Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

V. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM

2. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước

2.1. Nâng cao hiệu quả của các chính sách vĩ mô

2.1.1. Quản lý chính sách kinh tế vĩ mô hợp lý là hết sức cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững.

Cụ thể duy trì mức độ thâm hụt ngân sách thấp, tốc độ tăng trưởng tiền tệ và tín dụng hợp lý, tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và các khoản nợ của khu vực công cộng tăng ở mức độ hạn chế. Lãi suất thực thường được duy trì ở mức độ dương để khuyến khích tích luỹ trong nước. Tỷ giá hối đoái được quản lý để tránh tình trạng giá trị đồng tiền quá cao, khuyến khích xuất khẩu và góp phần duy trì cán cân thanh toán và sự ổn định về tài chính. Quản lý vĩ mô một cách thận trọng đối với cơ cấu thanh khoản và thời hạn các khoản nợ nước ngoài, nhằm giảm nguy cơ chuyển vốn đột ngột ra nước ngoài. Cấp thiết hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nợ nước ngoài, cần phải có thông tin có chất lượng hơn về tổng nợ nước ngoài, cả về số lượng và thời hạn trả nợ (kể cả các doanh nghiệp nhà nước và các liên doanh), tạo cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách góp phần ngăn chặn cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán trong tương lai. Tương tự, cũng cần có thông tin có chất lượng hơn về sự bảo lãnh của Nhà nước đối với các khoản vay nợ trong nước và nước ngoài của hệ thống các ngân hàng và công ty, hay về bất cứ khoản nợ dự phòng nào khác có thể ảnh hưởng tới tình hình tài chính của Nhà nước và cán cân thanh toán trong tương lai.

2.1.2. Việt Nam cần tăng cường hơn nữa tính công khai và cung cấp những thông tin đáng tin cậy, đặc biệt là về

các ngân hàng và doanh nghiệp của Việt Nam, nhằm hạn chế nguy cơ dẫn đến thất bại của Chính phủ và thất bại của thị trường. Cần phải khẩn trương và đồng loạt tiến hành kiểm toán một cách chính xác và độc lập đối với các doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng để Nhà nước có thông tin đáng tin cậy làm cơ sở để đưa ra những quyết định về cải cách và chính sách phát triển, cũng như giúp cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đưa ra các quyết định về đầu tư và tránh được thất bại nghiêm trọng của thị trường. Đồng thời, cần phải tăng cường tính công khai trong quy trình làm ngân sách và công bố ngân sách nhà nước, nhằm hướng dẫn và khuyến khích việc chi tiêu công cộng có hiệu quả. Việc tăng cường hơn nữa tính công khai và có được những thông tin chính xác cũng sẽ góp phần hạn chế rất nhiều tình trạng tham nhũng đang là mối lo ngại ngày càng tăng của Đảng và Chính phủ trong những năm gần đây.

2.1.3. Cần hạn chế đến mức tối thiểu và giám sát chặt chẽ việc cho vay vốn dưới sự bảo lãnh của Nhà nước. Đồng

thời Nhà nước cần tuyên bố một cách công khai và rộng rãi một chính sách rõ ràng và hết sức hạn chế bảo lãnh của Nhà nước, dưới cả hình thức công khai và ngầm định. Nếu không, sẽ có nguy cơ dẫn đến tình trạng nợ quá nhiều với các khoản đầu tư nước ngoài ở các cơ sở liên doanh của các doanh nghiệp nhà nước, xuất phát từ sự hiểu lầm về việc Nhà nước sẵn sàng hay có khả năng hỗ trợ những khoản đầu tư đó trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính.

2.1.4. Tiến tới xác lập một tỷ giá hối đoái của đồng tiền Việt Nam mang tính cạnh tranh hơn là một điều tất yếu và

không thể khác được nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế sự tràn ngập những hàng hóa nhập khẩu rẻ tiền, khuyến khích việc lập kế hoạch tài chính hợp lý cho mọi khoản vay nước ngoài mới và tránh tình trạng kiệt quệ về ngoại tệ nói chung.

2.1.5. Tăng cường tích lũy trong nước, tăng đầu tư nội địa, tránh bị lệ thuộc quá nhiều vào các nguồn vốn nước

ngoài, đặc biệt là vay nợ nước ngoài. Để đạt được tỷ lệ tích luỹ cao hơn, cần phải cải thiện môi trường tổng thể sao cho thuận lợi hơn và cải thiện khuôn khổ các biện pháp khuyến khích phát triển xuất khẩu. Ngoài ra, như đã trình bày ở trên, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường với lãi suất thực dương; điều chỉnh tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát ở mức hợp lý để cho người gửi tiết kiệm có thể yên tâm về giá trị lâu dài của đồng tiền; xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn và lành mạnh và một hệ thống thuế công bằng, hợp lý trong tương lai.

2.1.6. Việc thực hiện những biện pháp cải cách cụ thể và phát triển ngành tài chính là cần thiết để tránh sự tích tụ

đến mức nguy hiểm các khoản nợ không có hiệu quả, nâng cao hiệu quả phân bổ vốn đầu tư, hỗ trợ tăng năng suất lao động của khu vực ngoài quốc doanh và cho phép tiếp tục mở cửa từng bước để đón nhận các dòng luân chuyển vốn quốc tế. Để phát triển và tăng cường thị trường tài chính trong nước, cần phải tạo điều kiện, làm rõ về phương diện pháp lý và tôn trọng một cách đầy đủ quyền sử dụng đất và các loại tài sản khác để thế chấp khi vay vốn và giá trị của tài sản đó hoàn toàn được tính theo giá thị trường vào thời điểm vay. Cần phải xây dựng hệ thống các thủ tục đăng ký trong phạm vi cả nước và các tỉnh đối với quyền sử dụng đất, tài sản thế chấp và các loại tài sản khác cũng như trách nhiệm có liên quan, nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho việc tiếp tục xây dựng thị trường tài chính. Một giải pháp tình thế để xử lý những vấn đề trước mắt về tài sản thế chấp và tịch thu tài sản thế chấp là cải tiến thông thoáng hơn và tăng cường môi trường cho thuê tài sản. Tương tự, cần cho phép những ngân hàng nước ngoài có uy tín thực hiện vai trò tích cực hơn trong việc huy động vốn trong nước cũng như chuyển giao kiến thức và công nghệ cho các ngân hàng trong nước.

2.1.7. Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa chính sách tài khóa (CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT)

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cho thấy, NHTW thường có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc hoạch định, điều hành chính sách tiền tệ cũng như chính sách tài khóa. Các quyết định về điều hành chính sách tiền tệ, việc lựa chọn mục tiêu cũng như điều hành công cụ chính sách tiền tệ đều được thực hiện trên cơ sở xem xét phân tích kỹ lưỡng tình hình kinh tế - tiền tệ, trong đó có các diễn biến hoạt động ngân sách để đảm bảo tính nhất quán và hiệu quả điều hành. Cụ thể như sự phối hợp chặt chẽ trong việc phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, với vai trò làm đại lý cho Chính phủ thực hiện đấu thầu, thanh toán trái phiếu Chính phủ; hoặc trực tiếp đứng ra mua trái phiếu Chính phủ để có thể sử dụng can thiệp vào thị trường tiền tệ khi cần thiết,… Một số nước, như Xingapo, Bộ Tài chính phát hành trái phiếu Chính phủ không chỉ phục vụ mục tiêu tài trợ thâm hụt ngân sách mà còn phục vụ điều hành chính sách tiền tệ.

2.2. Nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng, chống tham nhũng

Trong đề xuất biện pháp chống tham nhũng, xin trích dẫn một số lời đề xuất chống tham nhũng của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước với mong muốn đây là những gợi ý cho công tác chống tham nhũng của Việt Nam, bên cạnh những kinh nghiệm các nước đã được đề cập ở phần trên.

* Nhấn mạnh mối quan hệ giữa chống tham nhũng và quản trị4

“Điều kiện tiên quyết để có quản trị tốt là có sự ủng hộ của nhân dân; cơ chế trách nhiệm cụ thể và minh bạch hóa thông tin; cơ chế phân chia quyền lực; thực hiện kiểm toán nội bộ và độc lập một cách hiệu quả". Việc khắc phục tệ thân quen; nâng cao hiệu quả của công chức; xây dựng hệ thống tư pháp không thiên vị và dễ tiếp cận; khắc phục tệ sử dụng quyền lực tuỳ tiện của chính quyền... được xem là mấu chốt của chống tham nhũng. "Chống tham nhũng cần bao gồm các biện pháp: Giảm cơ hội tham nhũng thông qua cải cách chính sách và nới lỏng các quy định; tăng cường sự giám sát của quần chúng; cải tổ quy trình phân bổ ngân sách; thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ với khu vực tư nhân trong chống tham nhũng...".

* Trong công tác chống tham nhũng trước tiên phải nhằm vào những ngành, bộ phận tham nhũng nhiều nhất. Theo nguồn từ Ngân hàng Thế giới và Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2005), những ngành có nguy cơ cao về tham nhũng tại Việt Nam là: Quản lý nhà đất, hải quan, cảnh sát giao thông, thuế, cấp phép xây dựng, y tế, kế hoạch và đầu tư, giao thông công chính, cảnh sát kinh tế5. Trong điều kiện nguồn lực có hạn, chống tham nhũng cần trước hết nhằm vào những ngành, bộ phận có tham nhũng, tránh dàn trải. Việc chống tham nhũng hiệu quả tại các ngành, các lĩnh vực này sẽ lan toả sang các lĩnh vực khác.

* Từ kinh nghiệm của các nước trong đấu tranh chống tham nhũng:

- Trước hết, có cơ chế phân quyền rõ ràng giữa cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp. Quốc hội được bầu theo nguyên tắc dân chủ, thực hiện quyền giám sát cần thiết, mạnh mẽ và tạo ra sự cân bằng giữa điều hành chính phủ và điều hành khối hành chính công. Để tăng cường chức năng kiểm soát, Quốc hội thành lập hệ thống kiểm toán nhà nước và thanh tra nhà nước. Riêng cơ quan thanh tra luôn tạo điều kiện để người dân gửi các thắc mắc, khiếu nại, kiến nghị của mình.

- Thứ hai, cần thiết phải có bộ máy tư pháp độc lập. Tất cả các công dân, không phân biệt giàu nghèo, khi đã ra đến tòa án đều được đảm bảo có sự công bằng trong xét xử và tòa án được nhân dân tin tưởng.

- Thứ ba, có hệ thống truyền thông tự do đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo quản trị một cách dân chủ. Các bộ luật về “Tự do thông tin” và “Bộ luật về quản lý công” đảm bảo tính minh bạch và khả năng tiếp cận các thông 4 Phát biểu của bà Jenny D. Balboa, Viện Nghiên cứu Phát triển Philipin trong tranh luận về chống tham nhũng trong đợt hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị các quan chức cao cấp APEC lần thứ hai (SOM II), ngày 22/5/2006.

tin chung là một yếu tố quan trọng. Thông tin về ngân sách nhà nước được công khai và có thể dễ dàng nắm bắt.

- Thứ tư, nền tảng pháp luật vững vàng được thể hiện qua hình thức lập pháp với các quy chế và quy định rõ ràng đảm bảo tính ổn định của bộ máy hành chính công và chất lượng dịch vụ liên quan. Nhận định cá nhân cảm tính và việc sử dụng quyền lực tùy tiện được giảm thiểu tới mức tối đa có thể. Nếu phát hiện tham nhũng thì có những quy định pháp luật rõ ràng thuận lợi cho việc điều tra và xét xử sau đó.

- Thứ năm, có đội ngũ công chức nhà nước chuyên nghiệp được hướng dẫn bởi các quy tắc đạo đức rõ ràng về chống tham nhũng, đồng thời có hệ thống tiền lương đảm bảo cho các công chức nhà nước có thu nhập tốt và thỏa đáng để họ có thể yên tâm cống hiến thời gian và năng lực cho công việc.

Một phần của tài liệu KINH NGHIỆM CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG Á BÀI HỌC CHO VIỆT NAM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(41 trang)
w