0
Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc toà án

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP HÀNG HẢI (Trang 33 -46 )

II. Giao kết và thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng thế chấp

3. Giải quyết tranh chấp

3.3. Hình thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài hoặc toà án

Khi hoà giải không thành thì các bên có thể đưa vụ việc ra toà án hoặc trọng tài Thương mại để giải quyết. Nếu các bên muốn vụ việc giải quyết tại trọng tài thì cần phải có văn bản thoả thuận về việc đưa ra trọng tìa để giải quyết. Khi vụ việc đã đưa ra giải quyết tại trọng tài Thương mại thì quyết định của trọng tài sẽ có tác dụng bắt buộc đối với các bên. Buộc các bên phải thực hiện và nó có giá trị chung thẩm. Các bên chỉ được kiện ra toà sau khi đã qua trọng tài về thủ tục giải quyết chứ không được kiện về nội dung quyết định. Bên cạnh thủ tục trọng tài thì các bên vẫn có quyền lựa chọn hình thức toà án. Hình thức này không cần thoả thuận hay quy định trong hợp dồng. Các bên có thể đơn phương đưa ra toà yêu cầu toà án giải quyết. Quyết định của toà án cũng có giá trị bắt buộc đối với các bên. Tuy nhiên nó không phải là quyết định mang tính chung thẩm mà các bên có quyền kháng án lên cấp cao hơn.

Đối với hai hình thức này thì vụ việc chắc chắn được giải quyết. Tuy vậy khi đưa ra giải quyết tại đây sẽ làm cho các bên phải tốn kém rất nhiều thời gian và tiền của. Không dừng lại ở chi phí và thời gian, nó còn làm quan hệ giữa các bên xấu đi sau vụ việc.

Trong thực tế việc giải quyết tranh chấp được các bên lựa chọn theo từng hình thức khác nhau, nhưng thông thường hai hình thức đầu được ưu tiên lựa chọn. Sau khi không giải quyết được các bên mới sử dụng hai hình thức sau

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM

TIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TẠI NGÂN HÀNG TMCP

HÀNG HẢI.

I.Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hằng hải. 1.Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển.

Ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam ( viết tắt : Ngân hàng TMCP hàng hải ).Tên giao dịch quốc tế là Vietnam maritime commercial joint stock bank ( Viết tắt : Maritime bank hoặc MSB )

Trụ sở giao dịch : 44 - Nguyễn Du – Hà Nội

Ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt nam sau khi pháp lệnh về Ngân hàng,HTX Tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực. Được thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt nam,MSB chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ ngày 12/07/1991.Ban đầu,vốn điều lệ của MSB là 40 tỷ đồng và từ 28/04/2006 đã nâng lên 320 tỷ đồng.Thời hạn hoạt động của Ngân hàng là 99 năm

Có mạng lưới trải rộng trên khắp 3 miền Bắc,Trung,Nam với hệ thống các chi nhánh,phòng giao dịch tại những đầu mối kinh tế quan trọng của cả nước như Hà nội,Hải phòng,Quảng ninh, Đà nẵng,Vũng tàu,TP HCM,Cần thơ …

Thiết lập quan hệ đại lý với hơn 200 Ngân hàng và chi nhánh ngân hàng ở nhiều nước trên thế giới,nhằm thúc đẩy tốc độ của hoạt động thanh toán quốc tế.Chính vì vậy,MSB hoàn toàn tự tin trong vai trò là người bạn đồng hành tin cậy của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.

Trở thành thành viên của nhiều Tổ chức liên Ngân hàng trong nước và thế giới như Hiệp hội Ngân hàng Việt nam,Hiệp hội Ngân hàng Châu Á,Tổ chức Thanh toán toàn cầu SWIFT, Đại lý chuyển tiền toàn cầu Money Gram… với mục

đích nâng cao vị thế của MSB trong thị trường tài chính Việt nam và hội nhập kinh tế thế giới.

Triển khai thành công dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán MSB do Ngân hàng thế giới tài trợ.MSB đang không ngừng đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm,dịch vụ trên cơ sở sử dụng Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại,nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Thực hiện chính sách giao dịch một cửa ( uni-teller ), đảm bảo sự nhanh chóng,thuận lợi tối đa cho khách hàng.MSB có đội ngũ cán bộ công nhân viên có phong cách phục vụ chuyên nghiệp,tận tình .

1.1.Những dấu ấn quan trọng trên con đường phát triển của MSB 1.1.1.Năm 1991

Sự ra đời của MSB là một bước đột phá quan trọng,một minh chứng sống động của sự đổi mới thành công từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,quan liêu,bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường của thành phố cảng Hải phòng nói riêng và của nền kinh tế cả nước nói chung.

1.1.2.Năm 1996

MSB thành lập Hội sở giao dịch đặt tại thành phố cảng Hải phòng - dẫn đầu trong hàng ngũ các Ngân hàng TMCP về việc áp dụng mô hình Tổ chức Ngân hàng hai cấp.

1.1.3.Năm 2001

MSB là một trong 6 Ngân hàng thương mại Việt nam được Ngân hàng thế giới lựa chọn và tài trợ để tham gia Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán.MSB đã hoàn thiện và khai thác thành công giai đoạn 1 của Dự án.MSB đã triển khai thành công dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán do Ngân hàng thế giới tài trợ, đồng thời vinh danh là Ngân hàng thương mại cổ phần duy nhất được tiếp tục tham gia giai đoạn 2 của dự án này.

Đây là một dự án công nghệ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng,chất lượng cao cho khách hàng và nâng cao khả năng quản trị, điều hành Ngân hàng.

1.1.4.Năm 2005

Việc chuyển trụ sở chính từ hải phòng lên thủ đô Hà Nội ( một trung tâm kinh tê,chính trị và văn hóa lớn của cả nước ),vào tháng 8 năm 2005 đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện của MSB.Sự kiện này có thể ví như một cuộc “cách mạng” về chiến lược,thể hiện quyết tâm lớn của MSB trong việc mở rộng ảnh hưởng và chinh phục thị trường thủ đô. Để chứng minh cho quyết định chiến lược và đúng dắn này,MSB đã gặt hái được những kết quả hết sức khả quan trong năm 2005 đó là : Tổng số khách hàng tăng lên 35,7%,tổng tài sản tăng 62,1%,tổng nguồn vốn huy động tăng 65,4% so với năm 2004 và bước lên vị trí Ngân hàng hạng A theo tiêu chuẩn của Ngân hàng nhà nước,khép lại chặng đường đầy gian khó của MSB.

1.1.5.Năm 2006

Kỷ niệm 15 năm thành lập - sự kiến đáng tự hào của MSB là một mốc son đánh dầu sự trưởng thành và phát triển của một thương hiệu.Với quá trình hoạt động 15 năm,số vốn điều lệ của MSB đã tăng lên 320 tỷ đồng ( tính đến ngày 28/04/2006 ) và dự kiến sẽ tăng lên 700 tỷ đồng vào thời điểm cuối năm.

Cùng với sự thăng trầm của nền Kinh tế đất nước và cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực MSB cũng đã gặp không ít khó khăn,thử thách.Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của Hội đồng Quản trị,Ban điều hành,cũng như toàn thể cán bộ nhân viên,MSB đã và đang chuyển mình vươn lên mạnh mẽ.Khách hàng của MSB không chỉ thuộc nghành hàng hải như ngày đầu thành lập,mà đã được đa dạng hoá sang mọi lĩnh vực nghành nghề.Bên cạnh việc giữ vững mối quan hệ toàn diện với các Doanh nghiệp lớn là đối tác truyền thống thuộc các ngành

Hàng hải,Hàng không,Bưu chính-Viễn thông,Bảo hiểm…MSB cũng đã chú trọng phát triển các khách hàng là Doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như khách hàng dân cư để mở rộng thị trường,sẵn sàng cho qua trình hội nhập vào nền Kinh tế quốc tế.Song hành với chính sách luôn đi đầu trong công cuộc hiện đại hoá công nghệ,MSB còn không ngừng chú trọng đến sự phát triển và nâng cao chất lượng lao động. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của MSB là đội quân tinh nhuệ,có trình độ cao,kinh nghiệm dày dạn và năng động,sáng tạo.Bên cạnh mục tiêu phát triển hiệu quả,sự ổn định vững chắc cũng luôn được coi là một yêu cầu quan trọng hàng đầu đối với Ngân hàng.Do vậy MSB đã xác định tầm nhìn là : trở thành Ngân hàng thương mại phát triển bền vững với chất lượng dịch vụ hàng đầu.

Với một lịch sử phát triển và hình thành như trên,chắc chắn MSB sẽ đạt thành công trước mục tiêu tạo lập giá trị bền vững cho Ngân hàng và khách hàng.

2.Cơ cấu tổ chức của MSB.

Chi Chi Chi Chi Chi Chi Chi Ban thư ký Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức hành chính Phòng kiểm soát nội bộ

Phòng công nghệ tin học Phòng xử lý rủi ro

Ban quản lý dự án

Phòng pháp chế

Phòng tài trợ thương mại Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc Sở giao dịch

2.2.Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh của MSB là hoạt động kinh doanh tiền tệ,tín dụng và các dịch vụ tài chính,tiền tệ,Ngân hàng,với nội dung thường xuyên là thực hiện nghiệp vụ Nợ,nghiệp vụ Có và các dịch vụ Ngân hàng được quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động của MSB và tuân thủ các quy định của Luật Các Tổ chức tín dụng nhằm phục vụ cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ và phát triển của khách hàng thuộc các nghành Kinh tế.Mục tiêu của MSB là xây dựng MSB trở thành một Ngân hàng thương mại cổ phần lớn,có uy tín,có công nghệ hiện đại,phát triển ổn định,bền vững,an toàn và có lợi nhuận cao.Với mục tiêu như trên,MSB có những chức năng,nhiệm vụ sau :

2.2.1.Thực hiện huy động vốn.

Nhận tiền gửi của các Tổ chức,cá nhân và các Tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn,tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền khác

Phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các Tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước khi được Ngân hàng nhà nước chấp thuận.

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt nam và của Tổ chức tín dụng nước ngoài

Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn

Lựa chọn các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước .

2.2.2.Thực hiện hoạt động tín dụng.

MSB cấp tín dụng cho các tổ chức ,cá nhân vay vốn dưới các hình thứ cho vay ,chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác,bảo lãnh,cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

2.2.3.Thực hiện các hình thức cho vay.

MSB cho các Tổ chức,cá nhân vay vốn dưới các hình thức cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,kinh doanh,dịch vụ đời sống.

MSB cho các Tổ chức,cá nhân vay dưới các hình thức trung hạn,dài hạn nhằm thực hiện các dự án Đầu tư phát triển sản xuất,kinh doanh,dịch vụ đời sống.

2.2.4.Xét duyệt cho vay,kiểm tra và xử lý.

MSB được quyền yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh phương án kinh doanh khả thi,khả năng tài chính của mình và của người bảo lãnh trước khi quyết định cho vay;có quyền chấm dứt việc cho vay,thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật,vi phạm hợp đồng tín dụng. MSB có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng vay,tài sản của người bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định tại nghị định của chính phủ về bảo đảm tiền vay của các Tổ chức tín dụng;khởi kiện khách hàng vi phạm hơp đồng tín dụng và người bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.

MSB được miễn,giảm lãi suất cho vay,phí Ngân hàng,gia hạn nợ,mua bán nợ theo quy định của Ngân hàng nhà nước

2.2.5.Bảo lãnh

MSB bảo lãnh vay,bảo lãnh thanh toán,bảo lãnh thực hiện hợp đông,bảo lãnh dự thầu và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho Tổ chức tín dụng,cá nhân theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

MSB được bảo lãnh vay,bảo lãnh thanh toán và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác mà người nhận bảo lãnh là Tổ chức,cá nhân nước ngoài theo quy định của Ngân hàng nhà nước khi thực hiện thanh toán quốc tế.

2.2.6.Chiết khấu,tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

MSB được cấp tín dụng dưới các hình thức chiết khấu thương phiếu và các giầy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của pháp luật.người chủ sở hữu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác phải chuyển giao ngay mọi quyền,lợi ích hợp pháp phát sinh từ các giấy tờ đó cho MSB.

MSB được cấp tín dụng dưới các hình thức cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của pháp luật.MSB được thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp phát sinh trong trường hợp chủ sở hữu các giấy tờ đó không thực hiện đầy đủ những cam kết trong hợp đông tín dụng.

MSB được tái chiết khấu,cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các Tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật hiện hành. MSB có thể được Ngân hàng nhà nước tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.7.Cho thuê tài chính

MSB được hoạt động cho thuê tài chính thông qua Công ty cho thuê tài chính của MSB.

2.2.8.Tài khoản tiền gửi

MSB mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà nước ( Sở giao dịch hoặc chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh,thành phố ) nơi MSB đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Các chi nhánh MSB mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh,thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh.

MSB mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

MSB được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng khác trong nước theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

2.2.9.Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

MSB thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ sau đây : Cung ứng các phương tiện thanh toán;

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ;

Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước; Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế theo sự cho phép của Ngân hàng nhà nước;

Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.

MSB Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên Ngân hàng trong nước;Tham gia các hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.

2.2.10.Các hoạt động khác

Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn,mua cổ phần của Doanh nghiệp và của các Tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.

Góp vốn với Tổ chức tín dụng nước ngoài để thành lập Tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt nam theo quy định của chính phủ về Tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt nam.

Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của Ngân hàng nhà nước.

Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trương quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho phép.

Được quyền uỷ thác,nhận uỷ thác,làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của MSB,kể cả việc quản lý tài sản,vốn Đầu tư của Tổ chức,cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác và đại lý.

Cung ứng dịch vụ bảo hiêm;được thành lập Công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Cung ứng dịch vụ :

- Tư vấn tài chính và tiền tệ trực tiếp cho khách hàng hoặc các Công ty trực thuộc được thành lập theo quy định của pháp luật.

- Bảo quản hiện vật quý và các giấy tờ có giá,cho thuê tủ két,nhận cầm cố và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thành lập Công ty trực thuộc để thực hiện các hoạt động kinh doanh có liên quan tới hoạt động Ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP HÀNG HẢI (Trang 33 -46 )

×