Một số kiến nghị về công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Hàng hải (Trang 66 - 74)

I: Về phía Nhà nước

2.2.Một số kiến nghị về công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay

2. Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải

2.2.Một số kiến nghị về công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay

thế chấp tài sản tại ngân hàng CPTM Hàng Hải.

Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại ngân hàng Hàng Hải, nhận thấy ngân hàng đã có những thay đổi trong cơ chế chính sách về chiến lược hoạt động kinh doanh nói chung cũng như công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản đã có những bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều những tồn tại vướng mắc cần giải quyết để nâng cao sức cạnh tranh. Bằng kiến thức được học tại trường Kinh tế Quốc dân và trong thời gian thực tập, xin được đưa ra một số kiến nghị của bản thân đối với ngân hàng với mong muốn góp phần cùng ngân hàng giải quyết phần nào những khó khăn trong công tác thực hiện.

- Sau khi đã xây dưng thành công quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản ngân hàng cần có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể nhằm tránh những cách hiểu khác nhau trong hệ thống và giữa các cán bộ tín dụng với

nhau. Đồng thời hàng năm cần có những khóa đào tạo tập huấn ngắn hạn về quy định này cho các cán bộ tín dụng, thẩm định.

- Để nâng cao hiệu quả trong công tác cho vay có thế chấp tài sản, ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng nhân sự một cách chuyên nghiệp thông qua việc thuê các chuyên gia tuyển dụng hoặc thông qua sự giới thiệu của các trung tâm giới thiệu việc làm có uy tín. Để có được những cán bộ tín dụng, thẩm định có trình độ và năng lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như công tác cho vay có thế chấp tài sản ngân hàng cần có các mối quan hệ với các trường đại học chuyên nghành ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng cần có quy chế tiền lương hợp lý cũng như các khoản phụ cấp có tình khuyến khich cho các cán bộ tín dụng, thẩm định khi đi công tác xa nhằm tạo sức cạnh tranh trong công tác thu hút nguồn nhân lực.

- Để hợp đồng thế chấp có hiệu lực đảm bảo được tính chất bảo đảm tiền vốn của tài sản ngân hàng cần có những phòng ban chuyên trách về thẩm định từng loại tài cụ thể. Khi ký kết hợp đồng thế chấp cần phải cử các cán bộ của các phòng ban này cùng tham gia để xác định hạn mức tín dụng an toàn. Đặc biệt, để hợp đồng thế chấp là cơ sở có tính pháp lý cao khi xảy ra tranh chấp thì khi ký kêt hợp đồng cũng cần có thêm các cán bộ có trình độ pháp luật tham gia như cán bộ của phòng pháp chế. Trong những trường hợp cần thiết ngân hàng nên có sự liên kế với các cơ qua hữu quan như các cơ quan hành chính địa phương, cơ quan toàn án, kiểm toán …

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với tài sản thế chấp. Nếu cần ngân hàng nên thuê các cơ quan hữu quan giám sát quản lý tài sản thay ngân hàng. Trong những trường hợp tài sản ở những nơi xa đơn vị kinh doanh ngân hàng cần phải có những biện pháp thích hợp để giám sát tài sản đó. Đồng thời tăng cường sự kiểm tra giám sát của ban điều hành đối với cán bộ công tác trong lĩnh vực này.

- Không dừng lại ở những đợt tập huấn, ngân hàng cần có chính sách đào tạo dài hạn. Những cán bộ trẻ tuổi có năng lực cần tạo điều kiện cũng như kinh phí để họ có cơ hội được học tập tích lũy kiến thức. Đặc biệt nên có chính sách đưa những cán bộ ưu tú ra nước ngoài học tập trình độ cũng như kiến thức kinh nghiệm của các ngân hàng có uy tín trên thế giới. Ngoài ra cũng nên cho cán bộ của mình giao lưu học tập kinh nghiệm với các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng. Chính sách này có ưu điểm khuyến khích các cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng cũng như tất cả các cán bộ trong ngân hàng trong việc thi đua công tác.

- Ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ của ngân hàng thế giới (WB). Đặc biệt, tranh thủ các khóa đào tạo cán bộ tín dụng ngân hàng do WB tổ chức trong nước. Bên cạnh đó trong những trường hợp khó khăn ngân hàng cũng nên có sự tham khảo ý kiến của ngân hàng nhà nứơc cũng như các cơ quan hữu quan.

Trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, nền kinh tế đất nước sẽ có nhiều thay đổi theo hướng tăng trưởng nhanh, bền vững .Chính sách , pháp luật có nhiều thay đổi cho phù hợp với các quy định của WTO . Từ đó đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam . Các đối tượng này sẽ tạo ra sức cạnh tranh rất lớn đối các doanh nghiệp trong nước do họ có tiềm lực về vốn , công nghệ và trình độ quản lý. Để tạo tồn tại và cạnh tranh được, các doanh nghiệp trong nước phải có những thay đổi về mặt tổ chức, quản lý cũng như cần một lượng vốn đủ mạnh để đầu tư phát triển công nghệ và sản xuất kinh doanh. Để có được nguồn vốn đủ lớn các doanh nghiệp phải huy động trên thị trường chứng khoán hoặc vay từ ngân hàng.Đây vừa là cơ hội nhưng vừa là thách thức đối với toàn hệ thống ngân hàng nói chung và đối với Ngân hàng Hàng Hải nói riêng . Cơ hội từ nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp nhưng thác thức ở chỗ cho vay và thu hồi vốn như thế nào cho hiệu quả . Vì vậy nghiên cứu đề tài Thực trạng và giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả công tác Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong công tác tín dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải sẽ tạo điều kiện tiếp xúc

tìm hiểu và rút ra được nhiều bài học bổ ích.Đề tài sẽ là một cuốn cẩm nang nhỏ góp phần mang lại một phần kiến thức trong hành trang bước vào con đường kinh doanh dù bạn là nhà kinh doanh cần vốn hay bạn là cán bộ ngân hàng .

Do kiến thức về cơ sở lý luận còn hạn chế, thời gian thực tập còn chưa được dài. Số liệu thu thập còn chưa được đầy đủ. Vì vậy dù đã có nhiều cố gắng tìm hiểu và nghiên cứu nhưng chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót,hạn chế. Do rấy cần được sự đóng góp ý kiến của tất cả mọi người.Đặc biệt là sự góp ý của các thầy cô và cán bộ trong Ngân hàng Hàng Hải chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Qua đây xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.s Hoàng Xuân Trường và toàn thể cán bộ NHTMCP hàng hải đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ hoàn thành đề tài.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ... 1

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp ...1

Chương I : CƠ SỞ LÝ LUẬN BẢO ĐẢM TIỀN VAY BĂNG THẾ CHẤP. ... 3

I.Lý luận chung về bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ... 3

1.Khái niệm,vai trò và Nội dung của quy chế bảo đảm tiền vay ... 3

1.1.Khái niệm và vai trò bảo đảm tiền vay ... 3

1.1.1.Khái niệm bảo đảm tiền vay ... 3

1.1.2.Vai trò của bảo đảm tiền vay ... 4

1.1.3.Phân loại bảo đảm tiền vay ... 5

1.2.Nội dung của bảo đảm tiền vay ... 6

1.2.1.Những quy định chung ... 6

1.2.2.Tài sản bảo đảm tiền vay ... 8

1.2.3.Thẩm định tài sản bảo đảm ... 9

1.2.4.Hoàn thiện thủ tục bảo đảm tiền vay ... 9

1.2.5.Quản lý hồ sơ và tài sản bảo đảm ... 9

2. Bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ... 11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1. Bản chất của thế chấp tài sản ... 11

2.2. Chủ thể trong quan hệ bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ... 12

2.3. Đối tượng của quan hệ thế chấp ... 13

II. Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ... 27

1.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng thế chấp ... 27 1.2. Trình tự giao kết ... 27 1.2.2. Hồ sơ giao kết ... 28 1.2.3. Thẩm định hồ sơ giao kết ... 29 2. Thực hiện hợp đồng thế chấp ... 30 2.1. Nguyên tắc thực hiện ... 30 2.2. Quy trình thực hiện ... 31

3. Giải quyết tranh chấp ... 32

3.1. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng ... 32

3.2. Hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải ... 32

3.3. Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc toà án 33

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI. ... 34

I.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hằng hải. ... 34

1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển. ... 34

1.1.2.Năm 1996 ... 35

1.1.3.Năm 2001 ... 35

1.1.4.Năm 2005 ... 36

1.1.5.Năm 2006 ... 36

2.Cơ cấu tổ chức của MSB. ...37

2.1.Tổ chức bộ máy và cơ cấu quản lý ... 37

2.2.Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh ... 39

2.2.1.Thực hiện huy động vốn. ... 39

2.2.2.Thực hiện hoạt động tín dụng. ... 40

2.2.4.Xét duyệt cho vay,kiểm tra và xử lý. ... 40

2.2.5.Bảo lãnh ... 41

2.2.6.Chiết khấu,tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác ... 41

2.2.7.Cho thuê tài chính ... 41

2.2.8.Tài khoản tiền gửi ... 42

2.2.9.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ... 42

2.2.10.Các hoạt động khác ... 42

3.Kết quả hoạt động ... 43

(Theo nguồn số liệu Phòng Kế toán-Tài chính Ngân hàng Hàng Hải) 46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.Những kết quả đạt được ... 46

3.1.1. Đảm bảo sự phát triển bền vững ... 46

3.1.2.Cải thiện chất lượng các hoạt động nghiệp vụ ... 47

3.1.3.Cơ bản xử lý nợ tồn đọng ... 48

3.1.4.Tăng cường hoạt động nguồn vốn với khách hàng Doanh nghiệp và giao dịch liên Ngân hàng. ... 48

3.1.5.Tiếp tục củng cố và Đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin ... 49

3.1.6.Mở rộng và sắp xếp lại mạng lưới giao dịch ... 49

3.2.Bảng cân đối kế toán của 3 năm gần đây : ... 50

3.3.Những hạn chế và nguyên nhân ... 52

II. Thực trạng thực hiện bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ở ngân hàng TMCP Hàng hải. ... 54

1.Tình hình thực hiện 1 năm trước khi có Quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006 . ... 54

Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân năm2006. ... 54

1.1.Những thuận lợi,khó khăn trong thực hiện. ... 56

1.1.2. Khó khăn ... 56

1.2 Những nguyên nhân ... 57

2. Tình hình thực hiện và kí kết hợp đồng thế chấp kể từ khi có quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006 ... 57

2.1. Những tiến bộ trong áp dụng thực hiện ... 57

2.2. Những vướng mắc tồn đọng ... 59

Phần III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ ... 62

I: Về phía Nhà nước ... 62

2. Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải ... 63

2.1. Phương hướng mục tiêu và giải pháp của Ngân hàng TMCP Hàng Hải trong những năm tới ... 63

2.2. Một số kiến nghị về công tác thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản tại ngân hàng CPTM Hàng Hải. ... 66

KẾT LUẬN...70- *

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Hàng hải (Trang 66 - 74)