1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn đề tài kinh nghiệm giúp học sinh yêu môn ngữ văn

41 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 13,22 MB

Nội dung

Báo cáo biện pháp dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn đề tài kinh nghiệm giúp học sinh yêu môn ngữ văn Thuyết trình Báo cáo biện pháp dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn đề tài kinh nghiệm giúp học sinh yêu môn ngữ văn Thuyết trình biện pháp thi giáo viên giỏi môn Ngữ văn

Trang 1

MỤC LỤC

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

B NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Trang 3 - 36

I CƠ SỞ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lí luận

2 Cơ sở khoa học

3 Cơ sở thực tế

II CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

1 Kế hoạch nghiên cứu

2 Phương pháp nghiên cứu

3 Thời gian hoàn thành

III CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

IV HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Trang 2

Việc đổi mới phương pháp giảng dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang thực sự

là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy Phương pháp dạy học đổi mới chú trọng đếnviệc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh làm cho họcsinh ham thích môn học Điều 24, luật giáo dục (do Quốc hội khoá X thông qua)cũng đã chỉ rõ “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo của học sinh; phù hợp với từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tựhọc, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Đây là định hướng cơ bản thiếtthực đối với mỗi giáo viên trong đó có giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn

Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy văn đổi mới đã chú trọng phát triểnhứng thú học văn của học sinh Một trong những mục đích của giờ văn là làm saogây được rung động thẩm mĩ, giáo dục nhân cách cho học sinh Ai đó đã nói rằng:

“Dù có dắt ngựa đến bờ sông cũng không thể bắt nó uống nước được” Vấn đề họctập của trẻ cũng vậy Dù có bắt được chúng ngồi ngay ngắn học tập nhưng nếukhông thích thú, trẻ không thể học tốt được Từ thực tế giảng dạy bộ môn Ngữ văn

ở THCS nhiều năm, tôi nhận thấy muốn giờ dạy đạt hiệu quả cao, ngoài việctruyền đạt kiến thức, tôi nghĩ rằng mình cần phải biết cách làm thế nào để các emcảm thấy hứng thú đối với môn học, từ đó trở nên yêu thích môn văn để tiết họcthực sự nhẹ nhàng, sinh động; học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên, khônggượng ép Từ đó mới phát huy thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họcsinh

Trong phạm vi của sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin đề cập đến một số biệnpháp nhằm giúp học sinh yêu thích học môn văn ở cấp THCS

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Trang 3

Đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học văn cấp THCS ” với mục đích cơ bản sau đây : Trình bày một số biện pháp giúp các em có

niềm đam mê, thích thú với môn văn trong tiết học Từ đó giúp các em nắm vữngkiến thức, yêu thích môn học, nhờ vậy nâng cao chất lượng dạy và học Đồng thời

đề tài này có thể giúp cho giáo viên dạy ngữ văn áp dụng cho các lớp, các bài cụthể

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu hướng tới đối tượng là hứng thú học tập môn Ngữ văn của họcsinh THCS

2 Phạm vi nghiên cứu :

- Nghiên cứu phương pháp dạy Ngữ văn của giáo viên

- Nghiên cứu hứng thú , kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh

B.NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI I- CƠ SỞ KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU:

1 Cơ sở lí luận:

Trong những năm gần đây vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn đượcbàn luận một cách sôi nổi, đó là vấn đề quan trọng luôn được đề cập trong mỗicuộc họp chuyên môn ở tất cả các trường học trên cả nước.Với bộ môn văn cũngkhông nằm ngoài quỹ đạo đó

Nghị quyết hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII nêu rõ : “Đổi mớiphương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thànhnếp tư duy sáng tạo của người học” ; “phương pháp giáo dục phải phát huy tínhtích cực, tự giác, chủ động , sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê họctập và ý chí vươn lên”

Trước kia phương pháp dạy – học văn cổ truyền chính là giảng văn và phântích các nội dung trong bài học, có lẽ đây là hình thức duy nhất để tiếp cận vănbản.Tuy có những thành công nhất định thì vẫn là thầy phân tích –trò tiếp nhận.Dù

Trang 4

có thành công nhưng vẫn là áp đặt cách hiểu, cách cảm thụ cho học sinh và lâu dần

sẽ dẫn tới sự nhàm chán không thích tìm tòi,sáng tạo của các em Chính điều đóđòi hỏi phải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy –học văn trong nhàtrường,đây là nhu cầu thiết yếu đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viên giảngdạy môn văn.Chúng ta biết rằng môn văn là môn cơ bản góp phần hình thành nhâncách học sinh, đặc biệt đối tượng của môn văn là những tác phẩm văn thơ, mà vănthơ lại là nghệ thuật của ngôn từ Chính vì vậy để thực hiện một giờ học có hiệuquả thì người giáo viên cần phải sử dụng nhiều phương pháp như: phân tích, diễngiảng,vấn đáp, nêu vấn đề, gợi ý …và đặc biệt để tạo một giờ học phong phú, sinhđộng thì việc sử dụng hình thức thảo luận nhóm sẽ giúp học sinh trao đổi ý vớinhau, bổ sung cho nhau các kiến thức còn thiếu, học sinh sẽ sôi nổi hơn trong họctập Còn việc lồng ghép một số trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ giúp học sinhcảm thấy hứng thú, tích cực, đỡ nhàm chán trong giờ học văn

Bất cứ một người giáo viên nào có tâm huyết với nghề đều tự đặt ra câu hỏilàm thế nào để dạy và học tốt môn văn ? Từ xưa đến nay người ta vẫn nói :“Họcvăn thì dễ nhưng dạy văn thì rất khó” và thực tế cũng chứng minh điều đó Quả làviệc dạy văn vô cùng khó bởi dạy văn không chỉ là dạy đúng, đủ mà còn phải hay,phải lôi cuốn học sinh, làm cho học sinh hứng thú, say mê Môn ngữ văn là mônhọc kết tinh nhiều giá trị văn hóa truyền thống và nhân loại, là môn học có ý nghĩatrong việc hình thành, phát triển, định hướng nhân cách cho học sinh và rèn luyệnnhững kỹ năng cơ bản cần thiết cho các em Mặt khác đây lại là môn học nghệthuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng,sáng tạo của học sinh.Thực tế chúng tathấy rằng ngày càng có ít học sinh đi thi học sinh giỏi môn văn hơn ,các em cũngcảm thấy chán nản và không mấy hứng thú khi học giờ văn.Chính điều đó đòi hỏiphải có những phương pháp cải tiến trong việc dạy – học văn trong nhàtrường Đây là nhu cầu cần thiết đối với các nhà giáo dục và đội ngũ giáo viêngiảng dạy môn văn Với chức năng là một người làm công tác giảng dạy trong nhàtrường bản thân tôi cũng luôn trăn trở là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạyhọc văn.Trong nhiều năm công tác giảng dạy tôi nghiệm thấy rằng,cái ước muốnhọc văn sao cho giỏi,dạy văn sao cho hay ,viết văn sao cho tốt là ước muốn của rấtnhiều giáo viên và học sinh.Muốn thực hiện được ước mơ ấy thì chúng ta phải biếttìm tòi,sáng tạo và đưa ra những cái mới hấp dẫn lôi cuốn học sinh,đặc biệt làngười giáo viên chúng ta phải biết làm mới bài giảng của mình để kích thích họcsinh

Trang 5

Phần nội dung thì không thể làm mới,không thể thay đổi nhưng chúng ta

có thể thay đổi và làm mới hình thức,phương pháp giảng dạy của mình Điều nàythì chúng ta đã và đang thực hiện lâu nay nhưng cái quan trọng là sự đổi mới củatừng người.Với riêng tôi chỉ một vài năm công tác chưa được xem là nhiều nhưngtôi cũng đã tự rút ra cho mình một vài kinh nghiệm nhỏ,hy vọng trao đổi cùngđồng nghiệp, mong góp một phần nhỏ kinh nghiệm của mình vào công tác dạy học

môn ngữ văn của huyện nhà Đó chính là “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học văn cấp THCS ”

2 Cơ sở khoa học:

Dạy văn cấp học THCS là dạy cho các em học sinh lứa tuổi 12 đến 15 - lứa

tuổi hồn nhiên, trong sáng, năng động và nhạy cảm… biết tìm tòi, khám phá ra thếgiới văn chương nghệ thuật Tác phẩm văn chương nghệ thuật là thành quả sángtạo của nhà văn, nhà thơ Mỗi tác phẩm văn thơ đều thuộc một thời kì văn họcnhất định ( có thể cách xa thời đại mà các em sống hiện nay cả hàng thế kỉ , hàngthập niên …) Tác phẩm văn chương dù nhỏ nhất : là một câu tục ngữ, một bài cadao, hay lớn hơn là một bài văn, một bài thơ, một truyện ngắn hay một bộ tiểuthuyết đều có giá trị về nội dung và nghệ thuật của nó Làm thế nào để giáo viêngiúp học sinh đồng cảm với những giá trị tư tưởng nhân văn cần đạt tới trong mỗitác phẩm là nhiệm vụ giảng dạy của GV dạy Ngữ Văn

Lep- Tôn-xTôi nói : “Vấn đề không phải biết là quả đất tròn mà là làm thếnào để biết được quả đất tròn?” Chân lí là quý báu ! Nhưng cách tìm ra chân lí cònquý hơn nhiều Vì thế, cái khó trong việc dạy văn là làm sao hướng cho học sinhtìm ra cái hay, cái đẹp trong các tác phẩm

3 Cơ sở thực tiễn :

Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều kếtquả khả quan, song bên cạnh những thuận lợi thì chúng ta còn gặp vô vàn nhữngkhó khăn Những khó khăn đó một mặt ở học sinh nhưng cũng một phần ở chínhnhững người giáo viên chúng ta Môn ngữ văn trong nhà trường có vị trí quantrọng bởi nó giáo dục phẩm chất đạo đức, cung cấp kiến thức tự nhiên và xã hộicho các em nên việc dạy học văn vừa thuận lợi cũng vừa khó khăn:

a - Về phía giáo viên :

Trang 6

Hầu hết giáo viên đã ý thức sâu sắc phải đổi mới phương pháp dạy học Các thầy cô đã được tập huấn thay sách, tập huấn về đổi mới phương pháp dayhọc Trong giảng dạy, các thầy cô đã phát huy được tính cực chủ động trong việcdạy học Học sinh được bày tỏ ý kiến tình cảm, cách hiểu của mình về bộ môn,được thực hành giao tiếp nhiều hơn Với tinh thần mới, giờ Ngữ văn không phải làgiờ truyền thụ kiến thức, mà là giờ khơi gợi khuyến khích học sinh tìm ra conđường đi tới kiến thức, giáo viên cũng đã phân biệt được phương pháp dạy họctheo đặc trưng bộ môn Ngữ văn (Tiếng Việt – Văn – Tập làm văn) Giáo viên đã

có nhiều cố gắng trong việc thực hiện quan điểm tích hợp trong các tiết dạy: Tíchhợp ngang (Tích hợp của ba phân môn Văn - Tiếng Việt – Tập làm văn) và Tíchhợp dọc (Tích hợp giữa các bài, các lớp trong cùng một phân môn) Bên cạnh đó làviệc tích hợp vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên một cách phù hợp trongtừng tiết dạy Qua việc tích hợp và lồng ghép cộng với liên hệ thực tế để giáo dụchọc sinh đă đem lại cho bộ môn Ngữ văn có những tín hiệu khởi sắc Đó là phươngpháp dạy – học mới đang được tiếp cận một cách tích cực

Tài năng sư phạm của người thầy được dành nhiều hơn cho việc học sinh

tự tìm hiểu cảm thụ tác phẩm Trong từng tiết dạy, giáo viên đã mạnh dạn phối hợp

cùng học sinh tiếp cận, phân tích, tổng hợp và hình thành những tri thức cần nắm.Giáo viên nắm rõ được quan điểm tích hợp của sách giáo khoa, có nhiều cố gắngrèn luyện kỹ năng nghe - đọc - nói - viết cho học sinh Học sinh không chỉ nắmkiến thức mà quan trọng hơn là biết vận dụng kiến thức vào cuộc sống như: nói,viết tiếng Việt thành thạo, biết tạo lập văn bản, biết sáng tác thơ, sáng tác tác phẩmnghệ thuật ngắn Chính những chuyển biến này đã giúp giáo viên nhanh chóng tiếpcận và thực hiện thành công những đổi mới trong phương pháp dạy – học Ngữ văn

Tuy nhiên có một số giáo viên vẫn còn làm việc quá nhiều, trong một tiếtdạy đưa ra khá nhiều thông tin Điều này dễ đưa các em vào thế bị động ghi nhớ,

Trang 7

không tạo điều kiện cho các em độc lập suy nghĩ, sáng tạo Từ đó dẫn đến sau nàyđứng trước nhiều vấn đề mới các em bỡ ngỡ, bị động, lúng túng và không có đủkhả năng, bản lĩnh để giải quyết những vấn đề phức tạp trong cuộc sống.

Một số tiết dạy vẫn còn rập khuôn quá máy móc các bước lên lớp Nó biếngiờ học thiếu sự phóng khoáng, trở nên nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hào hứng của họcsinh Rồi giáo viên chỉ dùng một phương pháp dạy chủ yếu là thuyết trình, không

có sự linh hoạt trong việc kết hợp các phương pháp Bên cạnh đó là việc sử dụngcác giáo án mẫu, thiết kế bài giảng một cách máy móc làm mất đi sự cảm thụ sángtạo riêng của cá nhân

b Về phía học sinh :

Là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn , tôi cảm thấy thật đáng buồn bởihiện tượng học sinh lẫn phụ huynh không có hứng thú với các môn xã hội nóichung và với môn văn nói riêng Điều này có lẽ được bắt nguồn từ thực tế của xãhội Những môn tự nhiên chọn trường chọn lớp dễ hơn, rồi ra trường xin công ănviệc làm cũng dễ hơn nhiều những môn xã hội Vì vậy học sinh đã không yêu thíchmôn học nay lại càng yêu thích hơn Nếu thử điều tra học sinh, chúng ta sẽ thấy rõthực trạng học tập Ngữ văn của học sinh

*Điều tra thực trạng:

Tôi đã điều tra và sát hạch về sự yêu thích học tập, kết quả học tập mônvăn của học sinh ở các khối lớp tôi được phân công giảng dạy là khối 6 và khối 8,thời điểm tháng 10 năm 2018 bằng phiếu điều tra và bài kiểm tra 90 phút tự luậncho kết quả như sau:

- Về sự yêu thích học tập môn văn :

Trang 8

II CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:

1 Kế hoạch nghiên cứu:

- Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học văn ở trường THCS Nguyễn An Khương;

- Phân tích thực trạng, tìm nguyên nhân, trao đổi, thảo luận tìm giải pháp;

- Đề xuất giải pháp thực hiện…

2 Phương pháp nghiên cứu:

a Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Tôi đã nghiên cứu các tài liêu có liên quan đến phương pháp dạy học nóichung, phương pháp dạy Ngữ văn ở THCS, và đặc biệt nghiên cứu SGK, SGV,STK, STK Ngữ văn THCS, các sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp trongtrường, trong huyện, trên mạng INTERNET

Trang 9

b Phương pháp điều tra sư phạm:

Tôi đã trao đổi với đồng nghiệp về các phương pháp dạy học Ngữ văn quacác chuyên đề cấp trường, cấp huyện Tôi cũng dự giờ thao giảng của các giáo viêncùng trường và đặc biệt là tôi đã điều tra sự yêu thích học môn văn của học sinhthông qua phiếu điều tra và thông qua bài kiểm tra

c Phương pháp thực nghiệm:

Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm ở nhiều lớp khác nhau với cùng một bàibằng nhiều phương pháp khác nhau để so sánh, đối chiếu, rồi ra kết luận

3 Thời gian hoàn thành :

Để hoàn thành SKKN: “Một số biện pháp giúp học sinh yêu thích học môn văn cấp THCS ” tôi đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện từ: 10/2018 đến 03/2019.

III- CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :

1 - Tạo sự yêu thích học văn cho học sinh thông qua việc dạy học kết hợp trải nghiệm:

1.1 Thế nào là hoạt động dạy học kết hợp với trải nghiệm (giáo dục trải nghiệm) ?

Theo Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm quốc tế thì Giáo dục trải

nghiệm là một phạm trù bao hàm nhiều phương pháp trong đóngười dạy khuyến khích người học tham gia trải nghiệm thực tế,sau đó phản ánh, tổng kết lại để tăng cường hiểu biết, phát triển

kỹ năng, định hình các giá trị sống và phát triển tiềm năng bảnthân, tiến tới đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội

1.2 Một số kỹ thuật dạy - học qua trải nghiệm :

Quy trình dạy - học qua trải nghiệm được thể hiện bằng

“Vòng tuần hoàn” theo mô hình 5 bước khép kín như dưới đây:

GV điều hành lớp; HS thảo luận nhóm, làm bài tập, đóng vai,trò chơi mô phỏng ; HS thông báo kết quả, cảm tưởng, phản ứng

Trang 10

và phát hiện ra cách giải quyết vấn đề; HS và GV cùng nhau phântích theo hướng: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao ; GV khái quáthóa kiến thức và đúc kết bài học và những hướng vận dụng kiếnthức vào thực tế.

1.3 Các hình thức thường vận dụng trong dạy học trải nghiệm là:

Thảo luận nhóm: Nhiệm vụ cụ thể của GV là giúp đỡ, dẫndắt HS, làm nảy sinh tri thức ở HS Trong một bài học,GV chỉ nêu

ra các tình huống, học sinh được đặt trong các tình huống ấy sẽcảm thấy có vài vấn đề cần giải quyết.Các em phải tự tìm ra cácphương pháp có thể hy vọng giải quyết vấn đề, và cuối cùng phảitìm ra một phương pháp tối ưu Sau đó HS thảo luận, trao đổi vớinhau và đi đến các kết luận phù hợp với ý đồ của giáo viên, hoặctài liệu

Nghiên cứu tình huống: Có nhiều cách dạy học bằng tìnhhuống: có thể dùng các bài đọc ( sách, báo) làm các ví dụ minhhọa và mở rộng vấn đề cho từng đề mục lý thuyết.; dùng vài tìnhhuống lớn để giảng dạy

Đóng vai, trò chơi: GV hướng dẫn học sinh đóng vai hoặc

tham gia một số trò chơi để giải quyết một số tình huống thực tế

Học tập từ thực tế: Giáo viên hướng dẫn học sinh quansát thực tế, ghi chép các vấn đề có liên quan đến nội dung họctập, sau đó trao đổi, chia sẻ với bạn và giáo viên để đi đến kếtluận

Tất nhiên tùy tính chất của môn học và qui mô của lớp học

mà chúng ta có thể sử dụng các kỹ thuật nêu trên một cách linhhoạt và hiệu quả

1.4 Tác dụng của việc dạy-học theo hướng trải nghiệm :

Trang 11

Giáo dục trải nghiệm buộc học sinh phải sử dụng tổng hợpcác giác quan (nghe, nhìn, chạm, ngửi…), tang khả năng lưu giữnhững điều đã học được lâu hơn; có thể tối đa hóa khả năng sángtạo, tính năng động và thích ứng của người học.

Việc trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải phápgiúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin; việc họccác môn học bao gồm cả môn văn trở nên thú vị hơn với học sinh

và việc dạy cũng thú vị hơn đối với giáo viên

Khi tích cực tham gia vào quá trình học , học sinh được rènluyện về tính kỷ luật, học được những kỹ năng sống, tăng cườngkhả năng ứng dụng những kỹ năng đó vào thực tế

Với phương pháp học thông qua trải nghiệm, học sinh đượcrèn luyện cả về kiến thức và kỹ năng học tập, tìm tòi, nghiên cứu,

áp dụng thực tiễn Nhờ vậy các em sẽ có một kho tàng kiến thứcvững chắc, trang bị cho bản thân kỹ năng xã hội một cách toàndiện

Tham quan, dã ngoại luôn là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫnđối với học sinh nói chung và học sinh của trường Nguyễn An Khương nói riêng.Năm học 2018 -2019 vừa qua, trường THCS Nguyễn An Khương đã tổ chức chohọc sinh các khối lớp đi tham quan học tập trải nghiệm thực tế tại Khu di tích lịch

sử Ngã Ba Giồng (Hóc Môn) và Khu Nông nghiệp công nghệ cao 4.0 (Củ Chi).Mục đích của chuyến tham quan học tập trải nghiệm thực tế là để các em học sinhđược đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức, tiếp xúc với di tích lịch sử văn hóa,khu công nghệ cao của địa phương mình…, giúp các em có được những kinhnghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống của chính các em Ngoài ra,chuyến đi tham quam học tập trải nghiệm còn giúp các em thêm yêu thiên nhiên,

Trang 12

quê hương, đất nước, yêu truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyềnthống của Đảng, của Đoàn, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Riêng đối với học sinh khối 8 thì chuyến tham quan học tập trải nghiệm đócòn giúp các em có thêm kiến thức thực tế để làm tốt kiểu bài văn thuyết minh vềmột danh lam thắng cảnh (di tích lịch sử) và bài văn thuyết minh về một phươngpháp (cách trồng hoa lan, làm rau mầm, cách đổ bánh khọt, bánh xèo) từ những gìcác em được tận mắt thấy, tận tai nghe …Do đó việc tham quan học tập trảinghiệm sẽ giúp các em yêu thích học môn văn hơn là điều dễ hiểu

Một số hình ảnh học sinh lớp 8 đi tham quan học tập trải nghiệm tại Khu ditích lịch sử Ngã Ba Giồng và Khu Nông nghiệp công nghệ cao 4.0 :

Trang 13

HS nghe thuyết minh về khu di tích, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, làm bài cảmnhận:

Trang 14

HS được trải nghiệm cách trồng hoa lan :

Trang 15

HS trải nghiệm cách trồng hoa lan :

Trang 16

2 - Tạo sự yêu thích học văn cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi trong tiết dạy :

4.1 Tổ chức trò chơi trong dạy Ngữ văn là gì ?

Trò chơi trong văn học hay còn gọi là sân chơi lành mạnh bổ ích Đó là việc

tổ chức cho học sinh thi trả lời bằng những hoạt động vui chơi giải trí nhằm giáodục toàn diện học sinh, củng cố rèn luyện kĩ năng phát triển óc tư duy linh hoạtsáng tạo và quan trọng là tạo hứng thú, giúp học sinh yêu thích học văn hơn

4.2 Thiết kế nội dung trò chơi:

Như đã xác định mục đích, ý nghĩa của trò chơi, chúng ta có thể tổ chức tròchơi khi kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới, củng cố bài học sau khi hướng dẫn họcsinh tìm hiểu xong bài Nội dung trò chơi nhằm củng cố, khắc sâu trọng tâm củabài dạy Xây dựng nội dung của trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Đảm bảo yêu cầu phổ cập: nghĩa là đa phần các bài tập trong trò chơi phải

có mức độ vừa phải, đủ để học sinh bình thường có thể giải quyết được trong thờigian ngắn Đồng thời, có nhiều bài tập để nhiều học sinh tham gia

- Có yếu tố sáng tạo: trong trò chơi nên có 01 bài tập (hoặc 01 ý) trở lên cónội dung sáng tạo Để giải quyết những bài tập này học sinh phải vận dụng nhữngkiến thức một cách có hệ thống hơn, linh hoạt hơn, sáng tạo hơn

- Nội dung trò chơi phải được phân cách thành những yêu cầu, những đơn vịkiến thức, mỗi bài tập đó với từng cá nhân học sinh

- Nội dung trò chơi nên thể hiện trong nhiều dạng bài tập, nhiều hình thứcthể hiện khác nhau (tùy theo mỗi dạng bài dạy, mỗi tiết dạy, mỗi khối lớp) Ví dụđiền vào chỗ trống, ô trống, dùng vạch nối tương ứng để tạo thành cặp liên kếtđúng, điền trắc nghiệm đúng sai, điền kết quả v.v…

Khi thiết kế nội dung một trò chơi ta có thể lấy nội dung bài học hoặc mộtbài tập thuộc trọng tâm bài trong sách giáo khoa Sau đó, bằng sự “chế biến” của

Trang 17

mình chúng ta sẽ cĩ nhiều đơn vị kiến thức, nhiều bài tập tương tự ở mức độ phổcập

GV cho đề bài :

Em hãy giải ô chữ sau để tìm ra tên của một câu chuyện mà em đã học?

1 Truyện em mới học ở tiết trước thể hiện quan niệm của nhân dân về điều gì?

2 Truyện phản ánh ước mơ của tầng lớp nào?

3 Tên gọi một thể loại văn học dân gian mà em đang học?

4 Vật mà nhân vật chính trong truyện muốn cĩ?

5 Cơng dụng cĩ ý nghĩa nhất của cây bút thần?

6, 9 Đặc sắc nghệ thuật của truyện?

7 Nhân vật trong truyện thuộc loại…?

8 Một tính cách của nhân vật Mã Lương?

10 Tên gọi của nhân vật chính trong truyện?

Đáp án :

Trang 18

2 Giới thiệu bài mới :

Khác với nhiều môn học, học văn các em phải chuẩn bị bài ở nhà Cái tâm lýbiết cả rồi dễ làm cho HS chủ quan.Bởi vậy hoạt động giới thiệu bài mới khá quantrọng Nếu giáo viên tạo được ấn tượng cho HS ngay từ phần vào bài chắn chắncác em sẽ thich học tiết văn ngày hôm đó Có nhiều cách dẫn vào bài mới, cho HSthi tài với nhau là một trò chơi thú vị giúp các em yêu thích học văn là một ví dụ :

Tổ chức thi hát về một chủ đề

Ví dụ như khi dạy Văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh

Huệ ( Văn 6 - tập 2 ), GV cho HS thi hát về chủ đề “Bác Hồ ”

Trang 19

GV chia lớp làm 2 đội, ra qui định trong vòng 5 phút, đội nào hát được nhiềubài hát về Bác Hồ hơn sẽ thắng cuộc.

Sau khi tìm ra một số bài hát về Bác rồi, GV hỏi HS : Ý nghĩa của những bàihát đó giống nhau ở chỗ nào ? ( đều ca ngợi tấm lòng yêu thương, công ơn to lớncủa Bác đối với thiếu nhi, đối với nhân dân…) rồi giáo viên giới thiệu bài mới : để

ca ngợi tấm lòng bao la của Bác đối với nhân dân Việt Nam, ngoài các bài hát còn

có nhiều bài thơ nói lên điều này, tiêu biểu là bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”của tác giả Minh Huệ Tấm lòng yêu thương rộng lớn của Bác được thể hiện nhưthế nào trong bài thơ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu

3 Củng cố bài học :

Củng cố bài là một hoạt động rất quan trọng trong tiết học Nếu GV biếtcách thu hút HS thì việc khắc sâu kiến thức sẽ đạt hiệu quả cao hơn Cho dù GVdùng cách nào đi chăng nữa thì cũng chỉ có một mục đích duy nhất là mong muốn

HS nắm được nội dung bài học.Để kết thúc một tiết học thật nhẹ nhàng, GV có thểcho hs chơi trò chơi ví dụ như giải đáp ô chữ giống phần kiểm tra bài cũ (xem lại

ví dụ đầu tiên)

4 Dạy các bài ôn tập :

Chương trình Ngữ văn THCS còn dành một số tiết cho việc ôn lại nhữngkiến thức học sinh đã học Những tiết dạy ôn tập thường là rất mệt mỏi đối với

GV bởi vì đa số GV chủ động củng cố lại hết những kiến thức mà các em đã học.Tuy nhiên nếu xem xét lại mục tiêu của việc ôn tập thì GV chỉ nên là người tổ chứccho học sinh tự tái hiện lại kiến thức mà các em đã được học Vì vậy, tôi thường tổchức cho các em chơi vào giờ ôn tập

4.1 Trò chơi “ Ai nhanh hơn” :

- GV chia nhóm ngẫu nhiên thành 4 đội

Trang 20

- GV phát cho mỗi đội một viên phấn Lần lượt từng thành viên trong nhóm sẽ lênbảng viết câu trả lời Em thứ nhất viết xong đến em thứ hai và cứ tiếp tục như vậycho đến em cuối cùng trong đội

- Mỗi em chỉ được lên bảng một lần trong chủ đề đó

- Nhóm nào nhanh nhất và đúng nhiều nhất sẽ là nhóm thắng cuộc

* Ví dụ minh họa:

Dạy “Ôn tập Tiếng Việt” ( Ngữ văn 6 – tập 1)

GV đưa ra đề tài “Từ ghép”, cho thời gian 3 phút rồi yêu cầu từng thành viêntrong 4 đội nhanh nhanh chân chạy lên bảng viết từ ghép

4.2 Trò chơi “Ai giỏi hơn”:

- GV chuẩn bị tranh bằng cách photo những mẩu tranh tranh trong SGK phần vănbản

- GV cắt tranh ra thành nhiều mảnh có những hình dáng khác nhau

- Sau mỗi mảnh của mẫu tranh GV dán băng keo 2 mặt dạng mỏng để tiện choviệc ghép tranh

- GV chia 8 nhóm ngẫu nhiên Mỗi nhóm có một nhóm trưởng

- GV phát cho mỗi nhóm một xấp tranh đã cắt rời từ bức tranh to, yêu cầu từ 3 đến

5 phút ghép lại thành bức tranh hoàn chỉnh

- Đại diện mỗi nhóm kể lại nội dung câu chuyện được minh họa bằng bức tranhvừa ghép Nhóm nào ghép nhanh, kể hay thì thắng cuộc

4.3 Tác dụng của việc tổ chức trò chơi :

Trò chơi sẽ làm cho tập thể các em có bầu không khí mới Những tràng vỗtay, tiếng reo hò, khuôn mặt rạng rỡ, tiếng cười, giúp các em hiểu biết và quý mếnnhau hơn Các em không cảm thấy căng thẳng khi học Ngữ văn, phá tan sự sợ sệt

Ngày đăng: 29/09/2022, 07:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Một số hình ảnh học sinh lớp 8 đi tham quan học tập trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng và Khu Nơng nghiệp cơng nghệ cao 4.0 : - Báo cáo biện pháp dục học sinh thi giáo viên giỏi môn ngữ văn đề tài kinh nghiệm giúp học sinh yêu môn ngữ văn
t số hình ảnh học sinh lớp 8 đi tham quan học tập trải nghiệm tại Khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng và Khu Nơng nghiệp cơng nghệ cao 4.0 : (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w