Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc (Trang 36 - 38)

Cơ cấu kinh tế thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng trong GDP ngày càng tăng trong khi tỷ trọng các ngành nông nghiệp và dịch vụ lại giảm.

Bảng 3: giá trị và tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Nội giai đoạn 2002-2006

Năm

Công nghiệp-xây dựng Nông nghiệp Dịch vụ

Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2002 15.854 37,8 1.058 2,5 25.032 59,7 2003 19.901 40,5 1.104 2,3 28.085 57,2 2004 24.013 40,6 1.116 1,9 34.081 57,5 2005 30.977 40,8 1.232 1,6 43.797 57,6 2006 37.055 40,8 1.355 1,5 52.523 57,7

Hoạt động sản xuất công nghiệp

Cơ cấu ngành công nghiệp hình thành 4 nhóm ngành then chốt là cơ khí (20-23%), dệt - da - may(22-25%), lương thực - thực phẩm(16-18%), đồ điện - điện tử(5-8%). Các sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, kiểu dáng, mẫu mã được thị trường chấp nhận. Một số doanh nghiệp đã chú ý đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nên phát triển ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.

Hà Nội có ưu thế thuận lợi để thu hút vốn đầu tư, năm 2006 số vốn đầu tư xây dựng của Ngân sách Nhà nước là 6402 tỷ đồng, vốn FDI là 5800 tỷ đồng, vốn ODA là 336 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá trình dải ngân vốn còn chậm do đó hiệu quả kinh tế chưa cao.

Nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng phát triển mạnh kinh tế ngoài quốc doanh, nâng cao dần tỷ trọng ngành chăn nuôi và các loại nông sản thực phẩm có chất lượng cao. Cơ sở hạ tầng nông thôn được tập trung đầu tư, nâng cấp, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn chỉ còn 3,2%, không còn hộ đói. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của nông thôn ngoại thành Hà Nội đều đạt cao hơn bình quân vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Năm 2008, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tăng 6,68% so với năm 2007, trong đó trồng trọt tăng 3,48%, chăn nuôi tăng 13,85%, dịch vụ nông nghiệp giảm 2,84%, lâm nghiệp giảm 5,04%.

Giá trị đóng góp vào GDP thành phố của ngành nông nghiệp tăng nhưng tỷ trọng lại giảm. Do nhu cầu phát triển kinh tế thủ đô, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, do đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng các nguồn giống có năng suất cao, áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi và trồng trọt, mở rộng các ngành dịch vụ nông nghiệp, xây dựng

các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm đồng thời phát triển các làng nghề truyền thống.

Dịch vụ

Hoạt động thương mại - du lịch - dịch vụ của thủ đô phát triển với tốc độ nhanh chóng. Từ năm 2001 đến 2005 tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ là 12%, giá trị đóng góp vào GDP thành phố năm 2006 là 52.523 tỷ đồng, chiếm 57,7%.

Hoạt động du lịch phát triển mạnh ở cả khu vực kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, doanh thu từ du lịch năm 2006 tăng khoảng 28% so với năm 2005, số lượng khách du lịch quốc tế vào khoảng 12 triệu người, khách nội địa khoảng 6,5 triệu khách.

Thương mại được mở rộng và nâng cao chất lượng, khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 25,8%, khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng 10,3% và doanh thu vận chuyển hàng hóa tăng 36,4%.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc (Trang 36 - 38)