1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc

60 5,1K 91
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc

Trang 1

MỤC LỤC

Mục lục 1

Danh mục các từ viết tắt 3

Danh mục bảng biểu và hình vẽ 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ 1.1 Quản lý nhà nước và quản lý môi trường 10

1.1.1 Quản lý nhà nước 10

1.1.2 Quản lý môi trường 12

1.1.2.1 Khái niệm quản lý môi trường 12

1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường 13

1.1.2.3 Phân loại các công cụ quản lý môi trường 15

1.2 Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế 17

1.2.1 Khái niệm công cụ kinh tế 18

1.2.2 Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 18

1.2.2.1 Thuế tài nguyên 18

1.2.2.2 Thuế môi trường 20

1.2.2.3 Phí và lệ phí 21

1.2.2.4 Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường 22

1.2.2.5 Ký quỹ môi trường 24

1.2.2.6 Trợ cấp môi trường 25

1.2.2.7 Quỹ môi trường 26

1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường 1.2.3.1 Kinh nghiệm các nước phát triển 27

1.2.3.2 Kinh nghiệm các nước đang phát triển 30

1.2.4 Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam 32

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Tổng quan về thành phố Hà Nội 35

Trang 2

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 35

2.1.2 Dân cư và lao động 37

2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế 37

2.1.3.1 Tăng trưởng kinh tế 37

2.1.3.2 Cơ cấu kinh tế 38

2.1.4 Hiện trạng môi trường 40

2.2 Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội 42

2.2.1 Thuế môi trường 42

2.2.2 Các loại phí 42

2.2.1.1 Phí xăng dầu 43

2.2.1.2 Phí bảo vệ môi trường đối với rác thải 44

2.2.1.3 Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 47

2.2.2 Quỹ môi trường Hà Nội 50

2.3 Đánh giá việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường tại thành phố Hà Nội 52

2.3.1 Thuận lợi 52

2.3.2 Khó khăn 53

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1 Giải pháp về thể chế chính sách 55

3.1.1 Các giải pháp chung 55

3.1.2 Các biện pháp cụ thể 56

3.2 Giải pháp giáo dục và truyền thông 57

3.3 Một số kiến nghị 57

KẾT LUẬN 62

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BPP Nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền

PPP Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

GIS Hệ thống thông tin địa lý

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Châu Âu

NICs Các nước công nghiệp mới

UBNDTP Ủy ban nhân dân Thành phố

HĐND Hội đồng nhân dân

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

Trang 4

Hình 1 Bản đồ hành chính khu vực thành phố Hà Nội

Hình 2 Biểu đồ thể hiện giá trị GDP của Hà Nội qua các năm

Bảng 1 Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước OECD

Bảng 2 Giá trị GDP của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006

Bảng 3 Giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế

Bảng 4 Sản lượng xăng dầu xuất bán trên địa bàn Hà Nội

Bảng 5 Tổng số phí xăng dầu thu được ở Hà Nội

Bảng 6 Khối lượng rác thải phát sinh năm 2006

Bảng 7 Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt

Bảng 8 Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lời nói đầu

Môi trường sinh thái đang là mối quan tâm bức xúc của nhân loại và trởthành thách thức đối với toàn cầu Cùng với sự phát triển nhanh chóng của

Trang 5

sâu sắc, tạo ra cho loài người những thách thức trong việc kiểm soát ô nhiễmmôi trường.

Tăng trưởng kinh tế mà hy sinh môi trường hay đầu tư để bảo vệ môitrường mà bỏ qua tăng trưởng kinh tế, đây là hai quan điểm phát triển đối lậpnhau Cả hai mô hình này đều tồn tại những hạn chế rất lớn và không thể đạtđược mục tiêu phát triển bền vững Vì vậy, để phát triển bền vững cần đồngthời tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường Một câu hỏi đặt ra cho các nhàquản lý môi trường là cần tiến hành quản lý môi trường như thế nào để đảmbảo kinh tế vẫn tăng trưởng cao

Công cụ kinh tế, công cụ mệnh lệnh kiểm soát và các biện pháp giáo dụcmôi trường nằm trong hệ thống công cụ của quản lý môi trường Trên thếgiới, cùng với các công cụ mang tính mệnh lệnh bắt buộc thì các công cụ kinh

tế cũng đã được áp dụng một cách rộng rãi, đặc biệt là trong bối cảnh nềnkinh tế thị trường

Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, do đó phải đốimặt với những thách thức lớn về bảo vệ môi trường Quá trình đô thị hóa diễn

ra mạnh mẽ kéo theo đó là những tổn hại về môi trường Các chất thải ngàycàng tăng lên cả về khối lượng và mức độ nguy hại Tình trạng này ở cácthành phố lại càng đáng báo động Nồng độ các chất độc hại có trong đất,nước, không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới sức khỏengười dân

Thành phố Hà Nội với vị thế là thủ đô của cả nước cũng không tránh đượcnhững hệ quả về suy thoái môi trường do các hoạt động sinh sống, hoạt độngsản xuất công nghiệp,…Do đó cần thiết phải tiến hành quản lý môi trườngbằng các biện pháp kinh tế bởi các công cụ kinh tế tiếp cận môi trường linhhoạt, hiệu quả và kinh tế, nó cho phép các doanh nghiệp lựa chọn phương ántối ưu đáp ứng các yêu cầu về môi trường

Hiện tại Hà Nội đã bước đầu áp dụng các công cụ kinh tế và thu đượcnhững kết quả nhất định Để đánh giá công tác áp dụng các biện pháp kinh tế

Trang 6

vào trong quản lý môi trường nên tôi đã lựa chọn đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môitrường vào thực tế, cụ thể trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng công cụkinh tế trong quản lý môi trường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: áp dụng các công cụ kinh tế trong công tác quản

lý môi trường

- Phạm vi nghiên cứu: địa bàn thành phố Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: số liệu thống kê sử dụng đến năm 2008

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu: phương pháp phổ biến được áp dụngtrong quá trình nghiên cứu Các tài liệu về văn bản quy định pháp luật

về môi trường, vấn đề kinh tế xã hội thành phố Hà Nội và định hướngphát triển, thực trạng công tác thu phí

- Phương pháp tổng hợp tài liệu: các tài liệu sau khi được thu thập sẽđược tổng hợp và phân tích, chọn lọc để sử dụng nghiên cứu

Trang 7

CHƯƠNG II: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trườngtrên địa bàn thành phố Hà Nội

CHƯƠNG III: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụngcông cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội

CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢN

LÝ MÔI TRƯỜNG BẰNG CÔNG CỤ KINH TẾ

A.Quản lý nhà nước và quản lý môi trường

1.1.1 Quản lý nhà nước

1.1.1.1 Khái niệm quản lý

Thuật ngữ quản lý được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ doanhnghiệp, khu vực tư nhân, khu vực công, nhất là trong hệ thống các cơ quanhành chính nhà nước Tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu của các ngành khoahọc mà thuật ngữ quản lý được sử dụng cho phù hợp với đối tượng nghiêncứu

Một cách khái quát nhất, quản lý có thể được hiểu như sau:

“Quản lý là hoạt động có ý thức của con người, nhằm sắp xếp tổ chức, chỉ huy, điều hành, hướng dẫn, kiểm tra… các quá trình xã hội và hoạt động của con người để hướng chúng phát triển phù hợp với quy luật xã hội, đạt được mục tiêu xác định theo ý chí của nhà quản lý với chi phí thấp nhất”

Như vậy, quản lý có thể hiểu là hoạt động nhằm tác động một cách có tổchức và định hướng của chủ thể quản lý vào một đối tượng nhất định để điềuchỉnh các quá trình xã hội và hành vi của con người nhằm duy trì tính ổn định

và phát triển của đối tượng theo mục tiêu đã định

1.1.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước

Trang 8

Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước, là quản

lý công việc của Nhà nước Quản lý nhà nước xét về mặt chức năng bao gồmhoạt động lập pháp (Quốc hội), hoạt động hành chính (chấp hành và điềuhành) của Chính phủ và hoạt động tư pháp của hệ thống tư pháp (Tòa án,Viện Kiểm sát)

Chủ thể quản lý nhà nước là các cơ quan trong bộ máy Nhà nước thựchiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp Đối tượng quản lý là toàn bộdân cư sống trong phạm vi lãnh thổ quốc gia

Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, lấy pháp luật làm công

cụ quản lý chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội

Theo đó, khái niệm chung về quản lý nhà nước là:

“Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực Nhà nước, bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở pháp luật”

1.1.2 Quản lý môi trường

1.1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý môi trường

 Khái niệm quản lý môi trường:

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục có tổ chức và hướng đích củachủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành cáchoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể quản lý môitrường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt đượcmục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật và thông lệ hiệnhành

Như vậy, quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp,chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môitrường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia

Mục tiêu quản lý môi trường

Trang 9

Mục tiêu cơ bản của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta trong giai đoạncông nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay đó là:

- Thứ nhất, khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường

phát sinh trong các hoạt động sống của con người

- Thứ hai, phát triển đất nước theo 9 nguyên tắc phát triển bền vững do

Hội nghị Rio-92 đề xuất và được tuyên bố Johannesbug, Nam Phi vềphát triển bền vững 26/8 – 4/9/2002 tái khẳng định Trong đó với nộidung cơ bản cần phải đạt được là phát triển kinh tế-xã hội gắn chặt vớibảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trườngnhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học

- Thứ ba, xây dựng các công cụ kinh tế có hiệu lực quản lý môi trường

quốc gia và các vùng lãnh thổ Các công cụ trên phải thích hợp vớitừng ngành, từng địa phương và cộng đồng dân cư

1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản của quản lý môi trường

Quản lý môi trường phải phản ánh các quy luật khách quan vào điều kiện

cụ thể của từng đối tượng quản lý Ở nước ta, quản lý môi trường cần dựa vàonhững nguyên tắc sau:

 Bảo đảm tính hệ thống

Môi trường là một hệ thống động phức tạp, bao gồm nhiều phần tử hợpthành Các phần tử có bản chất tự nhiên và xã hội khác nhau Trên cơ sở thuthập, tổng hợp và xử lý thông tin về hoạt động của các đối tượng trong hệthống môi trường, nhiệm vụ của quản lý môi trường là đưa ra các quyết địnhquản lý phù hợp nhằm thúc đẩy các phần tử cấu thành hoạt động đều đặn, cânđối, hài hòa hướng tới mục tiêu đã định

 Bảo đảm tính tổng hợp

Các hoạt động phát triển thường diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau,

dù dưới hình thức nào, quy mô và tốc độ hoạt động ra sao, mỗi loại hoạt độngđều gây ra tác động tổng hợp lên hệ thống môi trường Vì thế, trong khi hoạch

Trang 10

định chính sách quản lý môi trường cần phải tính đến tác động tổng hợp vàhậu quả của chúng.

 Bảo đảm tính liên tục và nhất quán

Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thôngqua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng Đặc tính này quy định tính nhấtquán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường, đòi hỏi khôngngừng nâng cao năng lực dự đoán và xử lý tổng hợp cũng như năng lực quản

lý vĩ mô của Nhà nước

 Bảo đảm tập trung dân chủ

Quản lý môi trường được thực hiện nhiều cấp khác nhau Vì thế, cần phảibảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản

lý môi trường Tập trung phải thực hiện trên cơ sở trong bàn bạc, quyết địnhcác vấn đề có liên quan tới môi trường theo phương châm “dân biết, dân bàn,dân làm, dân kiểm tra” Ngược lại, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổtập trung, không mâu thuẫn, đối với tập trung, tráng lãng phí nguồn lực xãhội

 Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ

Mỗi thành phần môi trường như không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng,

… thường do từng ngành quản lý và sử dụng, nhưng các thành phần môitrường không chỉ phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể.Trong khi một yếu tố môi trường có thể chịu sự quản lý của nhiều cơ quankhác nhau Do đó nếu không kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành vàquản lý theo lãnh thổ thì sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý môitrường

 Kết hợp hài hòa các loại lợi ích

Quản lý môi trường là quản lý các hoạt động phát triển do con người tiếnhành, tổ chức và phát huy tính tích cực của hoạt động vì mục đích phát triểnbền vững Các cá nhân, tập thể hay cộng đồng, đều có những lợi ích, nguyện

Trang 11

vọng, nhu cầu nhất định Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng củaquản lý môi trường là chú ý đến lợi ích của con người, để khuyến khích cóhiệu quả hành vi và thái độ ứng xử phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường

 Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trườngvới quản lý kinh tế, quản lý xã hội

Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, hướng đến một xã hội bền vữngtrong tương lai, ngay từ đầu và trong suốt quá trình phát triển, phải kết hợpchặt chẽ, hài hòa giữa quản lý tài nguyên và môi trường với quản lý kinh tế,quản lý xã hội thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triểnđúng đắn, có tầm bao quát và có tính tổng hợp, thông qua quá trình hòa nhậpcác kế hoạch và đầu tư về môi trường vào các kế hoạch và đầu tư vào kinh tế

- xã hội ở tất cả các khâu, các cấp quản lý của Nhà nước

 Tiết kiệm và hiệu quả

Tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt liên quan chặt chẽ với nhau của quản lýmôi trường, đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.Thông qua việc hoạch định chính sách và chiến lược bảo vệ môi trường quốcgia để giảm tiêu hao năng lượng, tiết kiệm lao động, đảm bảo đầu tư vật chất

và tài chính có trọng điểm

1.1.2.3 Phân loại các công cụ quản lý môi trường

Phân loại theo chức năng :

Theo chức năng của các công cụ có thể phân ra làm 3 loại chức năng chủ yếucủa công cụ quản lý môi trường là: công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hànhđộng, công cụ hỗ trợ

Công cụ điều chỉnh vĩ mô: là luật phápvà các chính sách của Nhà nước,

thông qua đó Nhà nước có thể điều chỉnh các hoạt động sản xuất có tác độngmạnh mẽ tới việc phát sinh ra chất ô nhiễm

Trang 12

Công cụ hành động: là các công cụ hành chính (xử phạt vi phạm môi

trường trong kinh tế, sinh hoạt…), công cụ kinh tế, có tác động trực tiếp tớilợi ích kinh tế - xã hội của cơ sở sản xuất kinh doanh

- Công cụ hành động là công cụ chủ yếu của các tổ chức môi trườngđược xây dựng trên cơ sở luật pháp, chính sách của quốc gia

- Công cụ hành động nhìn chung rất đa dạng, có ảnh hưởng trong một

phạm vi nhất định.

Công cụ hỗ trợ: là các công cụ không có tác động điều chỉnh hoặc không

tác động trực tiếp tới hoạt động Các công cụ này dùng để quan sát, giám sátcác hoạt động gây ô nhiễm, giáo dục con người trong xã hội

- Công cụ hỗ trợ có thể là các công cụ kỹ thuật như: GIS, mô hình hóa,giáo dục môi trường, thông tin môi trường

- Công cụ hỗ trợ có chức năng hoàn thiện dần các công cụ hành độngcủa các tổ chức và các cá nhân gây ô nhiễm môi trường

Phân loại theo bản chất công cụ :

Có thể phân loại công cụ quản lý môi trường theo bản chất thành 4 loại cơbản là: công cụ luật pháp - chính sách, công cụ kinh tế, công cụ kỹ thuật quản

lý, công cụ hỗ trợ

Công cụ luật pháp – chính sách: các quy định luật pháp – chính sách về

môi trường và bảo vệ tài nguyên môi trường như các bộ luật về môi trường,luật nước, luật bảo vệ và phát triển bền vững, luật đất đai

Công cụ kinh tế: là các công cụ đánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt

động sản xuất kinh doanh

- Công cụ kinh tế rất đa dạng: thuế môi trường, nhãn sinh thái, phí môitrường, cota ô nhiễm, quỹ môi trường, …

- Công cụ kinh tế được xác định và áp dụng cho từng quốc gia, tùy vàomức độ phát triển của nền kinh tế và sự chặt chẽ của các quy định pháp luật

Trang 13

- Công cụ kinh tế được nhanh chóng hoàn thiện theo thời gian.

- Công cụ kinh tế chỉ được áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thịtrường

Công cụ kỹ thuật môi trường:

- Công cụ kỹ thuật quản lý tác động trực tiếp vào các hoạt động tạo ra ônhiễm hoặc quản lý chất ô nhiễm trong quá trình hình thành và vận hành hoạtđộng sản xuất

- Các công cụ kỹ thuật quản lý bao gồm: công cụ đánh giá môi trường,monitoring môi trường, kế toán môi trường, quy hoạch môi trường, công nghệ

xử lý các chất thải, tái chế và tái sử dụng,…

- Công cụ kỹ thuật quản lý được thực hiện thông qua vai trò kiểm soát

và giám sát

- Công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất

kì một nền kinh tế phát triển như thế nào

Công cụ giáo dục và truyền thông: giáo dục và truyền thông nhằm nâng

cao nhận thức về môi trường thông qua biện pháp phổ biến kiến thức phápluật, tuyên truyền, phổ cập nhận thức môi trường bằng các phương tiện thôngtin đại chúng hoặc mở các lớp tập huấn, đưa nội dung bảo vệ môi trường vàotất cả các cấp học, đào tạo chuyên gia về môi trường

- Giáo dục môi trường thông qua các hoạt động giáo dục chính quy vàkhông chính quy để nâng cao nhận thức, kỹ năng và sử dụng môi trường theocách bền vững

Trang 14

- Truyền thông là quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm, suynghĩ, thái độ giữa các cá nhân hoặc nhóm người để hiểu về các yếu tố môitrường, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và các tác động liên quan.

1.2 Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế

1.2.1 Khái niệm công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế là các công cụ chính sách được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường.

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác động trực tiếp tới thunhập hoặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm ngănngừa tác động tiêu cực tới môi trường Công cụ kinh tế có thể tác động trựctiếp vào các nhà sản xuất dưới dạng thuế môi trường, phí xả thải hoặc trựctiếp vào người tiêu thụ dưới dạng phí sử dụng Trong tất cả các trường hợp

đó, công cụ kinh tế đều có mục đích chung là hạn chế lượng chất thải phátsinh và giảm ảnh hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên, năng lượng

Các công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả từ đó làm thay đổi chi phíhoặc lợi ích của các chủ thể Việc sử dụng công cụ kinh tế để kích thích cácchủ thể hoạt động có lợi cho môi trường theo 2 nguyên tắc: BPP (ngườihưởng lợi phải trả tiền) và PPP (người gây ô nhiễm phải trả tiền) Theonguyên tắc PPP thì ở mức ô nhiễm cao sẽ phải chịu phạt về tài chính cao hơn,còn ở mức ô nhiễm thấp hơn thì chịu phạt thấp hơn, hoặc được thưởng Đốivới nguyên tắc BPP thì người sử dụng phải trả toàn bộ chi phí xã hội cho sựcung cấp nguồn lực đó (ví dụ phí nước thải và phí dịch vụ liên quan đến việc

xử lý nước thải)

Công cụ kinh tế rất đa dạng, gồm thuế môi trường, phí và lệ phí môitrường, quỹ môi trường, cota ô nhiễm, trợ cấp môi trường, nhãn sinh thái, ký

Trang 15

quỹ môi trường,… Mỗi công cụ đều có những ưu điểm tùy theo từng nội dungquản lý cụ thể

Công cụ kinh tế cần các điều kiện để phát huy hiệu lực trong quản lý môitrường:

- Nền kinh tế thị trường thực sự, hàng hóa tự do trao đổi theo đúng chấtlượng và giá trị

- Chính sách và các quy định pháp luật chặt chẽ, cho phép kiểm soát vàđiều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm hoặc sử dụng cácthành phần môi trường

- Hiệu lực cao của các tổ chức quản lý môi trường từ Trung ương đến địaphương trong quá trình thi hành các quy định của nhà nước về pháp luật, quyđịnh

- Thu nhập bình quân của quốc gia (GDP) cao, cho phép quốc gia cónhững nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường và giáo dục ý thức môitrường cho mọi người dân

Trong điều kiện kinh tế, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ nhưhiện nay các công cụ kinh tế trong quản lý cần luôn được nghiên cứu để hoànthiện, tránh sự phản ứng của nhà sản xuất và người tiêu thụ Sự mở cửa củanền kinh tế đòi hỏi rất cao đối với các sản phẩm thương mại quốc tế, yêu cầu

về an toàn trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là một phần của chính sách môitrường có tác dụng hỗ trợ nhà quản lý thực hiện nhiệm vụ của mình

1.2.2 Các loại công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

1.2.2.1 Thuế tài nguyên

Trang 16

Thuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập về hoạt độngkhai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước

Đối tượng nộp thuế: các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thuộc mọithành phần kinh tế quốc doanh, không phân biệt ngành nghề, hình thức khaithác, hoạt động thường xuyên hay không thường xuyên, có địa điểm lưu độnghay cố định, có khai thác sử dụng tài nguyên lòng đất, mặt đất, mặt nước.Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế chủ yếu như thuế sử dụng đất,thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tàinguyên khoáng sản,…

Cơ cấu tính thuế tài nguyên phải được thay đổi phù hợp với khả năngcông nghệ của doanh nghiệp, phương thức quản lý của Nhà nước và điều kiệnđịa chất kỹ thuật của khu vực khai thác tài nguyên để bảo đảm có sự phân biệtđối với các doanh nghiệp hoặc hoạt động gây ra tổn thất tài nguyên và suythoái môi trường ở các mức độ khác nhau Nguyên tắc chung của thuế tàinguyên là: hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môitrường thì càng phải chịu mức thuế cao hơn

Trong thực tế, người ta thường phân biệt thuế tài nguyên theo mức độ xácđịnh trữ lượng:

- Tài nguyên đã xác định trữ lượng: thuế được tính dựa trên trữ lượng địachất (hoặc trữ lượng công nghiệp) của loại tài nguyên mà doanh nghiệp đượcphép khai thác

- Tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định chưa chính xác:

có thể sử dụng sản lượng khai thác làm cơ sở tính thuế trong khi chờ có thăm

dò địa chất về trữ lượng bổ sung

Đánh giá:

Ưu điểm: áp dụng thuế tài nguyên có tác dụng lớn trong việc bổ sung cho

nguồn Ngân sách quốc gia, đồng thời thông qua việc đóng thuế tài nguyênNhà nước theo dõi và giám sát được việc khai thác và sử dụng tài nguyêntrong thực tế

Trang 17

Nhược điểm: đối với các tài nguyên không có khả năng tái tạo, cách tính

thuế theo giá bán sản phẩm chưa phù hợp, không khuyến khích được doanhnghiệp giảm sản lượng tài nguyên khai thác Đồng thời điều kiện địa chấtkhác nhau ở mỗi vùng do đó hiệu quả khai thác khác nhau, nếu tính cùng mộtmức thuế như nhau giữa các vùng là không công bằng đối với chủ khai thác

1.2.2.2 Thuế môi trường

Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết cáchoạt động bảo vệ môi trường quốc gia, bù đắp chi phí mà xã hội bỏ ra để giảiquyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí mất ngày công lao động, chi phíphục hồi môi trường, chi phí phục hồi tài nguyên, chi phí xử lý và ngăn ngừa

ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách Thuế môi trường buộc cácnhà sản xuất phải cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiênliệu hoặc thay thế nguyên, nhiên liệu ít gây ô nhiễm hơn

Có hai loại thuế môi trường là thuế trực thu và thuế gián thu:

 Thuế trực thu đánh vào lượng chất thải độc hại đối với môi trường do cơ

sở gây ra, ví dụ thuế CO2, SO2, thuế môi trường của hoạt động khai tháckhoáng sản

 Thuế gián thu đánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa gây ra ô nhiễm môitrường trong quá trình sản xuất Ở lĩnh vực mà thiệt hại môi trường rất khó

đo đếm thì thuế môi trường có thể được tính trên tổng doanh thu về sản phẩmcủa hoạt động sản xuất

Đánh giá:

Trang 18

- Làm tăng chi phí đầu vào, giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp.

- Ảnh hưởng tới phân phối thu nhập: nhóm đối tượng có thu nhập thấp sẽ

bị ảnh hưởng lớn hơn so với nhóm đối tượng có thu nhập cao

- Đầu tư hệ thống thiết bị và hệ thống quản lý giám sát, kiểm soát việcđánh thuế vào các hành vi gây ô nhiễm môi trường đòi hỏi chi phí lớn

1.2.2.3 Phí và lệ phí

Lệ phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước khi Nhà nước giải quyếtcông việc quản lý hành chính, tư pháp của Nhà nước theo thẩm quyền đượcluật quy định Còn phí là khoản thu của ngân sách Nhà nước nhằm bù đắp chiphí của Nhà nước đầu tư xây dựng, mua sắm, bảo dưỡng và quản lý tài sản,tài nguyên hoặc chủ quyền quốc gia để phục vụ các tổ chức, cá nhân hoạtđộng sự nghiệp, hoặc hoạt động công cộng

Thực hiện theo nguyên tắc “người sử dụng phải trả tiền”, các quốc gia quyđịnh thu phí và lệ phí tùy theo mục đích sử dụng và hoàn cảnh sử dụng nhưphí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục hồi môi trường trên các bãithải; lệ phí thu dọn rác sinh hoạt, quét dọn đường phố, lệ phí đổ rác, xử lý rácthải, lệ phí giám sát, thanh tra môi trường, cấp giấy phép môi trường,…

Trang 19

Phí gây ô nhiễm có thể được sử dụng một phần để chi phí cho các hoạtđộng như nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học , công nghệ xử lý ô nhiễmmôi trường, ngăn ngừa ô nhiễm.

Lệ phí môi trường được áp dụng cho các trường hợp như: Lệ phí thẩmđịnh báo cáo đánh giá tác động môi trường, lệ phí cấp giấy phép môitrường… Những loại lệ phí này được thu khi cơ quan quản lý Nhà nước vềmôi trường giải quyết quản lý hành chính Nhà nước về bảo vệ môi trường đãđược Luật bảo vệ môi trường quy định

Phạm vi áp dụng của các loại phí môi trường như sau:

Phí đánh vào nguồn ô nhiễm

Là loại phí đánh vào các chất gây ô nhiễm được thải ra môi trường Phíđánh vào nguồn gây ô nhiễm được xác định trên cơ sở khối lượng và hàmlượng chất ô nhiễm Biện pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhângây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng thêm nguồnthu cho Chính phủ để sử dụng vào việc cải thiện chất lượng môi trường

Phí sử dụng

Là tiền phải trả do được sử dụng các hệ thống công cộng xử lý và cảithiện chất lượng môi trường như: hệ thống thoát nước, thu gom rác thải…Các khoản thu từ phí này được dùng để góp phần bù đắp chi phí bảo đảm cho

hệ thống này hoạt động Mục đích chính của phí này chủ yếu là nhằm tăngnguồn thu cho Chính phủ và đối tượng thu là những cá nhân hay đơn vị trựctiếp sử dụng hệ thống dịch vụ công cộng

Phí đánh vào sản phẩm

Là loại phí được dùng đối với những loại sản phẩm gây tác hại tới môitrường khi chúng được sử dụng trong các quá trình sản xuất, tiêu dùng hayloại bỏ chúng

Trang 20

Loại phí này được áp dụng với những sản phẩm chứa chất độc hại và với mộtkhối lượng nhất định chúng sẽ gây tác hại tới môi trường, chẳng hạn như cácchất kim loại nặng, PVC, CFC…

Cũng giống như phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm, phí đánh vào sản phẩmnhằm hai mục đích là khuyến khích giảm ô nhiễm bằng giảm việc sửdụng/tiêu dùng các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu cho Chính phủ Đốivới mục đích tăng nguồn thu cho Chính phủ thì mức phí được xác định dựavào tổng mức thu dự định sẽ thu hàng năm và số sản phẩm sẽ được tiêu thụ.Còn đối với mục đích khuyến khích giảm ô nhiễm thì mức thu phí được xácđịnh dựa vào nhân tố như độ co giãn về đánh giá của đường cầu của sản phẩm

bị đánh phí, khả năng tồn tại sản phẩm thay thế không hoặc ít gây ô nhiễmhơn và mục tiêu muốn giảm lượng ô nhiễm ( tức là giảm sản phẩm được tiêuthụ )

Trang 21

Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên thiên nhiênkhó có thể xác định quyền sở hữu và các tài nguyên được sử dụng công cộngnhư không khí, đại dương,…

Giấy phép xả thải có thể mua bán được là thị trường mà trong đó hàng hóathường là giấy phép thải khí hoặc thải nước, người bán là các đơn vị sở hữugiấy phép và người mua là các đơn vị cần giấy phép để xả thài

Mục đích của công cụ tạo ra thị trường là tăng cường hiệu quả kinh tế củacông tác quản lý ô nhiễm và đầu tư công nghệ xử lý chất ô nhiễm

Các nhà máy hoặc công ty sẽ lựa chọn giải pháp mua giấy phép để trả phímôi trường cao hơn, hoặc bán giấy phép để đầu tư công nghệ xử lý chất ônhiễm Trong trường hợp thứ nhất, việc đầu tư công nghệ xử lý môi trườngkhông mang lại hiệu quả kinh tế Ngược lại, trong trường hợp thứ hai đầu tưcông nghệ xử lý sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp Ở cả hai trườnghợp, ô nhiễm môi trường khu vực sẽ giảm, còn các doanh nghiệp giảm đượcchi phí cho công tác bảo vệ môi trường

Nhược điểm:

- Tạo lập thị trường mua bán giấy phép phát thải cần có sự quản lý chặtchẽ của cơ quan quản lý để vận hành hệ thống

Trang 22

- Thị trường giấy phép chỉ thực sự phát huy được hiệu quả trong điềukiện nền kinh tế thị trường trong đó các doanh nghiệp tự do cạnh tranh vớinhau.

1.2.2.5 Ký quỹ môi trường

Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễgây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng như: khai thác khoáng sản, khai thác tàinguyên thiên nhiên, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhiễm môitrường lớn Ký quỹ và hoàn trả còn được tiến hành với người tiêu dùng khimua và bán các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm

Hệ thống này yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu tư phải đặtcọc tại ngân hàng một khoản tiền đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy

đủ nghĩa vụ về bảo vệ môi trường Số tiền này phải lớn hơn hoặc xấp xỉ kinhphí cần thiết để xử lý, khắc phục ô nhiễm Nếu quá trình thực hiện đầu tư sau

đó cơ sở không để xảy ra ô nhiễm hoặc thực hiện đúng cam kết thì số tiền kýquỹ sẽ được hoàn trả cho doanh nghiệp Ngược lại, số tiền sẽ được chi chocông tác khắc phục đồng thời đóng cửa hoạt động nếu doanh nghiệp khôngthực hiện đúng cam kết gây ô nhiễm môi trường

Nhược điểm: mức ký quỹ rất khó xác định chính xác để phù hợp với mỗi

doanh nghiệp Nếu khoản tiền ký quỹ nhỏ hơn chi phí thực tế bảo vệ môitrường thì doanh nghiệp có xu hướng từ bỏ việc nhận lại số tiền ký quỹ vàkhông thực hiện cam kết

Trang 23

1.2.2.6 Trợ cấp môi trường

Trợ cấp môi trường (trợ cấp tài chính cho công tác bảo vệ môi trường)bao gồm: cấp phát không bồi hoàn kinh phí từ ngân sách dành cho công tácbảo vệ môi trường, khuyến khích về thuế và vay vốn lãi suất thấp đối với cáchoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, ưu đãi cho cácdoanh nghiệp vay vốn ngân hàng để nâng cao khả năng quản lý môi trường.Trợ cấp môi trường có thể tạo ra các khả năng giảm thiểu chất ô nhiễm,nhưng không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh phí và công nghệ

xử lý môi trường, không tạo ra sự bình đẳng về cạnh tranh giữa các doanhnghiệp Trong một số trường hợp, trợ cấp tài chính tạo ra các khó khăn chongân sách quốc gia

1.2.2.7 Quỹ môi trường

Quỹ môi trường được hình thành từ các nguồn vốn hỗ trợ bởi nhiều nguồnkhác nhau, quỹ là nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, hỗ trợcho quá trình thực hiện các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môitrường

Nguồn hình thành quỹ từ phí và lệ phí môi trường, đóng góp của cá nhân

và doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước, tiền lãi

và tiền thu được từ các hoạt động của quỹ

Hỗ trợ do Quỹ môi trường cung cấp dưới hình thức hỗ trợ tài chính vớicác điều khoản ưu đãi, như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vayvốn dài hạn với lãi suất thấp, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, đào tạo

và truyền thông môi trường, các dự án kiểm soát và xử lý ô nhiễm của cácdoanh nghiệp

Quỹ môi trường tạo nguồn vốn ổn định và lâu dài để hỗ trợ cho các cơ sở,các ngành trong hoạt động bảo vệ môi trường, nguồn tài chính để xử lý kịpthời khi xảy ra các trường hợp ô nhiễm môi trường Quỹ môi trường quốc gia

Trang 24

là cơ sở để hình thành các quỹ môi trường địa phương, tăng cường quan hệ đangành, đảm bảo vai trò giám sát của chính quyền trong việc ngăn ngừa ônhiêm môi trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì để duy trì hoạt động của quỹ cần

có nguồn thu ổn định để đảm bảo quỹ hoạt động liên tục và lâu dài, nguồn thunày phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và thu từ xử phạt viphạm môi trường

1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế về áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

1.2.3.1 Kinh nghiệm của các nước phát triển

Các công cụ kinh tế đã được áp dụng từ rất sớm, đặc biệt ở các nước trongkhu vực OECD Công cụ thuế và phí đã được sử dụng từ những năm 1970 vàcho đến nat có trên 150 loại công cụ được áp dụng ở châu Âu và châu Á Tùytheo điều kiện từng quốc gia, từng loại công cụ khác nhau được áp dụng đểđạt mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Trong đó có 10 loạicông cụ được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới Bảng dưới đây giớithiệu về các công cụ kinh tế được áp dụng biến ở 15 quốc gia thuộc OECD:

Bảng 1: Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước OECD Công

Cụ

Nước

Phí ô nhiễm không khí

Phí ô nhiễm nước

Phí rác thải

Phí gây ồn

Phí sử dụng môi trường

Phí sản phẩm

Lệ phí

Thuế môi trường

Trợ giá

Hoàn trả ủy thác

Trang 25

Canada áp dụng các loại thuế và phí dưới nhiều hình thức khác nhau như:

 Phí với người sử dụng bao gồm: phí nước có ý nghĩa và hiệu quả tíchcực với 30% thị xã và thị trấn ở Canada; phí hoa lợi cải tạo đất; phí sử dụngnước mưa;…

 Phí khôi phục hoặc loại bỏ được trả trước cho các cơ quan quản lý tàichính đánh vào việc sử dụng thùng đồ uống, acquy, các thùng thuốc sâu vàthùng sơn gây ra ô nhiễm

 Phí một đơn vị phát thải do cơ quan tài chính địa phương thu đối với hệthống giám sát chất lượng không khí

Thuế đầu vào đánh vào xăng dầu từ năm 1985 Thuế “gas guzzler” về chấtđốt được áp dụng ở Ontario và một số tỉnh khác Phí phát tán, đặc biệt là việcphát thải NO2, SO2, CO,

Nhìn chung, các dạng phí, lệ phí và một phần thuế nhằm bảo vệ môitrường ở Canada được thực hiện ở cấp tỉnh và thành phố

Thuế môi trường ở Thụy Điển

Thụy Điển và một số nước ở Bắc Âu đã vận dụng một cách rộng rãi thuế,phí và nhiều biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường Các biện pháp kinh tếbao gồm thu thuế, phí đối với chất thải CO2, NOx, SOx, thuế chất thải nhưthuốc bảo vệ thực vật, thực hiện chương trình hoàn trả tiền đặt cọc đối với

Trang 26

hộp nhôm và hộp nhựa; thuế rác, phân biệt thu phí tàu thuyền đường biển vàtrợ cấp thêm quỹ kĩ thuật nguồn năng lượng và đầu tư… Hiệu quả từ các loạithuế và phí là rất lớn không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đóng gópvào nền kinh tế quốc dân.

Chế độ thu thuế nguồn năng lượng môi trường ở Thụy Điển gồm thuếnguồn năng lượng, thuế C và thuế S; và thuế đối với các nhiên liệu dầu, than,khí đốt thiên nhiên Mức thuế ở các vùng khác nhau có sự khác nhau, thuế ởmiền Bắc thấp hơn so với các nơi khác Năm 1992, Thụy Điển bắt đầu thu phí

NOx của nguồn gây ô nhiễm cố định phần lớn là các nhà máy điện có côngsuất 50 triệu kWh trở lên Việc thu phí theo lượng thải NOx như vậy đãkhuyến khích được người sản xuất giảm mức phát thải ra thấp hơn mức trungbình

- Hiệu quả môi trường từ chương trình thuế năng lượng:

Theo báo cáo về biến đổi khí hậu của Cục bảo vệ môi trường Thụy Điểnnăm 1997 thì lượng phát thải CO2 của Thụy Điển đã giảm xuống 15% so vớilượng thải năm 1995, trong đó gần 90% lượng thải giảm xuống là nhờ thựchiện thuế phát thải Hàm lượng S của nhiên liệu dầu mỏ giảm xuống thấp hơn50% tiêu chuẩn quy định, hàm lượng S của dầu nhẹ cũng giảm xuống thấphơn 0,076% thấp hơn một nửa giới hạn quy định 0,2% Năm 1995, lượng thải

S giảm xuống khoảng 30% (45 nghìn tấn) so với năm 1989 và lượng CO2

giảm 19 nghìn tấn

Thu phí khí thải NOx buộc các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp

để giảm lượng thải xuống 35%, trong giai đoạn 1990-1992 mỗi năm sản xuất

ra 1 triệu Jun nguồn năng lượng, lượng NOx giảm 60% trong đó 80% do thựchiện thu phí NOx

- Hiệu quả kinh tế của chương trình thu thuế năng lượng:

Theo số liệu của Cục bảo vệ môi trường năm 2005, mỗi năm Thụy Điển

Trang 27

trường, trong đó khoảng 95% thuế, phí từ ngành vận tải và ngành năng lượng.Thuế môi trường của Thụy Điển từ năm 1999-2004 có xu thế tăng dần hàngnăm, trong đó thuế năng lượng chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 90% thuế môi trường.Thuế môi trường chiếm khoảng 3% GDP của Thụy Điển.

Thuế và phí ở Đan Mạch

Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường tăng lên ở ĐanMạch trong thời gian hơn một thập kỉ gần đây Một số loại thuế mới được ápdụng như thuế thuốc trừ sâu, thuế nước thải, thuế nước sinh hoạt Hiện tại,chương trình được mở rộng cho việc áp dụng hệ thống thuế năng lượng nhưthuế CO2, SOx, thuế nhiên liệu nhằm tạo doanh thu từ thuế bù đắp chi phí bảo

vệ môi trường

Các loại thuế và phí đã được sử dụng ở Đan Mạch gồm: thuế và phí nănglượng, thuế và phí môi trường, phí đánh vào người sử dụng, trợ cấp và hệthống ký quỹ hoàn trả Phí đánh vào người sử dụng thông qua việc sử dụngcác dịch vụ môi trường cụ thể với mục đích có chi phí cho các dịch vụ môitrường Đan Mạch áp dụng một loạt các chương trình trợ cấp để giảm bớt áplực lên môi trường và tài nguyên Chương trình ký quỹ hoàn trả được sử dụng

để hỗ trợ cho hệ thống tái chế và tái sử dụng

Ngoài ra, các công cụ khuyến khích được áp dụng ở Đan Mạch nhưchương trình hỗ trợ nông nghiệp, các hộ nông dân sẽ được hỗ trợ về vốn nếunhư thực hiện được yêu cầu về bảo vệ môi trường Hệ thống này còn đangtrong giai đoạn đề xuất thực hiện

Đối với các doanh nghiệp, tùy từng loại hình kinh doanh sản xuất khácnhau mà có các loại thuế khác nhau

1.2.3.2 Kinh nghiệm của các nước đang phát triển

Hệ thống quản lý môi trường ở các nước đang phát triển chủ yếu dựa vàocông cụ mệnh lệnh - kiểm soát, tuy nhiên trong giai đoạn gần đây nhờ sự hỗtrợ về mặt kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước OECD, một số nước ở châu

Trang 28

Á ( các nước NICs, Trung Quốc, Malayxia,…) đã bắt đầu chú ý tới các công

cụ kinh tế trong quản lý môi trường Sau đây là kinh nghiệm của một số nướcvào việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường:

Quỹ môi trường ở Thái Lan

Quỹ môi trường của Thái Lan được thành lập với số vốn ban đầu 200 triệuUSD do Chính phủ Thái Lan cấp Mục tiêu của Quỹ là giúp cho các cơ quanChính phủ và chính quyền địa phương trong việc đầu tư và điều hành nhàmáy xử lý chất thải, thông qua việc cấp tín dụng, thông tin về hệ thống kiểmsoát ô nhiễm không khí, các công cụ xử lý chất thải,…

Quy định viện trợ cho các chính quyền địa phương không lớn hơn 10%tổng kinh phí đầu tư Viện trợ cho các tổ chức phi chính phủ tối đa là 200.000USD với tiêu chuẩn là dự án phải hỗ trợ việc quản lý môi trường địa phương,

có 30% vốn đối ứng khi nhận viện trợ Các khoản vay dành cho các doanhnghiệp Nhà nước có điều kiện cho vay là lãi suất cố định 8%/năm, ân hạn nhỏhơn 2 năm, thời hạn vay nhỏ hơn 7 năm, và là các dự án đầu tư vào xử lý rác,chưa được vay ưu đãi từ nguồn khác, có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính hoặccác ngân hàng thương mại

Quỹ môi trường của Thái Lan đã dùng kinh phí cho các hoạt động như:đầu tư cho việc kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường và bảo tồn ở Pattagya,Phukhet khoảng 2,1567 tỷ bạt; đầu tư cho các dự án kiểm soát ô nhiễm trên2,2 tỷ bạt; tổng vốn đầu tư hiện nay của Quỹ là 5,27835 tỷ bạt

Phí môi trường ở Hàn Quốc

Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đốivới chất thải khí và nước thải Ban đầu thu phí được áp dụng dưới dạng phạt

do không thực hiện cam kết Cơ quan môi trường (hiện nay là Bộ môi trường)của Hàn Quốc được quyền phạt tiền các cơ sở gây ô nhiễm nếu như vi phạmtiêu chuẩn môi trường và sau khi có yêu cầu phải có biện pháp xử lý khi vẫn

Trang 29

Từ năm 1986, biện pháp này được thay thế bằng thu phí đối với phần thảivượt tiêu chuẩn Mức phí được xác định trên cơ sở nồng độ chất gây ô nhiễm,

vị trí thải ô nhiễm, thời gian vượt tiêu chuẩn cho phép và tùy thuộc vào số lần

vi phạm tiêu chuẩn Đến năm 1990, xuất phí này được điều chỉnh để cao hơnchi phí vận hành hệ thống xử lý ô nhiễm để có tác dụng khuyến khích giảm ônhiễm

Phí ô nhiễm ở Singapore

Singapore có biểu giá phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu ôxy hóa ( BOD ) vàtổng chất rắn lơ lửng ( TSS ) áp dụng với tất cả các cơ sở công nghiệp Mứcphí được xác định tùy theo lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm.Lượng BOD và TSS cho phép được thải vào hệ thống công cộng là 400mg/lít Nếu cơ sở có nồng độ BOD từ 401-600 mg/lít thì phải trả xuất phí là0,12$ Singapore/m3 Nếu nồng độ BOD từ 1601-1800 mg/lít thì phí sẽ tănglên là 0,84$ Singapore/m3 Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm nằm trong khoảng601-1600 mg/lít thì xuất phí sẽ tăng lên một cấp cho mỗi 200 mg/lít

Hạn chế của chương trình này là phí được áp dụng như nhau đối với mọi

cơ sở công nghiệp, không phân biệt quy mô, cơ sở mới hay cũ

1.2.4 Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam

Quỹ Môi trường Việt Nam

Quỹ Môi trường Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2002 theo Quyếtđịnh số 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích hỗ trợcho các dự án, chương trình môi trường về nguồn vốn, tài chính, đồng thờitiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức

Trang 30

Quỹ bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2003 và đến tháng 12/2004 nguồn vốncủa quỹ đã lên đến 200 tỷ đồng với trên 50 đơn vị đề nghị vay vốn và tư vấnxây dựng hồ sơ vay vốn.

Trong năm 2005, Quỹ Môi trường đã cho các dự án vay vốn với mức lãisuất ưu đãi và tài trợ không hoàn lại 21 tỷ đồng Đồng thời, quỹ cũng giành

650 triệu đồng để khắc phục ô nhiễm môi trường do hậu quả của cơn bão số 7

và số 8 tại 9 địa phương ở miền Bắc, miền Trung và Nam Trung Bộ Hoạtđộng cho vay với lãi suất thấp 5,4%/năm trong thời hạn 5 năm với những dự

án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý môitrường như xây dựng trạm xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và nhà máy,cấp vốn tín dụng cho Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đầu tư hệ thốngthiết bị xử lý và thu gom rác,…

Bên cạnh đó, quỹ cũng tích cực mở rộng quy mô và đa dạng hóa nguồnvốn bằng cách hợp tác cùng các tổ chức môi trường quốc tế: tổ chức pháttriển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), chương trình phát triển của Liên HợpQuốc UNDP, UNIDO, Ngân hàng thế giới WB, …

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động quỹ gặp phải những khó khăn từ quátrình thẩm định và đánh giá công nghệ của dự án vay vốn Nhiều dự án cócông nghệ phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn kỹ thuậtcao Có những dự án không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về thiết bị xử lý haykhông chứng minh được tính khả thi của nguồn vốn vay

Một số trường hợp về đền bù thiệt hại môi trường:

Đền bù thiệt hại môi trường không được coi là một công cụ trong quản

lý môi trường, tuy nhiên tại điều 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có

quy định: “… tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật” Và Nghị định số

26/CP của Chính phủ cũng quy định xử phạt hành chính các hành vi gây ônhiễm môi trường

Ngày đăng: 01/12/2012, 17:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ (Trang 3)
Hình 1 Bản đồ hành chính khu vực thành phố Hà Nội - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Hình 1 Bản đồ hành chính khu vực thành phố Hà Nội (Trang 4)
là cơ sở để hình thành các quỹ môi trường địa phương, tăng cường quan hệ đa ngành, đảm bảo vai trò giám sát của chính quyền trong việc ngăn ngừa ô  nhiêm môi trường. - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
l à cơ sở để hình thành các quỹ môi trường địa phương, tăng cường quan hệ đa ngành, đảm bảo vai trò giám sát của chính quyền trong việc ngăn ngừa ô nhiêm môi trường (Trang 24)
Bảng 1: Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước OECD - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 1 Các công cụ kinh tế được áp dụng ở các nước OECD (Trang 24)
Canada áp dụng các loại thuế và phí dưới nhiều hình thức khác nhau như: • Phí với người sử dụng bao gồm: phí nước có ý nghĩa và hiệu quả tích cực  với 30% thị xã và thị trấn ở Canada; phí hoa lợi cải tạo đất; phí sử dụng nước  mưa;… - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
anada áp dụng các loại thuế và phí dưới nhiều hình thức khác nhau như: • Phí với người sử dụng bao gồm: phí nước có ý nghĩa và hiệu quả tích cực với 30% thị xã và thị trấn ở Canada; phí hoa lợi cải tạo đất; phí sử dụng nước mưa;… (Trang 25)
Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực nội thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Hình 1 Bản đồ hành chính khu vực nội thành Hà Nội (Trang 33)
Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực nội thành Hà Nội - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Hình 1 Bản đồ hành chính khu vực nội thành Hà Nội (Trang 33)
Hình 2: Biểu đồ thể hiện giá trị GDP                                             của thành phố Hà Nội qua các năm - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Hình 2 Biểu đồ thể hiện giá trị GDP của thành phố Hà Nội qua các năm (Trang 36)
Bảng 3: giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 3 giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006 (Trang 36)
Bảng 3: giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà   Nội giai đoạn 2002-2006 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 3 giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006 (Trang 36)
Bảng 6: khối lượng rác thải phát sinh năm 2006 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 6 khối lượng rác thải phát sinh năm 2006 (Trang 42)
Bảng 6: khối lượng rác thải phát sinh năm 2006 - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 6 khối lượng rác thải phát sinh năm 2006 (Trang 42)
Bảng 7: Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 7 Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt (Trang 43)
Bảng 7: Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 7 Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt (Trang 43)
Bảng 8: Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải - Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc
Bảng 8 Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (Trang 45)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w