Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

65 229 0
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận Văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

Chuyên đề thực tậpMỞ ĐẦUTừ xa xưa, gỗ, tre, nứa và các loại thảo mộc như cói ngô, lục bình đã là những vật liệu gần gũi nhất trong cuộc sống của người Việt Nam. Từ những chất liệu bình dị rẻ tiền này, qua các bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo, những người thợ thủ công đã tạo ra các sản phẩm được nhiều người yêu thích.Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời. Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, với những nét độc đáo, tinh xảo, hoàn mỹ. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay sản phẩm, hàng hóa kinh tế thuần túy cho sinh hoạt hàng ngày, mà đó chính là những tác phẩm nghệ thuật biểu trưng cho nền văn hóa xã hội, mức độ phát triển kinh tế, trình độ dân trí, đặc điểm nhân văn của dân tộc. Cũng như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ các nước, thủ công mỹ nghệ của Việt Nam mang đậm nét văn hóa mỗi vùng. Tuy nhiên, ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các đối thủ lớn như: Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan … Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu của ngành tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng cạnh tranh của các công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn thấp hơn so với đối thủ trên thị trường xuất khẩu. Do đó, em lựa chọn đề tài nghiên cứu thực tập là:“ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport “ nhằm xây dựng và đề xuất những giải pháp cần thiết góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành thủ công mỹ nghệ nói chung và công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport nói riêng.Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K461 Chuyên đề thực tậpCHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢNXUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN1. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Nhật BảnNhật Bản cũng là nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP chỉ sau Hoa Kỳ (GDP năm 2006 của nước này đạt 4.375 tỷ USD và 4.345 tỷ USD năm 2007 ), là thành viên của tổ chức liên hiệp quốc, G8, G4 và APEC, là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng, là đất nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới và là nước nhập khẩu đứng thứ 6 thế giới, là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học công nghệ.Nhật Bản là một thị trường mở, quy mô lớn với số dân 127,771 triệu (tính đến 01/10/2007) có mức sống cao. Nhật Bản là một trong những thị trường có sự đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hóa và điều kiện kinh tế, họ có tính thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hóa, dịch vụ trong và ngoài nước. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật Bản ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ Yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó hàng nhập khẩu chiểm tới 50%. Đặc điểm tiêu dùng của Nhật Bản là có tính đồng nhất, 90% thuộc về tầng lớp trung lưu. Nhìn chung người tiêu dùng Nhật có những đặc điểm sau :1.1.Về chất lượng Xét về chất lượng, Nhật Bản là một thị trường có yêu cầu rất khắt khe. Là đất nước mạnh về kinh tế kỹ thuật, mức thu nhập bình quân cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Yêu cầu này còn bao gồm cả dịch vụ hậu mãi như sự bảo hành, thay thế của nhà sản xuất khi sản phẩm bị trục trặc, khả năng và thời gian sửa chữa các sản phẩm đó.Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K462 Chuyên đề thực tậpNhững lỗi nhỏ trong vận chuyển hay khâu hoàn thiện sản phẩm, ví dụ như những vết xước nhỏ, mẩu chỉ cắt còn sót lại trên mặt sản phẩm, bao bì xô lệch… cũng có thể dẫn đến tác hại lớn là làm cả lô hàng khó bán, ảnh hưởng đến kế hoạch xuất khẩu lâu dài. Bởi vậy cần có sự quan tâm đúng mức tới khâu hoàn thiện, vệ sinh sản phẩm, bao gói và vận chuyển hàng.1.2. Về mẫu mã sản phẩmNgười tiêu dùng Nhật Bản nhạy cảm với những thay đổi theo mùa. Xuất phát từ yếu tố cạnh tranh, các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc nhập được những sản phẩm hợp thời trang và phù hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của khách hàng. Thiên nhiên của Nhật Bản phân thành bốn mùa rõ rệt, người Nhật sống hòa đồng, gắn bó với thiên nhiên và cuộc sống của họ chứa đựng những sắc màu của thiên nhiên. Vì vậy đồ dùng sinh hoạt thường có màu sắc khác nhau nhằm tạo cho họ cảm giác của các mùa trong năm. Ví dụ, những sản phẩm mây tre đan màu xanh da trời cho họ cảm giác của mùa xuân và hè, màu nâu và đen sẽ mang lại cho họ cảm giác của mùa thu và mùa đông. Chính vì thế màu sắc đã trở thành tiêu chí quan trọng trong sự lựa chọn của người tiêu dùng Nhật Bản. Ngoài ra, người Nhật Bản rất hứng thú và say sưa với quá trình tạo ra sản phẩm. Họ quan tâm đến việc sử dụng nguyên liệu, cách thức, kỹ nghệ tạo ra sản phẩm và bối cảnh truyền thống và họ luôn nghĩ rằng trong mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều có “hồn” nên khi sáng tạo ra các sản phẩm nghệ thuật này các nghệ nhân cần “thổi” vào sản phẩm của mình những tình cảm chân thật nhất.1.3. Về giá Người tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lượng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Trước đây, người Nhật sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua những Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K463 Chuyên đề thực tậphàng hóa cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, nhưng từ khi nền kinh tế bong bóng sụp đổ năm 1991, nhu cầu hàng hóa rẻ hơn đã tăng lên. Tuy nhiên, người tiêu dùng Nhật Bản vẫn sẵn sàng trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lượng tốt mang tính thời thượng. Tâm lý này cho đến nay vẫn không thay đổi nhiều.Không giống như ở châu Âu, các bà nội chợ Nhật đi chợ hàng ngày theo thói quen để mua hàng tươi sống giống như các bà nội chợ Việt Nam, họ là lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến thị hiếu tiêu dùng, họ hay để ý đến biến động giá và các mẫu mã mới. 1.4.Vấn đề sinh thái Người Nhật rất khó tính, vì vậy việc tạo ra các sản phẩm làm hài lòng họ ngày từ lần đầu tiên là rất công phu. Đối với bất cứ mặt hàng mới nào thì vấn đề môi trường rất được người tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Họ thậm chí đón chào rất nồng nhiệt những sản phẩm được tạo ra từ việc tận dụng nguồn nguyên liệu thừa như mẩu gỗ, mẩu cây… Hầu như các sản phẩm được thiết kế độc đáo, mới lạ với chất lượng cao xâm nhập thị trường Nhật Bản rất dễ dàng và gia tăng nhanh chóng. Nhưng cho đến nay, vấn đề về kỹ thuật vẫn là trở ngại đối với các sản phẩm Việt Nam ở thị trường này vì yêu cầu của người Nhật Bản về độ chính xác và hình dáng rất khắt khe. Hiện nay trên thị trường Nhật Bản các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và các nước ASEAN rất nhiều, vì vậy các công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam làm cho những sản phẩm của mình mang nét độc đáo riêng, cân bằng về giá cả và chất lượng thì mới chiếm lĩnh được thị trường.2.Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam và khả năng xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản2.1.Hàng thủ công mỹ nghệ và vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong kinh doanh xuất khẩu Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K464 Chuyên đề thực tậpMặt hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào tốp 10 mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam và đã có mặt tại 136 quốc gia và vùng lãnh thổ với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trên 20%/năm. Lâu nay, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, chiếm tới 29% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có ở trong nước và chưa đáp ứng hết nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản do khả năng tiếp cận thị trường của các công ty Việt Nam còn hạn chế, thiếu thông tin về thị trường, mặt hàng và những bất cập trong cơ chế, chính sách. Hiện nay cả nước có hơn 2.000 làng nghề thủ công mỹ nghệ, thu hút trên 13 triệu lao động; 1,4 triệu hộ gia đình và khoảng 1.000 công ty tham gia vào hoạt động sản xuất-xuất khẩu sản phẩm này. Với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chỉ chiếm từ 3-5% giá trị xuất khẩu nên tiềm năng về xuất khẩu mặt hàng này là rất lớn, đặc biệt là thị trường Nhật Bản. 2.1.1.Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nướcCông nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển ở nước ta. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước phát triển. Thực tế trong mấy năm qua kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đứng trong 10 nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm đây là nhóm hàngtỷ lệ dùng nguyên liêu trong nước là chủ yếu (nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm 3-5%), vì vậy tỷ lệ thực thu ngoại tệ sau xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ rất cao (theo tính toán của các chuyên gia, tỷ lệ thu trên 95% so với tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó nhóm hàng dệt may chỉ khoảng 25%). Với kim ngạch xuất khẩu trên dưới 300 triệu USD/năm, hàng năm xuất Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K465 Chuyên đề thực tậpkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã góp phần không nhỏ trong việc tăng thu ngoại tệ cho đất nước, gia tăng tích lũy, tái sản xuất mở rộng phát triển nền kinh tế và dự trữ quốc gia.2.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông thônChuyển dịch cơ cấu nông thôn là hoạt động phát triển kinh tế nông thôn làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lượng và cơ cấu thu nhập của dân cư nông thôn bằng các nguồn lợi thu được từ lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp. Việc phát triển các làng nghề truyền thống đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng nông nghiệp, chuyển từ lao động sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp sang ngành nghề công nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Ngay từ khi nghề thủ công xuất hiện thì kinh tế nông thôn không chỉ có ngành nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh còn có các ngành thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ cùng tồn tại phát triển. Mặt khác có thể thấy kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp thuần nhất. Do từng bước tiếp cận với nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những sản phẩm có khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong và ngoài nước. Khi đó khu vực sản xuất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, khu vực sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được tăng lên.Làng nghề truyền thống phát triển tạo cơ hội cho ngành dịch vụ ở nông thôn mở rộng địa bàn hoạt động thu hút nhiều lao động. Khác với sản xuất nông nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi sự cung cấp thường xuyên trong việc cung ứng vật liệu và tiêu thu sản phẩm. Do dó dịch vụ nông thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập cao cho người lao động.Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K466 Chuyên đề thực tậpNhư vậy sự phát triển làng nghề truyền thống có tác dụng rõ rệt đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự phát triển lan tỏa của làng nghề truyền thống đã mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất, thu hút thêm lao động. Cho đến nay cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt khoảng 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ và 20-40% cho nông nghiệp.2.1.3.Tạo việc làm và nâng cao đời sống Trên phương diện xã hội, đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã kích thích việc phát triển các làng nghề truyền thống. Hiện nay, trong các làng nghề truyền thống, bình quân mỗi cơ sở chuyên làm nghề đã tạo việc làm ổn định cho gần 30 lao động thường xuyên và từ 8 - 10 lao động thời vụ, mỗi hộ chuyên làm nghề thì tạo được 4 - 6 lao động thường xuyên và 2 - 5 lao động thời vụ. Đặc biệt nghề dệt, thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác. Làng gốm Bát Tràng ngoài việc giải quyết việc làm cho gần 2430 lao động của xã, còn giải quyết thêm việc làm cho khoảng 5000 - 6000 lao động của các khu vực lân cận đến làm thuê.Mặt khác, sự phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và hình thành của nhiều nghề khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động. Ngoài các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất trực tiếp còn có các dịch vụ khác như tín dụng ngân hàng. Từ thực tiễn cho thấy cứ xuất khẩu 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo được việc làm và thu nhập cho khoảng 3000 - 4000 lao động chủ yếu tại các làng nghề nông thôn, trong đó có lao động nông nhàn tại chỗ và các vùng lân cận.Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K467 Chuyên đề thực tậpBên cạnh đó xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn góp phần tăng thu nhập và cải hiện đời sống cho người lao động ở nông thôn. Nơi nào có làng nghề phát triển thì ở đó thu nhập và mức sống cao hơn các vùng thuần nông. Nếu so sánh với mức thu nhập lao động nông nghiệp thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 2 đến 4 lần, đặc biệt là so với chi phí lao động và diện tích sử dụng đất thấp hơn nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Bình quân thu nhập của lao động trong hộ chuyên ngành nghề phi nông nghệp là 430.000đ\tháng, ở hộ kiêm nghề từ 190.000-241.000đ\tháng, trong khi đó ở hộ lao động thuần nông chỉ có khoảng 70.000-100.000đ\ng\tháng. Có những làng nghềthu nhập cao như làng gốm Bát Tràng: mức thu nhập của các hộ thấp nhất cũng đạt từ 10 – 20 triệu\năm. Thu nhập từ nghề gốm sứ Bát Tràng chiếm tới 86% tổng thu nhập của toàn xã. Vì vậy thu nhập của các làng nghề truyền thống đã tạo ra sự thay đổi khá lớn trong cơ cấy thu nhập của hộ gia đình và của địa phương. 2.1.4.Góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoạiXuất khẩu là một hoạt động của kinh tế đối ngoại. Đẩy mạnh xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế và nội lực của đất nước để phát triển kinh tế. Có thể nói, đẩy mạnh xuất khẩu nói chung và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng có vai trò thúc đầy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Vì khi hoạt động xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực khác như: tài chính – tín dụng, bảo hiểm, vận tải, đầu tư, chuyển giao công nghệ… Ngược lại, các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sẽ có tác dụng thúc đẩy, mở rộng hoạt động xuất khẩu như: tiếp nhận nguồn vốn, công nghệ, trình độ quản lý để mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu. Việc ký kết các hiệp định thượng mại song phương, đa phương và gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu của hàng hóa nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng.Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K468 Chuyên đề thực tập2.2.5.Gìn giữ các giá trị văn hóa và ngành nghề truyền thống của dân tộcLịch sử phát triển của các làng nghề truyền thống luôn gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của dân tộc, nó tạo nên nền văn hóa đó, đồng thời là sự biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc.Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và trí óc sáng tạo vủa người thợ thủ công. Vì vậy, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật chứa đựng nét đặc sắc dân tộc, đồng thời thể hiện những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề và mang dấu ấn của mỗi thời kỳ. Tìm hiểu lịch sử của mỗi làng nghề ta thấy kỹ thuật chế tác ra các sản phẩm có từ rất xa xưa và được truyền lại đến ngày nay. Kỹ thuật đúc dồng và hợp kim đồng thau đã có từ thời văn hóa Đông Sơn – một nền văn hóa với những thành tựu rực rỡ, đặc biệt là trống đồng Ngọc Lũ gắn liền với lịch sử của Hùng Vương dựng nước. Ngày nay các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với tính độc đáo và độ tinh xảo của nó vẫn có ý nghĩa rất lớn với nhu cầu đời sống của con người. Những sản phẩm này là sự kết tinh, bảo tồn các giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, là sự bảo lưu văn hóa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác tạo nên những thế hệ nghệ nhân tài ba. Chính vì vây, xuất khẩu thủ công mỹ nghệ không những góp phần bảo tồn và phát triển các giá tị văn hóa của dân tộc Việt Nam mà còn nhằm quảng bá chúng trên khắp thế giới.2.2 Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam2.21. Tính văn hóaHàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có từ lâu đời, nó tồn tại và phát triển trong các làng nghề truyền thống, được làm ra bởi các nghệ nhân, thợ thủ công. Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ đều được tạo ra ở một làng nghề riêng, mang sắc thái, đặc trưng văn hóa của một khu vực địa lý và cộng đồng dân cư nhất định như gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, …. Qua sử dụng các sản phẩm Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K469 Chuyên đề thực tậpthủ công mỹ nghệ người tiêu dùng cảm nhận được giá trị nghệ thuật từ sự sáng tạo trong tạo dáng, đến sự tinh xảo và điêu luyện của người thợ và hơn cả là sự kết tinh những nét văn hóa của dân tộc được truyền vào từng sản phẩm. 2.1.2. Tính mỹ thuật Mỗi sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tác phẩm nghệ thuật vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ cao, chúng là sự hòa trộn giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy móc công nghiệp, hàng thủ công mỹ nghệ để có giá trị cao về nghệ thuật thì chỉ được sản xuất thủ công, chủ yếu dựa vào đôi bàn tay khéo léo của người thợ. Nhiều loại sản phẩm vừa là đồ dùng sinh hoạt, vừa là vật trang trí. Chính những đặc điểm này đã đem lại sự khác biệt cho hàng thủ công mỹ nghệ. Nhờ đó, tại các hội chợ quốc tế như EXPO, hội chợ ở New York, Italia… hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã gây sự chú ý của khách hàng bởi tính tinh xảo trong đường nét hoa văn trạm trổ trên các sản phẩm, hay những kiểu dáng mẫu mã độc đáo, mặc dù nguyên liệu rất đơn giản, qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã trở thành các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.2.1.3. Tính đơn chiếcMỗi loại hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Cùng là đồ gốm sứ nhưng nhờ các hoa văn, màu men, họa tiết trên đó người ta vẫn có thể phân biệt được đâu là gốm Bát Tràng, Thổ Hà, Phù Lãng… . Bên cạnh đó tính đơn chiếc có được là do hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam mang hồn của dân tộc Việt Nam, mang nét văn hóa và bản sắc của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, hàng của Trung Quốc hay của Nhật Bản cho dù có phong phú, đa dạng cũng không có được nét đặc trưng đó, cho dù kiểu dáng có giống nhưng không mang được hồn dân tộc Việt Nam. Cùng với đặc trưng về văn hóa, tính riêng biệt đã mang lại ưu thế tuyệt đối cho Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K4610 [...]... là quan tâm đầu tư đúng hướng của các công ty tham gia vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Artexport Ngày 23/12/1964, theo... trạng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản 3.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản Artexport là công ty xuất nhập khẩu tổng hợp, hoạt động trên cả ba lĩnh vực: sản xuất- dịch vụ- kinh doanh xuất nhập khẩu nhưng xuất khẩu là hoạt động chủ yếu của công ty Bên cạnh những mặt hàng có giá trị kim ngạch xuất khẩu như: gạo, cà phê, may mặc thì thủ công mỹ nghệ. .. xuất khẩu khá khiêm tốn song là nguồn đem lại thực thu ngoại tệ lớn cho công ty Hiện nay, Artexport xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang rất nhiều thị Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K46 Chuyên đề thực tập 34 trường như: Mỹ, Châu Âu, Nhật, …trong đó thị trường truyền thống và chiếm tỷ trọng lớn nhất về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty là thị trường Nhật Bản Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu. .. Pháp, Anh, Bỉ, Hà Lan… Đặc biệt hai nước Anh và Pháp chiếm đa phần Đó cũng là hai bạn hàng lớn của Việt Nam trong các mặt hàng xuất khẩu nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng Khu vực này là thị trường xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của Artexport với một số mặt hàng như: gốm sứ, hàng sơn mài Tuy nhiên nhu cầu của thị trường EU về hàng thủ công mỹ nghệ là rất cao vì thế mà sức mua hàng thủ công. .. hàng xuất khẩu của Artexportcông ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nên sản phẩm của Artexport đa dạng từ mặt hàng đơn giản đến những mặt hàng đòi hỏi sự tinh tế cao Tuy nhiên một số sản phẩm chính của công ty như: cói, hàng sơn mài, hàng gốm sứ, hàng thêu ren vẫn giữ được sự ổn định trong xuất khẩu Nguyễn Khánh Dung Thương Mại Quốc Tế- K46 Chuyên đề thực tập 28 Bảng 2 : Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. .. Quyết định số 617/BNgT-TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Công Thương) Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (nay là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam) được thành lập Trước năm 1975, khi đất nước còn chiến tranh ác liệt, Mỹ và các nước tư bản thực hiện cấm vận kinh tế Việt Nam nên việc xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ Tuy nghiên, với sự nỗ... công mỹ nghệ của Artexport vào thị trường Nhật Bản, ta thấy Nhật Bản là một thị trường quan trọng trong xuất khẩu của Artexport, luôn chiêm tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu (từ 11,2 đến 15% hàng năm) Tuy nhiên tỷ trọng này vẫn còn là con số khiêm tốn so với tổng kim ngạch của công ty vì vậy Artexport luôn chú trọng vào các hoạt động xúc tiến, tìm kiếm khách hàng để xuất khẩu và duy trì xuất khẩu. .. thiên nhiên 2.1.5 Tính thủ công Hàng thủ công mỹ nghệ dễ dàng được cảm nhận ngay tính thủ công với tên gọi của nó Tính thủ công được thể hiện ở công nghệ sản xuất đều là sự kết giao giữa các phương pháp thủ công tinh xảo và sự sáng tạo nghệ thuật Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp nhưng sản xuất chính vẫn cần có những bàn tay điêu nghệ của các nghệ nhân Bởi chính các nghệ nhân mới là người... một số thị trường như Ixaren, Palextin, Thổ Nhĩ Kỳ … Vì công ty hầu hết chú trọng vào thị trường chính nên giá trị xuất khẩu vào các thị trường nhỏ này chưa cao Do đó cần phải quan tâm chú trọng vào những thị trường này để có thể tăng thêm được lượng hàng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ, khai thác được lợi thế theo qui mô Đặc biệt, thị trường Bắc Mỹ và Đông Á là thị trường đầy triển vọng mà công ty chưa... thác thị trường này sẽ làm tăng giá trị xuất khẩu, mở rộng được thị trường 2.3.5 Hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu của Artexport được coi là một trong số những lĩnh vực chính bên cạnh lĩnh vực xuất khẩu của Công ty Hiện tại, công ty đang thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới nhiều hình thức khác nhau : trực tiếp, ủy thác các mặt hàng thiết yêu theo định hướng chung của nhà nước và nhu cầu thị trường . tậpCHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN1. Đặc điểm hàng thủ công mỹ nghệ Nhật BảnNhật Bản cũng là nền. công mỹ nghệ. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN1.Khái

Ngày đăng: 05/12/2012, 14:28

Hình ảnh liên quan

2.1. Tình hình kinh doanh của Artexport Artexport trong những năm gần đây - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

2.1..

Tình hình kinh doanh của Artexport Artexport trong những năm gần đây Xem tại trang 25 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên đây chúng ta thấy: Từ năm 2003 đến 2005, các mặt hàng có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng và mất cân đối - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

ua.

bảng số liệu trên đây chúng ta thấy: Từ năm 2003 đến 2005, các mặt hàng có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng và mất cân đối Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản (2003-2007) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

Bảng 3.

Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nhật Bản (2003-2007) Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu từ năm 2004 – 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

Bảng 5.

Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu từ năm 2004 – 2007 Xem tại trang 37 của tài liệu.
Nhìn vào hình trên cũng có thể thấy rằng kim ngạch được đặt ra mỗi năm đều tăng cao hơn - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản của công ty xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport

h.

ìn vào hình trên cũng có thể thấy rằng kim ngạch được đặt ra mỗi năm đều tăng cao hơn Xem tại trang 45 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan