Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn 8 đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu
Trang 1UBND HUYỆN
TRƯỜNG THCS CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
., ngày 15 tháng 11 năm 2022
BẢN MÔ TẢ
Biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy
- Tên biện pháp: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 8 đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu tại trường THCS ”.
- Tên tác giả: Trần Nguyệt Nga
- Đơn vị công tác: Trường THCS
- Lĩnh vực, đối tượng áp dụng biện pháp: Ngữ Văn 8, học sinh khối 8trường THCS
- Thời gian áp dụng biện pháp: Năm học 2021 - 2022
- Nội dung biện pháp
I Lý do hình thành biện pháp
1 Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của biện pháp
Theo nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của chương trình giáo dục 2018 là xâydựng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn trong nhà trường phát huy tínhtính cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực họcsinh, trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy Theo địnhhướng dạy học này giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, điều khiểnquá trình học tập còn học sinh là đối tượng nhận thức, biết cách tự học, tự rènluyện, từ đó hình thành và phát triển nhân cách, năng lực cần thiết của chủ thểtheo những mục tiêu mới đã đề ra Bên cạnh những học sinh nhận thức tốt, lĩnhhội kiến thức linh hoạt thì vấn đề nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn, đặc biệt
là nâng cao chất lượng học sinh trung bình, yếu ta cũng cần có những giải phápnào đó phù hợp là một vấn đề luôn trăn trở trong quá trình dạy học của một giáoviên Theo tôi một trong những giải pháp cần được thực hiện ngay từ đầu nămhọc, đó là “Dạy học phải bám sát đối tượng học sinh, kịp thời phát hiện khókhăn của học sinh”
Trang 2Dạy học bám sát đối tượng khuyến khích người giáo viên chủ động và sángtạo, lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp với trình độ nhậnthức, năng lực học tập của chủ thể, đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cốgắng, sáng tạo cũng như sự tiến bộ của từng học sinh
Xuất phát từ những lí do trên cùng với thực tiễn dạy học của bản thân tôi mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình dạy học của mình qua
biện pháp: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 8 đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu tại trường THCS ”.
2 Thực trạng vấn đề.
Trường THCS có đội ngũ giáo viên luôn tâm huyết, nhiệt tình trong
công tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong việc bồi dưỡng học sinhgiỏi và phụ đạo giúp đỡ học sinh trung bình, yếu Ban giám hiệu nhà trườngluôn quan tâm đến chất lượng học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu, kém.Nhà trường luôn quan tâm đầu tư về phương tiện dạy học như máy chiếu, tivi,tranh ảnh tư liệu tạo điều kiện để giáo viên có sự sáng tạo trong việc sử dụngcác phương pháp dạy học tích cực Học sinh ngoan ngoãn, có ý thức cố gắngtrong học tập Hầu hết phụ huynh đều quan tâm tạo điều kiện cho con em mình
có thể học tập tốt nhất
Trong điều kiện công nghệ thông tin và đặc biệt là sự phát triển củainternet mở ra một kho kiến thức vô cùng phong phú cho người học, việc sửdụng công nghệ thông tin không còn xa lạ gì với các em học sinh, thậm chí còn
có nhiều em sử dụng rất thành thạo Điều đó sẽ là những lợi thế giúp ích cho các
em trong việc học tập nếu biết sử dụng hợp lý, đúng mục đích Tuy nhiên, nếucác em quá lạm dụng vào việc tìm kiếm lời giải trên mạng, sách giải nên sẽ dẫnđến hiện tượng học sinh lười suy nghĩ, thiếu sáng tạo
Hơn nữa, trong bộ môn Ngữ văn học ở trường trung học cơ sở nhiều nămnay thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng vẫn còn hiện tượng học sinh họctheo kiểu cũ: Đọc thuộc, sao chép, nói lại ý sách vở thầy cô mà không có hoặc ít
Trang 3Một thực tế nữa còn tồn tại trong quá trình học môn Ngữ văn là một bộphận không nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng không thích học văn vì chorằng đây là môn học thuộc, dài, khó học Một số em chưa thật sự mạnh dạn,nhận thức kém so với các bạn cùng trang lứa nên có tâm lí tự ti, mặc cảm,không dám trình bày ý kiến của mình vì sợ sai các bạn chê cười dẫn đến kết quảhọc tập không cao.
Từ những thực trạng nêu trên, có thể thấy giáo viên cần đưa ra các biệnpháp để nâng cao chất lượng học sinh trung bình, yếu, kém môn Ngữ văn tạinhà trường Trong phạm vi một bài viết , tôi xin đưa ra phương pháp dạy họctích cực phù hợp đối tượng học sinh trung bình, yếu như dưới đây
*Phiếu khảo sát được phát đến từng học sinh gồm có các nội dung sau:
Trang 4Thống kê kết quả điều tra:
Khôngthích
Thườngxuyên
Thỉnhthoảng
Khôngbao giờ
Rấtkhó
Bìnhthường
Rấtdễ
Trang 5Bài kiểm tra đánh giá năng lực học sinh
Đề bài: Viết bài văn ngắn ghi lại ấn tượng của em trong buổi đến trường khai giảng lần đầu tiên.
Sau khi chấm bài kiểm tra của học sinh, tôi nhận thấy bên cạnh những emhọc sinh đã biết cách làm vẫn còn tồn tại một số học sinh làm bài chưa tốt: Nộidung sơ sài, sai chính tả, không biết cách trình bày…dẫn đến điểm số không cao(bảng tổng hợp điểm ở trang 20)
Kết quả điều tra phản ánh được sự say mê yêu thích môn học và trình độnhận thức của từng cá nhân học sinh Thống kê kết quả điều tra để có địnhhướng dạy học bám sát đối tượng học sinh Từ kết quả điều tra, giáo viên quyếtđịnh các phương pháp, kĩ thuật dạy học, cách hướng dẫn HS học tập, làm bài Nhiều học sinh bày tỏ mong muốn trong các tiết dạy văn
+ GV đưa ra hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có cơ hội trả lời+ GV kết hợp một số phương pháp dạy học tính cực vào các tiết học+ GV hướng dẫn kĩ hơn việc soạn bài vì nhiều bài khó
Từ kết quả điều tra, tôi quyết định thực hiện biện pháp: “Nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn 8 đối với đối tượng học sinh trung bình, yếu tại trường THCS ”.
3 Vai trò, ý nghĩa của biện pháp
- Tìm ra biện pháp giúp các phát triển năng lực tiếp nhận thông tin và khảnăng tư duy để xử lí thông tin, khắc sâu được kiến thức các phần Tập làm văn,văn bản, tiếng việt trong chương trình Ngữ văn
- Tăng cường khả năng thực hành, vận dụng các kiến thức đã học
- Bám sát đối tượng học sinh trung bình, yếu tham gia các hoạt độngtrong tiết học
- Đưa ra được biện pháp cụ thể nhằm khơi gợi sự hứng thú của học sinhlàm cho giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh ham học hơn, không còn cảm thấy mệtmỏi, nặng nề, nhàm chán khi đến tiết Ngữ văn Từ đó giúp cho giờ học đạt hiệuquả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu của phương pháp dạy học đổi mới
Trang 6II Nội dung biện pháp.
Để tiết học môn Ngữ văn đạt hiệu quả, các đối tượng học sinh có thể tiếpthu bài ngay trên lớp, tôi đưa ra một số giải pháp sau:
- Phân loại học sinh trung bình, yếu
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
- Phụ đạo học sinh trung bình, yếu.
- Phát huy trí lực học sinh trung bình, yếu trong giờ học.
- Phân công học sinh khá, giỏi giúp đỡ học sinh trung bình, yếu.
- Các hình thức động viên, khích lệ các em kịp thời
Cụ thể từng giải pháp như sau:
1 Phân loại học sinh trung bình, yếu.
Người giáo viên thông qua kết quả năm học trước, các bài kiểm tra và quá trìnhhọc tập trên lớp để nắm được số học sinh yếu của lớp, của môn học Lập danhsách học sinh trung bình, yếu và phân loại học sinh cần phụ đạo theo từng yêucầu nội dung kiến thức và kỹ năng như: Kĩ năng nghe, đọc, viết, nói, từ đó có hồ
sơ theo dõi các đối tượng ngay đầu học kỳ ,giữa kì, cuối kì trên cơ sở của cáclần kiểm tra Xác định được nguyên nhân học kém là do hoàn cảnh gia đình; domất căn bản hay chưa nhận thức được nhiệm vụ học tập (học sinh lười học,không chăm chỉ chuyên cần)
Từ đó có trao đổi với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh về năng lựchọc tập thực tế của từng học sinh, xác định cụ thể những đối tượng phải phụ đạo(phụ đạo tập trung hay phụ đạo mở rộng nghĩa là phụ đạo thời gian ngắn haytrong khoảng thời gian dài) với những học sinh đó
Giáo viên cần quan tâm, lắng nghe ý kiến của học sinh Dẫn học sinh nói lênnhững mong muốn trăn trở của mình.Từ đây giáo viên sẽ nắm bắt được tâmtư,nguyện vọng, sở thích, thái độ trong quan hệ với mọi người của học sinh Vàcũng từ đây giáo viên sẽ phát huy sở trường của học sinh, kích thích các em họctập và rèn luyện
Trang 7Lựa chọn hình thức hoạt động cho học sinh cả lớp ở từng phần của mỗi tiết họcmột cách phù hợp, dành thời gian để tiếp cận học sinh yếu nhằm kèm cặp,hướng dẫn, tiếp sức cho các em trong mỗi tiết dạy Tăng cường các hoạt độnghọc và hướng dẫn tự học cho học sinh yếu Học sinh yếu phải được tham giavào các hoạt động tối thiểu như nhắc lại ghi nhớ, quy tắc, đọc đoạn văn,… vàcần có sự động viên khuyến khích kịp thời Nội dung này coi là giải pháp trọngtâm chủ yếu nhất trong công tác nâng cao chất lượng học sinh yếu, kém.
2 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Qua quá trình dạy học tại trường tôi thấy các em học sinh lực học trungbình, yếu, ý thức chuẩn bị bài ở nhà là rất hạn chế Nhưng nếu người giáo viêntận tình, khéo léo hướng dẫn cho các em có hệ thống câu hỏi chi tiết cụ thể thìviệc soạn bài lại được các em tích cực chú trọng Để việc soạn bài thật sự cóhiệu quả và hữu ích thì bản thân người giáo viên phải thật sự nhiệt tình hướngdẫn học sinh soạn đúng và đủ theo tinh thần là tìm hiểu trước Nhắc các emkhông được chép sách giải hay viết dài vào vở soạn cho có lệ mà cần chuẩn bịthật tốt những gì để thầy và trò cùng có một giờ khám phá hiệu quả Muốn làmđược điều đó – để truyền được ngọn lửa đam mê văn học vào các em thì ngườigiáo viên cũng cần làm tốt công tác chuẩn bị của mình Tôi tin chắc rằng mộtgiáo viên không nghiên cứu trước bài, không chuẩn bị tốt thì cũng không thểhướng dẫn học sinh chuẩn bị tốt được Vì thế để hướng dẫn các em chuẩn bị tốtbản thân ta cần chuẩn bị tốt đã Đặc biệt là dạy phần văn bản giáo viên cần đọc
kĩ tác phẩm trước, nghiền ngẫm bằng cả tâm hồn để khám phá cái hay cái đẹp
về nội dung và nghệ thuật Cũng cần nghiên cứu kĩ về phần tác giả, hoàn cảnh rađời của tác phẩm để thấy được thông điệp mà văn bản muốn gửi gắm Sau đóhướng dẫn các em thông qua hệ thống câu hỏi mà sách giáo khoa đề cập
Ví dụ 1: Khi học văn bản “Tức nước vỡ bờ” - Ngô Tất Tố ta có thể đặt ra
câu hỏi cho các em buộc phải chuẩn bị trước để trả lời được (sử dụng phươngpháp Phiếu học tập) như:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Trang 8Câu hỏi: Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào? Tác phẩm viết về điều gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu?
Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã
câu chuyện?
Ví dụ 2: Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị soạn văn bản:“Trong lòng
mẹ”-Nguyên Hồng ngoài các câu hỏi trong sách giáo khoa giáo viên có thể gợi ý thêm các câu hỏi khác như: Từ đoạn trích “Trong lòng mẹ” em cảm nhận như thế nào về tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ của mình? Học sinh buộc phải
đọc, nghiên cứu bài để trả lời:
Trang 9Chú bé Hồng dù còn rất nhỏ nhưng là người con hiếu thảo, giàu lòng yêuthương, giữ một niềm tin và sự kính trọng với mẹ của mình
3 Phụ đạo học sinh trung bình, yếu
Nhà trường luôn xác định phụ đạo học sinh trung bình, yếu là một trong nhữngmục tiêu và nhiệm vụ quan trọng Ngay từ đầu năm học, chuyên môn nhàtrường đã xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu Ý thức được nhiệm vụ nàytôi luôn quan tâm và không ngừng tìm hiểu phương pháp phù hợp với nhóm đốitượng học sinh yếu Qua học hỏi đồng nghiệp và kinh nghiệm giảng dạy tôinhận thấy muốn phụ đạo đạt hiệu quả phải tìm hiểu nguyên nhân mới đưa rađược giải pháp cụ thể Quá trình dạy học là quá trình đi từ cái học sinh đã cóđến cái chúng ta muốn có ở học sinh Nên việc đầu tiên là cần kiểm tra và xácđịnh học sinh đạt ở mức độ nào, đã có những kiến thức, kĩ năng nào, ta cần cungcấp nội dung cho học sinh ở mức độ là phù hợp với vùng phát triển gần trong tưduy của trẻ
Trang 10Chương trình giáo dục 2018 định hướng đổi mới bộ môn Ngữ văn ngoài dạycho học sinh về những nội dung cơ bản hay tìm hiểu nội dung bài học theo đúngđặc trưng thể loại thì việc rèn các kĩ năng nghe - đọc - viết - nói cho các em lànhiệm vụ trọng tâm Trong giờ học cần chú ý, theo dõi đối tượng học sinh trungbình, yếu giúp các em cơ bản nắm được kiến thức và kĩ năng mới Giáo viênđược ví như một người huấn luyện viên trưởng Vì vậy nội dung dạy phụ đạocho học sinh yếu không quá trừu tượng mà cần tập trung vào các kĩ năng:
+ Kĩ năng đọc: Đối với những em đọc yếu thì giáo viên cần tạo điều kiện cho
học sinh được đọc nhiều trong các giờ đọc văn bản hoặc giờ đọc – mở rộng,giúp các em luyện phát âm đúng và sửa sai kịp thời, đọc luyện lại từ còn bị sainhiều lần Nếu thời gian tiết học không đủ thì người dạy có thể tranh thủ cho các
em luyện đọc thêm vào giờ ra chơi hoặc cuối tiết học Dặn các em về nhà đọc lạibài, đồng thời có sự khích lệ động viên em khi có cố gắng
Ví dụ: Một số em phát âm sai giữa âm: l/n chẳng hạn đọc “nặc nô” thì đọc “lặc
lô” Tôi hướng dẫn các em như sau: Khi đọc âm “n” ta phải đặt lưỡi ở trên vòmmiệng và bật nhanh “n” Hơn nữa nghĩa của từ “nặc nô” ý nhạo báng còn từ “lặclô” nghĩa không rõ ràng Người hướng dẫn phát âm lại từ đó và yêu cầu trò đọctheo đến khi chuẩn
Trang 11+ Kĩ năng viết: Trong quá trình trình bày bài, viết văn đối với học sinh trung
bình, yếu kĩ năng viết còn kém, làm bài lủng củng, diễn đạt không tốt, sai lỗichính tả… Giáo viên cần có định hướng bài làm cụ thể thông qua các câu hỏi từ
dễ đến khó, sửa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, yêu cầu học sinh rèn viết mỗi ngày,nên có vở riêng để luyện viết và giáo viên phải thường xuyên kiểm tra, nhận xétđánh giá kịp thời Tạo điều kiện để các em nhận xét bài của bạn, ghi chép lại ýhay nếu thích Khuyến khích học sinh trình bày bài trước khi tới lớp Bên cạnh
đó với học sinh trung bình, yếu người dạy cần tăng cường công tác kiểm tra,chấm sửa bài, lỗi kỹ thuật, tạo mẫu về bài làm đồng thời nắm chắc những chỗhọc sinh yếu, kém để bổ sung kịp thời
+ Kĩ năng nói: Việc rèn kĩ năng này ở học sinh trung học cơ sở hiện nay không
phải là đơn giản Vì thế trong quá trình hướng dẫn luyện nói thì người giáo viênphải tạo ra những tình huống giả định tương đối gần gũi với cuộc sống thườngngày của học sinh, để học sinh có thể nói được về một vấn đề nào đó Ngườigiáo viên phải tạo không khí hào hứng cho học sinh, thái độ dễ hợp tác củanhững người cùng tham gia giao tiếp, đồng thời giáo viên cần luyện nói kịp thờitạo hứng thú cho học sinh
Trang 12Ví dụ: Khi học tiết Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp tự sự và miêu tả.
Giáo viên đưa ra các đề gần gũi với cuộc sống của các em như:
Đề 1: Chẳng may em đánh vỡ một lọ hoa đẹp
Đề 2: Em giúp một bà cụ qua đường vào lúc đông người và nhiều xe cộ đi lại
Đề 3 Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hay ngày lễ, tết Ngoài các tiết luyện nói trên lớp, việc tổ chức các buổi ngoại khóa, tọa đàm,thảo luận vấn đề, là điều kiện tốt rèn khả năng nói tự tin, tích hợp giáo dục các kĩnăng sống giúp các em có ý thức học tập tốt hơn
Để giúp học sinh trình bày thành thạo tiếng Việt người hướng dẫn có các địnhhướng về dàn bài nói, không nói tràn làn, nói to, rõ ràng, chuẩn ngữ âm và thểhiện cảm xúc chân thành của mình
+ Kĩ năng nghe: Nghe là một trong bốn kĩ năng quan trọng của quá trình nghiên
cứu bộ môn Ngữ văn Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe đúngnội dung, học sinh cũng không thực sự hiểu bài khi không lĩnh hội, đặc biệt vớihọc sinh trung bình, yếu thì để tạo hứng thú nghe và tiếp thu là cần thiết
Ví dụ: Khi dạy văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn giáo viên cho học sinh
nghe đọc đoạn “chiếu dời đô” Học sinh chia sẻ cảm nhận khi nghe đoạn văn đó.(Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất, đồngthời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.)
https://youtu.be/p0C3LGD9rV8