1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

21 832 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 261 KB

Nội dung

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 Lời mở đầu . Hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại vừa là cơ hội, vừa là thách thức cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang ở thời kỳ đầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam. Vấn đề là phải khai thác những yếu tố môi trường thuận lợi để lựa chọn một mô hình tăng trưởng kinh tế dựa vào thúc đẩy xuất khẩu phù hợp nhất nhằm khai thác nội lực và tận dụng triệt để những ngoại lực. Phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa cùa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đối với từng quốc gia thì vấn đề xuất khẩu hàng hóa đang phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn. Vì vậy làm thế nào để phát triển được thị trường xuất khẩu hàng hóa trong xu thế thương mại hóa toàn cầu ngày càng trở nên cấp thiết. Đẩy mạnh xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia. Xuất khẩu tạo cơ hội cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Nhận thức được vai trò to lớn đó của xuất khẩu hàng hoá trong việc phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến mở rộng quan hệ thương mại với các nước. Từ nhiều năm nay Đảng ta chủ trương “làm bạn với tất cả các nước”, tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại với tất cả các quốc gia ở mọi Châu lục, đặc biệt những nước láng giềng với Việt Nam. Thực hiện chủ trương trên, hơn 10 năm qua Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc. Để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động thương mại giữa hai nước. Trên thực tế, với kim ngạch xuất khẩu liên tục vượt xa dự kiến trong những năm gần đây, năm 2005 Trung Quốc đã lần thứ hai vượt qua tất cả đối tác để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hơn thế, trong bối cảnh người khổng lồ này sẽ còn tiếp tục giữ vai trò nguồn động lực lớn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta. 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 I. Đặc điểm và nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc. 1. Đặc điểm thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là nước phát triển lớn trên thế giới với dân số 1,3 tỷ người - một lợi thế trội hơn nhiều quốc gia và khu vực khác về nguồn nhân lực.Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là vùng đất tương đối giàu có về tài nguyên thiên nhiên, tạo thêm tiềm năng vật chất cho công cuộc xây dựng kinh tế. Với diện tích 9,6 triệu km 2 , chiếm 7% diện tích đất trên thế giới, chiều dài bờ biển 1,8 triệu km 2 , là nhân tố có ý nghĩa chiến lược và thuận lợi trong công cuộc xây dựng kinh tế, mở rộng giao lưu quốc tế, và cũng là quốc gia có nguồn lao động dồi dào. Thêm vào đó Trung Quốc lại nằmtrung tâm Đông Bắc Á rất thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa. Với nhiều chính sách thương mại quốc tế ưu đãi cho các nước đối tác. Đặc biệt, ngày 11-11-2001 Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO, từ đây mở ra một thời kỳ mới cho Trung Quốc, Trung Quốc sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi trong hoạt động thương mại với các nước thành viên WTO theo quy định đã được xác định. Đồng thời , Trung Quốc cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định trong quan hệ thương mại với các nước đã xác lập để Trung Quốc trở thành thành viên. Thêm vào đó , Trung Quốc sẽ phải cắt giảm hang loạt nhiều thứ thuế, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam có thể thâm nhập được vào thị trường Trung Quốc. Có thể nói xét về mặt hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Trung Quốc hiện vẫn đang nổi lên là một thị trường tiêu thụ hàng hóa đầu tư hấp dẫn. Trong những năm qua, Trung Quốc luôn có tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2004 tổng sản phẩm quốc nội tăng 9%, các khoản thu của Trung Quốc đạt hơn 2600 tỷ NDT, tăng 20%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội đạt trên 5400 tỷ NDT tăng 13%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 đạt kỷ lục hơn 1000 tỷ USD. Thu nhập bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2003 là 1200 USD. Sau cải cách, mở cửa đất nước này đã không ngừng nâng cao trình độ trong việc tham gia vào phân công lao động quốc tế và vị thế trong hệ thống kinh tế thế giới nhờ thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Đây là một ưu thế nổi trội của Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong năm 2003 kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 851,2 tỷ USD vươn lên đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Đức. Trong một thời gian dài Trung Quốc là nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 thế giới, sau Mỹ và đứng đầu các nước đang phát triển. Với số dự trữ ngoại tệ lớn 711 tỷ USD vào cuối tháng 6 năm 2005, một trong những nước dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới, Trung Quốc có điều kiện thuận lợi hơn để ứng phó với những bất trắc có thể xảy ra trên thị trường quốc tế. Những tiềm năng và lợi thế nói trên là nhân tố thuận lợi giúp Trung Quốc giành được nhiều thành tựu rực rỡ trên con đường xây dựng nền kinh tế phồn vinh và hiện đại. Và đương nhiên, sự lớn mạnh kinh tế sẽ góp phần quan trọng nâng cao vai trò vị thế của Trung Quốc trong các mối quan hệ quốc tế và khu vực. 2.Nhu cầu nhập khẩu của thị trường Trung Quốc. Nhu cầu về hàng hoá của Trung Quốc tương đối lớn, cơ cấu hàng hóa sản phẩm của Trung Quốc tương đối giống các mặt hàng của Việt Nam. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc chủ yếu là khoáng sản, cao su, nông sản, bong. Mức độ đồng đều của thị trường Trung Quốc không cao. Có những khu vực thu nhập cao đòi hỏi chất lượng hàng hóa cũng phải cao và chủng loại hàng hóa phải đa dạng nhưng cũng có những khu vực thì ngược lại thu nhập thấp nên nhu cầu hàng hoá không lớn lắm và cơ cấu hàng hóa chủ yếu ở khu vực này tương đối đơn giản. Theo số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc, năm 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 1154,74 tỷ USD, tăng 35,7% so 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 với năm trước, trong đó nhập khẩu đạt 561,38 tỷ, tăng 36%.Với kết quả này Trung Quốc là nước có giá trị ngoại thương lớn thứ ba trên thế giới. Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2005, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 645,03 tỷ USD tăng 23,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch nhập khẩu đạt 302,69 tỷ USD, tăng 14%. 3.Cơ cấu xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam giai đoạn vừa qua. 3.1. Kim ngạch và cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tăng mạnh qua các năm. Với chính sách phát triển nền kinh tế mở, hàng hoá Việt Nam không còn xa lạ với người tiêu dùng trên thế giới. Trong những năm qua kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam không ngừng tăng nhanh. Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người năm 2001 đạt gần 200 USD/người, năm 2004 đạt 323 USD/ người và năm 2005 đạt 388 USD/ người. Về chỉ số kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người, Việt Nam năm 2005 đứng thứ 5 trong các nước thuộc khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 11 ở Châu Á và đứng thứ 84 trên thế giới. Đặc biệt trong điều kiện cụ thể của nước ta, tăng kim ngạch xuất khẩu có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các nhu cầu đầu tư phát triển đang đặt ra rất bức xúc. Mặt hàng xuất khẩu đa dạng và xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Nhìn chung tất cả các mặt hàng đã tham gia xuất khẩu đều có số lượng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước, đồng thời xuất hiện một số mặt hàng mới. Trong một số mặt hàng chủ lực đã có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm là giày dép , dệt may, dầu thô, thuỷ sản, hàng điện tử, sản phẩm gỗ,gạo vào năm 2005. Tuy nhiên, sự giảm giá một số mặt hàng nông sản của Việt Nam trên thị trường thế giới và các vụ kiện về bán phá giá đã làm cho kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã có sự thay đổi tích cực. Cơ cấu hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 của hàng công nghiệp, dịch vụ , hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng xuất khẩu thô sơ chế biến, nguyên liệu, khoáng sản. Hàng nguyên liệu thô đến nay chỉ chiếm khoảng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hàng chế biến và chế tạo năm 1997 chiếm 40%so với tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 tỷ lệ này là 56% và năm 2005 là 68%. Cơ cấu nhóm hàng nông lâm thuỷ sản năm 1997 chiếm 41% năm 2004 còn 17,17%, năm 2005 là 21,1 %, nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1997 64,74%, năm 2004 là 73,77%, năm 2005 là 63,2%. Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng, ổn định và đã có những chuyển dịch theo hướng đa dạng và định hình rõ thị trường trọng điểm. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng KNXK(tr. USD) 20.176 26.503 32.200 1.Châu Á(tr. USD) 9.644 13.100 16.383 tỷ trọng(%) 47,8 49,4 50,9 -ASEAN(tr. USD) 2.958 3.874 5.450 tỷ trọng (%) 14,7 14,6 16,9 - Nhật Bản(tr. USD) 2.909 3.500 tỷ trọng (%) 14,4 13,5 - Trung Quốc(tr. USD) 1.747 2.735 tỷ trọng(%) 8,7 10,3 2. Châu Âu(tr. USD) 4.398 5.400 5.872 tỷ trọng (%) 21,8 20,4 18,2 - Các nước EU(tr. USD) 3.852 4.970 5.450 tỷ trọng(%) 19,1 18,8 16,9 3. Châu Mỹ (tr. USD) 4.580 5.731 6.910 tỷ trọng(%) 22,7 21,6 21,5 - Hoa Kỳ(tr. USD) 3.938 4.992 6.553 Tỷ trọng(%) 19,5 18,8 20,4 Nguồn báo cáo của Bộ Thương mại 3.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong đó thị trường Trung Quốc là một thị trường rộng lớn nhưng có sức cạnh tranh lớn, mà cạnh tranh trên thị trường Trung Quốc chủ yếu là cạnh tranh về giá cả.Tuy nhiên ở một số khu vực có thu nhập cao thì chủ 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 yếu lại cạnh tranh về dịch vụ, chất lượng còn cạnh tranh về giá đã giảm.Chẳng hạn như hang giày dép Biti’s xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giá cao nhưng vẫn bán được . Trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của mình Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc các chủng loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như: sản phẩm cao su chế biến dạng thành phẩm cuối cùng( săm lốp ô tô, xe máy, cao su y tế, đồ nhựa dân dụng), rau quả và hoa, thực phẩm chế biến , hải sản, khoáng sản…Hơn 100 nhóm hàng và mặt hàng khác nhau của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc . - Nhóm nguyên liệu: than đá, dầu thô, quặng các loại, các loại dầu thực vật, cao su tự nhiên. - Nhóm nông sản: gạo , chè, rau , sắn lát, hạt điều, lạc nhân , các loại hoa quả nhiệt đới như chuối, soài , thanh long, chôm chôm, vải, nhãn… - Thuỷ sản(tươi sống): tôm, cá, baba, mực. - Hàng tiêu dùng: hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, đồ gia dụng cao cấp. - Hàng công nghiệp: linh kiện vi tính. - Hàng công nghệ phẩm: xà phòng, hàng dệt may, giày dép, điên tử. Dầu thô vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoácủaViệt Nam sang Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc khoảng 40- 50 triệu tấn/năm, cộng với yếu tố giá cả của mặt hàng này trên thị trường thế giới trong thời gian tới vẫn sẽ có lợi cho xuất khẩu. Nhìn chung cơ cầu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kể. Tỷ trọng hàng hóa đã qua chế biến và hàng công nghiệp tiêu dùng tăng cao, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã khẳng định được thị phần và sức cạnh tranh của mình trên thị trường Trung Quốc. 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 4. Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. 4.1 Mặt tích cực. Trên thực tế, với tổng kim ngạch buôn bán hai chiều liên tục vượt xa dự kiến trong những năm gần đây, năm 2005 Trung Quốc đã lần thứ hai vươt qua tất cả để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Hơn thế, trong bối cảnh người khổng lồ này sẽ còn tiếp tục giữ vai trò nguồn động lực thúc đẩy thương mại toàn cầu phát triển trong những năm tới, dường như có thể hy vọng đây sẽ là nguồn động lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của nước ta. Thị trường Trung Quốc là thị trường tiềm năng không chỉ của Việt Nam mà còn là của thế giới. Trung Quốc là thị trường có sức tiêu thụ rộng lớn. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 334,6 triệu USD, số tuyệt đối tăng 86% so với năm 2001. Điều đáng mừng đối với nước ta là kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã tăng hết sức ngoạn mục 56,51% trong năm 2004, đã nhảy vọt qua ngưỡng 2 tỷ USD rất xa và đạt trên 2,7 tỷ USD, còn trong năm 2005 tuy chỉ tăng khiêm tốn ở mức 8,24% , nhưng cũng đã gần đạt ngưỡng 3 tỷ USD. Rõ rang với đà này, việc Trung Quốc có thể thay thế Nhật Bản trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam trong tương lai là điều có thể xảy ra. Vì thế Việt Nam cần có chính sách đúng đắn, thoả đáng đối với thị trường này, khai thác triệt để các yếu tố thuận lợi như : vừa to lớn , vừa dễ tính, vừa thuận tiện trong các phương tiện như : đường bộ, đường thủy, hàng không, đường sắt. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tiến hành đổi mới đã có sự thay đổi đáng kể. Ngoài những mặt hàng truyền thống như : than đá, dầu thô, một số sản phẩm nhiệt đới như : cà phê, hồ tiêu, trong những năm gần đây hàng xuất khẩu của Việt Nam có thêm một số loại mới tiêu biểu là lúa , gạo sau đó phải kể đến các loại hàng hóa thuỷ hải sản, nông sản,một vài sản phẩm khai khoáng(quặng, kim loại). Trong vài 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu của mặt hàng này một tăng. Năm 2003 đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD và có triển vọng đạt kim ngạch ngày càng cao hơn. Ngành thuỷ sản của Việt Nam đã được trang bị kỹ thuật chế biến tiên tiến, có môi trường nuôi trồng ngày càng cải thiện theo tiêu chuẩn. Xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh hai nước có rất nhiều thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩuViệt NamTrung Quốc, núi liền núi, sông liền sông, có đường biên giới chung trên đất liền, là hai nước láng giềng, gần gũi, có nhiều điểm tương đồng về văn hoá, gần nhau về lãnh thổ.Việt Nam có chung biên giới với Trung Quốc dài 1350 km trải dài từ Đông sang Tây qua 6 tỉnh vùng cao phía Bắc của Việt Nam và 2 tỉnh của Trung Quốc là Quảng Tây và Vân Nam .Điều này thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa sang thị trường Trung Quốc.Kể từ khi chính phủ 2 nước thực hiện chính sách mở cửa biên giới các tỉnh này được đô thị hoá rất nhanh và từng bước trở thành nơi trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa Việt NamTrung Quốc. Bên cạnh đó, nhiều ngành của Trung Quốc sử dụng một khối lượng lớn than đá mà Việt Nam lại có những mỏ than tương đối lớn ở Quảng Ninh sát biên giới với Trung Quốc nên việc vận chuyển tương đối dễ dàng. Tuy nhiên các khu vực và các tỉnh của Trung Quốc phát triển không đồng đều, nhu cầu tiêu dùng mang tính đa dạng cao. Trung Quốc đã có nhiều chính sách thương mại nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác về kinh tế đối với Việt Nam. Trung Quốc đã chuyển từ chính sách mậu biên tiểu ngạch sang chính ngạch đối với Việt Nam . Hiện nay chỉ còn Vân Nam được hưởng chính sách tiểu ngạch Phát triển mậu dịch trên thị trường khu vực biên giới được coi là bước đi có tính chất mở đường cho chiến lược mở cửa ven biên giới đất liền. Do sự khác biệt về chính sách phát triển kinh tế- xã hội giữa Việt NamTrung Quốc nên hoạt động hàng hoá trên thị trường khu vực vừa có tính đa dạng, vừa mang tính đặc thù. Chính sự đa dạng luôn đi cùng với tính đặc thù nêu trên nên 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel (: 0918.775.368 hoạt động thương mại ViệtTrung cũng tồn tại và phát triển dưới các hình thức trao đổi khá phong phú. Đây là cơ sở để phát triển theo hướng vừa hợp tác, vừa bổ xung và hỗ trợ cho nhau để cùng phát triển. Việt NamTrung Quốc hiện nay đều trở thành thành viên của WTO nên phải tuân thủ những quy định của tổ chức, đồng thời Trung Quốc cũng sẽ giành cho Việt Nam những chính sách ưu đăi cho một thành viên mới của một gia đình lớn. Trở thành một thành viên của tổ chức lớn nhất hành tinh là một thuận lợi rất lớn cho Việt Nam. Lộ trình cắt giảm thuế cho các hàng hoá sẽ được thực hiện và Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài. Việc ký kết hiệp định thương mại hàng hóa và hiệp định cơ chế giải quyết tranh chấp đã tạo tiền đề cho quá trình hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và ASEAN. Hai bên nhất trí về chương trình Thu hoạch sớm ngày 1- 1-2006 mỗi bên đã cung cấp danh mục 500 mặt hàng được giảm thuế từ 0- 5% .Tạo điệu kiện thuận lợi lớn cho các mặt hàng của Việt Nam có thể cạnh tranh được với hàng hoá của các nước khác trên thị trường Trung Quốc. Sự kiện ảnh hưởng mạnh và trực tiếp hơn đến xuất khẩu hàng hóa vào Trung Quốc, ngày 4-11-2002 Hiệp định khung về khu vực thương mại tự do ASEAN- Trung Quốc(AC FTA) được ký kết, mở đường cho xây dựng khu vực mậu dịch tự do AC FTA. Với hai điểm quan trọng trong hiêp định khung là: - T ừ tháng 1 năm 2004, giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã bắt đầu thực hiện chương trình “thu hoạch sớm” EHP, giảm thuế nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, vi[...]... xuất khẩu của Việt Nam có giá trị thấp và thường bị tác động của giá thị trường thế giới theo xu hướng giảm Do hạn chế trong hạn ngạch nhập khẩu dẫn đến những hạn chế trong việc Trung Quốc nhập khẩu một số mặt hàngViệt Nam có ưu thế như : gạo, cao su thiên nhiên… II Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Trung Quốc 1 Chương trình thu hoạch sớm Trung Quốc - ASEAN Để thúc đẩy. .. kinh tế khu vực và thế giới, việc xuất khẩu hàng hoá giữa Việt NamTrung Quốc đã diễn ra như một điều không thể thiếu Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc, Việt Nam đã xuất khẩu được một khối lượng lớn hàng hoáViệt Nam sản xuất nhưng chưa tìm được thị trường tiêu thụ ổn định Đây là kết quả rất lớn góp phần đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các nước trên thế giới Tuy... ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc có thể đạt đến 1.800 tỷ USD, trong đó nhập khẩu đạt khoảng 850 tỷ USD Điều này cho thấy dung lượng thị trường này rất lớn, sẽ là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong những năm tới 3 Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường Trung Quốc - Trong quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc chúng ta đẩy mạnh quan hệ hợp tác, tranh thủ sự hợp tác với Trung. .. trên thị trường Trung Quốc Một số mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc như than đá, gạo thì Trung Quốc đang có xu hướng hạn chế nhập khẩu Mặt hàng hoa quả tươi nhiệt đới của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đang bị rau hoa quả Thái Lan cạnh tranh gay gắt vì Trung Quốc và Thái Lan đã ký hiệp định thương mại tự do song phương (thực chất là hiệp định thương mại tự do về rau quả) Cơ cấu hàng xuất. .. 68%) Tuy nhiên cho đến nay, xuất khẩu hàng thô và sơ chế vẫn chủ yếu, tỷ trọng vẫn còn chiếm hơn 30% tổng kim ngạch Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn chủ yếu là gia công cho nước ngoài Chi phí sản xuất cao và xuất thô, làm gia công xuất khẩu nên hiệu quả xuất khẩu thấp 4.2.2.Khó khăn và thách thức đối với hàng hóa Việt Nam khi vào thị trường Trung Quốc Nếu như các doanh... tự do ASEAN- Trung Quốc đang dần hình thành, chúng ta cần thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp thích hợp nhằm giải quyết những tồn tại đang cản trở và làm giảm hiệu quả hoạt động thương mại hàng hoá sang thị trường Trung Quốc.Các giải pháp phải được tiến hành một cách nghiêm túc, triệt để thì mới đạt được hiệu quả cao Có như thế thì việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Trung Quốc mới... nhập thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp tuỳ thuộc vào khả năng của mình, căn cứ vào thời cơ trên thị trường Trung Quốc và tuỳ thuộc vào mục tiêu chiến lược mà chọn cho mình một hình thức thâm nhập thị trường Trung Quốc hiệu quả nhất Có một số hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp có thể lựa chọn như: + Xuất khẩu gián tiếp qua trung gian Khi doanh nghiệp lần đầu tiên xuất khẩu sang thị trường Trung. .. xuất khẩu trong nước còn hạn chế Đại bộ phận có quy mô nhỏ, yếu về năng lực, kém về kiến thức kinh nghiệm kinh doanh thương mại quốc tế Trung Quốc với các điều kiện thiên nhiên, khí hậu đa dạng Bên cạnh đó, Trung Quốc và Việt Nam lại có những nét tương đồng về văn hóa nên tại thị trường Trung Quốc cũng có những mặt hàngViệt Nam cũng có Điều này gây khó khăn cho Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang. .. với thị trường Trung Quốc - Nhà nước cần quan tâm tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ xuất khẩu, có các chính sách khuyến khích sản xuất rau quả xuất khẩu Nhờ có chương trình thu hoạch sớm được ký kết với Trung Quốc nên khi xuất khẩu nông sản vào Trung Quốc sẽ được giảm thuế, do đó Việt Nam cần phải biết tận dụng tốt các cơ hội để có thể đưa được hàng hóa vào Trung Quôc nhanh hơn.Thêm vào đó, Việt Nam. .. triển kinh tế- xã hội và tăng cường quan hệ mọi mặt giữa Việt NamTrung Quốc Để đạt được kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đúng như dự kiến, Việt Nam cần tạo ra một cơ cấu hàng xuất khẩu phù hợp với thị trường này, nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra các mặt hàng mới để tăng kim ngạch Các doanh nghiệp cần thực hiện việc tiếp thị mạnh mẽ vào các đầu mối cung cấp, chế biến lớn, hệ thống . sản, khoáng sản…Hơn 100 nhóm hàng và mặt hàng khác nhau của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường. phẩm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Trong đó thị trường Trung Quốc là một thị trường rộng lớn nhưng có sức cạnh tranh lớn, mà cạnh tranh trên thị trường

Ngày đăng: 18/04/2013, 11:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w