Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 27/11/2007 của Chính phủ quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó quy định mức phí phải nộp với từng nhóm đối tượng. Đơn vị thu phí là các công ty môi trường đô thị của thành phố, các đơn vị này thực hiện công tác thu gom và xử rác thải đồng thời đảm nhiệm việc thu phí từ các đối tượng tạo chất thải.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày rất lớn. Theo số liệu của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) thì chỉ tính riêng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khối lượng thu gom lên tới hơn 2500 tấn/ngày đêm.
Bảng 6: khối lượng rác thải phát sinh năm 2006
Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn/ngày)
Khối lượng (tấn/năm)
Tỷ lệ (%)
Chất thải sinh hoạt 2350 803.000 58,43
Chất thải công nghiệp 350 128.000 8,7
Chất thải xây dựng 950 347.000 23,62
Chất thải y tế nguy hại 2 720 0,05
Phân bùn bể phốt 370 135.000 9,2
(Nguồn: URENCO)
Công ty Môi trường đô thị trực tiếp đến các hộ dân để thu phí thu gom rác thải hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.
Mức phí thu gom được tính theo số nhân khẩu.
Với các hộ dân ở mặt đường mức phí là 3000 đồng/tháng Với các hộ dân ở trong ngõ mức phí là 2000 đồng/tháng
Tổng số phí thu được = Số nhân khẩu x Số hộ x Mức phí
(đồng) (người) (hộ)
(đồng/tháng)
Ở khu vực nội thành thì tỉ lệ thu phí đạt 90%, còn các huyện ngoại thành thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều chỉ khoảng 60%.
Bảng 7: Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt
Công ty Doanh thu từ phí
(triệu đồng)
URENCO 3985
Công ty cổ phần Thăng Long 1625
Công ty cổ phần Tây Đô 738,81
Phí thu gom rác thải hiện nay được triển khai theo hình thức bao cấp trong quản lý, mỗi hộ gia đình chỉ phải đóng 10.000 - 15.000 đồng/tháng rồi có thể đổ thải thoải mái với đủ các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, túi ni lông mà không cần phân loại. Cách tính phí như vậy không hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng như mục tiêu giảm chất thải bảo vệ môi trường.
Đối với các công ty môi trường đô thị thì số tiền phí thu được từ các hộ gia đình quá thấp không đủ để chi phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải.
Đối với các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế thì mức phí thu gom thường được thỏa thuận giữa một bên là các đơn vị thu gom và các bên tạo nguồn thải. Mức phí thỏa thuận giữa hai bên thường thấp hơn
mức phí quy định chung, tuy nhiên nếu hai bên không đưa ra được mức phí thỏa thuận thì sẽ áp dụng mức phí theo quy định.
Thành phố Hà Nội đã thực hiện thông thư từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường, chủ trương thắt chặt dần công tác quản lý chất thải rắn nguy hại từ chủ nguồn thải cho đến các đơn vị hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu thụ chất thải nguy hại. Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý vẫn chưa hiệu quả và chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp chịu đứng ra đăng ký là chủ nguồn thải, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Chi phí xử lý chất thải nguy hại là 6 triệu đồng/tấn, một mức giá khá cao nên các doanh nghiệp thường chốn tránh và tìm đến các cơ sở xử lý nhỏ không đủ năng lực xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp và chất thải y tế có mức phí tương đối cao nên một bộ phận những tổ chức, cá nhân thiếu ý thức đổ trộm rác ra lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng, với những đối tượng như vậy thì không thể thu phí thu gom. Đồng thời, các công ty, xí nghiệp môi trường đô thị thiếu về thiết bị, phương tiện thu gom và tải trọng nhỏ, cũ, hỏng,… nên mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thực tế.