Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Hàng hải
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay các ngân hàng nói chung,ngân hàng thươngmại cổ phần nói riêng ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọngtrong nền Kinh tế quốc dân.Mặc dù hệ thống ngân hàng Việt nam còn đangtrong quá trình chuyển đổi nhưng cũng có những bước tiến đáng kể.Do điềukiện phát triển sau và do điều kiện Kinh tế xã hội của đất nước nên nghiệp vụchủ yếu quan trọng và đóng góp lớn nhất vào doanh thu cũng như lợi nhuận củangân hàng thương mại cổ phần là tín dụng.Có người đã nói “tín dụng là vựa lúacủa các ngân hàng thương mại”.Tuy nhiên hoạt động tín dụng là một trongnhững lĩnh vực chứa đựng rất nhiều rủi ro.Rủi ro trở thành một phần tất yếu củahoạt động tín dụng,nếu rủi ro xảy ra thường xuyên thì tất yểu dẫn đến việc hoạtđộng tín dụng không đem lại hiệu quả và điều đó dẫn đến việc hoạt động kémhiệu quả của ngân hàng Điều đáng lo ngại hơn nữa là nó có thể dẫn đến kết cụcphá sản của ngân hàng gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng và nền Kinhtế quốc dân.
Trong điều kiện đó bảo đảm tiền vay là biện pháp quan trọng và thiết thựcnhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của người vay đồng thời nhằm đảmbảo nguồn vốn cũng như hoạt động hiệu quả đối với các NHTMCP Điều đókhông có nghĩa là một khoản vay đều đòi phải có bảo đảm mà tuỳ thuộc vàotừng khoản vay nhất định.Nếu biện pháp bảo đảm quá chặt chẽ thì sẽ hạn chếcho vay do đó sẽ làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng,ngược lạinếu biện pháp bảo đảm quá lỏng thì phát sinh tiêu cực là khó tránh khỏi dẫnđến tình trạng làm thất thoát vốn của NHTMCP.Mặc dù về phía nhà nước cũngđã có những quy chế,chính sách để quy định và hướng dẫn việc thực hiện bảođảm tiền vay song cũng không khỏi mắc phải những điều kiện chưa hợp lý.Vì
Trang 2vậy việc có được một “quy chế về bảo đảm tiền vay” hợp lý đối với cácNHTMCP là điều rất quan trọng và có ý nghĩa sống còn.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề trong thời gian thực tậptìm hiểu thực tế tại NHTMCP Hàng Hải,bằng các phương pháp nghiên cứu nhưquan sát, thống kê thu thập tài liệu, phân tích… cũng với tư duy của một cử
nhân luật Kinh tế tương lai,tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : Thực trạng và giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tàisản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Hàng hải.Với đề tài này mong
muốn được phân tích,mổ xẻ những thuận lợi cũng như khó khăn vướng mắcnhững tồn tại trong ngân hàng TMCP hàng hải đồng thời mong muốn đưa lênnhứng kiến nghị,giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trongNHTMCP hàng hải.Trong đó với những mong muốn và mục đích trên nội dungchủ yếu của đề tài được kết cầu làm 3 phần như sau :
Chương I : Cơ sở lý luận về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản
Chương II : Thực tiến áp dụng quy chế bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sảntại NHTMCP hàng hải
Chương III : Giải pháp và kiến nghị
Mặc dù đã có được thời gian rèn luyện và học tập tại Khoa Luật thuộc TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân hà nội, đặc biệt là thời gian thực tập tại NHTMCPhàng hải.Được sự dạy dỗ tận tình của thầy cô trong khoa cũng như sự chỉ đạoân cần của các cán bộ trong ngân hàng,nhưng với những hiểu biết còn hạn chếvà thời gian thực tập còn chưa được nhiều nên chuyên đề sẽ không tránh khỏinhững hạn chế thiếu sót về mặt cơ sỏ lý luận và đặc biệt là về mặt thực tiễn.Rấtmong nhận được sự góp ý của toàn thể thầy cô,anh chị và những người quantâm để Chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Trang 3Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO ĐẢM TIỀN VAYBĂNG THẾ CHẤP.
I.Lý luận chung về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp
1.Khái niệm,vai trò và Nội dung của quy chế bảo đảm tiền vay
1.1.Khái niệm và vai trò bảo đảm tiền vay
1.1.1.Khái niệm bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là việc các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp phòngngừa rủi ro,tạo cơ sở pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàngvay nhằm mục đích cuối cùng là hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
* các tổ chức tín dụng bao gồm : tổ chức tín dụng nhà nước,tổ chức tín dụng cổphần,tổ chức tín dụng hợp tác ( ngân hàng hợp tác),quỹ tín dụng nhân dân vàhợp tác xã tín dụng,tổ chức tín dụng liên doanh,chi nhánh ngân hàng nướcngoài hoạt động tại Việt nam,tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nướcngoài Ở đây trong phạm vi Nội dung của chuyên đề chủ yếu đề cập đếnNHTMCP mà cụ thể chỉ nói đến NHTMCP hàng hải.
*Khách hàng bao gồm
-Các pháp nhân theo quy địnhcủa bộ luật dân sự năm 2005 : doanh nghiệp nhànước,công ty trách nhiệm hữu hạn,công ty cổ phần,doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài,hợp tác xã Đây là những tổ chức có đủ các điều kiện sau :
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập,cho phép thành lập, đăng kýhoặc công nhận
Trang 4-Các chủ thể khác không phải là pháp nhân : cá nhân,hộ gia đình,tổ hợptác,doanh nghiệp tư nhân,công ty hợp danh.Các đối tượng này không có đầy đủcác điều kiện đã nêu của một pháp nhân đặc biệt là điều kiện có tài sản độclập.Tuy nhiên trong quan hệ tín dụng họ vẫn được hưởng các quyền và nghĩavụ như pháp nhân và vẫn phải bảo đảm tiền vay
-Ngoài ra khách hàng của ngân hàng TMCP còn là các tổ chức chính trị,tổ chứcchính trị xã hội,các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt trong thời đại toàn cầuhoá và gia nhập WTO.Khách hàng còn có thể là các cá nhân,tổ chức nướcngoài và các ngân hàng khác.
1.1.2.Vai trò của bảo đảm tiền vay
Trong nền Kinh tế thị trường và hội nhập Kinh tế quốc tế thì việc tự do kinhdoanh là phổ biến,nhưng để kinh doanh sản xuất thì một nhân tố không thểthiếu đó là vốn mà không phải bất kỳ ai cũng có thể tự có vốn để sản xuất kinhdoanh.Do đó họ phải huy động vốn từ nơi khác trên thị trường.Tuy nhiên trongthực tế không phải khi nào người cần vốn cũng gặp được người muốn chovay.Một điều quan trọng nữa là khi gặp nhau họ cũng khó có đủ sự tin tưởng đểcho nhau vay một lượng tiền vốn.Vì lý do đó ngân hàng được thành lập vớihoạt động chính là nhận gửi và cho vay,hoạt động này đã và đang đem lạinguồn lợi nhuận chủ yếu cho các NHTMCP từ thủa sơ khai đến tận ngàynay.Bằng nguồn vốn huy động được các ngân hàng tiến hành cho vay đối vớinền Kinh tế và khi cho vay các ngân hàng luôn hướng đến những mục tiên nhấtđịngân hàng nhưng cụ thể và thiết thực nhất là vấn đề an toàn và lợi nhuận.Việccho vay và tìm kiếm lợi nhuận có mối quan hệ nhân quả với nhau,cho vay antoàn và hiệu quả là cơ sỏ để có lợi nhuận.Trong hoạt động tín dụng từ việc nhậngửi đến việc cho vay và thu về khoản vay cộng với lãi tiền vay,trả tiền gửi vàlãi tiền gửi đều chứa đựng rất nhiều yếu tố rủi ro mà ngân hàng có thể lường
Trang 5thường đem lại lợi nhuận lớn (lãi suất cao).Mục tiêu của bất kỳ một hoạt độngKinh tế nào cũng là lợi nhuận cao,nhưng để có lợi nhuận cao mà rủi ro có thểkiểm soát được thì cần phải có những biện pháp bảo đảm hợp lý.Ngân hàngcũng không phải là một ngoại lệ,việc xây dựng một quy chế bảo đảm tiền vayhoàn thiện và hợp lý là rất quan trọng.bởi vì rủi ro là rất đa dạng và phức tạp,nókhông đơn thuần là rủi ro gặp phải do người vay không trả được nợ khi đến hạndo không tuân thủ điều kiện của hợp đồng bảo đảm tiền vay mà còn có thể docơ chế chính sách thay đổi,do môi trường kinh doanh cũng như là các yếu tố dobiếc cố thiên tai Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có được sự kiểm soát đối vớinguồn vốn đã cho vay.
Nói tóm lại, để đạt được lợi nhuận cao và có sự an toàn được nguồn vốn cần cóđược sự bảo đảm cao.các khoản vay có thể giảm thiểu rui ro đòi hỏi phải có sựxem xét kỹ lưỡng đến tính đảm bảo ngay từ khi có quyết định cho vay.
1.1.3.Phân loại bảo đảm tiền vay
Trong hoạt động tín dụng có thể có rất nhiều loại đảm bảo tiền vay như uytín,tài sản,tính khả thi của dự án … Trong đó các loại bảo đảm được ngân hàngquan tâm và chấp nhận khi thực hiện cho vay bao gồm :
-Ký quỹ là việc bên vay vốn gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặcgiấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại ngân hàng để đảm bảo việc thựchiện nghĩa vụ trả nợ ( khoản 1 điều 360,Bộ luật Dân sự năm 2005) ;cầm cố,thếchấp bằng tài sản (của khách hàng hoặc bên thứ ba).cầm cố tài sản là việckhách hàng vay vốn hoặc bên thứ ba giao tài sản thuộc quyền sơ hữu của mìnhcho ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay (điều 326,Bộ luậtDân sự năm 2005).Thế chấp tài sản là việc khách hàng vay vốn hoặc bên thứ badùng tài sản thuôc sở hữu của mình cho ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩavụ trả nợ vay và không chuyển giao tài sản đó cho ngân hàng mà chỉ đưa các
Trang 6(khoản 1, điều 234,Bộ luật Dân sự năm 2005)bảo lãnh (của bên thứ ba) là việcbên thứ ba cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay;nếu đến thờihạn trả nợ mà bên vay không thể thực hiện hoặc thực hiện không đúng,khôngđầy đủ nghĩa vụ trả nợ (điều 261,bộ luật dân sự năm 2005).Với loại bảo đảmnày thì bên bảo lãnh phải có uy tín rất lớn đối với ngân hàng như các tổ chứcchính trị,tổ chức chính trị xã hội,các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức cónguồn nhân lực tài chính mạnh,minh bạch và hoạt động có hiệu quả,hoặc lànhững khách hàng chiến lược có quan hệ lâu dài với ngân hàng…
Mặc dù có nhiều loại bảo đảm tiền vay nhưng trong pham vi chuyên đề chỉ đisâu vào nghiên cứu và làm rõ một mảng quan trọng và là biện pháp mà ngânhàng thường hay sử dụng có hiệu quả, đặc biệt là ở Việt nam hiện nay đó là bảođảm tiền vay bằng thế chấp tài sản
1.2.Nội dung của bảo đảm tiền vay
1.2.1.Những quy định chung
Quy định chung của bảo đảm tiền vay là việc xác định đối tượng và phạm vi ápdụng cũng như việc phân loại các biện pháp bảo đảm và nêu lên các bước chínhcủa quy trình nhận bảo đảm tiền vay.
Đối tượng của bảo đảm tiền vay là các loại tài sản (là đối tượng chủ yếu),uy tíncủa người vay,người bảo lãnh,tính khả thi của Dự án cần vay vốn … những đốitượng này phải có tính pháp lý cao trong việc bảo đảm tiền vay và đòi hỏi cógiá trị để thu hồi tiền vay khi đến hạn trả nợ vay.Trong trường hợp đặc biệtkhách hàng không có khả năng trả nợ hoặc thực hiện nghĩa vụ trả nợ khôngđúng thì những đối tượng đảm bảo này có thể thực hiện toàn bộ hoặc phần cònlại của nghĩa vụ trả nợ khi hết hạn tín dụng
Sau khi xác định đối tượng bảo đảm tiền vay thì cần có việc phân phối các loạicác biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp với các đối tượng này (điều này đã
Trang 7được đề cập trong phần 1.1.3) nhằm giúp cho ngân hàng quản lý cũng như kiểmsoát rủi ro một cách chặt chẽ hơn đối với các khoản vay.Trong đó cần phải quyđịnh rõ những đối tượng không được vay cũng như việc không nhận bảo đảmtiền vay đối với các hình thức đặt cọc theo quy định tại điều 358 của Bộ luậtBân sự 2005 bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội theo quy địnhtại điều 372 của bộ luật dân sự năm 2005 để cho cá nhân nghèo,hộ gia đìnhnghèo vay vốn.
Các bước chính của quy trình nhận bảo đảm tiền vay nêu lên trình tự các bướcđể nhận bảo đảm nhằm giúp cho cán bộ tín dụng và khách hàng thực hiện mộtcách thuận lợi tạo điều kiện cho việc bảo đảm được thực hiện một cách đầyđủ.do vậy quy trình đó bao gồm các bước :
Bước 1 : Xác định biện pháp bảo đảm tiền vay đối với các khoản vay (kýquỹ,cầm cố,thế chấp hay bảo lãnh)
Bước 2 : Xác định các tài sản được,không được nhận bảo đảm tiền vay hoặcđược nhận dưới dạng cần có những điều kiện bổ sung.
Bước 3 : Xác định các điều kiện được cho vay không có tài sản bảo đảm hoặcbảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay
Bước 4 : Tiếp nhận hồ sơ tài sản bảo đảm
Bước 5 : Thẩm định về tính pháp lý,quyền sở hữu (quyền sử dụng đất) và địnhgiá tài sản bảo đảm
Bước 6 : Xác định giới hạn hạn mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảmBước 7 : Xác định các trường hợp và nội dung được ưu đãi về bảo đảm vốn vayBước 8 : Soạn thảo,ký kết,công chứng, đăng ký hợp đồng bảo đảm tiềnvay,phong toả,mua bảo hiểm cho tài sản đảm bảo.
Bước 9 : Tiếp nhận,cập nhật,quản lý tài sản và hồ sơ tài sản bảo đảm bằng vănbản và bằng cơ sở dữ liệu điện tử
Bước 10 : Hạch toán,thống kê và báo cáo về bảo đảm tiền vay
Trang 8bước 11 : Giải pháp,xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ
1.2.2.Tài sản bảo đảm tiền vay
Quy định rõ ràng,minh bạch tài sản bảo đảm là một khâu quan trọng trong bảođảm tiền vay.Nó giúp cho cán bộ tín dụng xác định được những đối tượng cóthể bảo đảm hoặc không bảo đảm đối với các khoản vay, đồng thời còn xácđịnh được hạn mức cho vay so với giá trị tài sản bảo đảm,tránh được tình trạngnhận những tài sản không được bảo đảm cho tiền vay hoặc cho vay với khoảnvay có giá trị lớn hơn giá trị của tài sản bảo đảm.từ đó dẫn đến tình trạng khôngthu hồi được khoản vay và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngânhàng.do đó quy định về tài sản bảo đảm có những nội dung chính sau :
Quy định các tài sản ký quỹ,cầm cố,thế chấp bao gồm những tài sản nàoQuy định các điều kiện đối với quyền sử dụng đất được nhận thế chấpQuy định về những tài sản gắn liền với đất, nước được nhận thế chấpQuy định về những tài sản không được nhận ký quỹ,cầm cố,thế chấpQuy định về quyền sử dụng đất không được nhận thế chấp
Quy định về điều kiện đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu quyền sử dụngQuy định về điều kiện đối với một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụdân sự
Quy định về điều kiện bổ sung đối với tài sản thế chấp là bất động sản
Quy định về tài sản bảo đảm tiền vay chỉ được nhận theo quy định cụ thể củatổng giám đốc
Quy định về điều kiện nhận bảo đảm tiền vay bằng biện pháp bảo lãnhQuy định về điều kiện cho vay không có tài sản ký quỹ,cầm cố, thế chấp
Quy định về điều kiện đối với khách hàng vay và tài sản bảo đảm hình thành từvốn vay.
Phân loại tài sản bảo đảm tiền vay
Trang 91.2.3.Thẩm định tài sản bảo đảm
Thẩm định tài sản bảo đảm là việc xem xét giá trị tài sản,các loại giấy chứngminh quyền sở hữu đối với tài sản đó và các tranh chấp liên quan đến tài sảnbảo đảm.Nó bao gồm các Nội dung :
Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Thẩm định về biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm tiền vayĐịnh giá tài sản bảo đảm tiền vay
Đinh giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đấtTổ định giá tài sản bảo đảm tiền vay
Biên bản định giá tài sản bảo đảm tiền vayƯu đãi về bảo đảm tiền vay
1.2.4.Hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay
Đây là bước tạo lập cơ sở pháp lý cho việc bảo đảm tiền vay.Nó là căn cứ pháplý buộc khách hàng vay tiền phải trả tiền khi đến hạn Đặc biệt là khi xảy ratranh chấp thì đây được coi là bằng chứng ràng buộc để toà án làm căn cứ giảiquyết cũng như cho phép phát mại tài sản hoặc buộc bên vay phải thực hiệnnghĩa vụ trả nợ.Do đó nó bao gồm :
Soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vayKý kết hợp đồng bảo đảm tiền vay
Công chứng,chứng nhận hợp đồng bảo đảm tiền vayĐăng ký hơp đồng bảo đảm tiền vay
Xác nhận và thông báo phong toả tài sản bảo đảm tiền vayMua bảo hiểm đối với tài sản bảo đảm tiền vay
1.2.5.Quản lý hồ sơ và tài sản bảo đảm
Đây là bước cuối cùng của bảo đảm tiền vay.Nó đóng vai trò rất quan trọngđược việc thu hồi vốn của ngân hàng,trong thực tế có nhiều lý do mà sau khi
Trang 10các khoản cho vay đã có biện pháp hoặc tài sản bảo đảm nhưng ngân hàng vẫnkhông thu hồi được nguồn vốn cho vay.Lý do dẫn đến tình trạng đó là do sựquản lý lỏng lẻo về hồ sơ và tài sản đảm bảo mà nguyên nhân của nó là do mộtsố cán bộ thẩm định,cán bộ tín dụng không đủ trình độ hợăc do đạo đức nghềnghiêp yếu kém cố tình làm trái để vụ lợi hoặc có thái độ thiếu hợp tác,khônghợp tác của khách hàng cũng như các rủi ro bất khả kháng.Do đó quản lý hồ sơvà tài sản bảo đảm tiền vay là một khâu quan trọng để ngân hàng có thể quản lýnguồn vốn của mình thông qua việc giám sát cán bộ của mình cũng như tài sảndùng để bảo đảm.từ đó có những biện pháp thích hợp kịp thời cho những tìnhhuống xấu trong công tác bảo đảm tiền vay.
Nội dung của quản lý hồ sơ và tài sản bảo đảm bao gồm :Tiếp nhận bản chính hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay
Quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay
Quản lý tài sản bảo đảm từ hình thành vốn vayQuản lý tài sản bảo đảm là hàng hoá
Quản lý tài sản bảo đảm là hàng hoá tồn khoQuản lý tài sản bảo đảm là hàng hoá nhập kho
Quản lý tài sản bảo đảm liên quan đến ngân hàng (nơi cho vay) hoặc tổ chức tíndụng khác.
Cho mượn tài sản và hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vayBổ sung tài sản bảo đảm tiền vay
Thay thế ,cho rút bớt tài sản bảo đảm tiền vayXuất kho tài sản bảo đảm tiền vay là hàng hoáGiải toả tài sản bảo đảm tiền vay.
- Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay- Chi phí liên quan đến tiền vay
- Hạch toán, thống kê và báo cáo về tài sản bảo đảm tiền vay
Trang 112 Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp
2.1 Bản chất của thế chấp tài sản
Trong hoạt đống tín dụng của ngân hàng, thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảmtiền vay phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay Theo khoản 1 điều 342 (thế chấptài sản) Bộ luận dân dự năm 2005 thì Thế chấp tài sản là việc khách hàng vayvốn hoặc bên thứ ba (gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc quyền sở hữu củamình giao cho bên cho vay (gọi là bên nhận thế chấp) để bảo đảm thực hiệnnghĩa vụ trả nợ vay vốn Như vậy thực chất của việc thế chấp tài sản là ngườivay giao cho người cho vay quản lý quyền sở hữu tài sản của mình ngưng bảnthân người đi vay vẫn nắm giữ và và có quyền sử dụng khai thác tài sản đó.Theo quy định của pháp luật thì thế chấp tài sản có thể được phân loại theo cáchình thức sau:
- Theo tài sản được dùng thế chấp thì có thế chấp gián tiếp và thế chấp trựctiếp.
+ Thế chấp gián tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay vốndùng tài sản bất kỳ thuộc quyền sở hữu của mình hoặc của bên thứ ba để bảođảm cho tiền vay của mình Như vậy khoản tiền được vay không có quan hệđến việc hình thành nên tài sản dùng để thế chấp.
+ Thế chấp trực tiếp là hình thức thế chấp mà trong đó khách hàng vay dùngchính tài sản bất kỳ thuộc quyền sở hữu của mình hoặc của bên thứ ba để bảođảm cho tiền vay của mình Như vậy khi thực hiện tín dụng thì tài sản bảo đảmchưa được hình thành đó nó chưa thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp cũngnhư bên thứ ba Vì vậy trong khi ký kết hợp đồng tín dụng hai bên chưa ký kếthợp đồng bên bảo đảm được mà phải thực hiện ký kết một hợp đồng theo kiểuhẹn ký hợp đồng bảo đảm.
Trang 12- Theo quyền sở hữu tài sản thế chấp thì có thế chấp chính chủ và thế chấpkhông chính chủ.
Thế chấp chính chủ là hình thức thế chấp tài sản mà trong đó tài sản thế chấpthuộc quyền sở hữu của bên vay.
Thế chấp không chính chủ là hình thức thế chấp tài sản mà rong đó tài sản thếchấp không thuộc quyền sở hữu của bên vay Như vậy tài sản này thuộc quyềnsở hữu của một bên thứ ba mà người này cho bên vay sử dụng nó để thế chấpbảo đảm tiền vay Do đó khi thực hiện ký kết hợp đồng bảo đảm luộc phải cósự tham gia ký kế của bên thứ ba đó Điều này sẽ tạo cơ sở pháp lý chắc chắnđể bảo đảm cho khoản vay, đặc biệt là khi bên vay vốn không có khả năng trảnợ khi đến hạn.
2.2 Chủ thể trong quan hệ bảo đảm tiền vay bằng thế chấp
Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp là một nghiệp vụ phát sinh trong hoạt động tíndụng Nó được hình thành nhằm làm điều kiện bảo đảm hỗ trợ cho hoạt độngtín dụng được diễn ra một cách có hiệu quả có thể nói bảo đảm tiền vay là mộthoạt động phụ trợ bổ trợ cho hoạt động tín dụng Vì vậy chủ thể chủ yếu củaquan hệ bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản cũng là chủ thể trong hoạt độngtín dụng Nó bao gồm cả hai bên liên quan đến hợp đồng tín dụng là bên vay vàbên đi vay Bên cho vay trong quan hệ thế chấp là bên nhận thế chấp còn bên đivay gọi là bên thế chấp.
Bên nhận thế chấp theo quy định của luật ngân hàng bao gồm: Ngân hàngthương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Thươngmại Cổ phần, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại ViệtNam, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng, Ngân hàng ngoài quốc doanh…
Trang 13Bên thế chấp là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật Dân sựnăm 2005 Các tổ chức pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có đủ điều kiện theoquy định của pháp luật và quy định của bên cho vay.
Ngoài ra nếu tài sản thế chấp là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thứ ba thìchủ thể của quan hệ thế chấp còn có thêm đối tượng này Bên thứ ba cũng làmột trong những chủ thể như bên thế chấp Thêm nữa nếu tài sản dùng làm thếchấp đang được cho thuê, cho mượn thì bên thuê, mượn tài sản đó cũng là mộtchủ thể trong quan hệ thế chấp.
2.3 Đối tượng của quan hệ thế chấp
Đối tượng của quan hệ thế chấp là những tài sản có thể sử dụng làm vật thếchấp nhằm bảo đảm tiền vay Đây là phần quan trọng trong quan hệ tín dụng.Nó quyết định việc quan hệ tín dụng có được thiết lập hay không Điều đó cónghĩa là nếu những tài sản không được thế chấp thì ngân hàng sẽ không cho sửdụng nó để làm vật bảo đảm và như vậy sẽ không được vay Bên cạnh đó tàisản dùng để thế chấp còn là cơ sở để ngân hàng quyết định hạn mức cho vay vàthời hạn cho vay Nghĩa là với những tài sản nhất định ngân hàng sẽ cho kháchhàng nhận vay những khoản tiền nhất định có giá trị trong khoảng giá trị của tàisản dùng để thế chấp và trong khoảng thời gian cụ thể hợp lý Do đó nó bảođảm an toàn cho các khoản tiền vay và thu hồi được các món tiền đó cho đủ cáccon nợ có khả năng trả nợ được hay không.
Trên cơ sở đó, với những ý nghĩa to lớn của tài sản dùng để thế chấp các cơquan quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như chính phủ đãcó những chính sách, quy định cụ thể và chặt chẽ cho tài sản dùng để thế chấp.Theo đó căn cứ Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủvề bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghịđịnh số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002; Thông tư liên tịch số 03/TTLT -
Trang 14BTP- BCA-TCĐC ngày 23/4/2001 của ngân hàng Việt Nam, Bộ Tư pháp, BộCông an, Bộ Tài chính, Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc xử lý tài sản bảođảm tiền vay để thu hồi nợ cho các tổ chức tín dụng; căn cứ vào Bộ luật Dân sựnăm 2005 thì tài sản được dùng để thế chấp bao gồm:
a Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên, nhiên vật liệ, động sản khácphục vụ sản xuất và tiêu dùng;
b Ô tô và các phương tiện vận tải khác
c Các tài sản khác mà được cầm cố theo quy định của Pháp luật/
d Hàng hoá được nêu tại điểm a luận chuyển trong quá trình sản xuất kinhdoanh (dùng để trao đổi, mua bán trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanhhợp pháp) đang để trong cử hàng, kho hàng hoặc đang trong quá trình sản xuất,kinh doanh.
e Tàu biển, tàu bay, tàu cá, tàu thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùngcho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thuỷ sản.
f Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhàở, công trình xây dựng đó; các tài sản gắn liền với đất, kể cả giá trị rừng sảnxuất là rừng trồng;
g Quyền sử dụng đất mà pháp luật cho phép được thế chấp.
h Quyền tài sản bao gồm: Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả; quyền sởhữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, quyền đò nới phát sinh, từ hợpđồng mua bán, cho thuê tài sản, hoặc cung cấp dịch vụ, quyền được nhận sốtiền bảo hiểm đối với vật bản đảm; quyền tài sản đối với phần vốn góp trongdoanh nghiệp; quyền tài sản phát sinh từ nguyên thiên nhiên theo quy định củapháp luật.
k Giá trị quyền sử dụng mặt nước biển được thuê và tài sản thuộc sở hữu củamình gắn liền với mặt nước biển được thuê trong thời hạn thuê để vay vốn sảnxuất, kinh doanh.
Trang 15l Các tài sản khác được thế chấp theo quy định của pháp luật.
m Hoa lợi, lợi tức, khản tiền bảo hiểm và các quyền phát sinh từ tàn sản thếchấp thuộc tài sản bảo đảm, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quyđịnh.
n Trong trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ cũngthuộc tài sản thế chấp Trong trường hợp thế chấp một phần bất động sản có vậtphụ, thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu các bên có thoả thuận.
Trong các tài sản được liệt kê trên thì theo quy định tài khoản 1 điều 106, Luậtđất đai năm 2003 thì quyền sử dụng đất được chấp nhận khi có đủ 4 điều kiệndưới đây:
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và được miễn tiền sử dụng đất, trừtrường hợp miễn tiền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và được giảm tiền sử dụng đất…- Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần
- Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần và được miễn tiền thuê đất
- Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần và được miễn tiền thuê đất … năm.- Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất.
- Thuê đất của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (hoặc khu kinh tế,khu công nghệ cao)
- Chuyển sang hình thức Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo Đơn đềnghị ngày…/…/20… (ghi ở phần theo dõi biến động)
Trang 16- Sở hữu căn hộ nhà chung cư
Ngoài ra các trường hợp sau được sử dụng quyền sử dụng đất để thế chấp.2 Tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004, đã trảtiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiềunăm, mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm, thì được thếchấp bằng quyền sử dụng đất trong thời hạn đã trả tiền thuê đất, để phục vụ nhucầu sản xuất, kinh doanh.
3 Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trước ngày 01/7/2004, đãtrả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc đã trả trước tiền thuê đất cho nhiềunăm, mà thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm, thì được thếchấp bằng quyền sử dụng đất trong thời hạn đã trả tiền thuê đất, để phục vụ nhucầu sản xuất, kinh doanh.
4 Người thuê lại đất đã trả tiền cho cả thời gian thuê lại đất, đối với đất đãđược đầu tư xây dựng xong kết cấu hạ tầng của tổ chức kinh tế được Nhà nướccho thuê đất, trả tiền thuê đất hằng năm, để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấuhạ tầng tại khu công nghiệp và các khu vực tương tự trong khu kinh tế, khucông nghệ cao.
5 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tưtại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất, đã thu tiền thuê đất mộtlần cho cả thời gian thuê, thì được thế chấp bằng quyền sử dụng đất thuê.
6 Cho đến ngày 31/12/2006 (ngày Chính phủ quy định hết thời hạn hoàn thànhviệc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng đất trongphạm vi cả nước), được phép nhận thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đìnhvà cá nhân, nếu đã có một trong các giấy tờ dưới đây, sau khi đã được TổngGiám đốc phê duyệt:
a Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn địn, được UBND xã, phường, thịtrấn xác nhận không có tranh chấp, mà có một trong các loại giấy tờ sau đây:
Trang 17- Những giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993, do cơ quancó thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miềnNam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩmquyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liềnvới đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đât.s
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ởtrước ngày 15-10-1993 được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sửdụng trước ngày 15/10/1993.
- Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của Phápluật.
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất.b Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy địnhtại điểm a, khoản này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờvề việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, đượcUBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp.
c Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toàán, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranhchấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
7 Trong thời hạn nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất theo quy định tạikhoản 6 của Điều này, Đơn vị kinh doanh phải có biện pháp theo dõi, quản lýkhi hộ gia đình, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo các điều 109, 110, 114, 119, 120 Luật Đất đai năm 2003 thì tài sản gắnliền với đất được nhận thế chấp
Trang 181 Tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu cua tổ chức kinh tế đã được Nhà nướcgiao đất không thu tiền sử dụng đất để xây dựng các công trình không bằngnguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước.
2 Tài sản thuộc sở hữu của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiềnsử dụng đất gắn liền với đất (để vay vốn).
3 Tài sản thuộc sở hữu của hộ gia đình, cá nhân gắn liền với đất thuê (để vayvốn sản xuất, kinh doanh)
4 Tài sản thuộc sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cánhân nước ngoài sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam gắnliền với đấ trong thời hạn thuê đất.
5 Tài sản thuộc sở hữu của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cánhân nước ngoài sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khukinh tế gắn liền với đất thuê, đất thuê lại (đối với trường hợp trả tiền thuê đấthằng năm và trường hợp đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian).
6 Giá trị rừng sản xuất là rừng trồng tăng thêm hoặc do đầu tư trên cơ sở đượcNhà nước giao, cho thuê; tuỳ thuocọ đối tượng cụ thể (theo điều 32, 34, 35Nghị định số 25/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luậtbảo vệ và phát triển rừng).
7 Nhà ở; công trình xây dựng khác; vườn cây, rừng cây lâu năm, tài sản khácgắn liền với đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (kể cả đất thuê) vàquyền sở hữu nhà ở (hoặc quyền sở hữu tài sản)
Khi thiết lập quan hệ thế chấp tài sản các bên có các quyền và nghĩa vụ tươngứng Theo Bộ luật Dân sự năm 2005; Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 Nghịđịnh số 178/1999/NĐ-CP ngày 19/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vaycủa các tổ chức tín dụng; Thông tư số 06/2000/TT - NHNNI ngày 04/4/2000của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Nghị địnhsố 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ, Nghị định số 85/2002/
Trang 19NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi nghị định số 178/1999/NĐ-CP của Chính phủthì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ thế chấp bao gồm:
* Trường hợp bên thế chấp giữ tài sản thế chấp - Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp
+ Quyền của bên thế chấp
Khai thác công dụng, hưởng lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp lợi tứccũng thuộc tài sản thế chấp
Cho thuê, mượn tài sản thế chấp, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.+ Nghĩa vụ của bên thế chấp
Giao bản chính giấy tờ về tài sản cầm cố là tàu vận tải biển chạy tuyến hàng hảiquốc tế, thì bên nhận thế chấp giữ bản sao của giấy chứng nhận đăng ký tàubiển cùng bản chính Thông báo đã đăng ký cầm cố tàu biển của Cơ quan đăngký tàu biển.
Thông báo bằng văn bản cho bên nhận thế chấp về quyền của bên thứ ba (nếucó) đối với tài sản thế chấp;
Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật;
Không được bán, trừ tài sản thế chấp là nhà, công trình xây dựng để bán, để chothuê thì bên thế chấp có thể bán, cho thuê nếu được bên nhận thế chấp chấpthuận bằng văn bản Trong trường hợp này bên thế chấp phải dùng số tiền thuđược, tài sản có được từ việc bán tài sản làm tài sản bảo đảm thay thế cho tàisản đã bán hoặc trả nợ cho bên nhận thế chấp.
Không được trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanh tài sảnthế chấp; không được sử dụng tài sản thế chấp để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợtại bên nhận thế chấp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho bên nhận thế chấp kiểm tra tài sản thế chấp.
Trang 20Không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất đã thếchấp và phải sử dụng đất đúng mục đích, không được huỷ hoại làm giảm giá trịcủa đất.
Bảo quản an toàn, áp dụng các biện pháp cần thiết kể cả phải ngừng việc khaithác, nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trịtài sản thế chấp Nếu làm mất, hư hỏng thì phải sửa chữa khôi phục giá trị, bổsung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trướchạn cho bên nhận thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp mất, hư hỏng mà tài sản đó đã được bảo hiểm thìbên thế chấp phải phối hợp với bên nhận thế chấp tiến hành các thủ tục nhậntiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để trả nợ cho bên nhận thế chấp Nếu khoảntiền nhận được từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ, thì bên thế chấp phải bổsung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trướchạn.
Giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý và phối hợp với bên nhận thế chấptrong việc thực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp + Quyền của bên nhận thế chấp
Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Yêu cầu bên thế chấp cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp
Yêu cầu bên thế chấp phải ngừng sử dụng và bổ sung tài sản thế chấp hoặc thaythế bằng biện pháp bảo đảm khác nếu tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng; nếu bênthế chấp không thực hiện được thì bên nhận thế chấp được thu nợ trước hạn.Khai thác, sử dụng hoặc cho phép hay uỷ quyền cho bên thế chấp hoặc bên thứba khai thác, sử dụng tài sản thế chấp trong thời gian tài sản cầm cố chưa đượcsử lý để thu hồi nợ.
Trang 21Trực tiếp, uỷ quyền hay chuyển giao cho tổ chức khác bán tài sản thế chấp vàthực hiện các biện pháp khác xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy địnhcủa pháp luật.
+ Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Bảo quản an toàn giấy tờ về tài sản thế chấp.
Bồi thường thiệt hại cho bên thế chấp nếu bị mất, hư hỏng giấy tờ về tài sản thếchấp.
Trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp bên thế chấp khi bên thế chấp hoàn thànhnghĩa vụ trả nợ được bảo đảm.
* Trường hợp bên nhận thế chấp giữ tài sản thế chấp - Quyền và nghãi vụ của bên thế chấp
Yêu cầu bên nhận thế chấp giữ tài sản, giấy tờ về tài sản bồi thường thiệt hạinếu tài sản thế chấp, giấy tờ về tài sản thế chấp bị mất, hư hỏng;
Nhận lại tài sản, giấy tờ về tài sản thế chấp khi hoàn thành nghĩa vụ được bảođảm.
+ Nghĩa vụ của bên thế chấp
Giao tài sản thế chấp và bản chính giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên nhận thếchấp trước khi nhận tiền vay lần đầu Trường hợp tài sản cầm cố là tàu vận tảibiển chạy tuyến hàng hải quốc tế, thì bên nhận thế chấp giữ bản sao của giấychứng nhận đăng ký tàu biển cùng bản chính Thông báo đã đăng ký cầm cố tàubiển của cơ quan đăng ký tàu biển.
Thông báo bằng văn bản cho bên nhận thế chấp về quyền của bên thứ ba (nếucó) đối với tài sản thế chấp.
Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tài sản thế chấp mất, hư hỏng mà tài sản đó đã được bảo hiểm thìbên thế chấp phải phối hợp với bên nhận thế chấp tiến hành cá thủ tục nhận tiềnbảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để trả nợ cho bên nhận thế chấp Nếu khoản tiền
Trang 22nhận được từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ, thì bên thế chấp phải bổ sungtài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trước hạn.Giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý và phối hợp với bên nhận thế chấptrong việc thực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp + Quyền của bên nhận thế chấp
Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp; giữ tài sản thế chấp
Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp theo thoả thuận,trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp.
Khai thác, sử dụng hoặc cho phép hay uỷ quyền cho bên thế chấp hoặc bên thứba khai thác, sử dụng tài sản thế chấp trong thời gian tài sản cầm cố chưa đượcxử lý để thu hồi nợ.
Trực tiếp, uỷ quyền hay chuyển giao cho tổ chức khác bán tài sản thế chấp vàthực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp khác đê thu hồi nợ theo quy địnhcủa pháp luật.
+ Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Bảo quản an toàn tài sản thế chấp và giấy tờ về tài sản thế chấp.
Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanhhoặc dùng tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu việc tiếp tục khaithác có nguy cơ làm mất giá trị tài sản.
Bồi thường thiệt hại cho bên thế chấp nếu bị mất, hư hỏng tài sản thế chấp hoặcgiấy tờ về tài sản thế chấp.
Trả lại tài sản thế chấp, giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên thế chấp khi bên thếchấp hoàn thành nghĩa vụ trả nợ được bảo đảm.
* Trường hợp bên thứ ba giữ tài sản thế chấp - Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp
Trang 23+ Quyền của bên thế chấp
Yêu cầu bên thứ ba giữ tài sản bồi thường thiệt hại nếu tài sản thế chấp bị mất,hư hỏng.
Nhận lại tài sản, giấy tờ về tài sản thế chấp khi hoàn thành nghĩa vụ được bảođảm.
+ Nghĩa vụ của bên thế chấp
Giao tài sản thế chấp cho bên thứ ba giữ và giao bản chính giấy tờ về tài sản thếchấp cho bên nhận thế chấp trước khi nhận tiền vay lần đầu Trường hợp tài sảncầm cố là tàu vận tải biển chạy tuyến hàng hải quốc tế, thì bên nhận thế chấpgiữ bản sao của giấy chứng nhận đăng ký tàu biển cùng bản chính thông báo đãđăng ký cầm cố tàu biển của Cơ quan đăng ký tàu biển.
Thông báo bằng văn bản cho bên nhận thế chấp về quyền của bên thứ ba đốivới tài sản thế chấp (nếu có).
Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Thanh toán thù lao và chi phí giữ gìn, bảo quản tài sản cho bên thứ ba theo thoảthuận của các bên.
Trường hợp tài sản thế chấp mất, hư hỏng mà tài sản đó đã được bảo hiểm thìbên thế chấp phải phối hợp với bên nhận thế chấp tiến hành các thủ tục nhậntiền bảo hiểm từ tổ chức bảo hiểm để trả nợ cho bên nhận thế chấp Nếu khoảntiền nhận được từ tổ chức bảo hiểm chưa đủ để trả nợ, thì bên thế chấp phải bổsung tài sản bảo đảm, thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác hoặc trả nợ trướchạn;
Giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý và phối hợp với bên nhận thế chấptrong việc thực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp + Quyền của bên nhận thế chấp
Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trang 24Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Yêu cầu bên thứ ba phải ngừng khai thác nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơlàm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản; Yêu cầu bên thế chấp bổ sung tàisản thế chấp hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác nếu tài sản thế chấp bịmất, hư hỏng; nếu bên thế chấp hoặc bên thứ ba không thực hiện được thì bênnhận thế chấp được thu nợ trước hạn.
Khai thác, sử dụng hoặc cho phép hay uỷ quyền cho bên thế chấp hoặc bên thứba khai thác, sử dụng tài sản thế chấp trong thời gian tài sản cầm cố chưa đượcxử lý để thu hồi nợ.
Trực tiếp, uỷ quyền hay chuyển giao cho tổ chức khác bán tài sản thế chấp vàthực hiện các biện pháp khác xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy địnhcủa pháp luật.
+ Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp
Bảo quản an toàn giấy tờ về tài sản thế chấp
Bồi thường thiệt hại cho bên thế chấp nếu bị mất, hư hỏng giấy tờ về tài sản thếchấp.
Trả lại giấy tờ về tài sản thế chấp cho bên thế chấp khi bên thế chấp hoàn thànhnghĩa vụ trả nợ được bảo đảm.
- Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba + Quyền của bên thứ ba
Được nhận thù lao và thanh toán chi phí giữ gìn, bảo quản tài sản theo thoảthuận của các bên.
Được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, nếu cácbên có thoả thuận, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp.+ Nghĩa vụ của bên thứ ba
Trang 25Bảo quản an toàn tài sản thế chấp, không được giao tài sản thế chấp cho bên thếchấp hoặc người khác nếu không được sự đồng ý bằng văn bản củ bên nhận thếchấp.
Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn, góp vốn liên doanhhoặc dùng tài sản thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu việc tiếp tục khaithác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị tài sản trong trường hợpbên nhận thế chấp giữ.
Bồi thường thiệt hại cho bên thế chấp nếu bị mất, hư hỏng tài sản thế chấp Trả lại tài sản thế chấp cho bên thế chấp nếu bị mất, hư hỏng tài sản thế chấp.Trả lại tài sản thế chấp cho bên thế chấp khi bên thế chấp hoàn thành nghĩa vụtrả nợ được bảo đảm theo sự xác nhận của bên nhận thế chấp.
Giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý và phối hợp với bên nhận thế chấptrong việc thực hiện các biện pháp xử lý tài sản thế chấp.
HÌnh thức thế chấp tài sản
Căn cứ vào Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng đãđược sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 thìhình thức của thế chấp tài sản phải được lập thành bản cam kết hoặc hợp đồngthế chấp tài sản gọi chung là hợp đồng thế chấp tài sản Hợp đồng này phảiđược thể hiện dưới hình thức văn bản viết Có thể lập riêng hoặc làm theo hợpđồng tín dụng và phải có đầy đủ các nội dung theo quy định của pháp luật.(Phần hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng thế chấp sẽ được trình bày ở mục II).Tuy nhiên dù được thể hiện dưới hình thức nào thì hợp đồng thế chấp tài sảncũng phải có những nội dung bắt buộc sau:
+ Tên và địa chỉ của các bên
+ Họ và tên chức vụ của các bên tham gia hoặc người đại diện (nếu có)
Trang 26+ Ngày, tháng, năm kỹ kết hợp đồng.+ Tài sản thế chấp
+ Nghĩa vụ được bảo đảm + Mức tiền vay tối đa
+ Quản ký tài sản và giấy tờ của tài sản thế chấp + Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp
+ Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp + Quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba
+ Xử lý tài sản thế chấp
Ngoài các điều khoản trên trong hợp đồng còn có thể quy định các điều khoảnkhác do các bên thoả thuận mà không trái pháp luật.
Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản
Hợp đồng thế chấp là một văn bản viết nhằm cam kết việc một bên dùng tài sảnthuộc sở hữu của mình hoặc của bên thứ ba giao cho bên cho vay để bảo đảmthực hiện nghĩa vụ trả nợ vay vốn Như vậy hợp đồng thế chấp là một căn cứquan trọng có tính pháp lý cao trong việc bảo đảm tiền vay Nó sẽ là cơ sở đểbên cho vay có thể buộc bên vay nợ không thực hiện hoặc không có khả năngthực hiện nghĩa vụ này thì hợp đồng là căn cứ để bên cho vay buộc bên kia thựchiện nghĩa vụ Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra thì đây cũng là căn cứ đêtrọng tài hoặc toà án tuyên bố bên nào có lỗi và buộc các bên phải thực hiệnhợp đồng Nếu bên vay không thể thực hiện được thì hợp đồng là cơ sở để bêncho vay xử lý tài sản thế chấp nhằm thu hồi lại tiền cho vay của mình Vì vậyquá trình giao kết hợp đồng là một bước quan trọng có ý nghĩa trong việc bảođảm tiền vay Do đó mà nó cần phải có những nguyên tắc và trình tự cụ thể hợplý.
Trang 27II Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 1 Giao kết hợp đồng thế chấp
1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng thế chấp
Có thể nói Hợp đồng thế chấp trong quan hệ tín dụng chính là một hợp đồngdân sự chủ thể trong quan hệ thế chấp có vị trí bình đẳng với nhau Do đó,nguyên tắc giao kết hợp đồng thế chấp là nguyên tắc thoả thuận Nghĩa là tàisản dùng để thế chấp bảo đảm cho tiền vay là do hai bên thoả thuận Bên đi vayđưa ra tài sản thế chấp và bên cho vay thẩm định rồi xem xét có đồng ý haykhông Tuy nhiên do tinhý chất quan trọng của loại hàng hoá mà ngân hàngkinh doanh là tiền tệ nên trên thực thế thông thường ngân hàng có những quyđịnh cụ thẻ và buộc khách hàng phải tuân theo nếu muốn được vay tiền Theođiều 4 Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về bảo đảmtiền vay của các tổ chức tín dụng, đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 thì bao gồm các nguyên tức sau:
+ Tổ chức tín dụng quyền lựa chọn quyết định việc cho vay có thế chấp tài sảnhay cho vay không có thế chấp tài sản và chịu trách nhiệm với quyết định củamình Trong trường hợp tổ chức tín dụng nhà nước cho vay không có tài sảnthế chấp theo Chỉ thị của chính phủ thì tổn thất do nguyên nhân khách quan củacác khoản vay này được chính phủ xử lý.
+ Nguyên tắc tài sản được thế chấp không bị tranh chấp
+ Khách hàng vay được quyền lựa chọn loại tài sản phù hợp của mình dùng đểthế chấp và ngân hàng có nghĩa vụ thẩm định tài sản dùng để thế chấp và quyếtđịnh có chấp nhận hay không.
1.2 Trình tự giao kết
Như đã nói ở phần bản chất của thế chấp tài sản dùng để bảo đảm tiền vay thìđây là một quan hệ phát sinh từ quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng
Trang 28do đó hợp đồng thế chấp tài sản được hình thành sau hợp đồng tín dụng Nhưngdo tầm quan trọng của nó đối với hoạt động cho vay nên thông thường nó đượcký kết trước hợp đồng tín dụng Mặc dù vậy nó cũng có trình tự giao kết nhấtđịnh.
1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng thế chấp tài sản
Khi khách hàng vay vốn đến đề nghị được vay một khoản tiền nhất định thì bênphía ngân hàng sẽ xem xét hồ sơ vay vốn và yêu cầu khách hàng phải có tài sảnthế chấp để bảo đảm cho số tiền vay Sau khi đã thẩm định giá trị tài sản cũngnhư những điều kiện đối với tài sản thế chấp (tài sản không có tranh chấp, tàisản thuộc danh mục những tài sản được thế chấp theo quy định của pháp luật vàngân hàng …) và các giấy tờ có liên quan đến tài sản dùng để thế chấp như giấychứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng (đối với đất đai)…thì ngân hàng sẽ đưa cho khách hàng xem xét một hợp đồng thế chấp đã thảosẵn và đề nghị khách hàng ký Khi khách hàng và ngân hàng chấp nhận ký làlúc lời đề nghị giao nhận đã được chấp nhận.
1.2.2 Hồ sơ giao kết
Hồ sơ giao kết là tất cả giấy tờ có liên quan đến tài sản, đến nhân thân kháchhàng, đến quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản và bao gồm cả hợp đồng thếchấp.
+ Nếu tài sản là đất đai thì trong hồ sơ giao kết sẽ có giấy chứng nhận quyền sửdụng đất Giấy chứng nhận này phải có nội dung phù hợp với điểm h khoản 3Điều 3 (Nội dung viết trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) Quy định vềgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ban hành kèm theo Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường Vàphải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc đất đai không thuộc diệnquy hoạch giải toả và không có tranh chấp
Trang 29+ Nếu tài sản là phương tiện giao thông vận tải thì phải có giấy chứng nhậnquyền sở hữu (giấy đăng ký phương tiện) và giấy chứng nhận thời hạn lưu hànhcủa phương tiện do cơ quan quản lý về giao thông cấp (sở công an tỉnh và sởgiao thông tỉnh)
+ Nếu tài sản thế chấp gắn liền với đất ở thì phải có chứng nhận của địa phươngvề việc không có tranh chấp.
+ Nếu tài sản thế chấp có được nhờ thừa kế thì phải có bản sao công chứng củadi chúc thừa kế.
+ Nếu tài sản là của người thứ ba thì phải có giấy uỷ quyền cho phép thế chấpcủa người thứ ba
+ Nếu tài sản thế chấp là tài sản đang cho thuê, cho mượn thì phải làm theogiấy tờ chứng nhận hoặc hợp đồng cho thuê, cho mượn.
Ngoài ra nếu khách hàng là pháp nhân, tổ chức thì trong hồ sơ giao kết phải cóthêm giấy uỷ quyền giao kết của pháp nhân, tổ chức uỷ quyền cho người đạidiện ký kết.
1.2.3 Thẩm định hồ sơ giao kết
Thẩm định hồ sơ là việc cán bộ tín dụng hoặc cán bộ thẩm định của ngân hàngxem xét kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ có trong hồ sơ đi giao kếtthế chấp Đây cũng là một trong những bước có tính chất quan trọng của quátrình giao kết hợp đồng thế chấp Nó chứng minh tính trung thực của kháchhàng cũng như tính hợp pháp của bộ hồ sơ thế chấp Nếu trong giai đoạn nàymà không được thực hiện một cách nghiêm túc mà có sự sai trái trong giấy tờhồ sơ thì khi có xảy ra tranh chấp bộ hồ sơ sẽ không có giá trị pháp lý Do đónó đòi hỏi ngân hàng phải thẩm định một cách chính xác, có khoa học Vì tráchnhiệm thuộc về ngân hàng nên chi phí do ngân hàng chi trả, do đó để tránh lãngphí trong công cuộc đòi hỏi ngân hàng phải có một đội ngũ cán bộ thẩm định có
Trang 302 Thực hiện hợp đồng thế chấp
Đây là giai đoạn sau khi hợp đồng thế chấp đã được ký kết, là giai đoạn mà cảphía ngân hàng và cả phía khách hàng thực hiện các quyền và nghĩa vụ đượcgiao kết trong hợp đồng Đây cũng là giai đoạn dễ xảy ra tranh chấp giữa cácbên Lý do của việc dễ xảy ra tranh chấp thì rất nhiều song lý do chính nhất làvì sự hiểu lầm trong điều khoản giao kết hoặc do mục đích vụ lợi, lợi dụng,chiếm dụng nguồn vốn và tài sản của nhau Do đó mặc dầu hợp đồng đã ký kếtthì quan hệ thế chấp tài sản được xác lập song nó chưa thực sự kết thúc khi haibên chưa hết thời hạn Vì vậy trong quá trình thực hiện cũng cần phải có nhữngnguyên tắc cũng như quy trình thực hiện cụ thể.
2.1 Nguyên tắc thực hiện
Là một hợp đồng dân sự nên nguyên tắc thực hiện của hợp đồng thế chấp tàisản trước hết là nguyên tắc tự nguyện, thiện chí và hợp tác Đây là nguyên tắcđầu tiên của thực hiện hợp đồng nó tạo điều kienẹ cho việc thực hiện nghĩa vụcũng như tôn trọng quyền lợi của các bên được diễn ra trôi chảy Trên tinh thầntự nguyện, thiện chí, hợp tác các bên sẽ thực hiện một cách đầy đủ mà không bịsức ép từ phía nào cả Tuy nhiên chỉ với nguyên tắc này thì chưa đủ để hợpđồng trở thành một ràng buộc đối với các bên mà bên cạnh đó còn cần phải cónhững nguyên tắc có tính bắt buộc Đó là nguyên tắc tuân thủ hợp đồng mộtcách tuyệt đối Các điều khoản của hợp đồng là những điều kiện bắt buộc thựchiện đối với từng bên Những điều khoản quy định quyền của bên này là nghĩavụ của bên kia Do đó nếu không có nguyên tắc này thì hợp đồng khó có thểthực hiện một cách đầy đủ và đúng đắn Bởi khi thực hiện nghĩa vụ của mìnhthì nghĩa là bên đó phải mất đi chi phí và cơ hội Mà điều đó thì không bên nàomuốn mặc dù là phải thực hiện.
Trang 31Nguyên tắc không ảnh hưởng lợi ích của các bên còn lại Đó là việc thực hiệnhợp đồng làm phát sinh thêm các quyền và nghĩa vụ của các bên mà khôngđoợc quy định trong hợp dôồng Ngoài ra còn có một nguyên tắc nữa là nguyêntắc thực hiện mở Nghĩa là hợp đồng có thể thực hiện khác nếu có sự đôồngýcủa các bên.
Nguyên tắc này tạo điều kiện cho các bên có thể thay đổi cách thức có lợi chomình trong quá trình thực hiện nếu thấy cách thay đổi này không ảnh hưởng tớiquyền và nghĩa vụ của các bên kia
Nguyên tắc về sử dụng tài sản thế chấp, khai thác, sử dụng tài sản cũng nhưkhai thác về hoa lợi của nó Nguyên tắc này thông thường do các bên thảo luậntrong hợp dôồng
2.2 Quy trình thực hiện
Quy trình thực hiện hợp đồng là các bước thực hiện quyền và nghĩa vụ của cácbên Quy trình này được quy định rõ trong hợp đồng thế chấp nó bao gồm cácbước sau:
+ Bên thế chấp giao các giấy tờ theo quy định trong hợp đồng
+ Nếu bên thế chấp giữ tài sản thì tiếp tục sử dụng và khai thác công dụng, lợiích của tài sản.
+ Nếu bên thứ ba giữ tài sản thì thực hiện đầy đủ các quy định đã được thoảthuận.
Trong tời hạn tín dụng thì các bên cầm giữ tài sản phải có nghĩa vụ bảo quản tàisản và báo cáo với bên kia về tình trạng của tài sản
+ Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trả nợ Cả hạnlẫn gốc thì bên ngân hàng phải trả lại toàn bộ giấy tờ có liên quan đến tài sảncho khách hàng Nếu tài sản do ngân hàng hoặc bên thứ ba giữ tài sản thì lúc
Trang 32này trả luôn cả tài sản và phải thẩm định lại tài sản nếu bên chủ sở hữu tài sảnyêu cầu và kể từ đó hợp đồng thế chấp được chấm dứt hết hiệu lực.
+ Nếu đến hạn trả nợ mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền giữ lại giấy tờ và sử lý tài sản.
3 Giải quyết tranh chấp
Tranh chấp là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong đời sống xã hội và tronghợp đồng và hợp đồng thế chấp tài sản cũng không phải là ngoại lệ Vấn đề đặtra là khi xảy ra tranh chấp thì phải xử lý theo phương án nào để vừa hợp tính,hợp lý lại vừa đảm bảo lợi ích cho các bên Theo quy định của pháp luật thì có4 phương thức giải quyết sau.
3.1 Hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng
Thương lượng là việc các bên đưa sự việc tranh chấp ra đàm phán với nhau,cùng bàn bạc để đi đến thống nhất giải quyết tranh chấp Nguyên tắc của hìnhthức này là thoả thuận Đây là hình thức mà hầu hết các cuộc tranh chấp, trongdân sự và kinh tế thường hay sử dụng bởi vì nếu sự việc được giải quyết theohình thức này thì sẽ đỡ tốn kém cho cả đôi bên và các bên vẫn giữ được mốiquan hệ lâu dài, do sự việc chỉ do nội bộ các bên giải quyết với nhau trên cơ sởthoả thuận đồng ý.
3.2 Hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải
Khi các bên thương lượng với nhau mà không giải quyết được sự việc thì thôngthường các bên thống nhất mời thêm người trung gian hoà giải Người này phảilà người có trình độ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ về thế chấp tài sản vàphải có uy tín đối với các bên Khi đó trung gian hoà giải sẽ đứng ra tổ chứcmột buổi họp để giải quyết vấn đề nếu hoà giải thành công thì các bên lập mộtbiên bản hoà giải thành và các bên có nghĩa vụ thực hiện Nếu các bên vẫn
Trang 33không đi đến thoả thuận thống nhất thì các bên lập biên bản hoà giải khôngthành.
3.3 Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc toà án
Khi hoà giải không thành thì các bên có thể đưa vụ việc ra toà án hoặc trọng tàiThương mại để giải quyết Nếu các bên muốn vụ việc giải quyết tại trọng tài thìcần phải có văn bản thoả thuận về việc đưa ra trọng tìa để giải quyết Khi vụviệc đã đưa ra giải quyết tại trọng tài Thương mại thì quyết định của trọng tài sẽcó tác dụng bắt buộc đối với các bên Buộc các bên phải thực hiện và nó có giátrị chung thẩm Các bên chỉ được kiện ra toà sau khi đã qua trọng tài về thủ tụcgiải quyết chứ không được kiện về nội dung quyết định Bên cạnh thủ tục trọngtài thì các bên vẫn có quyền lựa chọn hình thức toà án Hình thức này khôngcần thoả thuận hay quy định trong hợp dồng Các bên có thể đơn phương đưa ratoà yêu cầu toà án giải quyết Quyết định của toà án cũng có giá trị bắt buộc đốivới các bên Tuy nhiên nó không phải là quyết định mang tính chung thẩm màcác bên có quyền kháng án lên cấp cao hơn.
Đối với hai hình thức này thì vụ việc chắc chắn được giải quyết Tuy vậy khiđưa ra giải quyết tại đây sẽ làm cho các bên phải tốn kém rất nhiều thời gian vàtiền của Không dừng lại ở chi phí và thời gian, nó còn làm quan hệ giữa cácbên xấu đi sau vụ việc.
Trong thực tế việc giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn theo từng hìnhthức khác nhau, nhưng thông thường hai hình thức đầu được ưu tiên lựa chọn.Sau khi không giải quyết được các bên mới sử dụng hai hình thức sau
Trang 34CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẢO ĐẢMTIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP
HÀNG HẢI.
I.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hằng hải.
1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam ( viết tắt : Ngân hàng TMCPhàng hải ).Tên giao dịch quốc tế là Vietnam maritime commercial joint stockbank ( Viết tắt : Maritime bank hoặc MSB )
Trụ sở giao dịch : 44 - Nguyễn Du – Hà Nội
Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt nam sau khi pháp lệnh về Ngân hàng,HTXTín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực Được thành lập theo giấy phép số0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việtnam,MSB chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991.Banđầu,vốn điều lệ của MSB là 40 tỷ đồng và từ 28/04/2006 đã nâng lên 320 tỷđồng.Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm
Có mạng lưới trải rộng trên khắp 3 miền Bắc,Trung,Nam với hệ thống các chinhánh,phòng giao dịch tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước nhưHà nội,Hải phòng,Quảng ninh, Đà nẵng,Vũng tàu,TP HCM,Cần thơ …
Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ởnhiều nước trên thế giới,nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốctế.Chính vì vậy,MSB hoàn toàn tự tin trong vai trò là người bạn đồng hành tincậy của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Trở thành thành viên của nhiều Tổ chức liên Ngân hàng trong nước và thế giớinhư Hiệp hội Ngân hàng Việt nam,Hiệp hội Ngân hàng Châu Á,Tổ chức Thanhtoán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền toàn cầu Money Gram… với mục
Trang 35đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường tài chính Việt nam và hội nhậpkinh tế thế giới.
Triển khai thành công dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toánMSB do Ngân hàng thế giới tài trợ.MSB đang không ngừng đa dạng hoá vànâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ trên cơ sở sử dụng Hệ thống công nghệthông tin hiện đại,nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.Thực hiện chính sách giao dịch một cửa ( uni-teller ), đảm bảo sự nhanhchóng,thuận lợi tối đa cho khách hàng.MSB có đội ngũ cán bộ công nhân viêncó phong cách phục vụ chuyên nghiệp,tận tình
1.1.Những dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của MSB1.1.1.Năm 1991
Sự ra đời của MSB là một bước đột phá quan trọng,một minh chứng sốngđộng của sự đổi mới thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,quanliêu,bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường của thành phố cảng Hải phòngnói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung.
1.1.2.Năm 1996
MSB thành lập Hội sở giao dịch đặt tại thành phố cảng Hải phòng - dẫnđầu trong hàng ngũ các Ngân hàng TMCP về việc áp dụng mô hình Tổ chứcNgân hàng hai cấp.
1.1.3.Năm 2001
MSB là một trong 6 Ngân hàng thương mại Việt nam được Ngân hàng thếgiới lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thốngthanh toán.MSB đã hoàn thiện và khai thác thành công giai đoạn 1 của Dựán.MSB đã triển khai thành công dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thốngthanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, đồng thời vinh danh là Ngân hàngthương mại cổ phần duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của dự án này.
Trang 36Đây là một dự án công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp cácsản phẩm dịch vụ đa dạng,chất lượng cao cho khách hàng và nâng cao khả năngquản trị, điều hành Ngân hàng.
1.1.4.Năm 2005
Việc chuyển trụ sở chính từ hải phòng lên thủ đô Hà Nội ( một trung tâmkinh tê,chính trị và văn hóa lớn của cả nước ),vào tháng 8 năm 2005 đã đóngvai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của MSB.Sự kiện này có thểví như một cuộc “cách mạng” về chiến lược,thể hiện quyết tâm lớn của MSBtrong việc mở rộng ảnh hưởng và chinh phục thị trường thủ đô Để chứng minhcho quyết định chiến lược và đúng dắn này,MSB đã gặt hái được những kết quảhết sức khả quan trong năm 2005 đó là : Tổng số khách hàng tăng lên35,7%,tổng tài sản tăng 62,1%,tổng nguồn vốn huy động tăng 65,4% so vớinăm 2004 và bước lên vị trí Ngân hàng hạng A theo tiêu chuẩn của Ngân hàngnhà nước,khép lại chặng đường đầy gian khó của MSB.
1.1.5.Năm 2006
Kỷ niệm 15 năm thành lập - sự kiến đáng tự hào của MSB là một mốc sonđánh dầu sự trưởng thành và phát triển của một thương hiệu.Với quá trình hoạtđộng 15 năm,số vốn điều lệ của MSB đã tăng lên 320 tỷ đồng ( tính đến ngày28/04/2006 ) và dự kiến sẽ tăng lên 700 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm.
Cùng với sự thăng trầm của nền Kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng tàichính trong khu vực MSB cũng đã gặp không ít khó khăn,thử thách.Nhưng vớisự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị,Ban điều hành,cũng như toàn thểcán bộ nhân viên,MSB đã và đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ.Khách hàngcủa MSB không chỉ thuộc nghành hàng hải như ngày đầu thành lập,mà đã đượcđa dạng hoá sang mọi lĩnh vực nghành nghề.Bên cạnh việc giữ vững mối quanhệ toàn diện với các Doanh nghiệp lớn là đối tác truyền thống thuộc các ngành
Trang 37Hàng hải,Hàng không,Bưu chính-Viễn thông,Bảo hiểm…MSB cũng đã chútrọng phát triển các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như kháchhàng dân cư để mở rộng thị trường,sẵn sàng cho qua trình hội nhập vào nềnKinh tế quốc tế.Song hành với chính sách luôn đi đầu trong công cuộc hiện đạihoá công nghệ,MSB còn không ngừng chú trọng đến sự phát triển và nâng caochất lượng lao động Đội ngũ cán bộ công nhân viên của MSB là đội quân tinhnhuệ,có trình độ cao,kinh nghiệm dày dạn và năng động,sáng tạo.Bên cạnh mụctiêu phát triển hiệu quả,sự ổn định vững chắc cũng luôn được coi là một yêucầu quan trọng hàng đầu đối với Ngân hàng.Do vậy MSB đã xác định tầm nhìnlà : trở thành Ngân hàng thương mại phát triển bền vững với chất lượng dịch vụhàng đầu.
Với một lịch sử phát triển và hình thành như trên,chắc chắn MSB sẽ đạtthành công trước mục tiêu tạo lập giá trị bền vững cho Ngân hàng và kháchhàng.
2.Cơ cấu tổ chức của MSB
2.1.Tổ chức bộ máy và cơ cấu quản lý