Thực trạng thực hiện bảo đảm tiền vay bằng thế chấp ở ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Hàng hải (Trang 54)

TMCP Hàng hải.

1.Tình hình thực hiện 1 năm trước khi có Quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006 .

Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân năm2006.

Đơn vị:VND

Chỉ tiêu Nợ trong hạn % Nợ quá hạn % Tổng

Cho vay ngắn hạn 948860831586 98.92 10356659816 1.08 959217491402 Cho vay trung hạn 397780067983 99.45 2204333797 0.55 399984401780 cho vay dài hạn 156764194514 100.00 0 0.00 156764194514 Chiết khấu,cầm cố

giấy tờ có giá 38050385254 100.00 0 0.00 38050385254

Cho vay không có

tài sản thế chấp 58927094835 99.35 383258964 0.65 59310353799

Nợ chờ xử lý khác 0.00 48341848391 100.00 48341848391

Tổng 1600382574172 96.31 61286100932 3.69 1661668675104

(Theo nguồn số liệu Phòng Kiểm soát nội bộ Ngân hàng Hàng Hải)

Năm 2005 dư nợ có bảo đảm theo phương thức thế chấp chiếm tỷ lệ cao

trong tổng dư nợ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải (chiếm 91.2315% ).Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 57.7262,cho vay trung hạn chiếm 24.0712,cho vay dài hạn chiếm 9.43414 trong tổng số cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân.Tài sản thế chấp chủ yếu vẫn là Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất ( chủ yếu là nhà ở ).khách hàng loại này là cá nhân,hộ gia đình hoặc hộ kinh

doanh,doanh nghiệp nhỏ sử dụng mặt bằng kinh doanh của mình để vay vốn.Ngoài ra tài sản thế chấp là hàng hóa và phương tiện vận tải, dây chuyền sản xuất, máy móc cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tài sản thế chấp.Các đối tượng sử dụng loại tài sản thế chấp này là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khi thế chấp tài sản ngân hàng TMCP Hàng hải yêu cầu khách hàng cung cấp đủ các loại giấy tờ có lien quan đến tài sản dung để thế chấp,đồng thời hai bên ký hộ đồng thế chấp tài sản.Trong trường hợp tài sản thế chấp thuộc đối tượng mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu thì khách hàng phải trao bản gốc giấy đăng ký cho ngân hàng.Ngân hàng TMCP Hàng hải tuyệt đối không nhận các loại tài sản mà pháp luật không cho phép sử dụng để thế chấp.

Về việc xử lý tài sản thế chấp thì ngân hàng TMCP Hàng hải thực hiện theo quy định của pháp luật và theo các hướng dẫn của ban giám đốc của ngân hàng.Việc xử lý này được ngân hàng giao cho phòng tín dụng thực hiện.Trong trừong hợp có tranh chap xảy ra,ngân hàng sẽ vận dụng các quy định của pháp luật để giải quyết vấn đề một cách thỏa đáng,hợp tình hợp lý cho cả hai bên tránh phải đưa nhau ra tòa .Ngân hàng Hàng hải luôn ưu tiên phương án giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng,hòa giải.Chính vì thế mà trong năm 2005 số vụ tranh chấp trong công tác bảo đmr tiền vay nói chung và thế chấp tài sản nói riêng là tương đối ít. Cụ thể trong năm 2005 số vụ phải ra tòa là 17vụ trong toàn hàng trên tổng số 2025 hợp đồng thế chấp chiếm 0.839%.Tuy nhiên nhìn vào bảng trên ta thấy tình trạng nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong dư nợ cho vay có thế chấp tài sản. Cụ thể cho vay ngắn hạn chiếm 1.08%, cho vay trung hạn chiếm 0.55%,cho vay dài hạn không có trường hợp nợ quá hạn.

1.1.Những thuận lợi,khó khăn trong thực hiện.

1.1.1. Thuận lợi.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế thế giới,tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nước ngoài vào làm ăn. Đó là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng kinh doanh cho vay vốn. Bên cạnh đố các chính sách của nhà nước về lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực thế chấp nói riêng ngày càng hoàn thiện hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng pháp luật và cơ chế cho vay có đảm bảo của ngân hàng trong những năm trước đến năm 2005 đã có những nghị định thông tư liên tịch, cũng như hướng dẫn của ngân hàng Nhà nước về cho vay bằng thế chấp. Về phía ngân hàng TMCP Hàng Hải cũng đã có hướng dẫn cụ thể thông qua quyết định sô 585/TGĐ s -6 ngày 28 / 05 /2001 của Tổng giám đốc hướng dẫn về một số vấn đề đảm bảo tiền vay trong hoạt động cấp tín dụng. Hội đồng quản trị đã có chính sách tuyển dụng cán bộ cũng như xem xét mức lương phù hợp tạo điều kiện thu hút nguồn lao động.

1.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi nói trên ngân hàng cũng đã và đang gặp những khó khăn trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng thế chấp tài sản cũng như việc xử lý kiểm soát tài sản thế chấp. Cụ thể trong quá trình kí kết hợp đồng thế chấp cán bộ tín dụng thường lúng túng trong việc soạn thảo thêm những điều kiện hợp đồng không thuộc những điều khoản bắt buộc. Việc áp dụng luật chưa được chính xác hoặc lúng túng khi có sự khác nhau trong quy định của các văn bản pháp luật. Việc sử lý tài sản thế chấp cũng là việc rất khó khăn đối với ngân hàng. Khi buộc phải xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn, cán bộ tín dụng thường phải mất rất nhiều thời gian để thẩm định lại, để hoàn

thiện thủ tục xử lý tài sản. Do đó việc nguồn vốn của ngân hàng bị khách hàng chiếm dụng là rất nhiều.

1.2 Những nguyên nhân

Khó khăn trong việc kí kết và thực hiện hợp đồng thế chấp là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Trong đó có những yếu tố khách quan và chủ quan của ngân hàng. Ở đây chỉ nêu nên những nguyên chủ yếu tác động trực tiếp tới hoạt động cho vay và nhận thế chấp của ngân hàng.

Chính sách Nhà nước thiếu đồng bộ việc quy định của luật và nghị định có sự trái ngược nhau hoặc không có sự thống nhất

Việc hướng dẫn luật của chính phủ ngân hàng Nhà nứơc và các bộ ngành liên qua còn chưa thực sự chính xác và lập thời. Có khi còn có sự khác nhau trong việc hướng dẫn cùng một đạo luật.

Ngân hàng chưa có một quy chế về bảo đảm tiền vay và thế chấp tài sản cụ thể mà chỉ dừng lại ở hướng dẫn của tổng giám đốc do đó nó chưa có một cơ chế cụ thể dẫn tới việc ký kết khác nhau giữa các chi nhánh từ đó gây khó khăn trong việc xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ

Ngân hàng chưa chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ tín dụng, thẩm định nói riêng và cán bộ toàn ngân hàng nói chung.

2. Tình hình thực hiện và kí kết hợp đồng thế chấp kể từ khi có quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006 bảo đảm tiền vay bằng thế chấp 2006

2.1. Những tiến bộ trong áp dụng thực hiện

Năm 2006 dư nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp vẫn ở mức cao chiếm 97,35 % tổng dư nợ cho vay đạt mức 2.325.337.979.929 đồng. Trong đó vay ngắn hạn chiếm 66,74 % tổng dư nợ cho vay đạt mức cho vay 1.594.155.516.231 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đồng. Cho vay trung hạn chiếm 21,71% đạt mức cho vay 51.860.058.493 đồng. Vay dài hạn chiếm 7,10 % đạt mức cho vay 169.654.248.107 đồng. Như vậy mức bảo đảm bằng thế chấp năm 2006 ( 2325337979929 đồng) cao hơn rất nhiều 2005 (151596608896 đồng) có thế nói như vậy quy định bảo đảm bằng thế chấp năm 2006 ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kí kết và thực hiện hợp đồng thế chấp, nó tạo hàng lang thông thoáng cho cán bộ tín dụng tạo điều kiện để cán bộ tín dụng áp dụng một cách dễ dàng và minh bạch. Chính vì vậy tổng dư nợ cho vay năm 2006 cũng đã tăng lên đáng kể so với năm 2005 cụ thể năm 2005 đạt 1661668675104 đồng năm 2006 tăng lên đạt mức 2388603545201 đồng. Trong năm 2006 thì tài sản thế chấp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chủ yếu vẫn là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, do sự ra đời của quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản năm 2006 với những quy định cụ thể vể các loại tài sản được thế chấp và tài sản hạn chế thế chấp và tài sản không được thế chấp, thì tài sản thế chấp năm 2006 phong phú hơn nhiều quyền sử đất tài sản gắn liền với đất, phương tiện giao thông vận tải, dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị thì đối tượng được thế chấp tại ngân hàng TMCP Hàng Hải năm nay còn có tài sản thế chấp được hình thành từ tiền vay, đặc biệt là hình thức cho vay mua nhà đất, xe ôtô … Và dùng luôn tài sản ấy để thế chấp để bảo đảm cho khoản tiền vay. Do quy định chặt chẽ của quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp của ngân hàng nên công việc giám sát tài sản bảo đảm tiền cũng được thực hiện một cách nghiêm túc thương xuyên hơn. Trách nhiệm được giao cụ thể cho từng cán bộ nên thái độ làm việc và đạo đức nghề nghiếp cũng được nâng cao đáng kể.

Việc sử lý tài sản thế chấp cũng đã đươc cải thiện. Nợ quá hạn của toàn bộ dư nợ cho vay là 5,7 %. Trong đó quá nợ ngắn hạn chiếm 76,03%, quá nợ dài hạn chiếm 0,29 % và quá nợ trung hạn chiếm 16,58%. Một điều đáng nói là số vụ việc phải ra tòa để giải quyết tranh chấp thấp hơn (15 vụ) trong 2935 hợp đồng

thế chấp tài sản và hơn một nửa số đó là các vụ việc tồn đọng từ các năm trước. Thêm vào đó chỉ có một vụ việc vẫn chưa giải quyết được. Mặc dù nợ quá hạn là còn cao nhưng hầu hết các dư nợ cho vay vấn nằm trong kiểm soát của ngân hàng. Một số trong đó đã giải quyết với khách hàng theo phương án cho gia hạn hợp đồng hoặc cho vay lãi tiếp theo dạng trả lãi suất quá hạn.

Cho vay các tổ chức kinh tế và cá nhân năm 2006

ĐƠN VỊ:VND

Chỉ tiêu Nợ trong hạn % Nợ quá hạn % Tổng

Cho vay ngắn hạn 1489811296589 93.45 104344219642 6.55 1594155516231 Cho vay trung hạn 495841027918 95.61 22759556675 4.39 518600584593 Cho vay dài hạn 169614232458 99.98 40015649 0.02 169654248107 Chiết khấu,cầm cố

giấy tờ có giá 42927630998 100.00 0 0.00 42927630998 Cho vay không

cótài sản thế chấp 53166525563 84.04 10099039709 15.96 63265565272 Tổng 2251360713526 94.25 137242831675 5.75 2388603545201

2.2. Những vướng mắc tồn đọng

Trong năm qua Ngân hàng TMCP Hàng Hải đã có nhiều tiến bộ trong việc thực hiện quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp. Tuy vây, vẫn còn không ít tồn tại vướng mắc cần phải giải quyết.

* Cơ sở pháp lý còn thiếu đồng bộ

+ Theo điều 12 nghị đinh 178 về việc giữ tài sản và giấy tờ cầm cố cố thế chấp thì nếu tài sản có đăng ký quyền sở hữu, tổ chức tín dụng giữ bản chính chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Trong thực tế nghị định và thông tư

không hướng dẫn cụ thể những tài sản nào phải đăng ký sở hữu và cơ quan nào có chức năng chứng nhận quyền sở hữu đó.

+ Theo điểm 7.2 mục của thông ty 06 về thủ tục thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng thì khi doanh nghiệp Nhà nước có thế chấp cầm cố tài sản là dây chuyền công nghệ chính thì phả có văn bản đồng ý của cơ quan quyết định thành lâp doanh nghiệp đó. Trong quá trình thực hiện ngân hàng khống xác định được dây chuyền công nghệ chính theo quy định của pháp luật là dây chuyền nào.

+ Điều 8 nghị định 08/2000/ NĐ – CP về đăng ký giao dịch bảo đảm có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này nhưng trên thực tế những cơ quan này vẫn chưa được thành lập ở các chi nhánh vì lý do chưa có hướng dẫn cụ thể.

+ Vấn đề xử lý tài sản thế chấp theo điểm 3 điều 4 nghị đinh 108 và điểm 4 mục 3 thông tư 06 có quy định: sau khi xử lý tài sản thế chấp nếu khách hàng vay hoặc bên thứ 3 vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay hoặc bên thứ 3 có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Đây là một quy định không có ý nghĩa đối với ngân hàng và khách hàng. Bởi vì đây là một quy định mang tính chất chung chung không có tính bắt buộc thực hiện khi mà không có những quy định về trách nhiệm nếu không thực hiện. Do đó trong quá trình thực hiện khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng cũng không có phương án xử lý .

+ Quy định về phạm vi bảo đảm tiền vay của tài sản thì giữa nghị định 178/ 1999/ NĐ – CP , thông tu 06/2000/ TT – NHNH và bộ Luật Dân sự năm 2005 có sự khác nhau cơ bản dẫn tới việc lúng túng khi ngân hàng nhận tài sản để thế chấp.

Mặc dù đã có quy định bảo đảm tiền vay bằng thế chấp nhưng do còn mới chưa đượ kiểm nghiệm thực tế nên trong quá trình thực hiện các cán bộ tín dụng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng TMCP Hàng Hải vẫn chưa có những hướng dẫn cụ thể hơn về nghị định này. Sự phối hợp giữa các phòng ban cùng với phòng tín dụng là chưa cao làm cho hiệu quả thực hiện còn thấp. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở những đợt tập huấn ngắn ngày mà chưa có những khóa học dài hạn do đó cán bộ tín dụng chưa có được thời gian tiếp thu hiệu quả và chưa có sự đồng bộ áp dụng giữa các chi nhánh trong toàn hàng. Sự kiểm tra, giám sát của trung tâm điều hành và ban giám đốc đối với công tác nhận thế chấp cũng như sự kiểm tra giám sát của ngân hàng đối với tài sản thế chấp đã tạo lên những rủi ro nhận thế chấp.

Phần III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ I: Về phía Nhà nước

Để công tác nhận thế chấp trong hệ thống ngân hàng được triển khai một cách dễ dàng và có hiệu quả , các cơ quan nhà nước có chức năng cần có sự quản lý đồng bộ tránh tình trạng trồng chéo, quy định trái ngược nhau.

Đối với nội dung của hợp đồng bảo đảm thì theo điều 11 nghị định 165/1999/NĐ – CP quy định : hợp đồng thế chấp phải có nội dung chủ yếu sau: + Nghĩa vụ được bảo đảm

+ Mô tả tài sản bảo đảm

+ Giá trị của tài sản cầm cố thế chấp nếu các bên không có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

+ Bên giữ tài sản thế chấp.

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên . + Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp + Các thỏa thuận khác

Trong khi đó tại điều 401 bộ Luật Dân sự 2005 có quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà trên đây đã nêu, thì hợp đồng không thể giao kết được. Điều này gây ra sự bất cập trong thực hiện. Bởi vì, nếu như vậy một giao dịch về thế chấp mà thiếu một trong những điều khoản trên thì hợp đồng coi như không được giao kết tức là hợp đồng đó bị gọi là vô hiệu. Trong lức có những hợp đồng thế chấp chỉ cần các điều khoản trên mà không cần điều khỏan các thỏa thuận khác là đủ. Để hợp đồng được tinh gọn thì thông thường khi soạn thảo hợp đồng thì ngân hàng chỉ đưa vào những điều khoản cở bản trên còn không đưa điều khoản, các thỏa thuận khác. Như vậy, hơp đồng vẫn bị vô hiệu . Trong trường hợp khách hàng cố tình không trả nợ và không cho ngân hàng xử lý tài sản thế chấp vì vin vào lý do không có điều khoản các thỏa thuận

khác thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng. Do đó, chính phủ cần có sửa đổi điều khỏan này tránh trường hợp khách hàng có thế bắt bẻ đối với ngân hàng.

Trong điều 223 của luật Thương mại có quy định khi các bên vi phạm hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền phạt bên vi phạm nhưng mức phạt không quá 8% giá trị hợp đồng. Với mức phạt này là quá nhẹ trong một số trường hợp thì việc thực hiện hợp đồng sẽ bị thiệt hại lớn hơn khoản bị phạt nên bên vi phạm vẫn

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay bằng thế chấp tài sản trong hoạt động tín dụng tại NHTMCP Hàng hải (Trang 54)