1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu

91 1,1K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 770 KB

Nội dung

Luận Văn: Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quy hoạch đất đai là một vấn đề rất phức tạp trong việc xây dựng và pháttriển kinh tế-xã hội của đất nước cũng như từng vùng, từng địa phương và cácđơn vị kinh tế cơ sở Đó là một khâu rất quan trọng trong quá trình phát triểncủa nền kinh tế Việt Nam và của từng địa phương trong nước ta hiện nay.Đảng và Nhà nước ta đang rất chú trọng trong công tác quy hoạch Trải quacác thời kỳ, công tác quy hoạch đều được đẩy mạnh Nhiều dự án về phânvùng quy hoạch đều được triển khai, nhiều công trình quy hoạch cũng đã đượcthực thi trên thực tế Trình độ cán bộ và những người làm công tác quy hoạchngày càng được nâng cao; công tác điều tra cơ bản phục vụ cho công tác quyhoạch cũng ngày càng tốt hơn Tuy nhiên bên cạnh những tiến bộ đối với côngtác quy hoạch thì vẫn còn tồn tại một số những thiếu sót bất cập cần phải điềuchỉnh và giải quyết nhanh chóng

Luật Đất đai năm 2003 nêu rõ: Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụngđất là 1 trong các nội dung Quản lý Nhà nước về đất đai

Luật cũng quy định trách nhiệm lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất theo các cấp lãnh thổ cũng như nội dung, thẩm quyền xét duyệt quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp

Trong giai đoạn đầu của thời khoá thực tập, em đã được học tập và tìmhiểu được một số quy hoạch về sử dụng đất của những cán bộ trong Trungtâm Công nghệ và Thông tin đất đai mà mình đang thực tập Thông qua việctìm hiểu tổng quát trong thời gian qua em đã nhận thấy được những thành tựu

và những thiếu sót cần phải chỉnh sửa lại cho phù hợp với những nguyên tắc,những quy định của công tác quy hoạch sử dụng đất mà em đã được học trong

Trang 2

nhà trường Việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất nhiều khi ko đúng vớinhững nguyên tắc của công tác làm quy hoạch.

Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, nhận thức được tầmquan trọng và tính bức xúc của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đối vớicông cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò quản lý nhànước về đất đai, được sự chỉ đạo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tàinguyên và Môi trường) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Địa chính tỉnhNghệ An đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lập “Quy hoạch sửdụng đất huyện Diễn Châu đến năm 2010” và được UBND tỉnh phê duyệt.Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện đã góp phần tích cực vàoviệc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1997 -

2006, làm căn cứ cho Uỷ ban nhân dân huyện quản lý sử dụng hợp lý nguồntài nguyên đất

Tuy nhiên trong những tình hình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là tốc

độ tăng trưởng kinh tế của huyện tăng cao hơn so với dự kiến, nhiều côngtrình dự án được được triển khai trên địa bàn, nhu cầu sử dụng đất của cácngành cũng tăng cao so với những dự kiến theo phương án quy hoạch đã đượcduyệt Để xây dựng huyện Diễn Châu trở thành một trong những huyện pháttriển hàng đầu của tỉnh Nghệ An, có rất nhiều vấn đề bức xúc cần được giảiquyết, trong đó, quy hoạch đất đai là một vấn đề quan trọng và vô cùng phứctạp, cần phải được ưu tiên giải quyết trước Tuy nhiên công tác quy hoạch củahuyện này trong thời gian qua, mặc dù đã được quan tâm, song còn rất nhiềuvấn đề đặt ra cần được giải quyết như: nội dung, phương pháp và cơ sở khoahọc của quy hoạch sử dụng đất đai, quá trình thực hiện quy hoạch của

huyện…Vì vậy em chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu” làm đề tài nghiên cứu thực tập cho

mình

Trang 3

2 Mục tiêu của đề tài

- Thông qua việc hệ thống hoá để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và cơ

sở về quy hoạch sử dụng đất, đặc biệt là trong quá trình phát triển đô thị hoángày càng cao hiện nay của một số xã của huyện Diễn Châu, làm rõ những nộidung, yêu cầu và phương pháp lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất củahuyện Diễn Châu trong quá trình đô thị hoá hiện nay

- Phân tích thực trạng quy hoạch sử dụng đất của huyện trong những nămgần đây, chỉ ra được những mặt được và những mặt còn hạn chế trong quátrình thực hiện quy hoạch của huyện

- Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, những đề xuất về phương hướnggiải quyết để hoàn thiện hơn công tác quy hoạch sử dụng đất của huyện trongnhững năm tiếp theo

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu : là công tác quy hoạch sử dụng đất đai của cấphuyện trong những năm qua

- Phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu tổng thể huyện Diễn Châu và đi sâuphân tích thực trạng quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu

- Phương pháp nghiên cứu : duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, điều tra

xã hội học, thống kê và một số phương pháp khác

4 Nội dung nghiên cứu

Nội dung đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương chính là:

Chương I: Cơ sở khoa học của công tác quy hoạch

Chương II: Thực trạng quy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An

-Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch

sử dụng đất của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Trang 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1 Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch là nghiên cứu một cách có hệ thống, trật tự việc áp dụngnhững phương pháp, biện pháp để thực hiện một vấn đề nào đó, bằng nhữnghoạt động như: phân bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức sử dụng đất đai trên một phầnlãnh thổ nhất định nhằm sử dụng đất đai một cách hợp lý, hiệu quả Đất đai làmột phần lãnh thổ nhất định, có vị trí hình thể, diện tích với những tính chất tựnhiên đặc trưng, tạo ra những điều kiện nhất định cho các mục đích sử dụngđất khác nhau Vậy để sử dụng đất cần phải nghiên cứu, lao động sáng tạonhằm xác định mục đích sử dụng đất của từng vùng lãnh thổ và đề xuất mộttrật tự nhất định, phù hợp với điều kiện của vùng lãnh thổ đó

Quy hoạch sử dụng đất góp phần đáp ứng nhu cầu cho các nghành, cácmục đích và các lĩnh vực khác nhau ( nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dulịch, dịch vụ, ) Khi tiến hành quy hoạch thì cần phải xác định được quyhoạch sử dụng đất là công việc thể hiện đồng thời 3 tính chất: tính kinh tế, kỹthuật, pháp chế, dựa trên quan điểm nhận thức đất đai là đối tưởng của cácmối quan hệ sản xuất trong lĩnh vực sử dụng đất đai, là tư liệu sản xuất đặcbiệt của kinh tế xã hội Trên những quan điểm đó xác định được phươnghướng, mục đích và các nhu cầu sử dụng đất đai của vùng lãnh thổ được quyhoạch Tính kinh tế của quy hoạch là thể hiện được hiệu quả kinh tế của việc

sử dụng đất, tính kỹ thuật của quy hoạch là thể hiện được công tác nghiệp vụcủa người làm quy hoạch, công tác điều tra, khảo sát, thống kê, xây dựng bản

đồ, xử lý số liệu thu thập được; tính pháp lý thể hiện ở công tác sử dụng vàquản lý đất đai lý đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai

Như vậy chúng ta có thể tạm đưa ra khái niệm về quy hoạch sử dụng đấtđai như sau:

Trang 5

Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp Nhà nước về kinh

tế, kỹ thuật, pháp chế để tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý,khoa học và có hiểu quả cao nhất thông qua việc phân bổ, bố trí quỹ đất và tổchức sử dụng đất đai như một tư liệu sản xuất đặc biệt nhằm nâng cao hiệuquả sử dụng đất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái và đấtđai bền vững

Như vậy, về thực chất của công tác quy hoạch sử dụng đất là quá trìnhhình thành những quyết định nhằm mục đích tạo điều kiện cho việc đưa đấtđai vào sử dụng có hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội vàthực hiện điều chỉnh các quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất đai như một

tư liệu sản xuất đặc biệt

2 Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất

Đất đai là một loại tư liệu sản xuất đặc biệt, mang những đặc điểm đặctrưng của nó như: có vị trí cố định, không thể di dời, mang tính vùng và khuvực rõ nét (mỗi vùng có những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội riêng biệt),

có giới hạn về diện tích… do đó việc sử dụng đất đai đầy đủ, tiết kiệm, hợp lý

và có hiệu qủa là vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia, mỗi vùng, mỗi khu vực,mỗi cấp, mỗi ngành Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ và biện pháp hữuhiệu của Nhà nước trong việc tổ chức sử dụng đất và quản lý tập trung thốngnhất toàn quốc Thông qua quy hoạch, việc bố trí phân bổ sắp xếp sử dụng cácloại đất đã được phê duyệt một cách hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Và qua đó,Nhà nước quản lý và kiểm soát được mọi diễn biến tình hình sử dụng đất Từ

đó, nắm bắt được những biến động của đất đai để có những biện pháp quản lý,

bố trí và điều chỉnh việc sử dụng đất cho hợp lý hơn và hiệu quả tốt hơn Mặtkhác, thông qua quy hoạch, bắt buộc các đối tượng sử dụng đất chỉ được sửdụng đất trong phạm vi ranh giới của mình Điều này tạo điều kiện cho Nhà

Trang 6

nước có cơ sở để quản lý đất đai thống nhất và hiệu quả hơn, có cơ sở để giảiquyết các mâu thuẫn, vướng mắc một cách dễ dàng và tốt hơn.

Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trong cho việc xây dựng kếhoạch sử dụng đất đai Cần phải cụ thể hoá để đưa vào thực tiễn các quyhoạch, các mục tiêu, các quan điểm và các chỉ tiêu thông qua việc xây dựng

và thực hiện kế hoạch sử dụng đất Như vậy, việc xây dụng kế hoạch sử dụngđất phải thông qua quy hoạch sử dụng đất, phải căn cứ vào quy hoạch sử dụngđất để xây dựng và thực hiện kế hoạch một cách tốt nhất Và quy hoạch càng

có cơ sở khoa học, càng chính xác bao nhiêu thì kế hoạch sử dụng đất càng cóđiều kiện thực hiện tốt bấy nhiêu

Việc bố trí quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý làm cân đối sự phát triểncủa các vùng, các ngành trong huyện và các huyện lân cận với nhau Quyhoạch đất đai tạo điều kiện để sử dụng đất hợp lý Dựa trên quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế xã hội mà quy hoạch cần phải phân hạng từng loại đất,

bố trí sắp xếp các loại đất để cho các đối tượng sử dụng hợp lý, tiết kiệm vàđạt hiệu quả cao nhất Định hướng cho từng loại đất để có thể sử dụng với cácmục đích cho năng xuất cao nhất Tạo mọi điều kiện để các ngành trong vùng

có thể giao lưu với các vùng lân cận một cách thuận tiện nhất

Quy hoạch sử dụng đất tạo điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cáchchủ động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng như phát triểnnông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầngkinh tế xã hội

Quy hoạch đất đai là cơ sở cho những người sử dụng đất yên tâm về mặtpháp lý Nó là nền tảng của việc phân bố đất đai cho người sử dụng Và việc

sử dụng đất đai đúng mục đích của quy hoạch mang lại nhiều lợi ích, có hiệuquả năng xuất cao thì sẽ được bảo vệ trước pháp luật khi có tranh chấp đất đaixảy ra

Trang 7

Quy hoạch sử dụng đất đai tạo điều kiện cho việc tính thuế, xác định giá

cả cho từng loại đất dựa vào công tác đánh giá, phân hạng các loại đất, mụcđích sử dụng và quy mô đất đai của đối tượng sử dụng Việc quy hoạch càng

có cơ sở khoa học, càng chặt chẽ thì việc tính thuế và xác định giá đất đaicàng hợp lý và chính xác

Quy hoạch sử dụng đất đai còn làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển kinh

tế xã hội góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thựcquốc gia và thực hiện công cuộc chuyển mình tiến lên công nghệp hoá- hiệnđại hoá đất nước Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất đai còn là cơ sở chochuyển giao quyền sử dụng đất, cho thuê đất tạo điều kiện thuận lợi cho thịtrường bất động sản trong khu vực và cả nước phát triển, đồng thời cân đốiđược nhu cầu sử dụng đất, chống đầu cơ đất, tạo sự cân bằng về cung cầu, gópphần ổn định và làm lành mạnh hoá thị trường bất động sản bất động sản.Như vậy, quy hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nướccũng như từng địa phương nắm chắc tình hình sử dụng quỹ đất và xây dựngcác chính sách sử dụng đất đai đồng bộ, tiết kiệm, đạt hiểu quả cao và hạn chếđược sự chồng chéo trong việc quản lý đất đai

3 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất

(Theo tài liệu của Trung tâm điều tra quy hoạch đất đai)

Nói đến quy hoạch sử dụng đất trước hết đó là một công cụ quản lý khoahọc của Nhà nước ta, nó gắn với các chính sách về đất đai Bên cạnh đó thìquy hoạch còn có những đặc điểm khác như tính lịch sử-xã hội, tính khốngchế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành

và quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế và xã hội Các đặcđiểm của quy hoạch được cụ thể hoá như sau:

Trang 8

3.1 Tính khoa học của quy hoạch

Thứ nhất, quy hoạch sử dụng đất là một công cụ quản lý khoa học củaNhà nước gắn liền với các chính sách về đất đai Quy hoạch sử dụng đất lànhằm mục đích phân bổ đất đai cho phù hợp, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao,nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của toàn xã hội, gópphần giải quyết tốt các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai để sửdụng, bảo vệ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã hội Đảng và Nhà nướcluôn có các chính sách luật pháp và các quy định bắt buộc áp đặt đối với côngtác quy hoạch sử dụng đất Các phương án quy hoạch sử dụng đất phải quántriệt theo chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với đấtđai nhằm đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội, ổn định kinh tế, chính trị, xãhội, và cần phải tuân thủ việc bảo vệ môi trường sinh thái bền vững

3.2 Tính lịch sử-xã hội của quy hoạch sử dụng đất

Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sửdụng đất Qua các thời kỳ khác nhau thì nền kinh tế phát triển khác nhau, chế

độ chính trị khác nhau nên việc lập và thực hiện quy hoạch theo từng thời kỳ,mỗi giai đoạn cũng có những nét khác nhau Mỗi hình thái kinh tế-xã hội đều

có phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất

và quan hệ sản xuất Trong quy hoạch đất đai, luôn có các mối quan hệ giữangười với đất, và mối quan hệ giữa người với người trong việc xác nhận bằngvăn bản về quyền sở hữu và sử dụng đất đai, mối quan hệ giữa người chủ sởhữu và người sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất vừa thể hiện là yếu tố tácđộng tới sự phát triển lực lượng sản xuất của xã hội, vừa thể hiện là yếu tốthúc đẩy phát triển mối quan hệ sản xuất, vì vậy mà quy hoạch sử dụng đấtluôn là một bộ phận không thể thiếu của phương thức sản xuất xã hội

Trang 9

3.3 Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất

Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện ở việc là để tiếnhành quy hoạch đất đai cần phải vận dụng kiến thức tổng hợp của nhiều mônkhoa học thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kinh tế học, kỹ thuật học, xãhội học… Đối tượng nghiên cứu của công tác quy hoạch là nghiên cứu tổngthể tất cả các lĩnh vực như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, dân số và đấtđai, sản xuất công nông lâm ngư nghiệp, môi trường và sinh thái nhằm mụcđích khai thác, sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đồng thời cải tạo

và bảo vệ toàn bộ tài nguyên đất đai cho nhu cầu phát triển của toàn bộ nềnkinh tế quốc dân

3.4 Tính chiến lược và dài hạn của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất phải đáp ứng được quá trình phát triển kinh tế xãhội của đất nước và của các ngành trong dài hạn theo chiến lược phát triểnkinh tế của xã hội Thời gian của công tác quy hoạch sử dụng đất thường là từ

10 năm trở lên Và quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là cơ sở khoa học cho việcxây dựng kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm, hàng năm hoặc là từng kỳ trongnăm…

Quy hoạch sử dụng đất phải được căn cứ vào các dự báo xu thế biếndộng dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng, từ đó xác định quyhoạch trung và dài hạn về sử dụng đất đai, đề ra phương hướng, chính sách vàcác biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kếhoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn

3.5 Tính chỉ đạo vĩ mô của quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất dự kiến được các xu thế thay đổi phương hướngmục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất đai là quyhoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ

mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành Quy

Trang 10

hoạch sử dụng đất đai luôn được Nhà nước và Đảng quan tâm chỉ đạo sát sao,công tác quy hoạch được thực hiện một cách đồng bộ tổng thể toàn diện trênmọi lĩnh vực và được thực hiện trên cả nước.

3.6 Tính khả biến của quy hoạch sử dụng đất

Xã hội ngày càng phát triển đi lên thì các dự kiến của quy hoạch sẽkhông còn phù hợp nữa Những chỉ tiêu của quy hoạch trước không còn đápứng được nhu cầu cho việc sử dụng đất trong thời kỳ mới này nữa Và côngtác quy hoạch sử dụng đất sẽ được điều chỉnh lại, bổ xung, hoàn thiện phươngpháp xác định giá đất và điều chỉnh biện pháp thực hiện cho phù hợp với điềukiện, bối cảnh mới đẻ có thể sử dụng quỹ đất đai đạt hiệu quả cao hơn

4 Nguyên tắc và căn cứ của việc lập quy hoạch sử dụng đất

4.1 Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Theo điều 21 Luật đất đai 2003, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtphải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh

tế xã hội, quốc phòng, an ninh;

- Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất củacấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên;

- Quy hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đấtcủa cấp dưới;

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;

- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

- Dân chủ và công khai;

- Quy hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệttrong năm cuối của kỳ trước đó

Trang 11

4.2 Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất

Theo điều 22 Luật đất đai 2003, căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất baogồm:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng,

an ninh của cả nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương;

- Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước;

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, và nhu cầu của thị trường;

- Hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất;

- Định mức sử dụng đất;

- Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất;

- Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

5 Nội dung quy hoạch sử dụng đất

Theo Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 thì nội dung quyhoạch sử dụng đất gồm những nội dung chủ yếu sau:

Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xãhội của thực hiện quy hoạch

Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trướctheo các mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng nămkhác, đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừngđặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ởtại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ sở cơ quan và công trình sựnghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sản xuất, kinhdoanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sông, ngòi,kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩatrang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đákhông có rừng cây

Trang 12

Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất sovới tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học -công nghệ theo quy định sau:

a) Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợpcủa hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quyhoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộkhoa học - công nghệ trong sử dụng đất

b) Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sử dụng chocác mục đích

Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã đượcquyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước

Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch vàđịnh hướng cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể pháttriển kinh tế - xã hội của cả nước, của các ngành và các địa phương

Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thựchiện như sau:

a) Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụngđất nông nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà khi chuyển mục đích

sử dụng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sửdụng đất phi nông nghiệp theo chức năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cưnông thôn, khu hành chính, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế,khu dịch vụ, khu di tích lịch sử - văn hoá, danh lam, thắng cảnh, khu vực đấtquốc phòng, an ninh và các công trình, dự án khác có quy mô sử dụng đất lớn;các khu vực đất chưa sử dụng

Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thểhiện được lên bản đồ quy hoạch sử dụng đất;

Trang 13

b) Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng; diện tíchđất phải chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tíchđất dự kiến phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án.

Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân

bổ quỹ đất theo nội dung sau:

Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việcgiao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liênquan đến đất đai và chi phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái địnhcư;

Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số hộ dân phải di dời,

số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việcchuyển đổi cơ cấu sử dụng đất;

Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sửdụng mới của phương án phân bổ quỹ đất

Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phântích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 điều này

Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồquy hoạch sử dụng đất

Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môitrường cần phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch

Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợpvới đặc điểm của địa bàn quy hoạch

6 Các mối quan hệ của quy hoạch sử dụng đất

6.1 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch tổng thể là quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung nhất, cơbản nhất đối với mỗi địa phương, mỗi ngành Quy hoạch tổng thể chỉ ra

Trang 14

những quan điểm, định hướng có tính chiến lược, các phương án tăng trưởngchung nhất theo địa bàn, theo ngành, theo lĩnh vực, các phương án chuyểndịch cơ cấu, phát triển xã hội… Quy hoạch tổng thể bao hàm nhiều cách thứcphân bố nguồn lực sản xuất trên cả hai phương diện là không gian và thờigian Do đó, quy hoạch tổng thể là công cụ cần thiết để các cơ quan chínhquyền cấp uỷ sử dụng để chỉ đạo, điều hành trong quá trình phát triển kinh tế-

xã hội, văn hoá giáo dục, quốc phòng an ninh trên địa bàn Quy hoạch tổngthể là cơ sở quan trọng để xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm, cũng như

là các chương trình, các dự án cụ thể cho các ngành, các lĩnh vực

Quy hoạch tổng thể là căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội và nó là một bước tiền kế hoạch Quy hoạch tổng thểxem việc sử dụng đất đai ở mức độ là định hướng với một số nhiệm vụ cụ thể

và chủ yếu Quy hoạch sử dụng đất là một bộ phận của quy hoạch tổng hợpchuyên ngành mà đối tượng của nó là tài nguyên đất Dựa vào yêu cầu pháttriển kinh tế xã hội và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội quy hoạch sửdụng đất điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, đồng thời xây dựngcác phương án quy hoạch phân bổ đất đai thống nhất và phù hợp với điều kiệnhiện tại Vì vậy, trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế-xã hội thì quyhoạch tổng thể luôn phải đi trước một bước, rồi dựa trên cơ sở của quy hoạchtổng thể xây dựng các quy hoạch khác như quy hoạch ngành, quy hoạch sửdụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết…

6.2 Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch các ngành, các lĩnh vực

Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch các ngành, các lĩnhvực có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau Quy hoạch các ngành

và các lĩnh vực vừa là cơ sở, vừa là một bộ phận hợp thành quy hoạch sử dụng

Trang 15

đất Và quy hoạch sử dụng đất chỉ đạo, khống chế các quy hoạch của cácngành và các lĩnh vực.

Giữa hai loại quy hoạch trên có sự khác nhau về tư tưởng chỉ đạo, đốitượng, phạm vi và nội dung Quy hoạch các ngành biểu hiện sự sắp xếp chiếnlược và chiến thuật phát triển của từng ngành và trong nó, phần quy hoạch sửdụng đất chỉ là một bộ phận Tuy nhiên, quy hoạch sử dụng đất lại phải quántriệt định hướng, mục tiêu, đảm bảo diện tích đất đai cho việc thực hiện cácnhiệm vụ của từng ngành, từng lĩnh vực đã đề ra trong các quy hoạch ngành Như vậy, có thể nói quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là quyhoạch quan trọng nhất, mang tính chiến lược chung, phải được lập trước tiên,định hướng và là cơ sở cho các quy hoạch khác Tiếp đến, dựa vào quy hoạchtổng thể người ta tiến hành lập các quy hoạch ngành, tức là cụ thể hóa quyhoạch tổng thể cho từng ngành, từng lĩnh vực Từ hai loại quy hoạch trên,người ta mới tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất Đến lượt nó, quy hoạch sửdụng đất chính là điều kiện để đảm bảo việc thực hiện các quy hoạch ngành vàquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

7 Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc quản lý đất đai

lý, tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất

7.1 Công bố quy hoạch sử dụng đất

Tại điều 28 Luật đất đai đã quy định rõ việc công bố quy hoạch sử dụngđất phải được thực hiện trong 30 ngày sau khi đã được các cơ quan có thẩmquyền xét duyệt Theo điều 28 Luật đất đai thì điều này được quy định rõ nhưsau:

- UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm công bố công khai quyhoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương tại trụ sở UBND

Trang 16

- Cơ quan quản lý đất đai các cấp có trách nhiệm công bố công khai quyhoạch sử dụng đất của địa phương tại trụ sở cơ quan và trên các phương tiệnthông tin đại chúng.

- Việc công bố công khai tại trụ sở UBND và cơ quan quản lý đất đaiđược thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch sử dụng đất có hiệu lực

7.2 Thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Tại điều 29 Luật đất đai 2003 đã được quy định cụ thể trách nhiệm củacác cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm lớn trong việc thực hiện quy hoạch sửdụng đất, cơ quan Nhà nước có trách nhiệm là người đứng ra tổ chức, chỉ đạo,kiểm tra giám sát, điều chỉnh, áp đặt quy định về sử dụng đất đối với các đốitượng sử dụng đất:

Chính phủ tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của cảnước, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thànhphố thuộc tỉnh tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của địaphương, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất của địa phương cấpdưới trực tiếp

UBND xã, phường, thị trấn tổ chức, chỉ đạo thực hiện quy hoạch sử dụngđất của địa phương, phát hiện, ngăn chặn các hành vi sử dụng đất trái với quyhoạch đã công bố

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phảithu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóngmặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xácđịnh trước khi công bố Nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thìNhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật

Trang 17

Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng đầu tư bất động sảntrong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch sử dụng đất Trườnghợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thuhồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quanNhà nước có thẩm quyền cho phép.

Trong trường hợp quá trình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, nếu nảysinh vấn đề đòi hỏi phải điều chỉnh bổ sung quy hoạch thì cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền phải có trách nhiệm thực hiện việc điều chỉnh Các trường hợpphải điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được quy định tại khoản 1 điều 27 LuậtĐất đai 2003:

a Có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, anninh đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt mà sựđiều chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất

b Tác động của thiên tai, chiến tranh làm thay đổi mục đích, cơ cấu, vịtrí, diện tích sử dụng đất

c Có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của cấp trên trực tiếp làmảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất của cấp mình

d Sự điều chỉnh địa giới hành chính của địa phương

Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt quy hoạch sửdụng đất của cấp nào thì có thẩm quyền quyết định, xét duyệt điều chỉnh quyhoạch sử dụng đất của cấp đó

II ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1 Khái niệm và sự cần thiết của việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất

1.1 Khái niệm đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai

Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai là việc sử dụng một hệ thống cácphương pháp phân tích, thống kê, cân bằng tương đối… để từ đó so sánh,đánh giá giữa yêu cầu đặt ra và kết quả thực hiện bản quy hoạch sử dụng đất

Trang 18

đai; Xác định được chỗ đúng, chỗ sai, cái gì đã thực hiện được và chưa thựchiện được… để có sự điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đai cho hợp lý vàchính xác.

1.2 Sự cần thiết của việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai

- Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai là công việc cần thiết, cần tiếnhành xuyên suốt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc bản quy hoạch sử dụng đấtđai, để kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung để cho việc thực hiện quy hoạch

2 Căn cứ đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai

- Căn cứ vào bản báo cáo quy hoạch sử dụng đất đai của huyện: đây làcăn cứ quan trọng nhất, có bản quy hoạch sử dụng đất đai thì mới biết đượcnhững dự báo và nhu cầu sử dụng đất để so sánh với hiện trạng thực hiện quyhoạch sử dụng đất đai từ đó đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực, những gìlàm đươc và chưa làm được của bản quy hoạch sử dụng đất đai từ đó cónhững điều chỉnh để bản quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý hơn

- Căn cứ vào bản kế hoạch sử dụng đất của huyện: Bản kế hoạch sử dụngđất là cái chi tiết cụ thể của bản quy hoạch sử dụng đất đai , kế hoạch sử dụngđất đai thường được chia nhỏ thành nhiều giai đoạn Dựa vào kế hoạch sửdụng đất của từng thời kỳ và thực trạng thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai

để so sánh đánh giá và điều chỉnh việc quy hoạch sử dụng đất đai

Trang 19

- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất của huyện: đây chính là một trongnhững cơ sở quan trọng để đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai Phảidựa vào hiện trạng sử dụng đất như thế nào thì mới so sánh với kế hoạch, quyhoạch sử dụng đất đai đề ra để từ đó rút ra kinh nghiệm và điều chỉnh lại kếhoạch cho phù hợp với thực tế.

- Căn cứ vào hiện trạng kinh tế xã hội: Hiện trạng kinh tế xã hội nói lên

sự tăng trưởng kinh tế, dân số, lao động, việc làm, và nhu cầu sử dụng đấtđai cho các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau Từ đó đánh giá quy hoạch sửdụng đất đai, so sánh với bản quy hoạch sử dụng đất đai để có những điềuchỉnh phù hợp với nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội

- Căn cứ vào hiện trạng điều kiện tài nguyên thiên nhiên của huyện.Nguồn tài nguyên thiên nhiên luôn có những biến động thay đổi do đó bảnquy hoạch sử dụng đất đai dự báo có thể thiếu chính xác Vì vậy việc đánh giáquy hoạch sử dụng đất đai phải dựa vào hiện trạng điều kiện tài nguyên thiênnhiên để xem xét quy hoạch sử dụng đất đai đã hợp lý chưa, nếu chưa hợp lýthì phải có điều chỉnh lại

3 Nội dung và tiêu chí đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai

- Đánh giá mức độ phù hợp giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vớiquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội: Quy hoạch tổng thể kinh tế xãhội nói lên mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội như thế nào; hướngchuyển dịch cơ cấu kinh tế ra sao, dự báo dân số, lao động việc làm Việcđánh giá quy hoạch sử dụng đất đai phải xem xét giữa mục tiêu phát triển kinh

tế xã hội, hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế với sự đáp ứng nhu cầu sử dụngđất của quy hoạch sử dụng đất đai có phù hợp không, định mức sử dụng đấtđai cho các nhu cầu có thích hợp không…

- Đánh giá quá trình tổ chức xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai : Quátrình xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai là phức tạp và mất nhiều thời gian,

Trang 20

công sức Việc đánh giá tổ chức xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai là phảiđánh giá xem việc lập quy hoạch sử dụng đất đai có tuân thủ các bước theođúng nguyên tắc không, lập quy hoạch như thế nào, có khó khăn thuận lợi gìkhi lập quy hoạch sử dụng đất đai Đánh giá các khâu phát triển chất lượngquy hoạch, đánh giá việc kiểm tra giám sát lập quy hoạch như thế nào thôngqua ý kiến của nhân dân, cán bộ chuyên môn, các chuyên gia…

- Đánh giá về kỹ thuật: Đánh giá tính chính xác, mức độ tin cậy củathông tin như số liệu và các tài liệu cơ bản để xây dựng phương án Xem xétmức độ tin cậy, đầy đủ về căn cứ dùng để điều chỉnh các loại nhu cầu sử dụngđất, chất lượng cung cầu về đất để thực hiện các mục tiêu quy hoạch Đánh giáviệc sử dụng nghiệp vụ, chuyên môn để xây dựng quy hoạch; đánh giá việc sửdụng công cụ tính toán, dự báo, công cụ xử lý, tính toán để thành lập bản quyhoạch sử dụng đất đai

- Đánh giá về mặt khả thi của quy hoạch sử dụng đất đai: Như vậy phảidựa vào bản quy hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai và kết quảnhững năm đã thực hiện, đang thực hiện để xem những gì đã làm được vàchưa làm được, tìm ra nguyên nhân của cái chưa thực hiện được để từ đó có

sự điều chỉnh lại những năm tiếp theo của bản quy hoạch sử dụng đất đai chosát với thực tế hơn

4 Các phương pháp đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai

4.1 Kết hợp phân tích định tính và định lượng

Phân tích định tính là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ giữa pháttriển kinh tế xã hội với sử dụng đất trên cơ sở các tư liệu được điều tra và xửlý

Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mốiquan hệ tương hỗ giữa sử dụng đất với phát triển kinh tế xã hội

Trang 21

Khi xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất và đánh giá việc thực hiệnquy hoạch sử dụng đất đai là công việc phức tạp và khó khăn cần kết hợp chặtchẽ giữa phân tích định tính với phân tích định lượng Phương pháp kết hợp

đó được thực hiện theo trình tự từ phân tích định tính, nghiên cứu đánh giáhiện trạng sử dụng đất, phát hiện những vấn đề tồn tại và xu thế phát triển.Sau đó trên cơ sở những thông tin, căn cứ thu thập được sẽ lượng hoá bằngphương pháp số học Như vậy sẽ làm cho việc đánh giá quy hoạch sử dụngđất đai sát thực với thực tế và chính xác cao

4.2 Kết hợp phân tích vĩ mô và vi mô

Phân tích vĩ mô là phân tích sử dụng đất trên cơ sở tổng thể toàn bộ nềnkinh tế quốc dân và xã hội ở phạm vi tương đối rộng, mối quan hệ giữa sửdụng đất với các yếu tố hạn chế Phân tích vĩ mô được thực hiện với đối tượngnghiên cứu là sử dụng đất mang tính cục bộ của từng khu vực hoặc từngngành nhằm xác định mối quan hệ giữa sự thay đổi động thái sử dụng đất vớicác nhân tố hạn chế

Việc đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai cần kết hợp chặt chẽgiữa phân tích vĩ mô và vi mô Có như vậy đánh giá việc đánh gía mới tổnghợp được toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xã hội đồng thời cũng đánh giáđược chi tiết sử dụng đất cục bộ của từng khu hoặc từng ngành

4.3 Phương pháp cân bằng tương đối

Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch sử dụng đất đai là quá trìnhdiễn thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điều khiển của con người, trong đó

đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới.Thông qua điều tiết vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sửdụng đất ở một thời điểm nào đó Theo đà phát triển của kinh tế xã hội, sẽ nảysinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất Do đó, quy hoạch

sử dụng đất đai là một quy hoạch động, sự mất cân đối trong sử dụng đất đai

Trang 22

luôn xảy ra và nó được điều chỉnh sau khi làm công việc đánh giá thực hiệnquy hoạch sử dụng đất đai nhờ phương pháp phân tích động.

4.4 Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ

Áp dụng phương pháp toán kinh tế và dự báo trong việc đánh giá quyhoạch sử dụng đất đai là quá trình sáng tạo và phức tạp Việc áp dụng mộtcách máy móc các mô hình toán kinh tế nói chung có thể làm đơn giản hoáhoặc xoá bỏ tính đặc thù của bài toán, đặc biệt khi thiếu các mô hình tươngứng, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đai Với chức năng đa dạng của đất,việc dự báo sử dụng đất trở thành hệ thống lượng chất phức tạp mang tínhchất xác suất

Việc đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai là rất quan trọng và sau khiđánh giá là phải điều chỉnh lại dự báo của bản quy hoạch sử dụng đất đai, dựbáo sử dụng đất luôn chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: Nhu cầu phát triển kinh tế

xã hội và tiến bộ khoa học kỹ thuật Việc dự báo quy hoạch sử dụng đất đaiphải bám sát vào 2 yếu tố đó thì mới chính xác và phù hợp với thực tiễn

Trang 23

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN DIỄN CHÂU -TỈNH NGHỆ AN

I KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN

1 Thực trạng tình hình phát triển kinh tế

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnhNghệ An, có tổng diện tích tự nhiên là 30.492,36 ha; với 39 đơn vị hành chínhgồm 38 xã và 1 thị trấn

Huyện nằm trên trục giao thông Bắc - Nam là nơi tập trung của nhiềutuyến giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A, Quốc lộ 48, tỉnh lộ

538 cùng tuyến đường sắt Bắc - Nam Ngoài ra với 25 km bờ biển cùng nhiềubãi cát đẹp là tiềm năng to lớn của huyện trong khai thác thế mạnh du lịch,đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Thị trấn Diễn Châu là trung tâm kinh tế - vănhoá - chính trị của huyện, cách thành phố Vinh 33 km về phía Bắc

Với những lợi thế trên, Diễn Châu có điều kiện để phát huy tiềm năng vềđất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế

- xã hội như nông, lâm nghiệp, thuỷ hải sản và du lịch - dịch vụ trên địa bànhuyện nói riêng và toàn tỉnh Nghệ An nói chung

Trong những năm qua huyện Diễn Châu có những bước tiến khá mạnh

mẽ về kinh tế và xã hội Cùng với xu hướng chung của tỉnh Nghệ An và vùngBắc Trung Bộ trong những năm qua, kinh tế của huyện đã có nhiều chuyểnbiến tích cực và đạt được những thành tựu quan trọng về nhiều mặt Hệ thốngkết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh viện và các côngtrình công cộng tiếp tục phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dânđược nâng cao

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2005 đạt 15,75%, năm 2006đạt 18,4% Cơ cấu kinh tế năm 2006 là: Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 40%,

Trang 24

công nghiệp xây dựng chiếm 34%, dịch vụ chiếm 26% GDP bình quân đầungười đạt 385 USD/người/năm Bước đầu nền kinh tế của huyện có sự chuyểndịch từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa Tạo tiền đề phát triểncho những năm tiếp theo.

2 Thực trạng phát triển dân số, lao động việc làm

Năm 2006 dân số của huyện có 293.501 người, chủ yếu là dân tộc kinh,

tỷ lệ tăng dân số của huyện giảm còn 1,38% (năm 2006) Mật độ dân số phân

bố không đồng đều: Cao nhất là thị trấn Diễn Châu 5.000 người/km2 và thấpnhất là xã Diễn Lâm 400 người/km2

Dân cư tập trung cao chủ yếu ở các xã ven Quốc lộ 1A, đây là những địabàn đang ngày càng gia tăng sức ép về dân số đối với yêu cầu sử dụng đất đai

Tỷ lệ dân số nông nghiệp 68% và dân số phi nông nghiệp 32%

Về vấn đề lao động thì năm 2006, lao động trong độ tuổi của huyện là150.302 lao động, chiếm 51,21% tổng dân số; trong đó: Lao động nông - lâm -ngư nghiệp chiếm 68%, còn lại 32% là lao động phi nông nghiệp (chủ yếu làgiáo viên, cán bộ quản lý hành chính và buôn bán nhỏ lẻ) Số lao động thiếuviệc làm ở nông thôn chiếm khoảng 25 - 30% tổng số lao động

Nhìn chung cơ cấu lao động thời gian qua đã có chuyển dịch theo hướngtích cực hơn song còn chậm, vẫn còn nhiều bất cập, số lao động ngành nông -lâm - ngư nghiệp có năng suất lao động thấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn

Chất lượng lao động mặc dù được cải thiện nhiều trong thời gian qua,nhưng nhìn chung chưa đồng đều Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, lại tậptrung chủ yếu tập trung ở thị trấn Diễn Châu

Trang 25

Bảng 1: Diện tích, bình quân sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006

2.3 Đất SX , kinh doanh phi nông nghiệp 113,54 3,87

2.3.4- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ 51,46 1,76

2.4.3- Đất để chuyền dẫn năng lượng, truyền thông 0,39 0,01

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 315,62 10,75

Nguồn thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2007 huyện Diện Châu

Trang 26

3 Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn

3.1 Thực trạng phát triển đô thị

Huyện Diễn Châu có 01 thị trấn, với tổng diện tích đất đô thị là 80,47 ha;dân số đô thị với 5.951 người chiếm 2,03% dân số toàn huyện Thị trấn DiễnChâu là trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá - xã hội của huyện đã được quyhoạch và đầu tư xây dựng, đến nay các tuyến đường trục, các công trình phúclợi xã hội, mạng lưới điện chiếu sáng đô thị, mạng lưới thông tin, bưu điện,phát thanh truyền hình, các dịch vụ ngân hàng, thương mại,… nhà ở đangđược cải tạo, nâng cấp

Bình quân đất đô thị là 135,22 m2/người dân đô thị Những năm gần đâydọc theo Quốc lộ 1A và một số khu vực trung tâm cụm xã đã và đang hìnhthành những tụ điểm giao lưu kinh tế - xã hội theo hướng đô thị hóa (thị tứ)như xã Diễn Kỷ, Diễn Yên, Diễn Thọ, Diễn Mỹ, Những trung tâm dân cưmang tính chất thị tứ này trên thực tế là những tụ điểm thuận lợi cho việc giaolưu kinh tế - đời sống cho từng khu vực Các hoạt động dịch vụ - thương mại -ngành nghề ngày càng phát triển, một bộ phận lao động đã tách khỏi sản xuấtnông nghiệp hoặc ít nhiều thoát ly nông nghiệp Do vậy, có thể nói tốc độ đôthị hóa trên địa bàn Diễn Châu có xu thế tăng nhanh

Tuy đã có sự cố gắng đầu tư nhưng hiện tại hệ thống kết cấu hạ tầng đôthị (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, ) vẫn còn thiếu đồng bộ, chưa đảmbảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật; kiến trúc không gian dân cư nhiều khu vựcxây dựng chưa đúng quy định làm ảnh hưởng chung đến cảnh quan đô thị

3.2 Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôntrên địa bàn huyện được phát triển theo những hình thái khác nhau, tùy thuộcvào điều kiện và mức độ phân bố trong từng khu vực Các tụ điểm dân cưtruyền thống (như làng, thôn, xóm ) được hình thành với mật độ tập trung

Trang 27

đông ở những nơi có giao thông thuận tiện, dịch vụ phát triển, các trung tâmkinh tế văn hoá của xã Toàn huyện có 320 thôn, xóm phân bố rải khắp trênđịa bàn thuộc 38 xã với tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn 6.709,71 ha

và 287.550 nhân khẩu Bình quân mỗi thôn, xóm có quy mô diện tích 16 hagần 540 khẩu Các khu dân cư của huyện cũng được chia thành 3 dạng là đồngbằng, ven biển và miền núi

Hệ thống cơ sở hạ tầng trong khu dân cư nông thôn mặc dù đã được quantâm đầu tư song còn nhiều hạn chế do nguồn kinh phí hạn hẹp Đặc biệt có sựchênh lệch giữa các khu vực miền núi, đồng bằng và ven biển: Mỗi khu vựcdân cư hiện có những bất cập nhất định

4 Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

4.1 Giao thông - vận tải

Trên địa bàn huyện có hệ thống giao thông rất thuận tiện gồm đường bộ,đường sắt và đường thủy

* Đường bộ: Đường bộ của huyện Diễn Châu được hình thành theo 3 cấp

quản lý: Trung ương, tỉnh, huyện với các tuyến: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 7A vàQuốc lộ 48, đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông thôn có tổng chiềudài là: 1.476,5 km

Nhìn chung mạng lưới giao thông đường bộ của huyện được phân bố kháhợp lý và thuận tiện, mật độ Quốc lộ và tỉnh lộ của huyện (0,15 km/km2) caohơn so với bình quân chung của tỉnh (0,13 km/km2); mật độ đường bộ củahuyện đạt (0,56 km/km2), cao hơn so với mức bình quân chung của tỉnh (0,47km/km2) Tuy nhiên, mật độ và chất lượng đường giao thông nông thôn chưađồng đều giữa các vùng trong huyện với nhau, mật độ và chất lượng đường ởcác xã vùng miền núi nhìn chung còn thấp hơn nhiều so với các xã vùng đồngbằng và ven biển

* Đường sắt:

Trang 28

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn huyện với chiều dàikhoảng 30 km với 2 ga trung chuyển hàng hóa (ga Yên Lý, ga Diễn Phú) 1 gahành khách (ga Sy) Nhìn chung các ga trên địa bàn huyện chưa được đầu tưnâng cấp, các thiết bị thông tin, tín hiệu trong ga đều lạc hậu và cần được nângcấp cải tạo, để đáp ứng tốt nhu cầu lưu thông.

* Đường thủy:

Giao thông đường thuỷ có những điều kiện thuận lợi tuy nhiên tiềm năngphát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ chưa được khai thác tối đa, cònnhiều hạn chế, mới chỉ mang tính chất nội khu vực, quy mô nhỏ Đa phần tàuthuyền cập bến là tàu thuyền đánh bắt cá có công suất nhỏ, chủ yếu của ngưdân trong huyện và những vùng xung quanh Hệ thống bến bãi phát triển tựphát chưa có quy hoạch làm hạn chế tiềm năng giao thông đường thuỷ

4.2 Thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh, ngoài các hồ, đập trên địa bànhuyện hiện còn có hệ thống tưới Bắc Đô Lương chiều dài 42 km có dung tíchlớn Trong đó: 11 km kênh cấp I, 29 km kênh cấp II và 42 km kênh cấp III, đãkiên cố hóa được 130 km, với hệ thống các kênh dẫn khá dày đặc dẫn nước vềtưới cho hệ thống đồng ruộng cũng như cung cấp nước sinh hoạt cho đa số cưdân của huyện

Nhìn chung, hệ thống thuỷ lợi của huyện đã phần nào đáp ứng được yêucầu tưới tiêu chủ động trong sản xuất cũng như cung cấp nước sinh hoạt chonhân dân Tuy nhiên, do địa bàn rộng, địa hình phức tạp; nhiều công trình dođầu tư xây dựng từ lâu nay đã xuống cấp, hiệu suất của công trình giảm nêngây ra những khó khăn nhất định cho công tác thuỷ lợi của huyện Một số khuvực chưa có công trình thuỷ lợi, thiếu nước ngọt cung cấp cho cây trồng, hệthống hồ đập chưa phát huy hết công suất, đê ngăn chặn chưa đáp ứng được

Trang 29

yêu cầu nhiều khu vực nhiễm mặn, hiện tượng hạn hán, úng lụt vẫn còn xảy racục bộ ở một số nơi, gây hạn chế nhất định cho sản xuất.

4.3 Giáo dục và đào tạo

Hệ thống cơ sở trường lớp của huyện hiện có: 40 trường mầm non, 42trường tiểu học, 40 trường trung học cơ sở, 9 trường trung học phổ thông(trong đó có 4 trường dân lập bán công) Ngoài ra còn có một Trung tâm kỹthuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề Đến nay toàn huyện có 100% số xã,thị trấn trong huyện có trường cao tầng, có phòng học kiên cố đạt 100% và đãxây dựng trung tâm giáo dục cộng đồng

4.4 Y tế và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Mạng lưới cơ sở y tế của huyện phát triển cả hai tuyến, tuyến huyện vàtuyến xã Năm 2006, ngành y tế đã tổ chức khám chữa bệnh cho 57.712 lượtngười, trong đó điều trị nội trú 5.331 trường hợp, ngành y tế cũng đã triểnkhai tốt các chương trình về y tế dự phòng, chương trình chăm sóc sức khỏe

bà mẹ và trẻ sơ sinh (tiêm vac xin, uống vitamin, tiêm chủng, ), chương trìnhchăm sóc sức khoẻ cho người nghèo, người cô đơn không nơi nương tựa, giađình chính sách, người có công với cách mạng, chương trình dân số và kếhoạch hóa gia đình Đồng thời thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hoá y tế,vận động toàn dân tham gia vệ sinh phòng bệnh

4.5 Văn hoá - thể thao

4.5.1 Văn hóa - thông tin

Hoạt động văn hoá, thông tin của huyện trong những năm qua phát triểnsâu rộng từ huyện xuống các thôn xóm, góp phần kịp thời phổ biến các chủtrương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân, nâng caochất lượng đời sống văn hoá ở cơ sở, góp phần thực hiện tốt chủ trương "xâydựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" Phong tràoxây dựng làng, xã, gia đình văn hoá và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng

Trang 30

cuộc sống mới ở khu dân cư đã được nhân dân tích cực tham gia và đồng tìnhủng hộ Các hoạt động về văn hoá, nghệ thuật diễn ra đa dạng, phong phú thuhút được nhiều đối tượng tham gia như tổ chức các lễ hội, liên hoan văn nghệquần chúng chào mừng các ngày lễ lớn, tổ chức các cuộc thi hội diễn nghệthuật, sáng tác kịch, thơ, hò vè với nhiều chủ đề khác nhau nhằm tuyên truyềnsâu rộng lối sống lành mạnh, ngợi ca tình yêu đất nước, con người, bài trừ các

hủ tục lạc hậu và các tệ nạn xã hội (mê tín dị đoan, ma tuý, cờ bạc, mạidâm, )

Trên địa bàn huyện hiện đã có một số di tích lịch sử được Nhà nước côngnhận, xếp hạng cấp quốc gia như di tích Lèn Hai Vai, Đền Cuông,… Một số

di tích lịch sử khác đang được huyện làm thủ tục, hồ sơ đề nghị Bộ Văn hoáxếp hạng để thuận lợi cho công tác bảo tồn, duy tu và quản lý, lưu truyền lạicho mai sau

4.5.2 Thể dục - thể thao

Phong trào thể dục - thể thao của huyện được phát triển sâu rộng dướinhiều hình thức, nội dung phong phú với các môn: bóng đá, bóng chuyền, cầulông, võ thuật, đua thuyền, Công tác giáo dục thể chất trong nhà trường đãđược coi trọng; phong trào thể dục - thể thao trong các lực lượng vũ trang,công nhân viên chức, thanh niên, học sinh cũng như trong gia đình thu hútnhiều người tham gia Cơ sở vật chất từng bước được nâng cấp phần nào đápứng nhu cầu tập luyện và thi đấu, tuy nhiên thực trạng các cơ sở còn rất thiếuthốn do nguồn kinh phí hạn hẹp đã ảnh hưởng đến sự phát triển chung củangành

4.6 Bưu chính - viễn thông

Huyện có 38/39 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá xã (đạt 97,43%),

số máy điện thoại có 4.970 máy, gấp gần 2,4 lần năm 2000, đạt bình quân 1,7máy/100 dân, đạt tổng doanh thu từ dịch vụ bưu chính viễn thông đạt 5.053

Trang 31

triệu đồng Trong đó, khu vực tư nhân có tốc độ phát triển mạnh, chiếm 84%tổng số máy, gấp gần 3 lần so với năm 2000.

Tuy nhiên, do địa bàn các xã của huyện rộng, dân cư phân bố không đồngđều nên việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở cho bưu chính viễn thông còn gặpnhiều khó khăn, chất lượng trao đổi thư tín, thông tin liên lạc còn có nhữnghạn chế Để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các khu vực trong huyệncũng như thực hiện thành công mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội theo hướngcông nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, trong giai đoạn tới cầntiếp tục đầu tư, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của ngành

4.7 Năng lượng

Những năm qua được sự quan tâm đầu tư, ngành điện có bước pháttriển nhanh góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, điện khí hoá nôngthôn Đến nay 100% số xã, thị trấn đã có điện lưới quốc gia với khoảng 100%

- Địa hình đồng bằng chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện thuậnlợi cho cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp và phát triển các vùng chuyêncanh gắn với công nghiệp chế biến Tài nguyên đất đai khá phong phú, cùngvới khí hậu ôn hoà phù hợp với nhiều loại cây trồng, với nhiều nguồn lợi thuỷsản phong phú về chủng loại, khá lớn về trữ lượng, là tiềm năng lớn để pháttriển nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản và du lịch dịch vụ biển

Trang 32

- Nguồn lao động dồi dào, khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹthuật mới vào sản xuất, đây là thế mạnh lớn để huyện đẩy nhanh phát triểnkinh tế theo hướng công nghiệp hoá.

- Nền kinh tế đang có bước tăng trưởng nhanh ổn định, cơ cấu kinh tếđang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ - dulịch, công nghiệp xây dựng

- Hệ thống kết cấu hạ tầng đặc biệt là đất hệ thống giao thông, bưu chínhviễn thông, y tế, giáo dục, được đầu tư phát triển cho những năm gần đây

- Có 6 xã thuộc khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An theo Quyết định số85/2007/QĐ-TTg ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ do đó

sẽ hình thành cực phát triển quan trọng khu vực phía Nam huyện cùng vớitrục phát triển kinh tế dọc quốc lộ 1A thúc đẩy phát triển nhanh kinh tế - xãhội theo hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa

5.2 Những khó khăn, hạn chế

- Các hiện tượng thời tiết bất thường cùng với khí hậu khắc nghiệt: Nóng

ẩm, mưa nhiều, bão lụt, hạn hán làm phát sinh các dịch bệnh; đất bị xói mòn,nhiễm mặn, rửa trôi ảnh hưởng đến sản xuất

Xuất phát điểm của nền kinh tế ở mức thấp, kinh tế phát triển chưa tươngxứng với tiềm năng của huyện, một số lợi thế, thế mạnh chưa được khai thác,nền kinh tế đã có bước chuyển dịch song sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm vaitrò chủ đạo, tỷ lệ sản phẩm hàng hóa nông nghiệp còn thấp, tiểu thủ côngnghiệp, dịch vụ còn mang tính tự phát nên hiệu quả còn hạn chế Sức cạnhtranh của các sản phẩm trên thị trường còn thấp

- Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi một số vùng còn thấp, hiệuquả trên một đơn vị diện tích chưa cao Các mô hình cánh đồng cho hiệu quảkinh tế, mang lại thu nhập cao chưa nhiều Tỷ lệ lao động thiếu việc làm theomùa vụ còn chiếm tỷ lệ khá lớn

Trang 33

5.3 Áp lực đối với đất đai

Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện cho thấy áp lực đốivới đất đai ngày càng gia tăng, đặc biệt trong giai đoạn đẩy nhanh phát triển,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiệnqua các mặt sau:

- Trong những năm tới yêu cầu phát triển nhanh dịch vụ - du lịch, côngnghiệp - xây dựng kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng lớn Việc bố tríthỏa đáng đất đai cho nhu cầu này là cần thiết và chủ yếu bố trí vào đất sảnxuất nông nghiệp Đây là sức ép lớn lên sử dụng đất trên địa bàn huyện

- Cùng với đẩy nhanh phát triển nhanh công nghiệp - xây dựng, dịch vụ

du lịch, tốc độ đô thị hóa sẽ diễn ra nhanh trong những năm tới Nhu cầu đấtcho quy hoạch mở rộng các đô thị là khá lớn gây áp lực không nhỏ đến sửdụng đất đặc biệt là các khu vực có hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển;

- Yêu cầu đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm thu hút cácnguồn đầu tư, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân đòi hỏihuyện phải bố trí đủ quỹ đất, đặc biệt các lĩnh vực giao thông, giáo dục, vănhóa, thông tin, thể dục thể thao, y tế, tạo nên áp lực trong sử dụng đất củahuyện trong những năm tới

- Nhu cầu đất cho các mục đích phi nông nghiệp trong tương lai là khálớn đặc biệt sau khi Chính phủ đầu tư phát triển khu kinh tế Đông Nam Nghệ

An trên địa bàn 6 xã phía Nam huyện với tuyến đường cao tốc Hà Nội - Vinh

và đường sắt cao tốc Bắc - Nam được hoàn thành do đó diện tích đất nôngnghiệp bị thu hồi rất lớn kéo theo những ảnh hưởng không nhỏ về mặt xã hội

do nông dân mất đất sản xuất đòi hỏi tỉnh, huyện phải quan tâm đến công tácđào tạo chuyển đổi nghề nghiệp ngay từ bây giờ

Trang 34

II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN DIỄN CHÂU

Thực hiện Luật Đất đai và các văn bản dưới luật, nhận thức được tầmquan trọng và tính bức xúc của công tác lập quy hoạch sử dụng đất đối vớicông cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trò quản lý nhànước về đất đai, được sự chỉ đạo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tàinguyên và Môi trường) và Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Sở Địa chính tỉnh

Nghệ An đã phối hợp với các ngành chức năng tiến hành lập “Quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu đến năm 2010” và được UBND tỉnh phê duyệt.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện đã góp phần tích cực vàoviệc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1997 -

2006, làm căn cứ cho Uỷ ban nhân dân huyện quản lý sử dụng hợp lý nguồntài nguyên đất

Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong điều kiện mới huyện đãtiến hành điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010 vàtầm nhìn đến năm 2020 Yêu cầu phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấulao động đòi hỏi phải phân bố lại đất đai cho các ngành, các lĩnh vực một cáchphù hợp Thực hiện công văn số 2085/UBND.ĐC ngày 16/4/2007 của UBNDtỉnh Nghệ An về việc đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 Ủy ban nhândân huyện Diễn Châu đã tiến hành “Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đếnnăm 2010 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2007 - 2010 huyện Diễn Châu”.Nội dung cơ bản của đề án là xác định mục tiêu của huyện, xác định tính chất,quy mô dân số, quy mô đất đai, định hướng phát triển không gian và kiến trúccảnh quan đô thị, quy hoạch giao thông và cơ sở hạ tầng kĩ thuật Trong đề ánđiều chỉnh quy hoạch chung huyện Diễn Châu đến năm 2020 cũng như trong

Trang 35

quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu giai đoạn 2006-2010, phần đánh giáhiện trạng sử dụng đất năm 2006 như sau:

Toàn huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 30.492,36 ha, trong đó: diệntích đất nông nghiệp là 23.442,68 ha chiếm 76,88%, đất sản xuất nông nghiệplà: 14.686,74 ha chiếm 62,65% đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp là: 7.960,00

ha chiếm 33,96% đất nông nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản là: 589,71 hachiếm 2,52% đất nông nghiệp, đất làm muối là: 206,23 ha chiếm 0,88% đấtnông nghiệp; đất phi nông nghiệp là: 6.579,75% chiếm 21,58% đất tự nhiên,đất ở là: 1.293,58 ha chiếm 19,66% đất phi nông nghiệp,đất ở đô thị: 21,90 hachiếm 1,69% và đất ở nông thôn 1.271,68 ha, chiếm 98,31%, đất chuyêndùng: 3.587,77 ha chiếm 54.53% đất phi nông nghiệp; đất tôn giáo tínngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là:1.698,4 chiếm 25,80% đất phi nông nghiệp; đất chưa sử dụng là: 469,93chiếm 1,54% diện tích đất tự nhiên

Theo phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1997 - 2010 đã được Ủyban nhân dân tỉnh Nghệ An phê duyệt, diện tích đất nông nghiệp có 22.488,99

ha, thực hiện đến năm 2006 là: 23.442,68 ha, đạt 104,24% chỉ tiêu quy hoạch,được thể hiện trong bảng 3 dưới đây

Bảng 2 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 và dự kiến phân bổ đất đai

đến năm 2010 của huyện Diễn Châu

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 30.492,36 100.00 30.492,36 100.00

Trang 36

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1.362,06 20,70 1.345,49 18,37

Nguồn: Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất huyện Diễn Châu giai đoạn 2001-2010.

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 30.492,36 ha, trong đó đất nôngnghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (76,88%) Diện tích đất phi nông nghiệp vẫncòn hạn chế, mới chỉ chiếm 21,58% tổng diện tích tự nhiên của huyện, để pháttriển huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì cần phải ưu tiên chútrọng tăng cường mở rộng đất phi nông nghiệp, đặc biệt là đất sản xuất kinhdoanh phi nông nghiệp, giảm tỷ trọng đất chưa sử dụng để phục vụ cho cácmục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện Phân tích bảng trên thì ta thấyquy hoạch sử dụng đất của huyện Diễn Châu trong giai đoạn 2006-2010 dựkiến phân bổ đất đai theo hướng tăng tỷ trọng đất phi nông nghiệp, giảm tỷ

Trang 37

trọng đất nông nghiệp và sử dụng triệt để đất chưa sử dụng vào các mục tiêucủa đất phi nông nghiệp Đất nông nghiệp được phân bổ theo hướng tăng tỷtrọng đất sản xuất nông nghiệp và giảm tỷ trọng đất lâm nghiệp, đất lâmnghiệp Như vậy thì diện tích rừng sẽ bị thu hẹp lại và chuyển sang sử dụngvào mục đích khác, điều này có thể ảnh hưởng đến vấn đề môi trường sinhthái của huyện trong thời gian tới Điều này, không đúng với quy định về côngtác quy hoạch sử dung đất đã đề ra Vì vậy cần phải cân nhắc lại vấn đềchuyển đổi tỷ trọng sử dụng đất trong nông nghiệp.

Theo Quyết định số 85/2007QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việcthành lập và ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế Đông Nam tỉnhNghệ An, Công văn số 684/TNMT-QHGĐ ngày 28/03/2007 của Sở Tàinguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An về việc lập, điều chỉnh Quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2010, Côngvăn số 2085/UBND.ĐC ngày 16/4/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc đẩynhanh tiến độ lập, điều chỉnh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện vàcấp xã trên địa bàn tỉnh đến năm 2010: thực hiện công tác kiểm kê đất đai củaUBND tỉnh Nghê An, UBND huyên Diễn Châu đã tiến hành kiểm kê, đánhgiá sử biến động của đất đai từ năm 2000 đến năm 2006 tiếp đó UBND huyệnDiễn Châu đã tiến hành thực hiện điều chinh quy hoạch đến năm 2010 và địnhhướng tới năm 2020 Sự biến động đất đai từ năm 2000 đến năm 2006 đượcthể hiện theo bảng sau:

Trang 38

Bảng 3: Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2006

Thứ

Diện tích năm 2000

Diện tích năm 2006

So sánh tăng(+) giảm (-)

Trang 39

2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 19,85 20,72 0,87 4,38

2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 1198,31 1.362,06 163,75 13,67

Nguồn: Báo cáo thống kê đất đai năm 2006 của huyện Diễn Châu

Kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã được duyệt và những biếnđộng đất đai trong giai đoạn 2001-2006:

Trong giai đoạn 2001-2006 thực hiện quy hoạch sử dụng đất đã làm tăngdiện tích đất nông nghiệp và diện tích đất phi nông nghiệp từ việc khai thác và

sử dụng đất chưa sử dụng vào các mục đích sử dụng khác nhau, điều đó đãlàm giảm mạnh diện tích đất chưa sử dụng Đất nông nghiệp tăng từ 21597,98

ha lên 23442,68 ha; đất phi nông nghiệp tăng từ 6135,21 ha lên 6579,75 ha;đất chưa sử dụng giảm xuống còn 469,93 ha Trong quá trình thực hiên quyhoạch đã làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp, diện tích đấtsản xuất nông nghiệp giảm xuống 14.686,74 ha, đồng thời thì đất lâm nghiệptăng mạnh lên đến 7.960,00 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản cũng tăng lên đến589,71 ha Theo báo cáo thống kê đất đai năm 2006 của huyện Diễn Châu,những biến động trong bảng trên được cụ thể hoá từng loại đất như sau:

* Đất nông nghiệp

Trong giai đoạn 2001 - 2006, diện tích đất nông nghiệp của Diễn Châugiảm 406,50 ha (do chuyển sang đất phi nông nghiệp 358,09 ha, do hoang hoá45,17 và do giảm khác 3,24 ha) Đồng thời diện tích đất nông nghiệp tăng2.251,50 ha (do chuyển từ đất phi nông nghiệp 74,26 ha, khai thác đất chưa sửdụng 2.168,32 ha, do tăng khác 8,62 ha)

Trang 40

a Đất sản xuất nông nghiệp:

Trong giai đoạn 20012006 thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông lâm - ngư nghiệp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã tăng 129,37 ha (trong

-đó diện tích đất trồng lúa tăng 243,03 ha), do chuyển từ các loại đất:

- Đất lâm nghiệp 7,01 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản 2,76 ha;

- Đất phi nông nghiệp 66,75 ha;

- Đất chưa sử dụng 44,23 ha;

- Do tăng khác 8,62 ha (đo đạc chuẩn hóa lại diện tích)

Đồng thời để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001 đếnnăm 2006 đã chuyển 611,89 ha đất sản xuất nông nghiệp sang các loại đất:

- Đất nuôi trồng thủy sản 101,55 ha;

- Đất lâm nghiệp 150,54 ha;

- Đất phi nông nghiệp 350,49 ha

- Để hoang hóa 9,31 ha

b Đất lâm nghiệp:

Trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất lâm nghiệp tăng 2.258,92 ha dokhai thác từ đất chưa sử dụng và đất trồng cây hàng năm đưa vào trồng rừng.Đồng thời trong giai đoạn này, đất lâm nghiệp toàn huyện giảm 50,61 ha

do chuyển sang các loại đất:

- Đất sản xuất nông nghiệp 7,01 ha;

- Đất nuôi trồng thủy sản 1,20 ha;

- Đất phi nông nghiệp 6,54 ha;

- Để hoang hoá 35,86 ha

- Giảm khác 3,24 ha

Như vậy trong giai đoạn 2001 - 2006 diện tích đất lâm nghiệp thực giảm2.205,07 ha, trong đó:

Ngày đăng: 05/12/2012, 14:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Diện tích, bình quân sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
Bảng 1 Diện tích, bình quân sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 (Trang 25)
Bảng 1: Diện tích, bình quân sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
Bảng 1 Diện tích, bình quân sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006 (Trang 25)
Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 và dự kiến phân bổ đất đai đến năm 2010 của huyện Diễn Châu - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 và dự kiến phân bổ đất đai đến năm 2010 của huyện Diễn Châu (Trang 35)
Bảng 2 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 và dự kiến phân bổ đất đai - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
Bảng 2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 và dự kiến phân bổ đất đai (Trang 35)
Bảng 3: Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2006 - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
Bảng 3 Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2006 (Trang 38)
Bảng 4: Diện tích, cơ cấu các loại đất theo phương án điều chỉnh - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
Bảng 4 Diện tích, cơ cấu các loại đất theo phương án điều chỉnh (Trang 44)
Dựa vào bảng trên, ta thấy có sự điều chỉnh cũng khá lớn giữa quy hoạch 2000-2020 với quy hoạch điều chỉnh năm 2006, trong đó điều chỉnh nhiều  nhất là đất phi nông nghiệp (điều chỉnh giảm 1214,14 ha) ; đất nông nghiệp  tăng 542,07 ha; đất chưa sử dụng cò - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
a vào bảng trên, ta thấy có sự điều chỉnh cũng khá lớn giữa quy hoạch 2000-2020 với quy hoạch điều chỉnh năm 2006, trong đó điều chỉnh nhiều nhất là đất phi nông nghiệp (điều chỉnh giảm 1214,14 ha) ; đất nông nghiệp tăng 542,07 ha; đất chưa sử dụng cò (Trang 46)
Bảng 5: So sánh diện tích, cơ cấu các loại đất chính trước và sau điều chỉnh quy hoạch với quy hoạch được duyệt - Hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện Diễn Châu
Bảng 5 So sánh diện tích, cơ cấu các loại đất chính trước và sau điều chỉnh quy hoạch với quy hoạch được duyệt (Trang 46)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w