Kinh nghiệm áp dụng công cụ kinh tế trong

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc (Trang 29)

Việt Nam

Quỹ Môi trường Việt Nam

Quỹ Môi trường Việt Nam được thành lập từ tháng 6/2002 theo Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục đích hỗ trợ

cho các dự án, chương trình môi trường về nguồn vốn, tài chính, đồng thời tiếp nhận nguồn hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức.

Quỹ bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2003 và đến tháng 12/2004 nguồn vốn của quỹ đã lên đến 200 tỷ đồng với trên 50 đơn vị đề nghị vay vốn và tư vấn xây dựng hồ sơ vay vốn.

Trong năm 2005, Quỹ Môi trường đã cho các dự án vay vốn với mức lãi suất ưu đãi và tài trợ không hoàn lại 21 tỷ đồng. Đồng thời, quỹ cũng giành 650 triệu đồng để khắc phục ô nhiễm môi trường do hậu quả của cơn bão số 7 và số 8 tại 9 địa phương ở miền Bắc, miền Trung và Nam Trung Bộ. Hoạt động cho vay với lãi suất thấp 5,4%/năm trong thời hạn 5 năm với những dự án đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất để phục vụ công tác quản lý môi trường như xây dựng trạm xử lý nước thải ở các khu công nghiệp và nhà máy, cấp vốn tín dụng cho Công ty Môi trường đô thị Xuân Mai đầu tư hệ thống thiết bị xử lý và thu gom rác,…

Bên cạnh đó, quỹ cũng tích cực mở rộng quy mô và đa dạng hóa nguồn vốn bằng cách hợp tác cùng các tổ chức môi trường quốc tế: tổ chức phát triển quốc tế của Đan Mạch (DANIDA), chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc UNDP, UNIDO, Ngân hàng thế giới WB, …

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động quỹ gặp phải những khó khăn từ quá trình thẩm định và đánh giá công nghệ của dự án vay vốn. Nhiều dự án có công nghệ phức tạp đòi hỏi cán bộ thẩm định có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Có những dự án không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về thiết bị xử lý hay không chứng minh được tính khả thi của nguồn vốn vay.

Một số trường hợp về đền bù thiệt hại môi trường:

Đền bù thiệt hại môi trường không được coi là một công cụ trong quản lý môi trường, tuy nhiên tại điều 7 trong Luật bảo vệ môi trường năm 2005 có quy định: “… tổ chức, cá nhân gây tổn hại đến môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Và Nghị định số

26/CP của Chính phủ cũng quy định xử phạt hành chính các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

Dưới đây là một số ví dụ về đền bù thiệt hại môi trường ở nước ta trong giai đoạn gần đây:

-Bồi thường thiệt hại ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch: xã Việt Thống, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có gần 100 lò gạch công suất từ 3 vạn đến 5 vạn ở khu vực bãi bồi sông Cầu, khói từ các lò gạch làm ảnh hưởng đến gần 100 mẫu ruộng của thôn Trung Đông dẫn đến giảm sản lượng lúa. Sau khi tiến hành điều tra UBND tỉnh đã quyết định chủ các lò gạch phải đền bù cho người dân là chủ các ruộng bị thiệt hại lúa là khoảng 1,6 tỷ đồng.

-Công ty VEDAN đền bù thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải: công ty bột ngọt VEDAN do nước ngoài đầu tư xây dựng từ năm 1995. Công ty có xây dựng hệ thống xử lý nước thải, tuy nhiên trong quá trình sản xuất hệ thống này không hoạt động, toàn bộ nước thải được đổ trực tiếp ra sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến người dân. Sau khi điều tra và giám định chất lượng nước thải Bộ Tài nguyên Môi trường đã xử phạt công ty số tiền phạt là 126 tỷ đồng. Tuy nhiên công ty mới chỉ đền bù khoảng 90 tỷ đồng.

-Khai thác than gây bồi lấp các hồ chứa nước: ở Quảng Ninh, Tổng công ty Than Việt Nam tiến hành khai thác than ở hai mỏ Tùng Bạch và Mạo Khê làm trôi đất đá gây bồi lấp lòng hồ, giảm dung tích chứa nước từ 10 – 20%. Đồng thời, nước hồ cũng bị axit hóa không đảm bảo chất lượng để tưới tiêu cho nông nghiệp và sử dụng của người dân. UBND tỉnh Quảng Ninh đã buộc Tổng công ty Than ngừng khai thác và đền bù thiệt hại, khắc phục môi trường khu vực 3 xã thiệt hại số tiền là 4,35 tỷ đồng.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ KINH TẾ TRONG VIỆC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Tổng quan về thành phố Hà Nội 2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Hà Nội nằm trong vùng trung tâm của Đồng bằng châu thổ sông Hồng, phạm vi từ 20o53’ đến 21o23’ vĩ độ Bắc và từ 105o44’ đến 106o02’ kinh độ Đông. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hưng Yên và Bắc Giang ở phía Đông; Hà Nam, Hòa Bình ở phía Nam; Hòa Bình và Phú Thọ ở phía Tây.

Thành phố Hà Nội bao gồm 9 quận nội thành: Hoàn Kiếm,Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên và 5 huyện ngoại thành: Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm với tổng diện tích là 921,8km2.

Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực nội thành Hà Nội

(Nguồn: hanoimap.com)

Điều kiện địa hình

Hà Nội có cấu trúc địa chất không phức tạp, địa hình chủ yếu là đồng bằng, thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông với độ cao trung bình từ 15 đến 20 mét so với mực nước biển. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, được bồi đắp phù sa từ lâu đời với độ dày là 90-120m. Phía Bắc Hà Nội là vùng đồi thấp và trung bình, dãy Sóc Sơn với đỉnh cao nhất là Chân Chim có độ cao 462m. Phía Tây là dãy núi Ba Vì độ cao 1270m.

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc trưng của khí hậu gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Nằm trong vùng nhiệt đới, thành phố quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày/năm.

Chế độ thủy văn

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, khoảng 0,5 km/km2, thuộc 2 hệ thống sông chính là sông Hồng và sông Thái Bình. Độ dốc của sông nhỏ, các dòng sông

uốn khúc quanh co. Hệ thống sông Hồng ở địa phận Hà Nội bao gồm một số sông nhánh: sông Nhuệ, sông Cà Lồ, sông Cà Lài, sông Cầu. Ngoài ra còn có các hệ thống sông Tô Lich, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét.

Hà Nội cũng là thành phố có nhiều đầm hồ tự nhiên tạo môi trường cảnh quan sinh thái cho thành phố. Tổng diện tích ao, hồ, đầm của Hà Nội hiện còn khoảng 3600ha. Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ, có tới 27 hồ, đầm; trong đó, Hồ Tây có diện tích lớn nhất, khoảng 500ha, đóng vai trò quan trọng việc điều hòa sinh thái cho thành phố. Ngoài ra, còn có nhiều hồ lớn khác như Trúc Bạch, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2. Dân cư và lao động

Dân số của Hà Nội tính đến ngày 31/12/2006 là 3,2836 triệu người, trong đó 9 quận nội thành là 2,0512 triệu người và 5 huyện ngoại thành là 1,2324 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,224% Mật độ dân số trunh bình của toàn thành phố là 3618 người/km2.

Về chất lượng nguồn nhân lực, thành phố Hà Nội có số người được đào tạo cao nhất trong cả nước. Số người có bằng từ sơ cấp trở lên chiếm trên 32% (cả nước là 13,3%). Số lao động có chứng chỉ ngoại ngữ là 9,66% và 8,97% số người biết vi tính.

Lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng là 10,1%, thành thị là 12,5% và nông thôn là 3,4%. Lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 11% so với nguồn lao động trong đó khu vực thành thị là 17,1% và khu vực nông thôn là 2,1%. Như vậy, nguồn lao động có trình độ chuyên môn tập trung ở thành thị là chủ yếu, khu vực nông thôn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó biện pháp cần đưa ra là phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, có trình độ cao và ưu tiên với các khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa

để phát huy tốt nhất các tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế thành phố Hà Nội

2.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế

Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước, giá trị đóng góp của thành phố vào sự tăng trưởng kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước là rất lớn.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thủ đô gấp 1,5 lần cả nước, đóng góp 9% vào GDP, 10,1% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; 14,5% thu ngân sách quốc gia và 9,4% tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước.

Trong giai đoạn 2002-2006, GDP của thành phố tăng từ 41,944 tỷ đồng năm 2002 lên 90,933 tỷ đồng năm 2006, mức tăng trưởng GDP bình quân là 10,73%/năm (so với cả nước là 6,7%).

Bảng 3: giá trị GDP của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2002-2006

Năm 2002 2003 2004 2005 2006

Giá trị GDP

(tỷ đồng) 41.944 49.090 59.210 76.006 90.933

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000 Giá trị (tỷ đồng) 2002 2003 2004 2005 2006 Năm

Hình 2: Biểu đồ thể hiện giá trị GDP của thành phố Hà Nội qua các năm

2.1.3.2. Cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP ngày càng tăng trong khi tỷ trọng các ngành nông nghiệp và dịch vụ lại giảm.

Bảng 3: giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006

Năm

Công nghiệp-xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ

Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2002 15.854 37,8 1.058 2,5 25.032 59,7 2003 19.901 40,5 1.104 2,3 28.085 57,2 2004 24.013 40,6 1.116 1,9 34.081 57,5 2005 30.977 40,8 1.232 1,6 43.797 57,6 2006 37.055 40,8 1.355 1,5 52.523 57,7

Hoạt động sản xuất công nghiệp

Cơ cấu ngành công nghiệp hình thành 4 nhóm ngành then chốt là cơ khí (20-23%), dệt - da - may(22-25%), lương thực - thực phẩm(16-18%), đồ điện - điện tử(5-8%). Các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, kiểu dáng, mẫu mã được thị trường chấp nhận. Một số doanh nghiệp đã chú ý đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nên phát triển ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Hà Nội có ưu thế thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, năm 2006 số vốn đầu tư xây dựng của Ngân sách Nhà nước là 6402 tỷ đồng, vốn FDI là 5800 tỷ đồng, vốn ODA là 336 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình dải ngân vốn còn chậm do đó hiệu quả kinh tế chưa cao.

Nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các loại nông sản thực phẩm có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư, nâng cấp, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn chỉ còn 3,2%, không còn hộ đói. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của nông thôn ngoại thành Hà Nội đều đạt cao hơn bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Năm 2008, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 6,68% so với năm 2007, trong đó trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13,85%, dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, lâm nghiệp giảm 5,04%.

Giá trị đóng góp vào GDP thành phố của ngành nông nghiệp tăng nhưng tỷ trọng lại giảm. Do nhu cầu phát triển kinh tế thủ đô, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng các nguồn giống có năng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi và trồng trọt, mở rộng các ngành dịch vụ nông nghiệp, xây dựng

các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm đồng thời phát triển các làng nghề truyền thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ

Hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ của thủ đô phát triển với tốc độ nhanh chóng. Từ năm 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ là 12%, giá trị đóng góp vào GDP thành phố năm 2006 là 52.523 tỷ đồng, chiếm 57,7%.

Hoạt động du lịch phát triển mạnh ở cả khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh thu từ du lịch năm 2006 tăng khoảng 28% so với năm 2005, số lượng khách du lịch quốc tế vào khoảng 12 triệu người, khách nội địa khoảng 6,5 triệu khách.

Thương mại được mở rộng và nâng cao chất lượng, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 25,8%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,3% và doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng 36,4%.

2.1.4. Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội

Môi trường đất

Hiện nay môi trường đất của thành phố Hà Nội có tình trạng ô nhiễm kim loại nặng do các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp, hàm lượng các chất độc hại, kim loại nặng nhiều. Nước thải được thải trực tiếp ra các sông từ đó gây ô nhiễm đất. Ngoài ra, ô nhiễm đất còn do các chất thải nông nghiệp, nhất là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, do khai thác nước ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát chặt chẽ.

Môi trường nước

-Môi trường nước mặt: hiện nay do áp lực của việc gia tăng dân số, công nghiệp hóa, đô thị hóa dẫn tới tình trạng các sông hồ của Hà Nội bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện được đổ thẳng ra các sông, hồ mà không qua hệ thống xử lý, trong đó

90% nước thải công nghiệp có hàm lượng độc hại đổ trực tiếp mà không qua xử lý.

-Môi trường nước ngầm: do 40% nguồn nước ngầm là từ các sông, hồ nên tình trạng nguồn nước ngầm của thành phố cũng rơi vào tình trạng ô nhiễm, hàm lượng amoni , nitrat, nitrit, độ oxy hóa… đã vượt nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Tầng nước ngầm dưới (cách mặt đất từ 45 m đến 60 m) là nguồn cung cấp cho các nhà máy cũng bị nhiễm bẩn. Hiện các nhà máy nước Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân, Linh Đàm đã bị nhiễm amoni và có hàm lượng sắt cao 1,2-19,5 mg/l.

Môi trường không khí

Ô nhiễm không khí của thành phố Hà Nội thực sự nghiêm trọng, ô nhiễm bụi có nguyên nhân từ khí thải các phương tiện giao thông, các công trình xây dựng. Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường thì nồng độ bụi trung bình 1 giờ tại nhiều tuyến đường khoảng 0,5mg/m3, trong đó khoảng 60% số kết quả vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam và 25% vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam trên 2 lần. Hoạt động sản xuất công nghiệp cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm không khí, nhất là phát thải khí SO2. Khí thải ô nhiễm phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch như than, dầu.

2.2. Thực trạng áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội trên địa bàn Thành phố Hà Nội

2.2.1. Thuế môi trường

Điều 112 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định các đối tượng chịu thuế môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh một số loại sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến môi trường và sức khỏe con người thì phải nộp thuế môi trường.

Thuế môi trường đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên cho đến nay thì vẫn chưa được thực hiện trong thực tế. Hiện tại, Chính

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc (Trang 29)