Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 26 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
26
Dung lượng
190,5 KB
Nội dung
Chương I. Cơ sở lí luận về quản trị nguồn nhân lực và công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. I.Khái quát về quản trị nguồn nhân lực 1. Khái niệm và tầm quan trọng của QTNNL 1.1. Khái niệm: QTNNL là tất cả các hoạt động, chính sách và quyết định liên quan đến và có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động của tổ chức hoặc doanh nghiệp đó, nhằm giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu của mình. 1.2. Tầm quan trọng của QTNNL Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động trong đó yếu tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc, đúng cương vị là vấn đề quan trọng để từ đó nhận thấy QTNNL có tầm quan trọng lớn đối với các tổ chức hiện nay. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó, việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo, điều động nhân sự nhằm đạt hiệu quả cao là vấn đề càn phải quan tâm hàng đầu Nghiên cứu về QTNNL giúp cho các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá đúng nhân viên chính xác từ đó biết cách sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức. 2. Mục tiêu và chức năng của QTNNL 2.1. Mục tiêu của quản trị nguồn nhân lực - Giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong ngắn hạn cũng như dài hạn của mình. - Giúp doanh nghiệp có một lực lượng lao động có năng lực, trình độ, động cơ làm việc mạnh mẽ. - Giúp doanh nghiệp sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực một cách hợp lý để làm việc hiệu quả và hiệu suất. - Giúp phát triển sự thỏa mãn của người lao động. - Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định về pháp luật về lao động và sử dụng lao đông. 2.2. Chức năng của quản trị nguồn nhân lực Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày nay đặt ra cho QTNNL nhiều vấn đề cần giải quyết, bao gồm từ việc đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, sự biến động không ngừng của thị trường lao động, những thay đổi pháp luật về lao động Tuy nhiên, có thể chia các hoạt động chủ yếu của QTNNL thao 3 nhóm chức năng chủ yếu sau: Nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động bảo đảm cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng. Muốn vậy tổ chức phải tiến hành: kế hoạch hóa nhân lực; phân tích, thiết kế công việc; biên chế nhân lực; tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí nhân lực. Nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: nhóm chức năng này chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong tổ chức có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên phát triển được tối đa năng lực cá nhân. Nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: nhóm này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức. Nhóm chức năng này bao gồm 3 hoạt động: đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động cho nhân viên, duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. II. Khái quát về công tác tuyển dụng nhân sự, đào tạo và phát triển trong quản trị nguồn nhân lực 1. Công tác tuyển dụng nhân sự 1.1. Khái niệm Tuyển dụng là quá trình tuyển mộ và tuyển chọn các ứng viên phù hợp với yêu cầu công việc và doanh nghiệp. 1.2. Mô hình tuyển dụng Có 2 mô hình tuyển chọn được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi hiện nay đó là mô hình con người và công việc; mô hình con người và tổ chức Mô hình con người và công việc Kết quả nhân sự: - Sự thu hút - Sự thỏa mãn Tuyển dụng - Sự duy trì - Sự có mặt - Hiệu quả làm việc Công việc - các yêu cầu - đãi ngộ Con người - Năng lực - Động cơ Mô hình con người và tổ chức Kết quả nhân sự: - Sự thu hút Tuyển dụng - Sự thỏa mãn - Sự duy trì - Sự có mặt - Hiệu quả làm việc 1.3. Quy trình tuyển dụng Trong quy trình tuyển dụng gồm có 3 hoạt động chính đó là: tuyển mộ, tuyển chọn và ra quyết định. a. Tuyển mộ Là quá trình tìm kiếm và thu hút các ứng viên tiềm năng cho các vị trí hoặc công việc trong doanh nghiệp. Có 2 nguồn tuyển mộ đó là: nguồn bên trong doanh nghiệp và nguồn bên ngoài doanh nghiệp. VHDN Cơ hội thăng tiến Các nhiệm vụ mới CV đa năng Công việc Các yêu cầu Đãi ngộ Con người - Các yêu cầu - Đãi ngộ Các phương pháp tuyển mộ: Đối với nguồn tuyển mộ là từ bên trong doanh nghiệp ta có các phương pháp tuyển mộ như: dán thông báo, thông báo qua các cuộc họp, đề cử. Đối với nguồn tuyển mộ là từ bên ngoài doanh nghiệp ta có các phương pháp tuyển mộ đó là: đăng tin tuyển mộ trên báo, internet, các phương tiên thông tin; tuyển ở các trường đại học, cao đẳng; tuyển qua các truing tâm giới thiệu việc làm. b. Tuyển chọn Tuyển chọn là một quá trình quan trọng, quyết định phần lớn đến việc ra quyết định tuyển dụng. Quá trình tuyển chọn dựa vào các căn cứ như: các thông tinh và tiêu chí của doanh nghiệp; các yêu cầu, nhiệm vụ, bối cảnh làm việc; các thông tin của ứng viên. Trong quá trình tuyển chọn có nhiều công cụ được sử dụng như: Sàng lọc hồ sơ xin việc Phỏng vấn sơ bộ Các bài thi và kiểm tra Phỏng vấn chính thức c. Ra quyết định Sau khi đã thực hiện đầy đủ quy trình tuyển mộ và tuyển chọn và các thông tin tuyển dụng đã đảm bảo theo đúng yêu cầu tuyển chọn thì hội đồng tuyển chọn sẽ ra quyết định đối với người xin việc. Cở sở của việc ra quyết định này dựa vào phương pháp đánh giá chủ quan theo thủ tục loại trừ dần và theo kết quả đánh giá phỏng vấn trắc nghiệm. 2. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 2.1. Khái niệm Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn. Phát triển là các hoạt động hoc tập vươn ra ngoài phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức. 2.2. Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Có nhiều phương pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mỗi phương pháp đều có cách thức thực hiện khác nhau. Sau đây, chúng ta nói tới các phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực chủ yếu: a. Đào tạo trong công việc Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn. Nhóm này bao gồm các phương pháp như: Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc Đào tạo theo kiểu học nghề Kèm cặp và chỉ bảo Luân chuyển và thuyên chuyển công việc b. Đào tạo ngoài công việc Đào tạo ngoài công việc là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Các phương pháp đó bao gồm: Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp Cử đi học ở các trường chính quy Tổ chức các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo Đào tạo theo kiểu chương trình hóa, với sự giúp đỡ của máy tính Đào tạo theo phương thức từ xa Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm Mô hình hóa hành vi Đào tạo kỹ năng xử lý công văn giấy tờ III. Những đặc trưng cơ bản của kinh doanh khách sạn và lao động trong ngành kinh doanh khách sạn 1. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn Kinh doanh khách sạn là ngành dịch vụ sản phẩm tạo ra chủ yếu phải có sự tiếp xúc… mang tính chu kì ( phần in vàng ) 2. Đặc điểm của lao động trong ngành kinh doanh khách sạn (phần 1.2.2 bài 87) Chương 2. Thực trạng công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại khách sạn Tây Hồ I. Giới thiệu chung về khách sạn Tây Hồ 1. Sự hình thành và phát triển của khách sạn Tây Hồ Khách sạn Tây Hồ tọa lạc tại số 58 đường Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội nơi có cảnh quan khá lý tưởng cho việc nghỉ ngơi và thăm quan của du khách so với nhiều khách sạn khác trên địa bàn Hà Nội Ngày 14/3/1991 Ban Tài Chính quản trị trung ương đã ra quyết định số 32/TCQT thành lập khách sạn Tây Hồ trực thuộc công ty Dịch Vụ sản xuất Hồ Tây thuộc ban Tài chính quản trị Trung ương với hai nhiệm vụ : vừa phục vụ khách sạn của Đảng ở Trung ương vừa thực hiện kinh doanh xây dựng ngân sách Đảng. Tháng 7/1991 khách sạn đưa vào sử dụng để phục vụ đại biểu về tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. Khách sạn được đầu tư tổng số vốn ban đầu là 27 tỷ đồng, trên khuôn viên rộng hơn 32.000m2, bên cạnh Hồ Tây thơ mộng. Đây là một khách sạn đẹp và sang trọng thuộc hạng nhất Hà Nội ngày ấy. Khách sạn Tây Hồ hoạt động chủ yếu về những lĩnh vực sau: - Kinh doanh dịch vụ lưu trú. - Kinh doanh dịch vụ lữ hành. - Kinh doanh dịch vụ ăn uống. - Kinh doanh dịch vụ hội nghị, hội thảo, đám cưới. - Kinh doanh dịch vụ bổ sung như bể bơi, sân tennis, phòng tập thể dục, quầy Bar… 2. Cơ cấu quản lý tổ chức kinh doanh của khách sạn Tây Hồ. 2.1. Sơ đồ quản lý tổ chức kinh doanh tại khách sạn Tây Hồ Khách sạn Tây Hồ hiện có 172 cán bộ công nhân viên đang làm việc và công tác trong đó Giám Đốc là người điều hành chung với sự trợ giúp của phó giám đốc phụ trách kinh doanh cùng với 4 quản đốc ở 4 khối sản xuất, 1 giám đốc trung tâm lữ hành và 3 trưởng phòng. Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau nhằm mang lại hiệu quả hoạt động cho khách sạn. Cơ cấu quản lý của khách sạn Tây Hồ được áp dụng theo sơ đồ sau: BAN GIÁM ĐỐC P h ò n g t ổ c h ứ c - h à n h c h í n h P h ò n g t à i c h í n h - K ế t o á n P h ò n g t h ị t r ư ờ n g - L ễ t â n K h ố i d ị c h v ụ ă n u ố n g K h ố i d ị c h v ụ p h ò n g ở K h ố i d ị c h v ụ b ổ s u n g K h ố i b ả o d ư ỡ n g s ử a c h ữ a T r u n g t â m d ị c h v ụ n ữ h à n h T ổ B ế p S â n T e n n i s V ư ờ n h o a c â y c ả n h T ổ B à n 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận kinh doanh 2.2.1. Nhiệm vụ và chức năng của Phòng tổ chức - hành chính - Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển nguồn nhân lực. - Nghiên cứu các giải pháp quản lý và phát triển nguồn nhân lực. - Phổ biến các công tác về tổ chức bộ máy và tuyển dụng lao động. - Thực hiện giám sát các kế hoạch đầu tư và nâng cấp trong toàn khách sạn. 2.2.2. Nhiệm vụ và chức năng của phòng tài chính kế toán Phòng tài chính – kế toán tổ chức rất gọn nhẹ là cơ quant ham mưu cho giám đốc thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổ chức bộ máy kế toán, hệ thống chứng từ kế toán, lưu trữ sổ kế toán, báo cáo kế toán và chứng từ kế toán một cách khoa học. - Xây dựng kế hoạch huy động vốn đảm bảo cho việc kinh doanh tổ chức tuần hoàn chu chuyển vốn, thanh toán tiền hàng và thu nợ kịp thời. - Quản lý thu chi tài chính. - Thực hiện thống kê kế toán và quyết toán theo luật định. - Chịu trách nhiệm về mặt quản lý đối với mọi sự thất thoát về tài sản và vốn của công ty nếu có. 2.2.3. Nhiệm vụ và chức năng của phòng thị trường lễ tân - Bộ phận lễ tân thực hiện nhiệm vụ đón khách, nhận và chuyển bưu điện, báo chí… - Điều phối các phòng cho khách thuê dài hoặc ngắn ngày và làm thủ tục giấy tờ cho khách đến, khách đi. Kịp thời phản ánh với lãnh đạo về nguồn khách, tình hình, tình hình tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, nhu cầu của khách… [...]... THCN Sơ cấp III 32 50 72 Công tác tuyển dụng tại khách sạn Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, công ty trách nhiệm hữu hạn Tây Hồ đã có những đổi mới trong công tác quản trị nhân sự, một trong số đó là công tác tuyển chọn, sử dụng lao động Chính sách tuyển dụng của khách sạn như sau: * Phương pháp tuyển dụng: Công tác tuyển dụng do phòng hành chính của khách sạn Tây Hồ đảm nhận Đối với các... trị nhân sự Qua bảng số liệu trên, có thể kết luận được công tác tuyển dụng nguồn nhân lực của công ty cũng như khách sạn đã đáp ứng được nhu cầu về tuyển dụng của các đơn vị Số lượng tuyển dụng hàng năm là không cao và cũng không cố định bởi vì số lượng nhân viên hiện tại là vẫn đáp ứng được công việc của mình IV Công tác đào tạo và phát triển nhân sự tại khách sạn Đào tạo và phát triển nguồn lực. .. nội dung chính của công tác quản trị nhân lực Khách sạn Tây Hồ luôn chú trọng tới vấn đề quan trọng này bằng cách tiến hành đào tạo một cách thường xuyên và liên tục nhằm cải tiến chất lượng đội ngũ lao động, tạo lợi thế cạnh tranh cho khách sạn Hàng năm, một phần lợi nhuận đáng kể được đưa vào ngân sách đào tạo và phát triển Để nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, khách sạn không chỉ tiến hành... trú 2 DT ăn uống 3 DT các dịch vụ bổ sung 4 DT lữ hành 2.014 11,0 2.683 12,7 3.565 14,2 133,2 132,9 ( Nguồn: Khách sạn Tây Hồ) Bảng 4: Sự phát triển doanh thu của khách sạn Tây Hồ II Thực trạng nhân sự và quản lý nhân sự ở khách sạn 1 Thực trạng về nhân sự Tính đến năm 2010 tổng số lao động của khách sạn là 172 người được phân theo các tiêu chí sau: Chỉ tiêu 2008 2009 2010 % năm sau/năm trước 2009/2008... cao tay 100% chế biến được nghề cho nhân viên các món ăn theo chuẩn bếp trong nước và quốc tế Đào tạo tin học và Nằm vững cách sử ngoại ngữ dụng các phần mềm văn phòng và tiếng anh giao tiếp ứng dụng vào Cán bộ quản lý công việc hiệu quả Nâng cao chuyên môn Áp dụng hiểu quả, quản lý nâng cao chất lượng quản lý khách sạn Như vậy ở mỗi chương trình đào tạo, khách sạn đều đặt ra mục tiêu, yêu cầu cụ thể... trong khách sạn phục vụ khách lưu trú tại khách sạn ăn uống và phục vụ các bữa tiệc trong khách sạn Xây dựng kế hoạch kinh doanh và quản lý kinh doanh của nhà hàng - Bảo vệ an toàn cho khách khi ăn uống - Thực hiện tốt quản lý tài sản, quản lý lao động, quản lý kĩ thuật về vệ sinh phòng ăn… 2.2.6 Nhiệm vụ và chức năng của khối dịch vụ phòng ở Khối dịch vụ phòng ở luôn đảm bảo mọi nhu cầu của khách. .. tham gia và không ngừng học hỏi Bên cạnh đó, khách sạn còn chú trọng quan tâm, tạo điều kiện cho nhân viên đi học thêm tại một số trường nghiệp vụ Chính sách của khách sạn là đào tạo và phát triển nhân viên để họ có thể nâng cao hiệu quả công việc Hiện nay, khách sạn Tây Hồ đang duy trì và phát triển các loại hình đào tạo sau: Đào tạo nghiệp vụ tại chỗ Đào tạo kĩ thuật nghiệp vụ liên quan tới công việc... 108,8 105,7 6.561 22,9 62,2 105,2 số Tổng số lượt khách Khách nội địa Khách quốc tế % Năm sau/Năm trước trọng số trọng số trọng 29.161 100 27.066 100 28.597 19.140 65,6 20.832 77,0 10.021 34,4 6.234 23,0 (Nguồn: Khách sạn Tây Hồ) Bảng 3: Tình hình phát triển khách du lịch tại khách sạn Tây Hồ 3.2.Sự phát triển về doanh thu của khách sạn Tây Hồ Dù là khách sạn hay một doanh nghiệp bất kỳ, doanh thu là yếu...- Tính toán, thu nợ và trả nợ cho các dịch vụ mà khách sạn đã cung ứng cho khách trong suốt thời gian khách lưu trú, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho khách 2.2.4 Nhiệm vụ và chức năng của trung tâm du lịch lữ hành Trung tâm du lịch lữ hành có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu của khách và thu hút khách đến khách sạn Trung tâm du lịch lữ hành của khách sạn Tây Hồ thực hiện những nhiệm vụ sau:... việc của nhân viên và được các nhân viên khác, giám sát viên hay giám đốc bộ phận huấn luyện Lớp học chung cho tất cả khách sạn Các vấn đề chung của toàn bộ khách sạn sẽ được phòng tổ chức-hành chính đào tạo và huấn luyện Đào tạo ngoài khách sạn : Quy trình đào tạo nhân sự của khách sạn nhu Nhu cầu CBCNV Định hướng khách sạn Xác định nhu cầu đào tạo Lập kế hoạch đào tạo Thực hiện đào tạo Hồ sơ đào . Cơ cấu quản lý tổ chức kinh doanh của khách sạn Tây Hồ. 2.1. Sơ đồ quản lý tổ chức kinh doanh tại khách sạn Tây Hồ Khách sạn Tây Hồ hiện có 172 cán bộ công nhân viên đang làm việc và công tác trong. 3.565 14,2 133,2 132,9 ( Nguồn: Khách sạn Tây Hồ) Bảng 4: Sự phát triển doanh thu của khách sạn Tây Hồ. II. Thực trạng nhân sự và quản lý nhân sự ở khách sạn 1. Thực trạng về nhân sự Tính đến năm. Chương I. Cơ sở lí luận về quản trị nguồn nhân lực và công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. I.Khái quát về quản trị nguồn nhân lực 1. Khái niệm và tầm quan trọng của QTNNL 1.1.