1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội

86 157 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 555,5 KB

Nội dung

Luận Văn: Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội

Trang 1

Lời nói đầu

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựuquan trọng Cùng với tiến trình đổi mới kinh tế và đặc biệt khi nước ta lại vừagia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO), hệ thống tài chính- tiền tệ của ViệtNam đã và đang phát triển rất mạnh mẽ Và trong hệ thông tài chính-tiền tệ đóthì NHTM là một mắt xích quan trọng với tư cách là kênh dẫn vốn cho nền kinhtế NHTM đã có những đóng góp rất to lớn cho sự phát triển của nền kinh tếthông qua việc tài trợ cho các dự án, trong đó có những dự án rất quan trọng đốivới sự phát triển của đất nước Đối với ngân hàng tài trợ dự án là hoạt độngmang lại lợi nhuận cao song cũng chứa đựng nhiều rủi ro (do quy mô lớn, thờigian dài…) Để hạn chế rủi ro, hướng tới mục tiêu an toàn và sinh lời, cácNHTM tiến hành việc thẩm định các dự án thông qua hoạt động thực tiễn củamình, họ ngày càng ý thức được tầm quan trọng của việc thẩm định dự án trướckhi ra quyết định tài trợ.

Thẩm định dự án có rất nhiều nội dung (thẩm định về phương diện thịtrường, thẩm định về phương diện tài chính…) trong đó thẩm định dự án về mặttài chính luôn được coi là trọng tâm, có lẽ bởi nó gần với lĩnh vực chuyên môncủa Ngân hàng nhất và nó cũng trả lời câu hỏi mà Ngân hàng quan tâm nhất làkhả năng trả nợ của khách hàng Qua thời gian thực tập tại chi nhánh NHNT HàNội, em nhận thấy hoạt động thẩm định tài chính của ngân hàng đã có nhiều cảitiến, song nếu được bổ sung hoàn thiện thêm 1 số biện pháp hợp lý thì hiệu quảđạt được càng cao góp phần giảm thiểu đáng kể rủi ro trong hoạt động đầu tư dự

án Vì vậy em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác thẩm định tàichính dự án tại NHNT Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp của mình.

Trang 2

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề gồm3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về thẩm định tài chính dự án trong hoạt động

cho vay tại các NHTM

Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh

NHNT Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm

định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội

Em xin chân thành cám ơn cô giáo hướng dẫn Ths Phan Thị Hạnh và các

cán bộ phòng Quan hệ khách hàng, tổ Thẩm định dự án Chi nhánh Ngân hàngNgoại thương Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này Emmong sẽ nhận được các ý kiến đóng góp để bài viết được hoàn thiện hơn.

Trang 3

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau trong cách định nghĩa dự án, đólà:

- Dự án là một hệ thống các thuyết minh, được trình bày một cách chi tiết,có luận cứ về các giải pháp sử dụng nguồn lực để đạt mục tiêu cao nhất trongchủ trương đầu tư

Trang 4

- Dự án là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạchhoá nhằm đạt được mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trongmột thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực nhất định

- Dự án là một tập hợp những đề xuất về nhu cầu vốn, cách thức sử dụngvốn, kết quả thu được trong một khoảng thời gian xác định đối với hoạt động cụthể để sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển hoặc phục vụ đời sống Trong chuyên đề này, khái niệm về dự án sẽ được hiểu như sau: "dự án làmột tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động vàchi phí theo một kế hoạch của một công cuộc đầu tư phát triển kinh tế xã hộihoặc phát triển sản xuất kinh doanh nhằm đạt được những kết quả nhất định vàthực hiện được những mục tiêu xác định trong tương lai lâu dài"

Dự án có vai trò rất quan trọng đối với chủ đầu tư, các nhà quản lý và tácđộng trực tiếp tới tiến trình phát triển kinh tế xã hội Nếu không có dự án, nềnkinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển Những công trình thế kỷ của nhânloại trên thế giới luôn là những minh chứng về tầm quan trọng của dự án Dự ánlà căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư vàtheo dõi quá trình thực hiện đầu tư Dự án là căn cứ để các tổ chức tài chính đưara quyết định tài trợ, các cơ quan chức năng của Nhà nước phê duyệt và cấp giấyphép đầu tư Do vậy, hiểu được những đặc điểm của dự án là một trong nhữngyếu tố quyết định sự thành công của dự án

1.1.2 Đặc điểm của dự án

Xuất phát từ khái niệm dự án, có thể nhận biết những đặc điểm cơ bản sauđây của dự án:

Trang 5

 Dự án không chỉ là một ý tưởng hay phác thảo mà còn hàm ý hành độngvới mục tiêu cụ thể Nếu không có hành động thì dự án chỉ vĩnh viễn tồn tại ởtrạng thái tiềm năng.

 Dự án không phải là một nghiên cứu trừu tượng hay ứng dụng mà phảinhằm đáp ứng một nhu cầu cụ thể đã được đặt ra, tạo nên một thực tế mới.

 Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn Môi trường triểnkhai dự án thường xuyên thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên trongquá trình thực hiện dự án rủi ro thường là có thể xảy ra Đặc điểm này có ảnhhưởng rất lớn đến mức độ thành công của dự án và là mối quan tâm đặc biệt củacác nhà quản lý dự án.

 Dự án bị khống chế bởi thời hạn Là một tập hợp các hoạt động đặc thùphải có thời hạn kết thúc Mọi sự chậm trễ trong thực hiện dự án sẽ làm mất cơhội phát triển, kéo theo những bất lợi, tổn thất cho nhà đầu tư và cho nền kinhtế.

 Dự án chịu sự ràng buộc về nguồn lực Thông thường, các dự án bị ràngbuộc về vốn, vật tư, lao động Đối với dự án quy mô càng lớn, mức độ ràngbuộc về nguồn lực càng cao và càng phức tạp; mọi quyết định liên quan đến cácvấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án đều bị chi phối nhiều mối quanhệ, chẳng hạn: chủ đầu tư, nhà tư vấn, nhà thầu, các nhà tài trợ, nhân công, cácnhà kỹ thuật …Xử lý tốt các ràng buộc này là yếu tố quan trọng góp phần đạt tớimục tiêu của dự án.

Một dự án sẽ thành công nếu các đặc điểm của dự án được các nhà quản lýdự án nhận biết và đánh giá một cách đúng đắn.

1.1.3 Phân loại dự án đầu tư

Trang 6

Trên thực tế, các dự án rất đa dạng về cấp độ, loại hình, quy mô thời hạnvà được phân loại theo các tiêu thức khác nhau Chẳng hạn có thể phân loại cácdự án đầu tư theo các tiêu thức sau:

- Theo cơ cấu tái sản xuất: Dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tưtheo chiều rộng và dự án đầu tư theo chiều sâu Trong đó dự án đầu tư chiềurộng thường đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thực hiện đầu tư và thời giancần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp, độ mạo hiểmcao Còn dự án đầu tư theo chiều sâu thường đòi hỏi khối lượng mạo hiểm thấphơn so với đầu tư theo chiều rộng.

- Theo lĩnh vực hoạt động trong xã hội: Dự án đầu tư có thể phân chiathành dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư phát triển khoahọc kỹ thuật, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (kỹ thuật và xã hội)…, hoạtđộng của các dự án đầu tư này có quan hệ tương hỗ tương hỗ với nhau Chẳnghạn các dự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật và cơ sở hạ tầng tạo điều kiệncho các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao; còn các dựán đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh đến lượt mình lại tạo tiềm lực cho cácdự án đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các dự án đầu tưkhác.

- Theo các giai đoạn hoạt động của các dự án đầu tư trong quá trình táisản xuất xã hội: Có thể phân loại các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanhthành dự án đấu tư thương mại và dự án đầu tư sản xuất Dự án đầu tư thươngmại là loại dự án đầu tư có thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của các kếtquả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn, tính chất bất định không cao lại dễ dựđoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao Dự án đầu tư sản xuất là loại dự ánđầu tư có thời hạn hoạt động dài hạn (5, 10, 20 năm hoặc lâu hơn), vốn đầu tư

Trang 7

lớn, thu hồi chậm, thời gian thực hiện đầu tư lâu, độ mạo hiểm cao, tính chất kỹthuật phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố bất động trong tương lai khôngthể dự đoán hết và dự đoán chính xác được (về nhu cầu, giá cả đầu vào và đầura, cơ chế chính sách, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật, thiên tai, sự ổn địnhvề chính trị…)

- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng để thu hồi đủ vốn đã bỏra: Ta có thể phân chia các dự án đầu tư thành dự án đầu tư ngắn hạn và dự ánđầu tư dài hạn.

- Theo sự phân cấp quản lý dự án: tuỳ theo tầm quan trọng và quy mô củadự án, dự án đầu tư được chia thành 4 nhóm: Dự án quan trọng quốc gia (doQuôc hội quyết định chủ trương đầu tư), dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự ánnhóm C Đối với các dự án đầu tư nước ngoài được chia thành 3 nhóm: dự ánnhóm A, dự án nhóm B và các dự án phân cấp cho các địa phương.

- Theo cấp độ nghiên cứu gồm 2 loại dự án tiền khả thi và dự án khả thi.Dự án tiền khả thi là kết quả của giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi (giai đoạn sơbộ lựa chọn dự án) Nội dung của dự án tiền khả thi còn sơ bộ chưa chi tiết Kếtquả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá lại cơ hội đầu tư để lựachọn quyết định có nên chuyển sang giai đoạn tiếp theo không Dự án khả thi làkết quả của giai đoạn nghiên cứu khả thi Nội dung của dự án khả thi chi tiết,mức độ chính xác cao Nó là căn cứ để chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyềncủa nhà nước ra quyết định đầu tư hoặc cho phép đầu tư.

- Theo nguồn vốn: dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách Nhà nước, dự ánđầu tư bằng nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng chonhà nước bảo lãnh, dự án đầu tư bằng nguồn vốn huy động của doanh nghiệp vàcác nguồn vốn khác, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗn hợp.

Trang 8

1.2 Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

1.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM

Như ta đã biết dự án là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm soạn thảotrong bước nghiên cứu khả thi Mặc dù trong dự án đã đề cập tất cả các khíacạnh liên quan đến hoạt động đầu tư một cách khá đầy đủ và chi tiết nhưng dẫusao nó cũng không tránh khỏi tính chủ quan của người lập dự án và nhữngkhiếm khuyết, lệch lạc còn tồn tại trong quá trình lập dự án là lẽ đương nhiên.Để khẳng định được một cách chắc chắn hơn mức độ hợp lý và hiệu quả, tínhkhả thi của dự án cũng như quyết định đầu tư thực hiện dự án, cần xem xét,kiểm tra lại dự án một cách độc lập với quá trình chuẩn bị, soạn thảo dự án, haynói cách khác cần thẩm định dự án Thẩm định dự án được tiến hành chủ yếuđối với giai đoạn xác định dự án, phân tích và lập dự án, duyệt dự án Nội dungthẩm định dự án thường bao gồm: thẩm định kỹ thuật, thẩm định kinh tế xã hộivà thẩm định tài chính.

Trên phương diện tài trợ vốn cho các dự án, các ngân hàng thương mạihoặc tổ chức tài chính-tín dụng đặc biệt quan tâm đến vấn đề này, qua thẩm địnhdự án sẽ khẳng định được tính hiệu quả và an toàn của việc đầu tư Nhờ đó màtổ chức tài chính -tín dụng có được cơ sở vững chắc trong quá trình quyết địnhtài trợ vốn Là người tài trợ cho dự án, NHTM đặc biệt quan tâm nhiều đến khảnăng hoàn trả vốn và sinh lời của dự án, chính vì thế thẩm định dự án về mặt tàichính luôn được Ngân hàng đặt lên hàng đầu trong danh sách các nội dung cầnthẩm định.

Như vậy thẩm định tài chính là một nội dung lớn và quan trọng trong thẩmđịnh dự án Thẩm định tài chính dự án là rà soát lại, đánh giá một cách khoa học

Trang 9

và toàn diện mọi khía cạnh tài chính của dự án trên giác độ của nhà đầu tư:doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế , các cá nhân Nếu như Chính phủ, các cơquan quản lý vĩ mô quan tâm nhiều tới hiệu quả kinh tế xã hội của dự án thì cácnhà đầu tư lại quan tâm nhiều hơn tới khả năng sinh lãi của dự án Cùng vớithẩm định kinh tế, thẩm định tài chính giúp các nhà đầu tư có những thông tincần thiết để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

1.2.2 Sự cần thiết của thẩm định tài chính dự án đối với NHTM

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiềntệ - một lĩnh vực rất nhạy cảm của nền kinh tế Ngân hàng dùng tiền của ngườikhác để kinh doanh bằng cách cung cấp các khoản tín dụng cho những người cónhu cầu Một trong những hoạt động tín dụng của Ngân hàng là tài trợ cho cácdự án.Cho vay theo dự án là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển, đổimới hoạt của các NHTM Rủi ro của loại hình tín dụng này nói chung là caosong lợi nhuận lại rất lớn Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tácthẩm định dự án đầu tư nên các NHTM cần phải tiến hành thẩm định dự án.

Thẩm định dự án là công việc hết sức quan trọng trong hoạt động cho vaycủa ngân hàng thương mại Bởi lẽ một dự án đầu tư thường đòi hỏi nhu cầu vốnlớn, thời gian dài, quá trình thực hiện đầu tư phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn,nhiều công việc theo một trình tự nhất định và cũng đòi hỏi công tác quản lýphức tạp Hơn nữa dự án đầu tư là tài liệu do chủ đầu tư chịu trách nhiệm soạnthảo trong bước nghiên cứu khả thi nên còn mang nhiều tính chủ quan.Chínhnhững điều này đòi hỏi dự án đầu tư nhất thiết phải trải qua một quá trình thẩmđịnh kỹ càng.

Trang 10

Thẩm định dự án không chỉ quan trọng đối với bản thân ngân hàng, các tổchức tài chính-tín dụng mà nó còn có ý nghĩa to lớn đối với các chủ đầu tư vàcác cơ quan quản lý Nhà nước.

Đối với chủ đầu tư, với tư cách người lập dự án thì đương nhiên chủ đầutư sẽ biết rất rõ và tỷ mỷ về dự án đã trình Tuy nhiên trên thực tế chủ đầu tư córất nhiều dự án khác nhau trong cùng một giai đoạn và họ sẽ gặp khó khăn trongviệc lựa chọn dự án Doanh nghiệp tuy nắm vững được những vấn đề cụ thểthuộc phạm vi dự án nhưng đôi khi khả năng thu thập, nắm bắt thông tin mới củachủ đầu tư lại bị hạn chế, nhất là tình hình khu vực và quốc tế, những xu hướngkinh tế ,chính trị xã hội…Bên cạnh đó, một dự án dù được tiến hành soạn thảokỹ lưỡng đến đâu cũng vẫn mang tính chủ quan của người soạn thảo mà họthường đứng trên góc độ hẹp để nhìn nhận vấn đề của dự án… Những điều nàylàm tăng rủi ro, giảm tính chính xác trong phán đoán của người soạn thảo Việcthẩm định dự án được tiến hành độc lập với quá trình soạn thảo dự án cho phépchủ đầu tư nhìn nhận lại dự án của mình một cách khách quan hơn để phát hiệnđược những thiếu sót trong quá trình sọan thảo và bổ sung kịp thời, từ đó giúpchủ đầu tư chọn được phương án tối ưu nhất, xác định các mặt lợi, mặt hại khiđưa dự án vào vận hành.

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng,

mục đích thẩm định dự án là nhằm đánh giá được tính phù hợp của dự án đối vớiquy hoạch phát triển chung của ngành, của địa phương và của cả nước trên cácmặt : mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả Tất cả các dự án đầu tư thuộcmọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế đều phải đóng góp vào lợi ích chung củađất nước, bởi vậy, trước khi ra quyết định đầu tư hay cho phép đầu tư, các Cơquan có thẩm quyền của Nhà nước cần biết xem dự án đó có góp phần đạt được

Trang 11

mục tiêu của Quốc gia hay không, nếu có thì bằng cách nào và đến mức độnào…Đồng thời việc thẩm định giúp xác định tính lợi hại và sự tác động của dựán khi đi vào hoạt động trên các khía cạnh như: ứng dụng công nghệ mới, trìnhđộ sử dụng vốn, ô nhiễm môi trường cũng như các lợi ích kinh tế xã hội mà dựán đem lại.

Đối với bản thân ngân hàng và các tổ chức tài chính – tín dụng thì thẩmđịnh đóng vai trò then chốt trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của tín dụng là cónên cho vay hay không và cho vay như thế nào.Thông qua kết quả thẩm định cánbộ thẩm định có thể rút ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinhtế, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án để ra quyết địnhđồng ý hay từ chối cho vay.

Thẩm định dự án còn góp phần nâng cao tính khả thi của dự án, bởi lẽthông qua những thông tin và kinh nghiệm đã đúc kết được trong quá trình thẩmđịnh nhiều dự án khác nhau, ngân hàng thương mại chủ động tham gia góp ý vớichủ đầu tư nhằm bổ sung điều chỉnh những nội dung còn thiếu sót trong dự ángiúp cho chủ đầu tư giảm thiểu rủi ro đảm bảo hiệu quả cũng như tính khả thicủa dự án.

Thông qua quá trình thẩm định ngân hàng sẽ có cơ sở để kiểm tra việc sửdụng vốn đúng mục đích và tiết kiệm vốn.Thẩm định cũng tạo ra cơ sở tương đốivững chắc để ngân hàng xác định số tiền vay, thời gian cho vay, mức thu nợ hợplý, đảm bảo vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, vừa cókhả năng thu hồi vốn đúng hạn.

Thẩm định một dự án có rất nhiều nội dung, tuy nhiên mối quan tâm củaNgân hàng là khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn của khách hàng, đồng thờiNgân hàng có thế mạnh chuyên sâu về lĩnh vực tài chính cho nền thẩm định dựán về mặt tài chính được Ngân hàng chú trọng hơn cả

Trang 12

Việc thẩm định tài chính dự án sẽ giúp cho Ngân hàng đánh giá được mứcđộ khả thi của các dự án và ra quyết định: có tài trợ không? tài trợ dự án nào?quy mô tài trợ bao nhiêu, thời gian, lãi suất, quá trình giải ngân, quản lý và thuhồi nợ như thế nào Như vậy thẩm định nhất là thẩm định tài chính dự án là cầnthiết, nó là một bộ phận của công tác quản lý nhằm đảm bảo hoạt động cho vaycó hiệu quả, mặt khác cũng không bỏ mất các cơ hội đầu tư.

Tóm lại, để đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời, NHTM nhất thiết phảithực hiện thẩm định tài chính dự án trước khi ra quyết định tài trợ

1.2.3 Nội dung của thẩm định tài chính dự án

1.2.3.1 Dự toán vốn đầu tư

Đây là nội dung quan trọng đầu tiên cần xem xét khi tiến hành thẩm địnhtài chính dự án Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa rất quantrọng đối với tính khả thi của dự án : nếu vốn đầu tư dự tính quá thấp thì dự áncó thể bị đổ vỡ do công trình không thể đưa vào thực hiện được, ngược lại nếudự tính quá cao thì không phản ánh được chính xác hiệu quả tài chính của dự án.

Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sảnxuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyếtđịnh đầu tư.

Tổng mức vốn đầu tư được xác định dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theothiết kế, khối lượng các công tác chủ yếu và sản xuất đầu tư, giá chuẩn hay đơngiá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Hiện nay tổng mức vốn đầu tư được chia ra thành ba loại: Vốn cố định ,vốn lưu động ban đầu và vốn đầu tư dự phòng.

Tính toán về vốn cố định:

Trang 13

Vốn cố định bao gồm toàn bộ chi phí có liên quan đến việc hình thành tàisản cố định từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến giai đoạn thực hiện đầu tư và giaiđoạn kết thúc xây dựng dự án vào sử dụng cụ thể: chi phí chuẩn bị, giá trị nhàxưởng và kết cấu hạ tầng sẵn có được sử dụng cho dự án, chi phí xây dựng mớihoặc cải tạo nhà xưởng cũng như kết cấu hạ tầng, chi phí mua máy móc thiếtbị ,dụng cụ sản xuất phương tiện vận tải, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phíđào tạo cán bộ và các chi phí khác.

Tính toán về vốn lưu động:

Vốn lưu động là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo cho việc dự trữ cáctài sản lưu động nhằm đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của dự án Chỉ có vốn lưuđộng ban đầu (cho chu kỳ sản xuất đầu tiên của doanh nghiệp) mới được tínhvào vốn đầu tư bao gồm:

Vốn sản xuất: Chi phí nguyên liệu, điện nước, phụ tùng, bao bì, tiềnlương…

Vốn lưu thông: Sản phẩm dở dang, tồn kho, thành phẩm tồn kho, hànghóa bán chịu, vốn bằng tiền, chi phí tiếp thị…

Dự phòng vốn đầu tư:

Do trong nền kinh tế giá cả nguyên vật liệu luôn biến động bên cạnh đótrong quá trình thi công công trình có thể gặp phải những rủi ro về kỹ thuật hoặcnảy sinh các chi phí bất thường nên cần phải dự trù một khoản dự phòng để sẵnsàng ứng phó với những bất trắc có thể xảy ra.

Ngoài ra trong việc thẩm định, ngân hàng cần phải quan tâm đến cơ cấuvốn đầu tư bằng ngoại tệ, nội tệ để từ đó xác định nguồn ngoại tệ nào sẽ đảmbảo cho dự án được thực hiện.

Tùy theo từng dự án chỉ có vốn lưu động (dự án ngắn hạn), song các dựán phức tạp thường bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động, sai lầm hay mắc

Trang 14

phải của các chủ đầu tư khi xây dựng dự án làchủ dự án không tính toán đầy đủvốn lưu động hoặc không được tính

Căn cứ vào bảng dự trừ vốn, ngân hàng kiểm tra mức vốn đầu tư cho cáchạng mục, tính toán tổng vốn đầu tư sát với nhu cầu thực tế Điều đặc biệt có ýnghĩa quan trong thẩm định toàn bộ nội dung về tài chính là cán bộ thẩm địnhphải đảm bảo tính chính xác, hợp lý và độ tin cậy của các số liệu đưa vào tínhtoán chứ không nên căn cứ vào số liệu sẵn có trong dự án một cách máy móc rậpkhuôn như tính toán lại các phép tính mà chủ đầu tư đã làm Sau khi thẩm địnhvốn đầu tư cuả dự án, Ngân hàng tiến hàng so sánh với dự tính ban đầu khi phêduyệt dự án, giải thích chênh lệch nếu có.

Phương pháp dự toán bao gồm phương pháp dự báo theo tỷ phần doanhthu và phương pháp dự toán tổng thể Phương pháp dự báo theo tỷ phần doanhthu thường được áp dụng đối với các dự án nhỏ, gắn kết trực tiếp với hoạt độngthường ngày của doanh nghiệp còn phương pháp dự toán tổng thể áp dụng đốivới các dự án lớn có thể được xem như doanh nghiệp có tính “độc lập cao”.

Các phương thức tài trợ cho dự án thông thường bao gồm tài trợ bằng vốnchủ sở hữu, tài trợ bằng nợ, tài trợ bằng leasing và tài trợ kết hợp.

 Tài trợ dự án bằng vốn tự có:

- Phát hành cổ phiếu: doanh nghiệp có thể phát hành cổ phiếu để tài trợcho dự án Có 2 loại là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi Các cổ đông nắmgiữ cổ phiếu thường chính là những người sở hữu công ty, do đó họ có quyềnđối với tài sản và sự phân chia tài sản hoặc thu nhập của công ty Cổ tức của cổphiếu thường phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của dự án Cổ phiếuưu tiên thường chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành.Cổ phiếu ưu tiên có đặc điểm là nó thường có cổ tức cố định Người chủ của cổ

Trang 15

phiếu này có quyền được thanh toán lãi trước các cổ đông thường Nếu số lãi chỉđủ để trả cổ tức cho các cổ đông ưu tiên thì các cổ đông thường sẽ không đượcnhận cổ tức của kỳ đó.

- Thặng dư vốn: Thặng dư vốn là khái niệm chỉ chênh lệch giữa giá thịtrường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó ở thời điểm phát hành

- Thu nhập giữ lại: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếudoanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiệnthuận lợi để gia tăng nguồn vốn Nguồn vốn tích luỹ từ thu nhập giữ lại để táiđầu tư, tài trợ cho các dự án mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đây là phương thức tài trợ có nhiều ưu điểm, giảm được chi phí, giảm bớt sựphụ thuộc vào bên ngoài nên được nhiều doanh nghiệp rất coi trọng.

 Tài trợ cho dự án bằng nợ:

- Tín dụng ngân hàng: Ngân hàng là một nguồn vay quan trọng đối vớicác chủ đầu tư Ngân hàng cung cấp các khoản tài chính rất đa dạng như ngắnhạn, trung hạn, dài hạn với lãi suất cố định hay biến đổi Tuy nhiên, nguồn vốnnày cũng có những hạn chế nhất định Đó là các hạn chế về điều kiện tín dụng,điều kiện đảm bảo tiền vay, sự kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn - Tín dụng thương mại: Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trongquan hệ mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp Đây là một phương thứctài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh đồng thời tạo khả năng mởrộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền Tuy nhiên nếu quy môtài trợ quá lớn thì mức độ rủi ro cũng rất cao.

- Phát hành trái phiếu: các doanh nghiệp có thể phát hành trái phiếu để tàitrợ cho các dự án mới Việc phát hành trái phiếu mang lại cho dự án nguồn tài

Trang 16

chính dài hạn tuy nhiên không phải dự án nào cũng có thể sử dụng phương thứctài trợ này vì đòi hỏi chi phí phát hành lớn và uy tín của chủ thể phát hành.

 Tài trợ thông qua đi thuê: Thay vì vay vốn cũng có thể thuê thiết bị nhàmáy hoặc thậm chí các đơn vị sản xuất hoàn chỉnh, nói cách khác các tài sản sinhlợi được mượn Đổi lại, người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sảntương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng đó.

Mỗi phương thức tài trợ đều có những đặc trưng riêng và có ảnh hưởngchi phối tới việc xác định dòng tiền phù hợp và lựa chọn lãi suất chiết khấu.

1.2.3.2 Dự tính các dòng tiền của dự án

Sau khi thẩm định tổng mức vốn đầu tư, bước tiếp theo của quá trình thẩmđịnh là thẩm định dòng tiền cuả dự án để tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chínhcủa dự án.Dòng tiền của một dự án được hiểu là các khoản chi và thu được kỳvọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ của dự án.Dòng tiền ròng của dự án là mức chênh lệch giữa khoản thu và chi Đây là vấnđề các ngân hàng thương mại đặc biệt quan tâm vì khả năng trả nợ vay của dự ánphụ thuộc rất lớn vào kết quả kinh doanh hàng năm của chủ đầu tư Chính vì vậyviệc thẩm định về chi phí sản xuất, doanh thu, và lợi nhuận hàng năm của dự ánlà việc làm không thể thiếu trong thẩm định tài chính của dự án Việc tính dòngtiền được thực hiện thông qua các báo cáo tài chính dự tính cho từng năm haytừng giai đoạn của đời dự án Qua báo cáo tài chính nhà thẩm định sẽ thấy đượctình hình hoạt động của dự án, nhưng trước hết phải lập được dự trù chi phí,doanh thu, lợi nhuận của dự án.

Dự trù chi phí: bao gồm tất cả các khoản chi phí bỏ ra trong suốt quá trình

kể từ khi bắt đầu bỏ vốn cho đến khi kết thúc dự án Chi phí gồm có:

Trang 17

- Chi phí vốn của dự án (vốn cố định và vốn lưu động): chi phí này diễnra trong những năm của quá trình thực hiện xây dựng công trình và những chiphí để tạo ra tài sản lưu động ban đầu, các khoản chi phí thay thế hoặc mua sắmmáy móc, thiết bị.

- Thay đổi vốn lưu động ròng của dự án: Do trong các năm vận hành khaithác của dự án vốn lưu động có thể tăng hoặc giảm do thay đổi quy mô hoạtđộng…

- Chi phí vận hành hàng năm: Dòng này bao gồm tất cả các khoản chi phíxảy ra trong những năm vận hành khai thác dự án: chi phí nguyên vật liệu, nănglượng, tiền lương công nhân, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị…

Dự trù doanh thu: doanh thu từ hoạt động của dự án bao gồm doanh thu

do bán sản phẩm chính, sản phẩm phụ, phế liệu…Doanh thu của dự án được dựtính cho từng năm hoạt động và dựa vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hằng nămcủa dự án để xác định Cần tính toán đầy đủ các nguồn thu như: Doanh thu từsản phẩm chính, từ sản phẩm phụ

Do tiền có giá trị về thời gian nên chúng ta không thể so sánh các dòngtiền xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau mà phải quy chúng về một mốc đểso sánh.

Các nguyên tắc đánh giá dòng tiền của dự án bao gồm:

- Luồng tiền phù hợp: nghĩa là một sự thay đổi trong tổng luồng tiềntrong tương lai của doanh nghiệp phải là hậu quả trực tiếp của việc thực hiện dựán Nguyên tắc này đòi hỏi khi tính toán dòng tiền của dự án ta phải xem xét dựán đơn thuần với các giá trị độc lập với hoạt động khác hoặc dự án khác.Nguyên tắc này cũng dẫn đến một yêu cầu quan trọng là phải loại bỏ được chiphí chìm khi phân tích Chi phí chìm là những chi phí đã trả hay phải trả mà

Trang 18

việc chấp nhận hay không chấp nhận dự án không có ảnh hưởng tới các chi phíđó.

- Đưa chi phí cơ hội vào phân tích: Chi phí cơ hội là cơ hội thu nhập bịbỏ qua do chấp nhận dự án này mà không chấp nhận dự án khác Ví dụ, khi thựchiện dự án doanh nghiệp phải sử dụng một diện tích đất 1.000 m2 để xây dựngnhà xưởng nghĩa là doanh nghiệp đã mất đi khoản thu nhập có thể thu được docho thuê mảnh đất đó nếu dự án không được thực hiện Chi phí cơ hội phải đượccho vào khi tính toán dòng tiền của dự án.

- Tác dụng phụ: Khi dự án được thực hiện có thể có những tác động đến thunhập hiện tại của doanh nghiệp như việc doanh nghiệp bị giảm doanh thu hiện tạido khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm do dự án sản xuất ra.

- Tài sản lưu động ròng: Ngoài tài sản cố định, dự án còn đòi hỏi mộtlượng vốn dài hạn để đầu tư và tài sản lưu động ròng và lượng đầu tư này sẽđược thu hồi khi dự án kết thúc.

- Phân bổ chi phí quản trị chung: Chi phí quản trị chung là những chi phíhoạt động không liên quan trực tiếp tới bất cứ sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nàocủa doanh nghiệp Do đó các chi phí này cần được phân bổ cho các bộ phận vàsản phẩm theo một tiêu thức nhất định

1.2.3.3 Dự tính lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu chính là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầuđối với một dự án, là cơ sở để chiết khấu các dòng tiền trong việc xác định giá trịhiện tại ròng của dự án.

Việc xác định chính xác lãi suất chiết khấu có ý nghĩa quyết định khi tínhtoán hiệu quả tài chính của dự án.

Trang 19

Những nhân tố ảnh hưởng tới lãi suất chiết khấu bao gồm:- Cơ cấu vốn và chi phí của mỗi loại vốn

- Mức lãi suất tính toán còn chịu ảnh hưởng của độ rủi ro của dự án Dựán có độ rủi ro lớn thì giá trị của lãi suất chiết khấu của dự án phải lớn.

- Khả năng và phương pháp huy động vốn: Khi nguồn vốn bị hạn chế,cần phải tăng lãi suất chiết khấu

- Mức lãi suất tối thiểu được sử dụng ở các công ty khác Khi lãi suấtchiết khấu sử dụng ở các dự án khác tăng lên, ngân hàng cũng có thể tăng lãisuất chiết khấu của dự án cần xem xét lên

- Lợi nhuận bình quân của doanh nghiệp thực hiện dự án: nếu lợi nhuậnbình quân của doanh nghiệp cao thì mức thu lợi tối thiểu của dự án được chọn sẽcao hơn và ngược lại.

- Tỉ lệ lạm phát cũng ảnh hưởng đến lãi suất tính toán Nếu tỉ lệ lạm phátcao ngân hàng phải tăng mức lãi suất tính toán để đảm bảo mức lãi suất tính toánthực tế trong tương lai và ngược lại.

Phương pháp xác định lãi suất chiết khấu:- Khi vốn đầu tư là nợ

Khi vốn đầu tư là vốn đi vay thì chủ đầu tư phải trả một lãi suất là Kd, Kd chính là chiphí của nợ vay khi chưa tính tới tác động của thuế Do chi phí trả lãi vay được coi là chi phíhợp lý khi tính thuế nên doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản thuế là Kd* T (T là thuế suất)vì vậy chi phí nợ vay sau thuế là:

Chi phí nợ vay sauthuế

= Kd*(1-T)

Trang 20

Ví dụ: nếu doanh nghiệp A vay tiền với lãi suất 10% và thuế suất thuế thu

nhập doanh nghiệp là 40% thì chi phí nợ vay sau thuế là: 10%*(1-0.4) = 6%

Nói tóm lại, đối với những dự án mới, nếu vốn tài trợ cho dự án hoàn toànlà nợ thỉ lãi suất chiết khấu được sử dụng để chiết khấu các dòng tiền có thểđược xem là chi phí nợ sau thuế bằng Kd*(1-T)

- Khi vốn đầu tư là vốn chủ sở hữu:

 Chi phí cổ phiếu ưu tiên: Chi phí của cổ phiếu ưu tiên (Kp) được xác địnhbằng cách lấy cổ tức ưu tiên (DP) chia cho giá phát hành thuần của cổ phiếu (Pn) – làgiá mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ chi phí phát hành:

PDK 

 Chi phí của lợi nhuận không chia: Chi phí của lợi nhuận không chia là tỉlệ cổ tức mà người nắm giữ cổ phiếu thường yêu cầu đối với dự án mà doanhnghiệp đầu tư bằng lợi nhuận không chia.

Thực tế có ba phương pháp thường được sử dụng để xác định chi phí lợinhuận không chia: phương pháp CAPM, phương pháp luồng tiền chiết khấu,phương pháp lấy lãi suất trái phiếu cộng với phần thưởng rủi ro

Phương pháp CAPM: Sử dụng phương trình CAPM để xác định tỷ lệ lợi

tức mong đợi đối với cổ phiếu đang xét:

Ks = KRS + (KRM + KRF)*βi

Trong đó: KRS: Lợi tức của tài sản phi rủi ro

KRM: Lợi tức của cổ phiếu có độ rủi ro trung bình β:Hệ số bêta của cổ phiếu

Ks:Lợi tức mong đợi đối với cổ phiếu đang xét

Trang 21

Phương pháp luồng tiền chiết khấu: Theo phương pháp này tỷ lệ cổ tức

yêu cầu đối với cổ phiếu thường được xác định bởi phương trình sau:

KsDPg

Trong đó: D1: Cổ tức mong đợi được trả vào cuối năm thứ nhấtP0: Giá hiện tại của cổ phiếu

G : tỉ lệ tăng trưởng của cổ tức mong đợi

Phương pháp lãi suất trái phiếu cộng với mức bù rủi ro: theo phương pháp

này Ks được xác định bằng việc cộng một mức bù rủi ro khoảng từ 3-5% vào lãisuất nợ dài hạn của doanh nghiệp.

Ks = Lãi suất trái phiếu + Phần thưởng rủi ro

 Chi phí cổ phiếu thường mới: Việc phát hành cổ phiếu mới cần phảitính đến các chi phí phát hành do đó chi phí của cổ phiếu mới sẽ là:

Ke = D1 + gP0(1-F)

Trong đó: P0: Giá của cổ phiếu

Ke: Chi phí của cổ phiếu mớiF: Chi phí phát hành

- Khi vốn đầu tư gồm nợ và vốn chủ sở hữu thì lãi suất chiết khấu là chíphí vốn bình quân:

Trang 22

1.2.2.4 Phân tích rủi ro dự án

Các dự án đầu tư được sọa thảo và tính toán hiệu quả kinh tế dựa trên cơsở dự kiến quá trình kinh doanh, thu lợi nhuận sẽ diễn ra trong tương lai Trongnền kinh tế thị trường, các số liệu dự báo thường xuyên có sự biến đổi đặc biệt làtrong tương lai xa do đó khả năng dự án gặp phải rủi ro là không tránh khỏi.Chính vì vậy cần có những phương pháp và công cụ dự báo rủi ro dự án Qua cáccông cụ này, các nhân tố gây rủi ro và ảnh hưởng của chúng đến dự án sẽ đượclượng hóa, nhờ vậy chủ đầu tư có cơ sở đánh giá và đề ra những biện pháp hạnchế rủi ro cho dự án.

Có nhiều phương pháp phân tích rủi ro dự án Phổ biến và đơn giản nhất làphân tích độ nhạy và phân tích tình huống.

- Phân tích độ nhạy: là phương pháp nhằm phân tích sự biến động củaNPV và IRR khi các biến đầu vào thay đổi Người phân tích có thể cho một biếnthay đổi trong khi cố định các biến còn lại hoặc đồng thời cho nhiều biến thayđổi Trong khi phân tích độ nhạy, người ta đặc biệt quan tâm đến giới hạn củasự thay đổi để từ đó có thể ký hợp đồng để sự thay đổi không vượt qua mức giớihạn cho phép Khi NPV rất nhạy cảm với một thay đổi nhỏ của một yếu tố, tanói rủi ro dự tính đối với yếu tố đó là cao.

- Phân tích tình huống: được sử dụng trong phân tích đánh giá dự ántrong trường hợp có nhiều khả năng và rủi ro bằng việc tính kỳ vọng toán củacác biến cố Trong phân tích tình huống, người ta thường xem xét tới tình huốngxấu nhất, tình huống tốt nhất và tình huống trung gian giữa tốt và xấu gọi là tìnhhuống cơ sở Trong tình huống xấu nhất, ta cho các khoản mục có giá trị bất lợinhất như: giá bán thấp nhất, lượng bán thấp nhất hay chi phí cao nhất Ngượclại, trong tình huống tốt nhất ta cho các khoản mục có giá trị có lợi nhất Từ đóphân tích mức độ biến thiên của NPV và IRR để đánh giá rủi ro của dự án.

Trang 23

1.2.2.5 Các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án

Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu để đánh giá hiệu quả của dự án bao gồm: Giátrị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất nội hoàn (IRR), tỷ suất nội hoàn điều chỉnh (MIRR),thời gian hoàn vốn (PP), chỉ số doanh lợi (PI), chỉ tiêu cân đối Lợi ích- Chi phí (B/C), lợi nhuận kế toán bình quân (APP), điểm hoà vốn (BP).

a/ Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Giá trị hiện tại ròng của dự án là chênh lệch giữa tổng giá trị hiện tại củacác dòng tiền thu được trong từng năm thực hiện dự án với vốn đầu tư bỏ rađược hiện tại hoá ở mốc 0 NPV phản ánh kết quả lỗ, lãi của dự án theo giá trịhiện tại (tại thời điểm 0) sau khi đã tính đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư.

Công thức tính:

Trong đó: CF0: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu, giả định vốn đầu tư được bỏra một lần, vào đầu năm thứ nhất của dự án

CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự án, t chạy từ 1đến n

n: Số năm thực hiện dự án

k: Lãi suất chiết khấu, giả định là không thay đổi trong các nămTừ công thức trên có thể thấy NPV nhạy cảm với lãi suất chiết khấu Khi rthay đổi thì NPV thay đổi, đây chính là nhược điểm của phương pháp hiện tạihoá Dự án thường phải chịu những khoản chi phí lớn trong những năm đầu, khivốn đầu tư đi vào hoạt động Bởi vậy, khi lãi suất tăng giá trị hiện tại của dòngthu nhập sẽ giảm nhanh hơn giá trị của chi phí, do đó NPV sẽ giảm xuống Khi rvượt qua một mức nào đó, NPV sẽ chuyển từ dương sang âm

Trang 24

Từ những nội dung trên, chúng ta thấy NPV có ưu nhược điểm sau:- Ưu điểm:

+ NPV đo lường trực tiếp phần lợi nhuận mà dự án đóng góp vào tàisản của chủ doanh nghiệp

+ Sử dụng chi phí cơ hội về sử dụng vốn làm tỷ lệ chiết khấu

+ NPV giả định rằng những khoản thu nhập tạm thời được tái đầu tưvới tỷ lệ sinh lời bằng tỷ lệ chi phí sử dụng vốn

+ Quyết định chấp nhận hay từ chối và xếp hạng các dự án phù hợpvới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ doanh nghiệp

b/ Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là trường hợp đặc biệt của lãi suất chiết khấu, ởđó giá trị hiện tại ròng (NPV) của dự án bằng 0 (tức là mức lãi suất chiết khấumà tại đó giá trị hiện tại của dòng lợi ích bằng giá trị hiện tại của dòng chi phí.

Ý nghĩa: IRR phản ánh tỷ suất hoàn vốn của dự án, dựa trên giả định cácdòng tiền thu được trong các năm được tái đầu tư với lãi suất bằng lãi suất chiếtkhấu.

IRRCFNPV

Trang 25

Trong đó: NPV: giá trị hiện tại ròng của dự án

CFt: Dòng tiền xuất hiện tại năm thứ t của dự ánCF0: Vốn đầu tư bỏ ra ban đầu

Khác với NPV, việc tính trực tiếp IRR là một việc hết sức khó khăn phứctạp Vì vậy, IRR được tính bằng phương pháp nội suy Theo phương pháp nàycần tìm 2 lãi suất r1 và r2 sao cho ứng với lãi suất nhỏ hơn (giả sử r1) ta có NPV>0 còn lãi suất kia (r2) sẽ làm NPV <0, r* cần tính ứng với NPV = 0 sẽ nằm giữa2 lãi suất r1 và r2 r* được nội suy theo công thức:

IRR = R1 + NPV1(r2 -r1)NPV1 +NPV2

Nếu khoảng cách giữa các giá trị r* với r1 và r2 còn lớn, chúng ta có thểtiếp tục nội suy với cặp r* và r1 hay với cặp r* và r2 để xác định đúng hơn IRR.

Khi sử dụng phương pháp nội suy, không nên nội suy quá rộng, cụ thể làkhoảng cách giữa hai lãi suất được chọn không nên vượt mức 5% Ngoài ra, cầnthận trọng khi xác định lãi suất ban đầu

Chỉ tiêu IRR có những ưu nhược điểm sau- Ưu điểm:

+ Không gặp phải khó khăn đối với việc lựa chọn lãi suất chiết khấunhư khi tính NPV

+ Quyết định chấp thuận hay từ chối đối với các dự án độc lập phù hợpvới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ doanh nghiệp.

+ Đo lường bằng tỷ lệ phần trăm nên dễ dàng so sánh với chi phí sửdụng vốn.

- Nhược điểm:

Trang 26

+ Không đo lường trực tiếp ảnh hưởng của một dự án đối với lợi nhuậncủa chủ doanh nghiệp.

+ Dễ tạo ra sự ngộ nhận rằng thu nhập của dự án có thể được tái đầu tưvới tỷ lệ sinh lời bằng IRR.

+ Có thể dẫn đến quyết định không đúng trong việc so sánh, lựa chọncac dự án loại trừ nhau.

c/ Chỉ số doanh lợi (PI)

Chỉ số doanh lợi là chỉ số phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, tính bằngtổng giá trị hiện tại của các dòng tiền trong tương lai chia cho vốn đầu tư bỏ raban đầu.

Ý nghĩa: PI cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thunhập Thu nhập này chưa tính đến chi phí vốn đầu tư đã bỏ ra.

PI càng cao thì dự án càng dễ được chấp nhận, nhưng tối thiểu phải bằnglãi suất chiết khấu.

PI khắc phục được nhược điểm của những dự án có thời hạn khác nhauhay vốn đầu tư khác nhau vì nó phản ánh khả năng sinh lời của 1 đồng vốn đầutư của cả vòng đời dự án Tuy nhiên, vì là số tương đối nên nó không phản ánhđược quy mô gia tăng giá trị cho chủ đầu tư như NPV.

d / Thời gian hoàn vốn (PP)

Thời gian hoàn vốn đầu tư thời gian để chủ đầu tư thu hồi được số vốn đãđầu tư vào dự án.

Ý nghĩa: PP phản ánh thời gian thu hồi vốn đầu tư vào dự án; nó cho biếtsau bao lâu thì dự án thu hồi đủ vốn đầu tư; do vậy PP cho biết khả năng tạo thunhập của dự án từ khi thực hiện cho đến khi thu hồi đủ vốn.

Trang 27

Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn đầu tư được sử dụng vào việc lựa chọndự án đầu tư và được thực hiện như sau:

- Trước hết loại bỏ các dự án đầu tư có thời gian thi công kéo dài khôngđáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Xếp các dự án có thời gian thi côngnhư nhau vào một loại

- Xác định thời gian thu hồi vốn đầu tư của mỗi dự án Trên cơ sở đó,doanh nghiệp sẽ chọn dự án có thời gian thu hồi vốn đầu tư phù hợp với thờigian thu hồi vốn mà doanh nghiệp dự tính

Thông thường doanh nghiệp đề ra khoảng thời gian tối đa thu hồi vốn đầutư Như vậy, những dự án có thời gian thu hồi vốn dài hơn thời gian tối đa dựđịnh sẽ bị loại bỏ Nếu 2 dự án thuộc loại loại trừ nhau thì dự án có thời gian thuhồi vốn ngắn hơn thường được chọn.

Những ưu nhược điểm của chỉ tiêu này là:- Ưu điểm:

+ Đơn giản, dễ tính, cho phép nhìn nhận dự án một cách trực quan hơn.+ Phù hợp với việc xem xét các dự án quy mô vừa và nhỏ hoặc với doanhnghiệp kinh doanh với chiến lược thu hồi vốn nhanh tăng vòng quay vốn.

- Nhược điểm:

+ Chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là lợi ích lâu dài, ít chú trọngđến việc xem xét các khoản thu sau thời gian thu hồi vốn, do đó những dự ánđầu tư có mức sinh lợi chậm như sản xuất ra sản phẩm mới hay xâm nhập vàothị trường mới…không thích hợp khi dùng chỉ tiêu này.

Trang 28

+ Việc lựa chọn dự án đầu tư theo tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn đầu tưcũng không chú trọng đến yếu tố thời gian của tiền tệ hay nói cách khác nókhông chú ý đến thời điểm phát sinh của các khoản thu, các đồng tiền thu đượcở thời điểm khác nhau được đánh giá như nhau.

e/ Lợi nhuận kế toán bình quân (AAP)

AAP là lợi nhuận kế toán thuần tuý bình quân trong các năm của dự án.Đây là chỉ tiêu được sự dụng kết hợp với NPV.

Ý nghĩa: AAP phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận về mặt kế toán, trongcác năm thực hiện dự án APP cho biết dự án tạo ra bao nhiêu lợi nhuận bìnhquân trong các năm của dự án.

AAP chỉ xem xét lợi nhuận thuần tuý về mặt kế toán chứ không tính đếngiá trị thời gian của tiền Do vậy, nó không phản ánh chính xác khả năng sinhlời của dự án

AAP càng cao thì dự án càng mang lại nhiều thu nhập cho chủ đầu tư Nếucó nhiều dự án thì dự án có AAP dương cao nhất sẽ được chấp nhận.

f / Điểm hoà vốn (BP)

Điểm hoà vốn là mức sản lượng mà tại đó nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư.Mục đích của phân tích điểm hoà vốn là nhằm xác định điểm cân bằng tạiđó doanh thu bán hàng bằng với chi phí của sản phẩm bán ra Khi bán hàng (vàsản xuất tương ứng) nằm dưới điểm này công ty sẽ bị lỗ Doanh thu tại điểm hoàvốn biểu thị giá trị doanh thu hoà vốn và đơn giá cho một sản phẩm trong điềukiện này được gọi là giá bán hoà vốn.

Công thức tính:

Trang 29

1.2.4 Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay củaNHTM

Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án mục đích cuối cùng vẫn làđể nâng cao chất lượng thẩm định tài chính cũng như chất lượng thẩm định nóichung Vì vậy cần phải hiểu chất lượng thẩm định tài chính là gì

Chất lượng của thẩm định tài chính dự án được hiểu là mức độ đạt yêu cầucủa tập hợp các tiêu chí bao gồm quy trình thẩm định, nội dung thẩm định,phương pháp thẩm định Yêu cầu ở đây là bao gồm cả yêu cầu từ phía ngânhàng và yêu cầu của khách hàng.

Đứng ở vị trí người cho vay ngân hàng phải đảm bảo khoản vay sẽ thuđược cả gốc và lãi đúng thời hạn do đó yêu cầu đặt ra là phải đánh giá đượcchính xác hiệu quả tài chính của các dự án trong thời gian ngắn nhất và chi phíthẩm định là thấp nhất Đứng vị trí của người cung cấp dịch vụ, ngân hàng phải

Trang 30

cố gắng để những dịch vụ của mình đáp ứng yêu cầu khách hàng bao gồm yêucầu về lượng vốn được vay, lãi suất, thời hạn vay và thời gian nhận được câu trảlời từ ngân hàng để tránh bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

Để đánh giá một cách chính xác chất lượng thẩm định tài chính dự án khôngphải việc đơn gian, đôi khi phải đến khi dự án kết thúc thì mới có câu trả lờicuối cùng về chất lượng của cuộc thẩm định đó Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thểxây dựng được các tiêu chuẩn cần thiết để có thể quản lý được chất lượng thẩmđịnh tài chính trong các ngân hàng thương mại như: thời gian thẩm định, chi phíthẩm định, chất lượng các báo cáo thẩm định…

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính trong hoạtđộng cho vay tại NHTM.

Công tác thẩm định tài chính dự án ở ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếutố khác nhau, do đó để có được kết quả tốt nhất về thẩm định tài chính thì việctrước tiên là cần phải xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm địnhtài chính nhằm tìm ra các hướng giải pháp hiệu quả Thông thường công tácthẩm định tài chính chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố, đó là nhân tố chủquan và nhân tố khách quan.

Trang 31

thẩm định lại ảnh hưởng đến hoạt động của cả ngân hàng Số liệu mà doanhnghiệp cung cấp, thông tin trên thị trường, áp dụng phương pháp, chỉ tiêu, kỹthuật thẩm định như thế nào để phân tích, đánh giá nhằm đưa ra quyết định cuốicùng là đầu tư hay không đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và trìnhđộ của người thẩm định

Hơn nữa, thẩm định tài chính dự án không phải là nghiệp vụ đơn giản, đòihỏi cán bộ thẩm định không những phải có kiến thức chuyên sâu về nghiệp vụ,am hiểu các lĩnh vực cho vay, đầu tư của ngân hàng mà còn phải hiểu biết cácvấn đề có liên quan như thị trường, khoa học công nghệ, thuế…Sự hiểu biết,những kiến thức về khoa học, kinh tế, xã hội mà cán bộ thẩm định có được phảithông qua đào tạo, tự bồi dưỡng hay tích luỹ kinh nghiệm thông qua hoạt độngthực tiễn mà có Nhưng thực tế cho thấy, một số cán bộ lại khá lúng túng khiphải phân tích, đánh giá dự án trên các lĩnh vực mà mình phụ trách, điều nàykhiến cán bộ thẩm định chưa đưa ra được những nhận xét, đánh giá sắc bén vềhiệu quả của dự án.

Bên cạnh trình độ, kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, tính kỷ luật vàphẩm chất đạo đức cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công việc, đến sựan toàn trong hoạt động cho vay và mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Những sai lầm trong thẩm định dự án do con người gây ra dù vô tình haycố ý đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng Như vậy, có thể nói rằngnăng lực, trình độ đội ngũ cán bộ thẩm định là nhân tố quyết định chất lượng củacông tác thẩm định dự án nói chung và thẩm định tài chính dự án nói riêng.

 Phương pháp và các tiêu chuẩn thẩm định:

Phương pháp thẩm định làmột yếu tố có ảnh hưởng lớn đến công tác thẩmđịnh tài chính dự án Với nguồn thông tin có được, cán bộ thẩm định phải lựa

Trang 32

chọn phương pháp thẩm định nào cho thích hợp vì mỗi một dự án có các đặctrưng nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng có thể áp dụng được tất cả chỉtiêu trong hệ thống Một quy trình, nội dung và phương pháp phù hợp, kháchquan, khoa học và đầy đủ là cơ sở đảm bảo chất lượng thẩm định tài chính dự án,ngược lại, một nội dung, quy trình và phương pháp bất hợp lý chắc chắn sẽ dẫntới kết quả thẩm định tài chính không cao và khi dựa vào kết quả đó để đưa rakết luận tài trợ, ngân hàng có thể sẽ gặp rủi ro.

 Thông tin sử dụng trong quá trình thẩm định:

Trong quá trình thẩm định dự án, ngân hàng phải tiến hành thu thập các tàiliệu, thông tin cần thiết để cho phân tích đánh giá doanh nghiệp, dự án Cán bộthẩm định phải thưòng dùng các số liệu mà doanh nghiệp cung cấp như: báo cáotài chính của doanh nghiệp, hồ sơ dự án… làm căn cứ để từ đó phân tích, tổnghợp đánh giá để đưa ra quyết định cuối cùng Tuy nhiên, để được vay vốn, cácdoanh nghiệp thường đưa ra những số liệu không chính xác như: tình hình tàichính lành mạnh, một dự án khả thi với chi phí đầu vào thấp, doanh thu cao, tạora hiệu quả kinh tế cao… nhằm che lấp những rủi ro của dự án Các nguồn sốliệu này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định, dẫn đến quyết địnhthiếu chính xác Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, các tiến bộ về khoa họckỹ thuật, công nghệ mới, quan hệ cung cầu trên thị trường luôn biến động nênnếu các nguồn số liệu này phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp vàdự án thì cán bộ thẩm định cũng không thể dựa hoàn toàn vào số liệu đó để tiếnhành công việc.

 Trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động thẩm định:

Bên cạnh trình độ năng lực của cán bộ thẩm định thì cơ sở vật chất củangân hàng cũng là một yêú tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định.

Trang 33

Cơ sở vật chất của ngân hàng bao gồm: các phương tiện, trang thiết bị, máy vitính, được kết nối mạng thông tin toàn cầu Internet khi được trang bị đầy đủ,cán bộ thẩm định sẽ tính toán các hệ số, chỉ tiêu kinh tế của dự án nhanh hơn,chính xác hơn Nếu có hệ thống máy tính hiện đại, được nối mạng, cán bộ thẩmđịnh sẽ thu thập được nhiều nguồn thông tin của khách hàng một cách nhanhnhất, tin cậy nhất…từ đó người thẩm định sẽ rút ra được những nhận xét, đánhgiá được sự thích ứng của dự án đối với các điều kiện biến động của thị trường,tính khả thi của dự án…nhằm giúp cán bộ thẩm định đưa ra quyết định cuối cùnglà cho vay hay không cho vay một cách chính xác nhất.

 Tổ chức điều hành, kiểm tra, giám sát thẩm định của ngân hàng:

Thẩm định tài chính dự án là tập hợp nhiều hành động, liên quan chặt chẽvới nhau nên việc phân cấp điều hành là rất cần thiết để từ đó có thể đưa thẩmđịnh trở thành một quy trình kép kín, tránh tình trạng làm việc không khoa học,tận dụng được mặt mạnh và hạn chế được những điểm yếu của mỗi cá nhân, làmgiảm bớt chi phí và rút ngắn thời gian tiến hành thẩm định nhưng để làm đượcđiều này, cần có sự phân công chặt chẽ nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tận dụng tốiđa năng lực sáng tạo và sức mạnh tập thể, đồng thời tạo ra được cơ chế kiểm tra,giám sát chặt chẽ thì những rủi ro trong công tác thẩm định sẽ được hạn chế, gópphần nâng cao chất lượng thẩm định.

1.2.5.2 Nhân tố khách quan.

 Sự trung thực, hợp tác của chủ đầu tư:

Chủ đầu tư là một nhân tố không thể không xét tới bởi thái độ trung thựchay không trung thực sẽ quyết định một phần không nhỏ tới chất lượng thẩmđịnh tài chính dự án Rõ ràng thông tin phục vụ cho quá trình thẩm định phần lớnlà do chủ đầu tư cung cấp, đó là nguồn chủ yếu để ngân hàng thực hiện việc phân

Trang 34

tích, đánh giá Một thực tế đang tồn tại lâu nay các doanh nghiệp không cung cấpcác số liệu chính xác nhằm tăng sự hấp dẫn cho các dự án Điều này gây không ítkhó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh cũng như tăng tính rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng Vì vậytính trung thực, kịp thời của thông tin do chủ dự án cung cấp - đặc biệt là thôngtin tài chính sẽ tác động không nhỏ đến kết quả thẩm định tài chính của ngânhàng.

 Sự quản lý vĩ mô của Nhà nước:

Những yếu tố thuộc sự quản lý vĩ mô của Nhà nước như cơ chế, chínhsách về các vấn đề kinh tế, xã hội sẽ có ảnh hưởng nhất định tới công tác thẩmđịnh nói chung và thẩm định tài chính nói riêng Chỉ có sự ổn định của nền kinhtế cũng như các chính sách vĩ mô mới là cơ sở tốt nhất và quan trọng nhất chocác nhà đầu tư ra quyết định bỏ vốn và tính hiệu quả của dự án được phản ánhchính xác vì sự đảm bảo của thẩm định tài chính dự án Với ngân hàng đó là điềukiện thuận lợi và an toàn khi đưa ra quyết định chấp nhận hay bác bỏ dự án.

 Nhân tố khác:

Vòng đời của dự án, tình hình kinh tế, sức ép cạnh tranh trong ngành,những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh…làm ảnh hưởng nghiêmtrọng tới dự án, doanh nghiệp không thể chống đỡ nổi Những nhân tố này luônthay đổi và nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng và gây ảnh hưởng tới chấtlượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Các nhân tố khác nhau có ảnh hưởng khác nhau tới công tác thẩm định.Về cơ bản, tuỳ vào điều kiện kinh tế xã hội, sự hoàn thiện môi trường vĩ môcũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ của đội ngũ cánbộ của từng ngân hàng mà vận dụng một cách sáng tạo các ảnh hưởng của những

Trang 35

nhân tố này vào tình hình thực tế để tìm ra biện pháp quản lý có hiệu quả đểcủng cố, hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án nói riêng và nâng caochất lượng hoạt động của ngân hàng nói chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠINGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.

2.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội

Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập ngày01/03/1985 theo quyết định số 177/NH của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoạithương Việt Nam Đây là thành viên thứ 6 của gia đình VCB Chi nhánh ra đờitrong điều kiện đất nước chuẩn bị chuyển sang bước ngoặt mới – thực hiện nghịquyết Đại hội VI của Đảng, mở cửa phát triển kinh tế thị trường theo định hướngXHCN.

Trang 36

Trải qua hơn 20 năm hoạt động chi nhánh đã từng bước trưỏng thành vàphát triển vững mạnh là một trong những thành viên chủ chốt của Ngân hàngngoại thương Việt Nam và đã được nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạngmột Năm 2004 Ngân hàng ngoại thương Hà Nội vinh dự được chủ tịch nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân Chương Lao Động Hạng Ba Cùng với sự phát triển của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, chi nhánhcó truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính,ngân hàng quốc tế khác Đến cuối năm 2007, chi nhánh Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội đã có mạng lưới rộng khắp thủ đô với:

- 4 chi nhánh cấp hai - 8 phòng giao dịch - 1 quầy thu đổi ngoại tệ

Đây là một trong những chi nhánh hàng đầu của Ngân hàng Ngoại thươngViệt Nam, với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ tựđộng hóa cao: VCB online, thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB money, i-banking, SMS banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ VietcombankConnect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank MTV, Vietcombank SG24… hệthống thanh toán SWIFT toàn cầu và mạng lưới đại lý trên 1400 Ngân hàng tại85 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu củakhách hàng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của các phòng ban tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội

Về cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội gồm có1 Giám đốc và 3 Phó Giám đốc phụ trách các phòng ban Với sự phân công

Trang 37

nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý đã tạo cho bộ máy của ngân hàng hoạt động linh hoạt và hiệu quả Sau đây là sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội:

Trang 39

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội.

2.1.3.1 Huy động vốn

Công tác huy động vốn của Chi nhánh năm 2007 đã được duy trì và pháttriển tốt Phát huy thế mạnh về uy tín, thương hiệu gần 45 năm của Vietcombankvà với các phương pháp huy động hiệu quả, thực hiện thành công việc đưa cácsản phẩm mới về huy động vào thị trường theo chủ trương của Ngân hàng ngoạithương Việt Nam, tổng nguồn vốn của chi nhánh tính đến 31/12/2007 đạt 7.088tỷ đồng đạt kế hoạch Ngân hàng ngoại thương Việt Nam giao cho chi nhánh - Huy động VNĐ đạt 3.433 tỷ đồng chiếm 54,47% tổng nguồn vốn huyđộng

- Huy động ngoại tệ đạt 2.837 tỷ đồng chiếm 45,53 % tổng nguồn vốn huyđộng

Biểu 2.1 Vốn huy động của Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội qua các năm

( Nguồn : Báo cáo thường niên các năm )

Trang 40

Sở dĩ có sự biến động giảm về nguồn vốn huy động như trên là do trong

năm 2007 có 2 chi nhánh là Thành Công và Ba Đình đã được tách ra chuyểnthành chi nhánh cấp I Tuy nhiên, theo đánh giá khách quan thì nguồn vốn huyđộng của ngân hàng vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt.

Cơ cấu vốn huy động giữa tiền đồng và ngoại tệ có sự chuyển dịch theohướng vốn huy động ngoại tệ giảm dần, đây cũng là xu hướng chung của cácngân hàng thương mại trong thời gian gần đây Nguyên nhân dẫn đến sự chuyểndịch đó một phần là do việc giảm lãi suất cơ bản USD của Cục dự trữ liên bangMỹ(Fed) trong tháng 9/2007 từ 5,25% xuống còn 4,75% và 4,25% vào tháng12/2007 đã khiến lãi suất huy động USD của các ngân hàng thương mại trongnước giảm theo Mặt khác do xu hướng cạnh tranh về huy động vốn giữa cácngân hàng đặc biệt là sự xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng thương mạicổ phần mới.

- Huy động từ Tổ chức kinh tế đạt: 2.134 tỷ đồng, chiếm 34% tổnghuy động vốn.

- Huy động từ Dân cư đạt: 4.136 tỷ đồng, chiếm 66% tổng vốn huyđộng.

Đến 31/12/2007 thị phần huy động VND trên địa bàn Hà Nội tương ứng1.41%; 2.92%; 1.84% so với mạng lưới 209 tổ chức tín dụng hoạt động trên địabàn.

2.1.3.2 Công tác tín dụng

Công tác tín dụng của chi nhánh trong năm 2007 tiếp tục thực hiện vớiphương châm Hiệu quả & An toàn Với nỗ lực của các cán bộ Ngân hàng Ngoạithương Hà Nội, dư nợ tính đến 31/12/2007 đạt 2.553 tỷ đồng đạt 88% kế hoạch

Ngày đăng: 05/12/2012, 09:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội. - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội (Trang 40)
Bảng 2.3: Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh - Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại NHNT Hà Nội
Bảng 2.3 Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh (Trang 55)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w