Ở nước ta, cơ sở pháp lý cho việc áp dụng công cụ phí và lệ phí môi trường được quy định trong Luật Bảo vệ Môi trường thông qua ngày 27/12/1993 và được sửa đồi năm 2005, Pháp lệnh về Phí và Lệ phí ban hành tháng 8/2001. Trong 72 loại phí thì có khoảng 16 loại phí liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, trong số 42 loại lệ phí có khoảng 10 lệ phí liên quan đến quản lý và bảo vệ môi trường. Cho đến nay mới chỉ có một số phí và lệ phí là được áp dụng trong thực tế. Cụ thể, trên địa bàn Hà Nội có phí xăng dầu, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí thu gom rác thải.
2.2.2.1. Phí xăng dầu
Ngày 16/12/2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2000/NĐ-CP về phí xăng dầu, hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Đây là một trong những loại phí có nguồn thu lớn, thay thế cho chế độ thu lệ phí giao thông thu qua giá xăng dầu trước đây nhằm hạn chế tiêu dùng các chất gây ô nhiễm môi trường.
Theo quy định thì đối tượng chịu phí là xăng, dầu, mỡ nhờn xuất, bán tại Việt Nam. Đối tượng nộp phí là các tổ chức, cá nhân nhập khẩu (kể cả lượng xăng dầu ủy thác), sản xuất, chế biến (bao gồm cả xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hóa khác, xuất trả hàng nhập ủy thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác).
Mức thu phí được thực hiện như sau:
+ Xăng các loại, bao gồm xăng ô tô, xăng máy bay, xăng công nghiệp và các loại xăng khác: 500 đồng/lít.
+ Dầu Diezel: 300 đồng/lít.
Số tiền phí thu được nộp vào Kho bạc nhà nước được điều tiết 100% về Ngân sách trung ương.
Theo số liệu của Công ty xăng dầu khu vực I thì sản lượng xăng dầu xuất bán trên địa bàn thành phố Hà Nội là:
Bảng 4: Sản lượng xăng dầu xuất bán trên địa bàn Hà Nội
Năm Tổng số (m3) Xăng (m3) Dầu (m3)
2000 268.035 74.338 99.190
2002 361.005 128.030 95.060
2004 441.225 191.458 138.128
Tính phí theo công thức:
Số phí thu = Lượng xuất bán x Mức phí
(nghìn đồng) (m3) (nghìn đồng/m3)
Bảng5: Tổng số phí xăng dầu thu được
Năm 2000 2002 2004
Mức phí thu được
(tỷ đồng) 71,896 85,954 126,501
(Tác giả tính toán)
Với nhu cầu sử dụng nhiên liệu ngày càng tăng như hiện nay thì số tiền thu được từ phí xăng dầu là không nhỏ. Tuy nhiên, suất phí thu theo mỗi đơn
vị xăng dầu thấp như vậy thì không tạo được hiệu quả về môi trường, lượng nhiên liệu tiêu thụ không giảm bớt, lượng khí thải tạo ra rất lớn và mục tiêu giảm bớt khí thải không đạt được.
2.2.1.2. Phí bảo vệ môi trường đối với rác thải
Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 27/11/2007 của Chính phủ quy định về mức phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Trong đó quy định mức phí phải nộp với từng nhóm đối tượng. Đơn vị thu phí là các công ty môi trường đô thị của thành phố, các đơn vị này thực hiện công tác thu gom và xử rác thải đồng thời đảm nhiệm việc thu phí từ các đối tượng tạo chất thải.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội khối lượng rác thải phát sinh hàng ngày rất lớn. Theo số liệu của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) thì chỉ tính riêng rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, khối lượng thu gom lên tới hơn 2500 tấn/ngày đêm.
Bảng 6: khối lượng rác thải phát sinh năm 2006
Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn/ngày)
Khối lượng (tấn/năm)
Tỷ lệ (%)
Chất thải sinh hoạt 2350 803.000 58,43
Chất thải công nghiệp 350 128.000 8,7
Chất thải xây dựng 950 347.000 23,62
Chất thải y tế nguy hại 2 720 0,05
Phân bùn bể phốt 370 135.000 9,2
(Nguồn: URENCO)
Công ty Môi trường đô thị trực tiếp đến các hộ dân để thu phí thu gom rác thải hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm.
Mức phí thu gom được tính theo số nhân khẩu.
Với các hộ dân ở mặt đường mức phí là 3000 đồng/tháng Với các hộ dân ở trong ngõ mức phí là 2000 đồng/tháng
Tổng số phí thu được = Số nhân khẩu x Số hộ x Mức phí
(đồng) (người) (hộ)
(đồng/tháng)
Ở khu vực nội thành thì tỉ lệ thu phí đạt 90%, còn các huyện ngoại thành thì tỷ lệ này thấp hơn nhiều chỉ khoảng 60%.
Bảng 7: Doanh thu từ phí thu gom rác thải sinh hoạt
Công ty Doanh thu từ phí
(triệu đồng)
URENCO 3985
Công ty cổ phần Thăng Long 1625
Công ty cổ phần Tây Đô 738,81
Phí thu gom rác thải hiện nay được triển khai theo hình thức bao cấp trong quản lý, mỗi hộ gia đình chỉ phải đóng 10.000 - 15.000 đồng/tháng rồi có thể đổ thải thoải mái với đủ các loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại, túi ni lông mà không cần phân loại. Cách tính phí như vậy không hiệu quả cả về mặt kinh tế cũng như mục tiêu giảm chất thải bảo vệ môi trường.
Đối với các công ty môi trường đô thị thì số tiền phí thu được từ các hộ gia đình quá thấp không đủ để chi phục vụ cho công tác thu gom, xử lý chất thải.
Đối với các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp, chất thải y tế thì mức phí thu gom thường được thỏa thuận giữa một bên là các đơn vị thu gom và các bên tạo nguồn thải. Mức phí thỏa thuận giữa hai bên thường thấp hơn
mức phí quy định chung, tuy nhiên nếu hai bên không đưa ra được mức phí thỏa thuận thì sẽ áp dụng mức phí theo quy định.
Thành phố Hà Nội đã thực hiện thông thư từ Bộ Tài Nguyên và Môi trường, chủ trương thắt chặt dần công tác quản lý chất thải rắn nguy hại từ chủ nguồn thải cho đến các đơn vị hành nghề vận chuyển, xử lý, tiêu thụ chất thải nguy hại. Tuy nhiên, cho đến nay việc quản lý vẫn chưa hiệu quả và chỉ có khoảng 80 doanh nghiệp chịu đứng ra đăng ký là chủ nguồn thải, chủ yếu là các doanh nghiệp lớn. Chi phí xử lý chất thải nguy hại là 6 triệu đồng/tấn, một mức giá khá cao nên các doanh nghiệp thường chốn tránh và tìm đến các cơ sở xử lý nhỏ không đủ năng lực xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các chất thải xây dựng, chất thải công nghiệp và chất thải y tế có mức phí tương đối cao nên một bộ phận những tổ chức, cá nhân thiếu ý thức đổ trộm rác ra lòng đường, vỉa hè, nơi công cộng, với những đối tượng như vậy thì không thể thu phí thu gom. Đồng thời, các công ty, xí nghiệp môi trường đô thị thiếu về thiết bị, phương tiện thu gom và tải trọng nhỏ, cũ, hỏng,… nên mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu thực tế.
2.2.1.3. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Ngày 13/6/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2003/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải và ngày 18/12/2003 Bộ Tài chính và Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã có Thông tư liên tịch số 125/2003/TTLT- BTC-BTNMT về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 67/2003/NĐ-CP, theo đó Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2004.
Theo Nghị định số 67 thì đối tượng áp dụng tính phí là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Theo đó, các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất phải đóng một khoản phí trả cho việc xả nước thải ra môi trường.
Đối với nước thải sinh hoạt:
đình, công sở, nên mức phí được tính theo tỷ lệ % giá bán với 1m3 nước cấp (tối đa là 10%) mà các hộ gia đình, công sở đó sử dụng.
Như vậy, với 1m3 nước có giá 3000 đồng thì người sử dụng phải đóng thêm khoản phí bảo vệ môi trường tối đa là 300 đồng.
Số phí thu = Khối lượng nước sử dụng x Mức phí x 10%
(đồng) (m3) (đồng/m3)
Số tiền phí thu được của công ty cấp nước được giữ lại tối đa là 10% số phí để phục vụ cho công tác thu phí. Còn lại 90% số phí sẽ được nộp vào Kho bạc nhà nước, trong đó 50% nộp vào Ngân sách trung ương để hình thành Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, 50% còn lại được UBNDTP giữ lại để phục vụ cho hoạt động bảo vệ môi trường của thành phố.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 18 nhà máy cung cấp nước sạch với tổng lượng nước cung cung cấp là 550.000 m3/ngày đêm. Tuy nhiên, do hệ thống cấp nước quá cũ và lạc hậu nên tỷ lệ hao hụt nước lên tới gần 50%.
Đối với nước thải công nghiệp
Do mỗi loại có tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau nên không thể tính đồng đều nước thải công nghiệp như nước thải sinh hoạt mà tính theo khối lượng các chất gây ô nhiễm. Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được tính theo bảng sau:
Bảng 8: Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
STT Chất gây ô nhiễm có
trong nước thải Ký hiệu
Mức thu (đồng/kg chất gây ô nhiếm có trong nước thải)
Tối thiểu Tối đa
1 Nhu cầu ôxi sinh hóa BOD 100 300
2 Nhu cầu ôxi hóa học COD 100 300
3 Chất rắn lơ lửng TSS 200 400 4 Thủy ngân Hg 10.000.000 20.000.000 5 Chì PB 300.000 500.000 6 Arsenic As 600.000 1.000.000 7 Cadmiun Cd 600.000 1.000.000 (Nguồn: Nghị định 67/2003/NĐ-CP)
Số phí thu = Tổng lượng nước thải x Hàm lượng chất gây ô nhiễm x Mức phí
Số phí thu được sẽ trích 20% cho đơn vị tổ chức thu phí là Sở Tài Nguyên Môi trường, trong đó:
•5% tổng số tiền phí được sử dụng cho công tác quản lý và trang trải chi phí cho việc thu phí.
•15% còn lại được sử dụng để trang trải cho việc đánh giá, lẫy mẫu phân tích nước thải phục vụ cho việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất với nước thải công nghiệp từ lần thứ 2 trở đi.
Các đối tượng chịu phí nước thải gồm: - Cơ sở sản xuất công nghiệp - Cơ sở chế biến nông sản - Các khu công nghiệp - Cơ sở sản xuất làng nghề
- Cơ sở chăn nuôi công nghiệp tập trung - Cơ sở sửa chữa ô tô xe máy tập trung - Bệnh viện
Thành phố Hà Nội có khoảng 3000 đơn vị thuộc đối tượng nộp phí nước thải với tổng lượng nước thải là 120.000 m3/ngày đêm, trong đó chỉ có 20% lượng nước thải được qua hệ thống xử lý, còn lại được đổ thẳng ra hệ thống sông hồ của thành phố.
Với trên 20000 cơ sở đăng ký sản xuất kinh doanh có 3000 doanh nghiệp trong danh sách nộp phí nhưng chỉ có 200 cơ sở tự nguyện đăng ký nộp phí với tổng mức phí thu được là 700 triệu đồng. So với mức phí thu được của thành phố Hồ Chí Minh (2,3 tỷ đồng), Cần Thơ (8 tỷ đồng), Quang Ninh (4 tỷ đồng) thì số tiền phí thu được của thành phố Hà Nội là rất thấp. Tỷ lệ thu phí đạt thấp (6,6%) do một số nguyên nhân như sau:
-Số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh có quy mô vừa và nhỏ của thành phố rất lớn (chiếm 90%), với các cơ sở hoạt động như vậy thì việc thống kê, đo đạc và kiểm tra chất lượng nước thải là rất khó thực hiện. Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp này thường trốn tráng không kê khai nộp phí nước thải để giảm chi phí đầu vào.
-Với khoảng 80 doang nghiệp lớn thì mức phí do các doanh nghiệp tự kê khai cũng nhỏ hơn nhiều so với số thuế thực phải nộp.
-Nước thải của các cơ sở sản xuất bao gồm cả nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp, do đó để có thể bóc tách riêng nước thải công nghiệp để xác định mức thu phí là rất khó khăn.
-Công tác quản lý chưa chặt chẽ, thiếu sự giám sát đối với các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời, do hạn chế về thiết bị, đội ngũ cán bộ tiến hành quan trắc thẩm định chất lượng nước thải nên không thể tiến hành đo đạc ngay tại cơ sở , quá trình kiểm định diễn ra chậm chạp.
-Thiếu chế tài xử phạt, đối với những cơ sở không nộp phí thì các cơ quan hữu quan không có chế tài để xử phạt theo quy định pháp luật.
2.2.3. Quỹ môi trường Hà Nội
Quỹ môi trường thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 48/2000/QĐ-UB ngày 15/2/2000 của UBNDTP Hà Nội. Ban đầu quỹ môi trường được thành lập với mục đích hỗ trợ tài chính để đầu tư công nghệ xử lý chất thải, đổi mới thiết bị máy móc để cải thiện chất lượng môi trường ở khu công nghiệp Thượng Đình và các vùng lân cận. Chính phủ Thụy Sĩ và Cơ quan phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã hỗ trợ dự án thành lập Quỹ môi trường Hà Nội, nằm trong dự án quốc gia VIE/007.
Giai đoạn đầu hoạt động của quỹ gặp nhiều khó khăn do thiếu khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách cũng như chưa có kinh nghiệm điều hành và sự phối hợp giữa các cơ quan và tổ chức liên quan. Tuy nhiên, với số vốn hỗ trợ 100.000 USD thì Quỹ môi trường Hà Nội sau 2 năm cũng đã đạt được một số kết quả như sau:
Về hoạt động hỗ trợ không hoàn lại:
•Cấp kinh phí 20 triệu đồng cho Dự án Nạo hút bể phốt cho 5 khu nhà thuộc khu tập thể nhà máy thuốc lá Thăng Long, phường Thượng Đình.
•Cấp kinh phí 23 triệu đồng cho Dự án Trang bị thùng rác có nắp đậy thuộc cụm 1 và cụm 11 phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.
•Cấp kinh phí 60 triệu đồng cho Dự án Cải tạo ao tù làm vườn hoa, sân chơi do UBND Phường Khương Đình làm chủ đầu tư.
Hoạt động cho vay với lãi xuất ưu đãi:
•Cho Công ty Thủy tinh Hà Nội vay 400 triệu đồng để đầu tư dây chuyến thiết bị hiện đại của Cộng hòa Séc trong dự án Đầu tư bổ sung thiết bị tại phân xưởng mài hoa va đánh bóng thủy tinh. Dự án thực hiện nhằm làm giảm tiếng ồn xuống dưới tiêu chuẩn cho phép.
•Cho Công ty Giày Thượng Đình vay 400 triệu đồng trong dự án Đầu tư nhằm giảm thiểu ô nhiễm cài thiện chất lượng môi trường và nâng cao sức khỏe cho người lao động. Nhiều hạng mục đầu tư đã làm cho chất lượng môi trường của công ty được cải thiện rõ rệt, sức khỏe công nhân và hiệu quả sản xuất cũng được nâng cao.
•Cho Công ty dệt 19/5 vay 400 triệu đồng trong thời hạn 3 năm để triển khai dự án Đầu tư bổ sung thiết bị môi trường trong đầu tư mở rộng thiết bị nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất. Với một phần kinh phí vay của Quỹ, Công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất, trong đó có hệ thống hút bụi phân xưởng dệt sợi, đặc biệt hữu ích với môi trường và sức khỏe người lao động.
Các hoạt động khác:
•Tổ chức hội nghị tuyên truyền, giới thiệu về Quy chế quản lý và hoạt động của Quỹ với sự tham gia của đại diện các doanh nghiệp, UBND các phường trên địa bàn quận Thanh Xuân, các cơ quan phát thanh và truyền hình…
•Tham gia trưng bày các kết quả hoạt động của Quỹ tại các hội nghị về môi trường và phát triển bền vững.
•Tham gia hội nghị tổng kết Dự án Những vấn đề môi trường, với tư cách là Quỹ môi trường địa phương giai đoạn thử nghiêm.
•Tham dự nhiều cuộc hội thảo như: Hội thảo bàn về Phí và Quỹ bảo vệ Môi trường quốc gia, Hội thảo quy hoạch phát triển cho các đô thị và các hoạt động xã hội hóa môi trường…
•Ngoài ra Quỹ còn tích cực tham dự các lớp tập huấn về sản xuất sạch hơn, về ISO 14000, tham gia dự án triển khai hoạt động quản lý ô nhiễm tại Hà Nội do Dự án VCEP tổ chức…