0
Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Các biện pháp cụ thể

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOC (Trang 53 -53 )

-Thắt chặt công tác quản lý môi trường, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm đổ rác thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường, thực thi nghiêm chỉnh theo đúng quy định của pháp luật.

-Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ chuyên trách về môi trường; tăng cường đầu tư đổi mới hệ thống thiết bị quan trắc đo đạc kiểm soát ô nhiễm.

-Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ môi trường.

-Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thay thế thiết bị công nghệ kiểm soát ô nhiễm bằng cách thực hiện chế độ ưu đãi. Đối với các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý ô nhiễm sẽ được ưởng mức phí thấp hơn so với các doanh nghiệp không đầu tư công nghệ xử lý.

-Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ môi trường tự chủ về mặt tài chính, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

-Thay thế cách tính phí cũ bằng mức phí mới có tính đến chi phí bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời xây dựng lộ trình tăng phí cụ thể, rõ ràng.

-Lồng ghép vai trò của cộng đồng vào các chính sách, quy định của Thành phố, đưa họ trở thành những nhà quản lý, tạo điều kiện để người dân giám sát hoạt động của các cơ sở tạo chất thải từ đó có phát hiện kịp thời những trường hợp cố tình thải ra môi trường các chất thải gây hại.

-Tăng cường các biện pháp truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức và tinh thần tự nguyện của người dân trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường.

3.2. Giải pháp về giáo dục và truyền thông

-Giáo dục môi trường cho các nhà quản lý kinh tế, quản trị kinh doanh và hoạch định chính sách các cấp, các ngành.

-Thông báo thường xuyên liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi,…) về tác dụng của việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên và ý thực bảo vệ môi trường.

-Tuyên truyền về mức độ nguy hiểm của các chất thải nguy hại có thể gây ra đối với sức khỏe con người.

-Đưa các kiến thức về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vào trong giáo dục ở tất cả các cấp học từ mẫu giáo đến đại học, tổ chức nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên.

-Đối với các doanh nghiệp cần tuyên truyền về bảo vệ môi trường, cho họ nhận thức được trách nhiệm với cộng đồng, đặc biệt là quán triệt cho họ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và người sử dụng phải trả tiền.

3.3. Giải pháp khác

Mặc dù khuôn khổ thể chế và chính sách về môi trường nước ta chưa hoàn thiện, nhưng những điều kiện ban đầu cho việc áp dụng các công cụ kinh tế đã được thiết lập. Hệ thống quản lý đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương, hệ thống quan trắc đang được xây dựng và mở rộng theo hướng ngày càng hoàn thiện. Các văn bản luật được bổ sung và xây dựng chặt chẽ hơn. Do đó trong thời gian tới có thể mở rộng việc áp dụng các công cụ kinh tế sau:

Tính phí theo sản phẩm:

Đây là những khoản phí được đưa vào giá bán các sản phẩm có khả năng gâu ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng (có thể áp dụng phụ thu), khoản phụ thu này ràng buộc trách nhiệm với các doanh nghiệp có các sản phẩm như vậy phải có biện pháp phòng tránh, xử lý ô nhiễm (như thu hồi bao bì, dầu thải từ động cơ…). Theo đó, các cơ sở sản xuất phải cam kết thu hồi phế thải và xử lý sau khi sản phẩm hết thời hạn sử dụng. Đối với các doanh nghiệp này Nhà nước có thể giảm mức thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Thu phí du lịch:

Hiện nay, với mức lệ phí trung bình tham quan du lịch trên địa bàn thành phố là 2000 đồng/người/lần thì không hề có hiệu quả bảo vệ môi trường. Với mức phí thu như vậy thì chưa tính tới các chi phí về bảo vệ môi trường, vì vậy không tạo được ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường của khách tham quan,

những tác động tới môi trường từ hoạt động du lịch là không nhỏ. Xây dựng một biểu phí thích hợp bao gồm cả chi phí sửa chữa, bảo tồn tôn tạo cảnh quan môi trường là rất cần thiết vừa tạo ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng, khách tham quan đồng thời tạo nguồn thu cho Chính Phủ. Kết hợp với biện pháp kêu gọi sự đóng góp từ phía các công ty du lịch sẽ đạt hiệu quả cả về kinh tế và môi trường.

Phí khí thải:

Theo ước tính của Bộ Giao thông Vận tải thì mỗi ngày Thành phố Hà Nội thiệt hại 1 tỷ đồng do tình trạng ùn tắc giao thông. Hiện nay, tình trạng các phương tiện giao thông ngày càng tăng lên với tốc độ nhanh chóng (18% đối với xe máy và 12% đối với ô tô) thì mức độ ô nhiễm môi trường do khí thải thực sự báo động. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng là nguồn thải quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Các khí thải từ các lò sản xuất chứa rất nhiều chất độc hại làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Do đó, việc tính phí khí thải là biện pháp cần sớm thực hiện.

Đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, mức phí có thể được tính theo lượng khí phát thải và nồng độ các chất có trong 1 m3 khí thải. Đối với các phương tiện giao thông có thể tính phí dựa trên việc tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Thực tế cho thấy các động cơ càng cũ, tuổi thọ càng cao thì lượng phát thải càng lớn. Do đó có thể kết hợp việc thu phí khí thải với việc khuyến khích người sử dụng thay thế các phương tiện đã cũ bằng các phương tiện mới thân thiện với môi trường.

Chương trình thương mại - môi trường, tạo thị trường mua bán quyền xả thải ô nhiễm

Công cụ này áp dụng đối với nước thải và khí thải. Theo đó, Nhà nước sẽ ban hành một loại giấy phép gọi là giấy phép xả thải, giấy phép này có thể được trao đổi mua bán giữa các đơn vị tạo nguồn thải. Trong hệ thống giấy phép, cơ quan hữu trách quyết định mức xả thải tối đa để đạt tới mục tiêu về

chất lượng môi trường. Mức chất lượng môi trường được thể hiện thành tổng lượng xả thải cho phép, sau đó được phân bổ quyền xả thải cho các đơn vị sản xuất dưới hình thức các giấy phép. Các giấy phép sau đó được phân phối cho các cơ sở sản xuất có tiềm năng tạo ra chất thải. Mỗi giấy phép cho phép chủ sở hữu được xả thải một lượng ô nhiễm quy định. Giấy phép xả thải có thể được chuyển giao từ nguồn này sang nguồn khác. Nhu cầu được cấp giấy phép bắt nguồn từ các chi phí xử lý ô nhiễm của người xả thải, và người xả thải còn xử lý chất thải đến khi nào chi phí xử lý ô nhiễm còn nhỏ hơn hoặc bằng chi phí mua giấy phép.

Có hai cách cơ bản để thực hiện hệ thống giấy phép xả thải là bán đấu giá giấy phép, hoặc phân phối các giấy phép mà không thu tiền, sau đó sẽ xác định giá trị thông qua việc mua bán giữa những người xả thải.

Các hệ thống giấy phép có thể mua bán được có ưu điểm hơn so với hệ thống phí ô nhiễm vì chúng đảm bảo được chất lượng môi trường ở một mức độ nhất định. Một ưu điểm quan trọng khác là hệ thống này tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong các khu vực bị ô nhiễm mà không làm tăng thêm mức độ ô nhiễm.

Cơ chế thưởng phạt khuyến khích cơ sở sản xuất giảm lượng phát thải

Dựa trên cơ sở mức phát thải tối đa theo quy định của Nhà nước thì cơ sở nào giảm được lượng phát thải xuống dưới mức tiêu chuẩn cho phép sẽ được hưởng ưu đãi (thưởng) vềt tài chính, hoặc có thể giảm mức phí ô nhiễm mà đơn vị phải đóng góp. Đối với các cơ sở xả thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ bị phạt một khoản phí nhất định. Cơ chế này tạo điều kiện khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư công nghệ mới thân thiện với môi trường.

Tạo thị trường nhãn sinh thái

Nhãn sinh thái là danh hiệu của nhà nước dành cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm, quá trình sử

dụng các sản phẩm đó có tác dụng thúc đẩy các hoạt động hướng tới việc bảo vệ môi trường.

Nhãn sinh thái đánh vào nhà sản xuất thông qua người tiêu dùng và hệ thống tiêu thụ bằng giá của sản phẩm và số lượng sản phẩm tiêu thụ. Mục đích của việc sử dụng nhãn sinh thái là đẩy mạnh việc tiêu dùng và sản xuất nhiều sản phẩm phù hợp về mặt môi trường hơn, thông qua việc cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin về ảnh hưởng của các sản phẩm tới sức khỏe của họ.

Trên thế giới có nhãn xanh của Singapore, nhãn thiên thần xanh của Đức, ecomark của Nhật Bản.

Nhãn sinh thái có tác động tích cực tới việc tiêu thụ sản phẩm, tâm lý khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường, sự phong phú về chủng loại hàng hóa và tốc độ sản xuất hàng hóa cao thì việc tiêu thụ hàng hóa là cơ hội lớn nhất để tạo ra hiệu quả kinh tế đối với nhà sản xuất.

KẾT LUẬN

Sử dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường đã được áp dụng một thời gian dài ở trên thế giới. Ở Việt Nam một số công cụ cũng được áp dụng và thu được những kết quả quan trọng.

Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm phí thu gom rác thải, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và phí xăng dầu, quỹ môi trường, đây là những công cụ kinh tế cơ bản được sử dụng. Việc áp dụng các công cụ vừa thực hiện được mục tiêu bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm, vừa tạo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đặc biệt là nó được sự đồng tình chấp nhận của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong công tác tổ chức, trình độ quản lý và trình độ chuyên môn, hệ thống thiết bị còn thiếu và lạc hậu,… nên hiệu quả đạt được thấp hơn yêu cầu đặt ra.

Trong giai đoạn hiện tại thì các công cụ quản lý môi trường đang dần được hoàn thiện và mang lại hiệu quả cao. Một số công cụ kinh tế được xây dựng và mở rộng phạm vi áp dụng trong thời gian tới.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường được đưa ra bao gồm cả công cụ chính sách vá các biện pháp về giáo dục tuyên truyền. Các công cụ trong hệ thống quản lý môi trường hỗ trợ, bổ sung cho nhau để đạt được kết quả tốt nhất.

Đề tài nghiên cứu một cách khái quát về thực trạng thực thi công tác phí và lệ phí trong quản lý môi trường, kết quả hoạt động của Quỹ Môi trường Hà Nội và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010, Hà Nội 2001

2. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, NXB Chính trị quốc gia 2004 3. Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, NXB Chính trị quốc gia 1997

4. Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2008

5. Nguyễn Thế Chinh, Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Hà Nội, NXB Lao động 1997

6. Nguyễn Thế Chinh, Giáo trình Kinh tế và quản lý môi trường, NXB Thống kê 2003

7. Niêm giám thống kê Hà Nội năm 2006, Hà Nội 2007

8. Trần Thanh Lâm, Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, NXB Lao động 2006

9. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật: Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Việt Nam hiện nay và giải pháp hoàn thiện, Số 1 2006 10. Phạm Ngọc Đăng, Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, NXB Xây dựng Hà Nội 2008

11. Các trang web: www. moitruong.xaydung.gov.vn www.chatthainguyhai.net www.dost.hanoi.gov.vn www.vietnamnet.vn www.nea.gov.vn www.tcvn.gov.vn www.oecd.org

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.DOC (Trang 53 -53 )

×