Nhu cầu nước từ các hộ tiêu thụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu (Trang 58 - 62)

5. Cấu trúc của chuyên đề

2.4 Nhu cầu nước từ các hộ tiêu thụ

- Nước bổ sung cho nhà máy tuyển than Cửa Ông: 300 m3/h - Nước cấp cho nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả (bổ sung hệ thống

thải xỉ, điều hoà không khí hở, vệ sinh công nghiệp...):

70 m3/h - Nước cấp cho nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3: 140 m3/h - Nước cấp cho chống bụi trong và ngoài mỏ 60 m3/h

- Nước cấp cho trạm tuyển than số 1 của Công ty than Cọc Sáu: 150 m3/h - Nước cấp cho trạm tuyển than số 2 của Công ty than Cọc Sáu: 150 m3/h

- Nước cấp cho nhà máy gạch: 20 m3/h

Tổng cộng: 890m3/h

( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE)

3.3.2. Chất lượng nước xử lý

Chất lượng nước thải của mỏ thay đổi rất lớn tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết cũng như thời gian tồn lưu trong moong và chế độ bơm thoát nước của mỏ. Căn cứ kết quả quan trắc môi trường định kỳ hàng năm và kết quả phân tích mẫu nước thải bổ sung, để đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép, dự kiến chất lượng nước thải đầu vào trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu có thể xử lý được như bảng dưới đây.

Chất lượng nước sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B theo TCVN5945-2005, đảm bảo cấp được cho nhà máy tuyển than Cửa Ông và làm nước đầu vào để xử lý bước 2 cấp cho nhà máy điện.

3.3.3. Công nghệ xử lý nước thải mỏ

a. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải

Bể keo tụ Bể lắng tấm nghiêng PAC PAM Bể

trung hoà Bể lắngsơ cấp Ca(OH)2 Bể điều lượng Bơm nước thải Bể nước sạch Bơm nước sạch Nước thải mỏ Hộ tiêu thụ Máy ép bùn Bể chứa bùn Bơm bùn Bãi thải

( Nguồn:Bản thuyết minh dự án ĐT XD trạm XLNT mỏ than Cọc Sáu – VITE) b. Quy trình công nghệ xử lý nước thải

Nước thải mỏ than Cọc Sáu chủ yếu có độ pH thấp, hàm lượng sắt (Fe) và Mangan (Mn) cao, lượng cặn lơ lửng (TSS) lớn, các chỉ tiêu khác nhìn chung đạt tiêu chuẩn môi trường. Bản chất quá trình xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu là:

- Dùng các chất hoá học có tính chất kiềm (vôi, xút...) để trung hoà axit, nâng cao độ pH, đồng thời tạo môi trường ôxy hoá các kim loại nặng Fe, Mn. Ca(OH)2 + H2SO4 = CaSO4 + 2H2O

- Dùng các chất trợ lắng (PAC, PAM) để tăng khả năng kết tủa các chất rắn lơ lửng có sẵn trong nước thải hoặc được sinh ra trong quá trình trung hoà để loại bỏ các chất này khỏi nước thải.

- Dùng các biện pháp cơ học để làm khô lượng bùn (hỗn hợp chất rắn có trong nước thải và nước) tạo thành trong quá trình xử lý nước thải nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, đổ thải.

**Từ bản chất quá trình xử lý nước thải như trên, xác định quy trình xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu như sau:

1. Nước thải được bơm từ hố bơm trung gian chảy qua lò +28, theo mương thoát nước của mỏ, qua van điều tiết, máy lọc rác chảy vào bể Điều

lượng. Tại bể Điều lượng các chất rắn có cỡ hạt lớn lắng đọng và được nạo vét định kỳ bằng thủ công chuyển lên ôtô chở đi đổ thải tại bãi thải mỏ.

2. Từ bể Điều lượng, nước thải được bơm nâng cao lên bể Trung hoà. Tại đây dung dịch sữa vôi Ca(OH)2 được bơm vào và hoà trộn với nước thải bằng máy khuấy để trung hoà axít H2SO4 có trong nước thải, nâng độ pH đạt tiêu chuẩn môi trường, đồng thời tạo điều kiện oxy hoá phần lớn Fe và Mn.

3. Từ bể Trung hoà nước thải chảy trực tiếp sang bể Lắng sơ cấp liền kề. Tại đây một phần cặn kết tủa do quá trình trung hoà lắng đọng và được định kỳ mở van cho tự chảy về bể chứa bùn.

4. Nước thải từ bể Lắng sơ cấp theo đường ống tự chảy về bể Keo tụ. Tại đây dung dịch keo tụ PAC, PAM được bơm vào và hoà trộn với nước thải bằng máy khuấy sau đó tự chảy vào bể Lắng tấm nghiêng liền kề.

5. Tại bể Lắng tấm nghiêng, cặn lơ lửng kết thành bông có kích thước lớn, trong quá trình di chuyển va chạm vào các tấm nghiêng và lắng đọng xuống đáy bể. Tại đáy bể Lắng tấm nghiêng lắp đặt thiết bị gạt bùn định kỳ hoạt động gạt bùn về vị trí thu bùn để máy xoắn ốc đẩy sang bể Chứa bùn. Nước sạch đi vào khu phân ly và chảy theo đường ống sang bể Nước sạch.

6. Từ bể Nước sạch, một phần nước được bơm cấp cho các hộ tiêu thụ, phần còn lại tự chảy ra suối Hoá chất.

7. Bùn chứa trong bể Chứa bùn được máy bơm bùn bơm lên máy ép bùn để tiến hành tách nước. Bùn sau khi tách nước sẽ chất tải lên ôtô vận chuyển ra đổ tại bãi thải bắc mỏ than Cọc Sáu (thành phần bùn chủ yếu là các chất vô cơ không độc hại).

8. Trong những trường hợp khi lượng Fe, Mn quá cao, trong quá trình trung hoà sẽ nâng độ pH của nước thải trong 01 hoặc 02 modul (hệ thống được chia thành 03 modul) lên trên 9 để tăng khả năng ôxy hoá Fe và Mn, sau

đó sẽ hoà trộn với nước thải trong modul còn lại tại đầu ra của bể Lắng tấm nghiêng để giảm độ pH xuống đạt tiêu chuẩn môi trường.

9. Toàn bộ hoạt động của Trạm xử lý nước thải được tự động điều khiển và kiểm soát chất lượng nước tại nhà Điều hành thông qua hệ thống DCS.

3.3.4. Thông số kỹ thuật trạm xử lý nước thải

Thông số kỹ thuật chủ yếu của Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu được xác định trên cơ sở lưu lượng, chất lượng nước thải cần xử lý, nhu cầu sử dụng nước của các hộ tiêu thụ, xem trong bảng dưới đây.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải mỏ than Cọc Sáu (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w