1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt nam vào thị trường Nhật Bản

32 683 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 248 KB

Nội dung

Luận Văn: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt nam vào thị trường Nhật Bản

Trang 1

MỤC LỤCLời nói đầu

Chương I: Công ty cổ phần SXKD&XNK Bình Thạnh xâm nhập thị trường Nhật Bản

Chương II: Phân tích môi trường kinh tế Nhật Bản tác động đến quyết địnhthâm nhập thị trường Nhật Bản của GILIMEX

2.1 Môi trường kinh tế Nhật Bản và những điểm cơ bản tác động đến quá trình xâm nhập của GILIMEX

2.2 Thực trạng chung về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của của Công ty GILIMEX sang thị trường Nhật Bản

2.2.1 Tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta

2.2.2 Tình hình hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty sang thị trường Nhật bản

2.2.2.1 Những chuyển biến tích cực từ phía môi trường kinh tế Nhật Bản 2.2.2.2 Tác động tiêu cực từ môi trường kinh tế Nhật Bản

Chương III: Bài học kinh nghiệm và gợi ý đối với GILIMEX khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản

3.1 Bài học kinh nghiệm

3.1.1 Cần phải đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường

3.1.2 Việc đáp ứng những yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

3.1.3 Vấn đề thu thập thông tin thị trường và những chuyển biến mới của môi trường kinh tế nơi công ty hoạt động

3.1.4 Kinh nghiệm từ hoạt động Marketing

3.1.5 Đẩy mạnh khả năng xuất khẩu qua việc gia tăng hợp tác kinh doanh với các đối tác Nhật Bản

3.2 Những gợi ý đối với GILIMEX khi thâm nhập thị trường Nhật Bản3.2.1 GILIMEX cần đáp ứng những đòi hỏi gì

3.2.2 Cơ cấu lại xuất khẩu, khắc phục tính đơn điệu 3.2.3 Việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng & Qui chế 3.2.4 Tiếp thị và xúc tiến thị trường như thế nào Kết luận

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay,hoạt động xuất nhập khẩu được xem là một trong những biện pháp hữu hiệunhất để thúc đẩy tăng trưởng của mỗi quốc gia Kinh tế Việt nam cũng khôngnằm ngoài xu thế đó, Việt nam đã và đang nỗ lực hết mình để đưa nền kinh tếtrong nước ngày một hòa nhập một cách chủ động và hiệu quả vào đời sốngkinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, trước sự vận động hết sức sôi động và phức tạp, mỗi một thịtrường nước ngoài lại mang trong nó những nét đặc thù và rất phức tạp Giờđây khi việc hàng hóa sản xuất ra rất đa dạng trên thị trường quốc tế, ngườitiêu dùng cũng vì thế mà có được nhiều sự lựa chọn hơn Song song với nó là sựđòi hỏi ngày một khắt khe của khách hàng đối với các sản phẩm hàng hóa tiêudùng quốc tế.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta vốn có lịch sử phát triển rất lâuđời Bằng khối óc thông minh và bàn tay khéo léo của mình, từ ngàn xưa ôngcha ta đã tạo ra biết bao nhiêu sản phẩm thủ công mỹ nghệ độc đáo mang đậmbản sắc văn hoá dân tộc Trải qua bao thăng trầm của kinh tế xã hội, hàng thủcông mỹ nghệ vẫn giữ được vị trí của nó vẫn duy trì và phát triển cho đến ngàynay Không phải ngẫu nhiên mà mặt hàng này được nằm trong mười mặt hàngxuất khẩu chủ lực của quốc gia Ngoài ý nghĩa kinh tế, đó là xuất khẩu hàng thủcông mỹ nghệ thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ, góp phần cải thiện cán cânthanh toán, nó còn mang ý nghĩa xã hội rất lớn là góp phần tạo ra công ăn việclàm cho người lao động, nâng cao đời sống của người dân Thông qua hoạtđộng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với các sản phẩm tinh xảo, độc đáo,chúng ta đã giới thiệu được với bạn bè thế giới về đời sống văn hoá của connguời Việt Nam, giúp cho họ hiểu rõ hơn về chúng ta để chúng ta tôn trọng, giữgìn và phát huy nguồn tài sản quý giá mà ông cha ta để lại.

Không như những thị trường ở EU và Bắc Mỹ, Nhật Bản hiện đang là thị

Trang 3

con người và môi trường kinh doanh của Nhật Bản đã và đang đặt ra nhiềunhững thách thức cũng như cơ hội đối với hàng hóa của Việt nam nói chung vàhàng thủ công mỹ nghệ của GILIMEX nói riêng khi quyết định xâm nhập vào thịtrường Nhật Bản Do đó tôi chọn công ty GILIMEX làm đề tài đề án môn học,bài viết này sẽ làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường kinh tế Nhật Bản vàđưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa Việt namvào thị trường Nhật Bản Trong quá trình hoàn thành Đề án này chắc chắnkhông tránh khỏi thiếu sót do trình độ hạn chế, tôi mong có được sự góp ý nhiệttình từ phía Thầy cô và bạn bè để tôi có thể làm tốt hơn cho những bài viết sau Em xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Hường đã hướngdẫn giúp đỡ em hoàn thành đề án này

Sinh viên:

Nguyễn MinhHải

Trang 4

Tên công ty: Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình ThạnhTên giao dịch quốc tế Binh Thanh Import-Export Production and TradeStock Company

Tên viết tắt : GILIMEX

Trụ sở chính : 24C Phan Đăng Lưu, P6, Quận Bình Thạnh, Tp.HCMChủ tịch hội đồng quản trị : Nguyễn Băng Tâm – Giám đốc công ty Công ty hoạt động trong các lĩnh vực:

Sản xuất, chế biến và xuất klhẩu hàng, nông lâm, thủy hải sản, thủ côngmỹ nghệ, hàng may mặc ( Ba lô, túi xách), hàng da, cao xu, lương thực, thựcphẩm, thiết bị, máy móc, vật liệu xây dựng, các loại vật liệu và các sản phẩmkhác…

Thời điểm Công ty sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu Bình thạnh(GILIMEX) chính thức thâm nhập thị trường Nhật Bản là vào năm 1994, ngaytrước khi Việt nam gia nhập tổ chức ASEAN năm 1997, vào năm đó GILIMEXlà một trong số ít những công ty của Việt nam có tham vọng tham nhập thịtrường nước ngoài và đặc biệt hơn nữa là GILIMEX đã dám mạnh dạn đưa mặthàng thủ công mỹ nghệ của Việt nam ra thị trường nước ngoài, điều mà khôngphải doanh nghiệp Việt nam nào cũng đủ can đảm hay nói đúng hơn là sự tự tinvới sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình có thể chiếm lĩnh được thị trườngnước ngoài Với GILIMEX có những lý do riêng biệt khi theo duổi tham vọngđưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ thâm nhập thị trường Nhật Bản.

Trang 5

Kể từ sau khi Việt nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao tháng 7

năm 1976, quan hệ Nhật – Việt chỉ thực sự phát triển vững chắc từ sau Hội nghị

hòa bình về Campuchia vào năm 1991, bắt đầu bằng việc thảo luận mở lại Việntrợ Phát triển chính thức (ODA) cho Việt nam Đây thực sự là một điểm mốcquan trọng cho quan hệ kinh tế ngày một sâu sắc giữa hai nước, việc nối lại hoạtđộng tàI trợ cho Phát triển chính thức của Nhật Bản thực sự mang lại cơ hội pháttriển cho Việt nam cũng như là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nam đẩy mạnhgiao lưu hợp tác buôn bán, xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường NhậtBản.

Với bản thân GILIMEX khi quyết định thâm nhập thị trường Nhật Bản họcó những lý do riêng của mình:

Môi trường kinh tế Nhật Bản thực sự hứa hẹn những cơ hội làm ăn lớnđối với công ty GILIMEX, Nhật Bản là thị trường có khả năng chi trả cao, thunhập bình quân tính theo đầu người thuộc dạng cao trên thế giới lúc bấy giờ, đạtkhoảng 15.250 USD Không dừng lại ở con số GDP, Nhật Bản còn thể hiện sứchấp dẫn của mình qua mức chi cho tiêu dùng luôn chiếm tỷ lệ cao thường là 60 –70% GDP, GILIMEX nhận thấy rõ đặc điểm tiêu dùng sản phẩm của ngườiNhật Bản, họ thường mua những hàng hóa hay đồ dùng mà đồng nghiệp củamình có hay đã mua…đây thực sự là cơ hội tốt cho GILIMEX phát triển sảnphẩm, tăng thị phần cũng như doanh số bán

Nhật Bản trang bị cho mình một hệ thống phân phối đa dạng và sâu rộng,việc làm ăn với các đối tác Nhật sẽ là cơ hội tốt cho GILIMEX đẩy mạnh khảnăng thâm nhập sản phẩm thủ công mỹ nghệ của mình khi có được những hiểutừ phía đối tác là đại lý phân phối, bán lẻ của Nhật, họ thực sự quá hiểu về thịhiếu cũng như đặc tính tiêu dùng của người dân nước họ, từ đó GILIMEX sẽbiết làm thế nào để sản phẩm của mình được người tiêu dùng Nhật Bản chấpnhận tạo cơ sở cho việc kinh doanh một cánh hiệu quả cho GILIMEX trên thịtrường Nhật Bản

Trang 6

Mặt khác, với mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt nam đặc biệt khuyếnkhích và có những ưu đãi đối việc sản xuất và xuất khẩu GILIMEX được nhànước đặc biệt dành cho những ưu đãi trong việc sản xuất kinh doanh và xuấtkhẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ, cụ thể bằng việc nhà nước cho vay nhữngkhoản tiền có lãi suất ưu đãi, đặc biệt hơn là trợ cấp xuất khẩu, giảm thiểu khoảnthuế xuất khẩu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty, bên cạnh đó phảikể đến khả năng giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động cứ xuất khẩu được1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì đã tạo việc làm và thu nhập cho khoảngtừ 3000 – 4000 lao động, nhất là lực lượng nông nhàn, đây là công việc có thểlôi cuốn và hướng những đối tượng này tham gia, nâng cao được phúc lợi cho xãhội

GILIMEX tự thấy việc quyết định thâm nhập thị trường Nhật Bản làmột quyết định đúng đắn, đây thực sự là cơ hội lớn cho GILIMEX tự hoànthiện mình bằng việc không ngừng thử nghiệm những kiểu dáng sản phẩmmới lôI cuốn khách hàng Nhật Bản đồng thời tạo lập cho mình khả năngcạnh tranh ngày một cao cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty Hơnthế nữa, công ty cũng nhận thức được rằng họ không chỉ nhằm mục tiêubán hàng thông thường, họ thực sự ý thức rõ sự khác biệt trong việc kinhdoanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thương trường quốc tế, GILIMEXđã và đang nỗ lực không ngừng thổi được cái hồn Việt nam trong các sảnphẩm thủ công mỹ nghệ, sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn mang nặng trongnó tài hoa, sức sáng tạo của người thợ làm ra nó thực sự là một cách giớithiệu với bạn bè Nhật Bản về một loại sản phẩm truyền thống mang đậmbản sắc của Việt nam

Công ty xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường NhậtBản chủ yếu bằng cả phương thức xuất khẩu trực tiếp là 70% và gián tiếplà 30%, với hệ thống bán lẻ tương đối rộng kết hợp với việc ủy thác xuấtkhẩu cho các đối tác Nhật Bản chủ yếu qua ba loại kênh phân phối chính:

Trang 7

Nhà sản xuất – Nhà đại lý – Nhà Nhập khẩu, Nhà sản xuất – Người bán sỉtrong khu vực tiêu dùng – Người bán lẻ, cửa hàng bách hóa tổng hợp, Nhàsản xuất – Nhà thầu - Đại lý, điểm phân phối bán hàng… GILIMEX thựchiện bán hàng theo nhiều kêng phân phối hướng tới thị trường mục tiêu,công ty đã thực hiện nhiều buổi trình chiếu, quảng cáo hàng thủ công mỹnghệ không chỉ qua danh mục hàng hóa mà còn tích cực tham gia vào cáchộ trợ riển lãm hàng thủ công mỹ nghệ được tổ chức tại Nhật Bản…

Trong những năm đầu tiến hành xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sangthị trường Nhật Bản( 1994 – 1998) kim ngạch xuất khẩu thực sự chưa cao,nhưng Nhật Bản lai là thị trường có kim ngạch xuất khẩu cao hơn cả so với cácthị trường khác của GILIMEX, trong khoảng thời gian đó, GILIMEX xuất khẩuvới tổng kim ngạch xuất riêng cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ đạt khoảng 350triệu VND trung bình năm

Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ củaGILIMEX đạt gần 700 triệu VND, mức tăng khá về kim ngạch xuất khẩu mặthàng này của công ty đã được đánh giá cao mặc dù so với cả nước thì kim ngạchxuất khẩu mặt hàng này của công ty con khiêm tốn, bởi bối cảnh kinh tế NhậtBản lúc bấy giờ mới chỉ phục hồi đôi chút sau cơn khủng hoảng kinh tế khu vựcnên tác động không nhỏ đến việc kinh doanh ở Nhật của GILIMEX

Kể từ sau năm 1999 đến nay công ty GILIMEX đã đạt được những kếtquả mới khả quan hơn so với các năm trước đó, thể hiện rõ qua bảng sau:

(Bảng1): Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ

của GILIMEX sang thị trường Nhật Bản

Đơn vị: 1000đn v : 1000ị: 1000đđ

1 Tổng doanh thu 689.260 1.010.000 1.070.230 1.334.1202 Tổng chi phí 657.660 946.947 987.860 1.208.518

Trang 8

3 Tổng lợi nhuận 29.600 63.026

82.370 125.6024 Vốn kinh doanh 900.760 1.120.950

1.203.250 1.284.2505 Lợi nhuận/chi phí 4,50 6,65

(Nguồn VASC,công bố ngày 18/9/2003, 8h45)

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, GILIMEX thựcsự đã và đang gặp phải những trở ngại không nhỏ từ phía môi trường kinh tếNhật Bản, thể hiện rõ những tác động có tính hai mặt đối với hoạt động kinhdoanh xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty sang thị trường NhậtBản

Một mặt, môi trường kinh tế Nhật Bản tạo điều kiện cho các doanh nghiệpnước ngoài làm ăn hiệu quả, Nhật Bản coi trọng sự cạnh tranh lành mạnh, họ cóxu hướng tiêu dùng những sản phẩm có tính thẩm mỹ, nghệ thuật cao, giá cảhợp lý, và đặc biệt thích thú với các dịch vụ sau bán hàng hấp dẫn Đối với mặthàng thủ công mỹ nghệ, những trạng thái trên của thị trường Nhật Bản trở nênphù hợp hơn bao giờ hết, điều này cũng thực sự là điểm mà GILIMEX rất quantâm chú ý để nhằm gây ấn tượng tốt về mặt hàng thủ công mỹ nghệ của mìnhđối với người tiêu dùng Nhật Bản…ngoài ra Nhật Bản còn đặc biệt có nhữngchính sách giảm thuế cho mặt hàng nhập khẩu là thủ công mỹ nghệ của một sốnước và tất nhiên Việt nam không phải là một ngoại lệ, ví dụ như việc Nhật Bảnáp dụng mức thuế phổ cập cho Việt nam hay những gợi mở khác từ phía đối tácNhật đã và đang thực sự là những cơ hội lớn cho GILIMEX mở rộng hoạt độngxuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của mình sang thị trường Nhật Bản

Mặt khác, môi trường kinh tế Nhật Bản còn mang tới những thách thứckhông nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của GILIMEXsang thị trường này, thể hiện bằng hệ thống những vấn đề đặt ra cần có sự giảiquyết từ phía công ty: Người tiêu dùng Nhật Bản rất khó tính trong việc lựachọn tiêu dùng hàng hóa, bất luận như thế nào họ luôn muốn sản phẩm mà mình

Trang 9

mua phải đáp ứng được hệ thống những yêu cầu khắt khe nhất như: phải cóchứng nhận kiểm định hàng hóa của Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bảnnhư các tiêu chuẩn công nghiệp, nông nghiệp ( JIS, JAS, Ecomark…) ngoài rahàng hóa đó còn phảI đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, hay rõ hơn là vấnđề về trách nhiệm pháp lý đối với sản phẩm là một đòi hỏi thường xuyên và hếtsức bức xúc.

Vấn đề đặt ra nữa mà GILIMEX cũng đã rất thấm nhuần đấy là hàng hóacủa công ty cũng như hàng hóa của Việt nam hiện chưa được hưởng chế độ tốihuệ quốc (MFN) một cách chưa đầy đủ, đây chính là lý do vì sao khi mặt hàngthủ công mỹ nghệ của công ty khi xuất sang thị trường Nhật Bản thì tính cạnhtranh yếu hẳn đi và không đủ sức hấp dẫn người tiêu dùng Nhật Bản như nhữngsản phẩm cùng loại có xuất xứ từ các nước như Trung Quốc, Đài Loan, TháiLan…do những nước này hiện đã được hưởng chế độ tối huệ quốc (MFN) đầyđủ trong khi Việt nam mới chỉ được hưởng chế độ thuế suất phổ cập (GSP) màphía Nhật Bản dành cho

Hơn nữa, không nằm ngoài qui luật phát triển kinh tế, kinh tế Nhật Bản đãvà đang chứa đựng những biến chuyển sâu sắc về kinh tế như vấn đề tăngtrưởng cao gắn liền với suy thoái theo chu kỳ thực sự là một bài toán cần có sựđầu tư giải quyết từ phía các doanh nghiêp như GILIMEX để từ đó có nhữngđánh giá đúng và đầy đủ về môi trường kinh tế Nhật Bản và quan trọng hơn là tựrút ra những liệu pháp hợp lý đối với hoạt động xuất khẩu của mình vào NhậtBản sao cho phù hợp với mỗi một giai đoạn phát triển của nền kinh tế Nhật Bảncũng như những diễm biến phức tạp của môi trường kinh tế Nhật Bản

Trang 10

CHƯƠNG II:

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH TẾ NHẬT BẢNTÁC ĐỘNG ĐẾNQUYẾT ĐỊNH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA GILIMEX2.1 MÔI TRƯỜNG KINH TẾ NHẬT BẢN VÀ NHỮNG ĐIỂM CƠ BẢNTÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP CỦA GILIMEX

Nền kinh tế Nhật Bản đang hồi phục dần dần từ sau mức tăng trưởng âm1998 Năm 2000, mức tăng trưởng kinh tế Nhật Bản là 1,7% tăng 0,8% so vớinăm 1999 Tuy nhiên, không có sự thay đổi trong những khoản chi ngân sách.Mức chi tiêu cho tiêu dùng, chiếm 60% GDP, đã giảm 0,6% so với năm trước.Sức tiêu thụ của thi trường đang yếu đi GNP của Nhật tăng 23,4$ trong 10 nămtừ 1989 đến 1999, trong khi, trong cùng thời kỳ, GNP của Hoa Kỳ tăng gấp 3lần (69,4%) Tuy nhiên, GPP trên đàu người của Nhật Bản cao hơn chút so vớiHoa Kỳ.

Trang 11

(Hình 2.1)

Qua những chỉ số phát triển kinh tế trên ta có thể thấy rằng, Nhật Bản làmột thị trường rất phát triển có thể nói, nền kinh tê Nhật Bản là một nền kinh tếphát triển cao về bậc nhất thế giới, việc kinh doanh của các doanh nghiệp nướcngoài tại đây sẽ vừa tạo nhiều cơ hội cho chính họ, cũng như đặt ra nhiều tháchthức Khi bước vào môi trường kinh doanh của Nhật Bản, thì việc hiểu biết vềđặc điểm môi trường kinh tế và nền văn hoá cũng như con người Nhật Bản là rấtquan trọng Nó có thể quyết định thành công hay thất bại trong quá trình kinhdoanh Khi một doanh nghiệp muốn tiếp cận một thị trường nào đó, cần tìm hiểumức độ hấp dẫn của nó, hay nói cách khác là môi trường vận hành Marketing,đó là việc xác định nhu cầu thị trường, sự thích hợp của sản phẩm của mình vớingười tiêu dùng, và làm thế nào để đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng,đó điều quyết định để mở rộng phạm vi cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp.Việc tiến hành các hoạt động marketing, cụ thể là nghiên cứu và tiếp cận thịtrường, chọn kênh phân phối nếu không phù hợp sẽ phản tác dụng, thậm chí đểlại hậu quả nghiêm trọng Văn hoá là yếu tố quan trọng trong môi trường vậnhành marketing, ảnh hưởng trực tiếp đến sự hoạt động của nó Bởi vậy, hiểu biếtsâu sắc về văn hoa cũng như con người Nhật Bản là cơ sở để có những cách vận

Trang 12

dụng hiệu quả trong khi hoạt động trong môi trường này, từ đó sẽ có nhữngquyết định và hành động đúng đắn.

Bên cạch đó, thị hiếu của người tiêu dùng bắt nguồn từ truyền thống vàđiều kiện của Nhật Bản trở thành một yếu tố quan trọng trong việc bán và pháttriển sản phẩm Ta cũng cần chú ý đến tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dàigần đây nên người Nhật Bản có xu hướng thích mua các hàng hoá có giá cả hợplý Người tiêu dùng Nhật Bản đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng rấtcao cho sản phẩm, cũng như tạo ra các yêu cầu cho các sản phẩm phải tuân theoví dụ : hệ thống các tiêu chuân JIS, JAS, ECOMARK… Chính việc đáp ứngnhu cầu tiêu dùng này của các hãng sản xuất Nhật Bản đã đem lại những tiến bộtrong chất lượng hàng hoá và ngược lại các sản phẩm chất lượng cao đã tạo nêndanh tiếng cho các hãng sản xuất cua Nhật Bản Như vậy, việc đưa những sảnphẩm của doanh nghiệp nước ngoài như Việt Nam sang thị trường Nhật Bản thìsẽ vấp phải những khó khăn và trở ngại từ các hãng sản xuất của Nhật Bản Khimà người dân đã có thói quen tiêu dung hàng hoá chất lượng cao như vậy, cũngnhư sự đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng chính quốc Người tiêu dùng NhậtBản tương đối khó tính, ví dụ: một lỗi nhỏ, chẳng hạn một vết xước trên đò giadụng có thể bị phàn nàn, mặc dù đây chỉ là một khiếm khuyết nhỏ mà đa sốhàng hoa đều mắc phải Và người tiêu dùng sẽ chán nản ngay cả với những vếtxước nhỏ như vậy, nên đội ngũ nhân viên thấy rằng cần phải thận trọng trongviệc sắp xếp, đóng gói cũng như vận chuyển hàng hoá Đấy là một lỗi nhỏ, cònchất lượng hàng hoá, điều quan trọng để thu hút khách hàng, nếu như người tiêudùng cảm thấy họ đã mua một hàng hoá mà không đáp ứng về mặt chất lượngnhư ý, họ sẽ ngay lập tức chuyển sang mua sản phẩm nhãn hiệu khác Như vậy,để tạo được sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của mình hay mộtnhãn hiệu nào đó là một điều khó khăn Và doanh nghiệp Việt Nam khi tham giavà tiếp cận thị trường Nhật Bản cần phải tạo lòng tin ban đầu của khách hàngvới sản phẩm của mình bằng một sản phẩm với chất lượng cao, cũng như nhiềuvấn đề có liên quan, như kiểu dáng đẹp, phù hợp, tiện lợi, giá cả phải chăng đấy

Trang 13

là điều quan trọng, và nếu có thể là dịch vụ sau bán hàng, nư bảo hanh sảnphẩm Người tiêu dùng muốn những hàng hoá có thể tin cậy và những dịch vụsau bán hàng giúp họ hài lòng Điều đó có thể thúc đẩy họ nhớ đến nhãn hiệusản phẩm nhiều lần khi đi mua sắm, nếu chúng ta xuất khẩu hàng hoa sang NhậtBản, cũng cần phải chú ý đến khâu vận chuyển, bảo quản, đồng thời kiểm tramột cách kỹ càng trước khi xuất hàng, để tránh khỏi việc mắc phải một số lỗi cơbản, cho dù là nhỏ nhưng sẽ gây ấn tượng không tốt đối với người tiêu dùng

Điểm đáng quan tâm nữa đấy là thái độ của người tiêu dùng Nhật Bản-Người Nhật Bản là người tiêu dùng khắt khe nhất:

Nhật Bản là một trong những nước trên thế giới đòi hỏi chất lượng sảnphẩm cao nhất, gồm cả độ bền và khả năng hoạt động Những khiếm khuyết màở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, đường viềnkhông cân hay màu sơn bị mờ trong một sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi làhàng hỏng Nhu cầu về bảo hành hàng hoá là rất cần thiết, người tiêu dùng muốnnhững hàng hoá có thể tin cậy và những dịch vụ sau bán hàng giúp họ hài lòng.Khi người tiêu dùng đã thấy mình mua được một hàng hoá không như ý, họ sẽngay lập tức chuyển sang mua sản phẩm nhãn hiệu mới Nếu có một vấn đề nàođó đối với sản phẩm sản xuất thì người tiêu dùng Nhật Bản muốn được giảiquyết ngay lập tức Đây cũng chính là yếu tố gây ra nhiều những trở ngại đối vớiGILIMEX khi thâm nhập vào thị trương Nhật Bản, cũng chính bởi lý do trênGILIMEX cảm thấy mình như vẫn còn chưa đáp ứng thật tốt đối với yêu cầu củathị trường, bài toán này đã đặt ra những thay đổi phù hợp trong cung cách thâmnhập của GILIMEX khi đưa hàng hóa thủ công mỹ nghệ thâm nhập vào thịtrường Nhật Bản

-Người tiêu dùng Nhật Bản rất nhạy cảm với những thay đổi theo mùa: Thời tiết ảnh hưởng rất nhiều tới tiêu dùng Mức tiêu dùng của một loại hànghoá, đồ trang sức, đồ nội thất trong gia đình, chịu ảnh hưởng của khí hậu vàthời tiết Mùa hè ở Nhật thường nóng và ẩm trong khi đó mùa đông lạnh và khô,từ đó những hàng hoá chịu ảnh hưởng của thời tiết thì chất liệu, màu sắc cũng

Trang 14

như kiểu dáng cần phải phù hợp Nếu GILIMEX tung ra những hàng hoá phùhợp với mỗi mùa nhưng khí hậu không thay đổi theo đúng như dự tính thì nhữngsản phẩm này sẽ bán không chạy.

-Người tiêu dùng Nhật Bản thường chọn nhiều sản phẩm:

Với những hàng hoá có màu sắc khác nhau thì người tiêu dùng rất muốn các

nhà tư vấn đưa ra các lời khuyên về màu sắc thích hợp nhất với thị hiếu cá nhân.GILIMEX cần cung cấp thông tin cụ thể về sản phẩm và dịch vụ sau khi bán vìđối với người tiêu dùng Nhật Bản như đã nói ở trên thì họ rất quan tâm tới tiêuchuẩn chất lượng của hàng hoá, đồng thời nhu cầu về bảo hành là rất cần thiết,người tiêu dùng muốn những hàng hoá có độ tin cậy và những dịch vụ sau bánhàng giúp họ hài lòng.

Mặt khác, Nhật Bản có cho mình một hệ thống luật qui định chặt chẽ chotừng loại hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài muốn tồn tại đượccũng như đứng vững được thì việc nghiên cứu và tìm cách thích ững với nhữngqui định đó là một yêu cầu hết sức cấp thiết, hệ thống qui định liên quan bao

gồm có: Luật gán nhãn hàng chất lượng sử dụng trong gia đình, Luật antoàn sản phẩm cho người tiêu dùng (ký hiệu S), Luật trách nhiệm pháp lý đốivới sản phẩm, Các loại tiêu chuẩn về hàng hóa của Nhật Bản

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản(JIS) là một hệ thống tiêu chuẩn sảnphẩm, sản phẩm đạt tiêu chuẩn này ghi nhãn hiệu chấp thuận với ký hiệu JIS.Xuất hàng trong khoảng 5 năm kể từ sau khi thiết lập, tiêu chuẩn JIS đã được Ủyban Tiêu chuẩn côg nghiệp Nhật Bản kiểm tra, xác nhận, điều chỉnh hoặc bãi bỏ.Bốn chữ số nằm bên phải của các số của JIS ( ví dụ : “1993” trong “S1102-1993” biểu thị năm khi tiêu chuẩn đã được kiểm tra.

Có ba tiêu chuẩn của JIS áp dụng cho đồ gỗ gia dụng đó là các loạigiường ngủ thường (JIS S1102-1993), giường ngủ trẻ em (JIS S1102-1995) vagiường xếp (JIS S1104-1995).

JIS (Japan Industrial Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụngcho hàng hoá công nghiệp JAS (Japan Agricultural Standards) là hệ thống tiêu

Trang 15

chuẩn chất lượng áp dụng cho nông sản, thực phẩm Hàng hoá đáp ứng đượctiêu chuẩn JIS, JAS sẽ dễ tiêu thụ hơn trên thị trường Nhật bởi người tiêu dùngrất tin tưởng chất lượng của những sản phẩm được đóng dấu JIS hoặc JAS.GILIMEX có thể xin dấu chứng nhận này cho sản phẩm của mình tại Bộ CôngThương và Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản Trong quá trình xem xét, NhậtBản cho phép sử dụng kết quả giám định của tổ chức giám định nước ngoài nếunhư tổ chức giám định đó được Bộ trưởng Bộ Công Thương hoặc Bộ Nông LâmNgư nghiệp Nhật Bản chấp thuận.

Chế độ xác nhận trước về chất lượng của thực phẩm nhập khẩu được Nhậtbản đưa vào áp dụng từ tháng 3/1994 Nội dung của chế đọ này là kiểm tra trướccác nhà máy đó đáp ứng được các quy định của Luật Vệ sinh an toàn Thựcphẩm Nếu thực phẩm được cấp xác nhận này thì việc tiêu thụ trên thị trườngNhật Bản sẽ trở nên dễ dàng hơn, thủ tục nhập khẩu cũng được giải quyếtnhanh chóng hơn ( trong vòng 1 ngày thay vì 7 ngày) Hiện nay Thái Lan rấtquan tâm đến chế độ này và 8 nhà xuất khẩu của Thái Lan được Chính phủ Nhậtcấp giấy chứng nhận cho 27 chủng loại thực phẩm Thái Lan là nước thứ tư, sauMỹ, Oâxtrâylia và Đài Loan, được Chính phủ Nhật cấp giấy chứng nhận này.

Ecomark là dấu chứng nhận sản phẩm không là hại sinh thái, ra đời từnăm 1989 Do vấn đề môi trường đang ngày càng được dân Nhật (cũng như dâncác nước phát triển khác) quan tâm nên GILIMEX phải nhanh chân xin dấuchứng nhận này của Nhật đặc biệt là cho các sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.

Ngoài những động thái chuyển biến về mặt pháp lý, môi trường kinh tếNhật Bản cũng đang có những chuyển biến ngày một phức tạp, những năm gầnđây cho thấy những chỉ số phát triển kinh tế như : Nguồn vốn trong nước có sựnhàn rỗi và ứ đọng, Chính phủ Nhật Bản hiện đang khuyến khích các doanh giaNhật đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài nhất là ở các nước đang phát triển để pháthuy tốt mục tiêu khai thác những nguồn lực có lợi thế so sánh… Sự kiện đồngYen tăng giá là một điển hình, các quan chức chính phủ Nhật Bản đang rất lolắng trước khả năng đồng Yen tăng giá quá nhanh, điều này thật sự không có lợi

Trang 16

cho kinh tế Nhật, khi đồng Yen tăng giá nhanh so với USD sẽ làm cho khả năngxuất khẩu của nước này sang thị trường nước ngoài đứng trước sự thua thiệt,mặt khác kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ chững lại do lượng ngoại tệgiảm đi vì đồng Yen trở nên đắt hơn so với USD là lý do khiến nguòn ngoại tệthu được sẽ không cao như khi đồng Yen xuống giá so với USD, mặt khác đâylà cơ hội cho các nước gia tăng nguồn ngoại tệ do giá trị kim ngạch xuất khẩutăng khi Yen lên giá

Việc Chính phủ Nhật Bản thực hiện chính sách bình ổn hối đoái, hay cụthể là việc phá giá đồng Yen thực sự là một bước trở ngại đối với các nhà xuấtkhẩu nước ngoài bởi vì khi đó nguồn ngoại tệ thu về từ kim ngạch xuất khẩuhàng sang Nhật sẽ giảm sút rõ rệt… là một trong những yếu tố cần có sự tiênliệu từ trước của những nhà xuất khẩu như GILIMEX.

Nhật bản là nước có mức độ quan tâm đầu tư phát triển rất lớn cho cácngành công nghiệp chế tạo cũng như rất khuyến khích đầu tư phát triển ứngdụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào đời sống, những ngànhnhư nông nghiệp tuy không có được sự quan tâm đặc biệt bằng các ngành côngnghiệp chế tạo, ứng dụng công nghệ Tuy nhiên, đây là ngành Nhật Bản luôn cóchế độ ưu đãi và bảo vệ nhằm phục vụ cho những ục đích không chỉ là kinh tếmà còn xem trọng nó như những vấn đề bình ổn, đảm bảo an ninh quốc gia, đểkhông bị lệ thuộc vào một nguồn cung ứng nào từ bên ngoài… Đây thực sựcũng là những thực tế gây nên những khó kăhn không nhỏ đối với các nhà cungcấp nước ngoài không chỉ nông nghiệp mặc dù vậy Nhật Bản luôn có cái nhìnthiện chí và thực sự đối xử công bằng và đãi ngộ đối với những ngành hàng thủcông mỹ nghệ xuất phát từ những mục tiêu hợp tác giao lưu văn hóa, chính trịvới các bạn hàng quốc gia khác Bởi lẽ, không như những ngành hàng khác,ngành hàng thủ công mỹ nghệ không mang trong nó yếu tố công nghệ đặc sắcmà chủ yếu là sự kết tinh từ những khối óc sáng tạo mang bản sắc quốc gia, dođó đây là cơ hội để Nhật Bản hiểu rõ hơn về các ngành hàng thủ công truyềnthống của các nước.

Ngày đăng: 05/12/2012, 09:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Hình 2.1) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt nam vào thị trường Nhật Bản
Hình 2.1 (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w