khoảng 6.35 tỷ đồng vào hoạtđộng chăm sóc người có công, các đối tượng xã hội Thực hiện đồng bộ các biện phápgiảm nghèo, an sinh xã hội

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng, ổn đinh về kinh tế - xã hội thìtình trạng người dân nhập cư vào tỉnh để làm ăn sinh sống đã tạo ra sự phức tạp vềANTT cùng với sự tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, lối sống ănchơi, đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ làm tha hóa đạo đức của một bộ phận dân

cư là những nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng tội phạm

Trang 27

Theo số liệu thống kê [xem bảng số 01 - phụ lục]:

+ Năm 2012 số lượng các vụ phạm pháp hình sự là: 1.061 vụ, trong đó tộiphạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 145 vụ, chiếm 13,7%, trong đó

có một vụ việc xảy ra tại huyện Bến Cát, đối tượng là nhân viên bảo vệ công ty đãthực hiện hành vi hiếp dâm đối với công nhân Tỷ lệ điều tra khám phá đạt83,69% (888/1.061 vụ), bắt 1.380 đối tượng trong đó số lượng các đối tượng làngười ngoài tỉnh gây án chiếm 62,03% (856/1.380 đối tượng)

+ Năm 2013 số lượng các vụ phạm pháp hình sự là: 1.275 vụ trong đó tộiphạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng là 174 vụ, chiếm 13,6% Tỷ lệ điềutra khám phá đạt 85% (1.083/1.275 vụ)

+ Năm 2014 số lượng các vụ phạm pháp hình sự là: 1.285 vụ, trong đó tộiphạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng chiếm 11% (141/1.285 vụ) Tỷ lệ điềutra khám phá đạt 88,2% (1.133/1.285 vụ)

Qua đó có thể thấy số lượng các vụ phạm pháp hình sự đang có chiều hướnggia tăng qua từng năm, số lượng các vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọngcũng tăng theo, nhiều vụ việc xảy ra đã gây hoang mang, lo sợ trong nhân dân do tínhchất nguy hiểm, phức tạp Riêng trong năm 2014, xảy ra đợt biểu tình, gây rối trật tựcông cộng ngày 13 và 14 tháng 5, lợi dụng tình hình này các phần tử quá khích đã hoạtđộng phá hoại, gây rối ANTT trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó có nhiều vụ việc là donhân viên bảo vệ cấu kết với công nhân để đập phá, trộm cắp tài sản của công ty

Chính những điều này, đã phần nào làm tăng thêm nhu cầu về dịch vụ bảo

vệ tuy nhiên cũng gây ra những khó khăn nhất định nếu công tác quản lý hoạt độngkinh doanh dịch vụ bảo vệ không được thực hiện tốt Qua đó, đòi hỏi lực lượng cóthẩm quyền cần không ngừng đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tácnày

2.1.3 Tình hình biên chế tổ chức tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính

về trật tự xã hội Công an tỉnh Bình Dương

Nhân lực là một trong những yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng và có ảnhhưởng lớn trong việc đảm bảo hiệu quả của việc tiến hành các mặt công tác nói chung

và công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng

Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương là đơn vị chịutrách nhiệm tiến hành thực hiện công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệtrên địa bàn trong đó Đội đăng ký, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngành

Trang 28

nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT và con dấu (gọi tắt là Đội Quản lý đặc doanh)

là lực lượng trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ

Theo thống kê [xem bảng số 02 - phụ lục], thì năm 2014, tại Phòng Cảnh sát

QLHC về TTXH được biên chế 07 đội gồm: Đội Tham mưu tổng hợp; Đội Hướng dẫnquản lý cư trú, cấp quản lý Chứng minh nhân dân và giấy tờ đi lại khác; Đội Quản lýđặc doanh; Đội Hướng dẫn công tác Cảnh sát khu vực và Công an phụ trách xã vềANTT; Đội Cảnh sát trật tự; Đội Cảnh sát phản ứng nhanh; Đội Tàng thư căn cướccông dân với tổng số 38 đồng chí trong đó có 28 đồng chí có trình độ đại học, chiếm74%

Về tình hình biên chế của Đội Quản lý đặc doanh [xem bảng số 03 - phụ lục]

gồm 07 đồng chí với 05 đồng chí có trình độ đại học, 02 đồng chí có trình độ trungcấp Trong đó, chỉ có 02 đồng chí trực tiếp tiến hành phụ trách quản lý mảng chung làdịch vụ bảo vệ và vũ khí, công cụ hỗ trợ chiếm 5% trên tổng quân số của Phòng

Qua đó có thể thấy, lực lượng tiến hành công tác quản lý hoạt động kinhdoanh dịch vụ bảo vệ tại Bình Dương nhìn chung còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn

cả về số lượng và trình độ chuyên môn Sự thiếu hụt này là một trong những khó khăncần khắc phục nếu muốn công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ đạtđược hiệu quả cao

2.1.4 Đặc điểm về tình hình phát triển của ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Do các đặc điểm về kinh tế, nhu cầu cao của người dân, các công ty,doanh nghiệp, các khu công nghiệp…đã thu hút mạnh một số lượng lớn các doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Hiện nay, qua công tác đăng ký, quản lý [xem bảng số 04 - phụ lục] trên địa

bàn tỉnh Bình Dương có 32 doanh nghiệp cùng các chi nhánh, văn phòng đại diện kinhdoanh dịch vụ bảo vệ hoạt động có giấy phép theo quy định của pháp luật và một sốdoanh nghiệp không có trụ sở ở Bình Dương nhưng có mục tiêu bảo vệ tại BìnhDương

Trong quá trình hoạt động, kinh doanh các doanh nghiệp đã có những thành tíchđáng kể góp phần vào công cuộc giữ gìn và ổn định tình hình ANTT tại địa phương,một số nhân viên của các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện dịch vụ bảo vệ

đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, bảo vệ an toàn tài sản cho khách hàng, ngăn chặn kịpthời các hành vi trộm cắp, hủy hoại tài sản, phối hợp với các cơ quan chức năng giải

Trang 29

quyết, ổn định tình hình đình công, trộm cắp, cháy nổ…Song nhìn chung, quá trìnhhoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn một số tồn tại hạn chếnhư:

Việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên: đa số các doanh nghiệp ưu tiên tuyển chọnnhân viên bảo vệ từ bộ đội phục viên, xuất ngũ, lực lượng Công an đã hoàn thànhnghĩa vụ quân sự và các thanh niên có nguyện vọng, sức khỏe, lý lịch rõ ràng Songhiện nay, do lực lượng lao động đối với dịch vụ này đang thiếu nên các doanh nghiệpđều thông báo tuyển nhân viên với số lượng lớn mà không kiểm tra kỹ sức khỏe và cácđiều kiện về lý lịch, không ký kết đầy đủ hợp đồng lao động với nhân viên Về đào tạothì hầu hết các doanh nghiệp đều tự soạn thảo giáo trình trên cơ sở tham khảo các vănbản pháp luật của nhà nước rồi tự tiến hành đào tạo cho nhân viên nên chất lượng đàotạo không cao Bên cạnh đó, do nhân viên bảo vệ thường không làm việc cố định,thường xuyên thay đổi nơi làm việc nên một số doanh nghiệp không muốn đưa nhânviên đi đào tạo để tiết kiệm chi phí

Một số doanh nghiệp có trụ sở hoạt động, kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại tỉnhBình Dương nhưng không thông báo tình hình ANTT tại các mục tiêu cho PhòngCảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh Bình Dương theo đúng quy định như: Công ty

Á Châu, công ty Thiên Tân, công ty Đất Việt…Hầu hết các doanh nghiệp tại địaphương khác đến tỉnh Bình Dương để triển khai hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệđều không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng không đầy đủ, kịp thời và trung thực về tìnhhình ANTT của doanh nghiệp cho Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnhBình Dương theo quy định

Phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành các quy định của Nhà nước và trình độhiểu biết pháp luật của một số nhân viên bảo vệ còn hạn chế Các doanh nghiệp thườngchỉ chú trọng kinh doanh mà không thường xuyên giáo dục cho nhân viên về phẩmchất đạo đức nên dẫn đến tình trạng nhân viên bảo vệ vi phạm pháp luật xảy ra nhiều

mà chủ yếu là các hành vi vi phạm về trộm cắp tài sản, gây rối trật tự công cộng, cố ýgây thương tích…

Ví dụ như các vụ việc sau:

- Vào lúc 4h30 phút ngày 04/9/2013, Nguyễn Thanh Giảng sinh năm 1952,HKTT: 115C, Dầu khí Thăng Long, thành phố Nam Định là nhân viên bảo vệ củacông ty dịch vụ bảo vệ Long Hoàng trực tại vị trí tuần tra của công ty UNZA Khiđang trực thì có công nhân tên Duyên (không rõ lai lịch) rủ Giảng trộm cắp tài sản của

Trang 30

công ty Sau khi bàn bạc, khoảng 3h00 phút ngày 07/9/2013 Giảng lấy trộm 01 thùngcatton trong đó có nhiều dầu gội đầu trị giá tài sản khoảng 1.815.000 đồng Đếnkhoảng 4h30 phút, Giảng dùng xe máy chở số thùng catton đem bán thì bị lực lượngbảo vệ khu công nghiệp VSIP tuần tra bắt giữ Đồn Công an VSIP đã ra quyết định xử

lý vi phạm hành chính đối với Nguyễn Thanh Giảng về hành vi trộm cắp tài sản, riêngđối tượng Duyên đã bỏ trốn

- Ngày 16/3/2013 tại Công ty trách nhiệm hữu hạn AVON do nhân viên thựchiện nhiệm vụ bảo vệ là Dương Hữu Hạnh sinh năm 1970, HKTT: Đông Thạnh, HócMôn, thành phố Hồ Chí Minh và Nguyễn Văn Hợp sinh năm 1968, HKTT: phường 13,quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh là nhân viên bảo vệ của công ty trách nhiệmhữu hạn một thành viên dịch vụ bảo vệ Đại An Vào khoảng 4h00’ ngày 16/3/2013 do

đã có ý định trộm cắp từ trước nên Hạnh đã cùng Hợp trộm cắp 12 cuộn băng keo, 10cuộn nylon trị giá 1.000.000 đồng Khi Hạnh vừa chở số hàng trên ra khỏi công tykhoảng 300m thì bị bảo vệ VSIP tuần tra, phát hiện và bắt giữ Đồn Công an VSIP đã

ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với Dương Hữu Hạnh và Nguyễn Văn Hợp

về hành vi trộm cắp tài sản

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy khi các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụbảo vệ biết được nhân viên bảo vệ của mình trộm cắp tài sản, gây rối trật tự côngcộng…thì thường chỉ xử lý nội bộ rồi sa thải nhân viên vi phạm mà không báo cáo vụviệc cho cơ quan Công an biết để xử lý Chính điều này đã tạo điều kiện để các đốitượng trên có cơ hội tiếp tục các hành vi vi phạm khi được tuyển dụng vào các doanhnghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ khác

Ngoài ra, do những phức tạp về quy định trong vấn đề vốn pháp định, nên nhiềudoanh nghiệp đã lách luật, lợi dụng những sơ hở thiếu sót để vi phạm pháp luật Trong

đó phải kể đến việc không đảm bảo các yêu cầu về vốn pháp định, tài sản ký quỹ trongquá trình hoạt động nên đã dẫn đến nhiều vụ việc phức tạp nhất là khi doanh nghiệpxảy ra tình trạng mất ổn định về kinh tế

Tình trạng sử dụng giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, Chứng nhận ký quỹ,bằng cấp giả vẫn còn tồn tại Qua báo cáo kết quả tổng kết công tác năm cho thấytrong các năm từ 2012 - 2014, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an tỉnh BìnhDương đã phát hiện nhiều trường hợp sử dụng giấy tờ giả để bổ sung hồ sơ cấpGXNĐĐK về ANTT Riêng năm 2013 đã phát hiện 09 trường hợp sử dụng giấy ký

Ngày đăng: 13/04/2018, 10:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w