PowerPoint Presentation BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DỄ NHỚ, NHỚ LÂU KIẾN THỨC TRONG MỘT SỐ TIẾT TIẾNG VIỆT LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS LUÂN GIÓI I Mục đích của việc thực hiện biện pháp Giúp các em học sin[.]
Trang 1BÁO CÁO BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH DỄ NHỚ, NHỚ LÂU KIẾN
THỨC TRONG MỘT SỐ TIẾT TIẾNG VIỆT LỚP 9 Ở
TRƯỜNG THCS LUÂN GIÓI
Trang 2I Mục đích của việc thực hiện biện pháp
Giúp các em học sinh đặc biệt là các em khối lớp 9 dễ hiểu, dễ nắm bắt kiến thức khắc sâu nội dung các bài học trong chương trình Tiếng việt lớp
9 nhằm nâng cao hiệu quả dạy môn Ngữ văn nói chung và giảng dạy kiến thức về phân môn Tiếng Việt nói riêng.
II Phạm vi thực hiện của biện pháp
Tên biện pháp : ''Biện pháp khắc sâu kiến thức tiếng Việt bằng thơ trong một số tiết dạy tiếng Việt lớp 9 ở trường THCS Luân Giói''.
Đối tượng: - Học sinh trường khối lớp 9 trường THCS Luân Giói
Phạm vi: Trường THCS Luân Giói, Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Thời gian áp dụng: Năm học 2021- 2022 Nửa đầu học kì I năm học 2022 – 2023
Trang 3IIII Tình trạng của biện pháp
1 Mô tả ngắn gọn biện pháp đã biết.
- Trong quá trình giảng dạy Tiết Tiếng Việt cho học sinh
khối lớp 9 tôi thường cho học sinh rút ra được khái niệm, nội dung bài học về các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập qua các ví dụ, các bài tập, gắn với hoàn cảnh tình huống giao tiếp cụ thể.
- Trên cơ sở nắm vững khái niệm các em nhận biết phân
biệt các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập
từ đó vận dụng kiến thức để làm hoàn thành các bài tập và
vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
Trang 42 Ưu điểm nổi bật khi áp dụng biện pháp
Vẫn còn nhiều học sinh còn mơ hồ, chưa nhận diện phân biệt
chính xác các các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập trong nói và viết Học sinh uể oải chưa thực sự hứng thú học tập Việc tiếp thu kiến thức ở mỗi học sinh khác nhau nên kết quả học tập đa số đạt kết quả chưa cao như mong muốn.
Trang 5IV Nội dung của biện pháp
1 Xác định động lực áp dụng, mục tiêu, giá trị biện pháp mang lại.
Giúp giáo viên giảng dạy Ngữ văn 9 có phương pháp mới đạt hiệu quả
chất lượng dạy như mong muốn.
* Mục tiêu, giá trị biện pháp mang lại:
Tạo được hứng thú và khơi dậy niềm đam mê yêu thích môn học đối với từng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Biện pháp này sẽ giúp các em dễ nắm bắt kiến thức, tạo cho các em hứng thú học tập, tiếp thu kiến thức về các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập.
Trang 62 Khảo sát đối tượng trước khi áp dụng biện pháp 2021- 2022
Trang 73 Mô tả chi tiết nội dung bản chất của biện pháp
Giúp học sinh tích cực học tập thì bài học phải thực sự gây được hứng thú cho học sinh Muốn làm được điều đó giáo viên lên
lớp cần hệ thống hóa được toàn bộ kiến thức về các các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập, chỉ ra cách phân biệt
điểm khác nhau giữa các các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập Đồng thời đưa ra phương pháp giúp học sinh
phân tích được các các phương châm hội thoại, các thành phần biệt lập trong một câu, một đoạn văn, đoạn thơ , tránh sự nhàm chán trong cách truyền đạt kiến thức và trong cách thức tổ chức giờ học Học sinh biết áp dụng kiến thức vào thực hành –c sống
Trang 81 Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy tóm lược được nội dung cơ bản nhất, thấy được khó khăn mà học sinh đang gặp phải
Thông thường trong chương trình ngữ văn 9 đối với các tiết Tiếng việt
giảng dạy bài các phương châm hội thoại giáo viên khi xây dựng kế hoạch bài giảng cũng dành thời lượng cho bài này ít nhất cũng từ 4- 5 tiết Đây
là phần kiến thức Tiếng Việt trọng tâm của chương trình ngữ văn 9 hầu hết nội dung kiến thức trên thường có các bài kiểm tra định kì và có trong nội dung thi vào 10 THPT Hơn nữa kiến thức phần này tương đối dài, học sinh lại rất hay nhầm lẫn giữa các phương châm hội thoại với nhau, đặc biệt là vận dụng chúng vào các tình huống giao tiếp Chính vì vậy khi giảng dạy giáo viên cần nghiên cứu kĩ kế hoạch bài dạy, phân loại tìm ra khó
khăn vướng mắc của học sinh thông qua giảng dạy và các bài kiểm tra
đánh giá Dưới đây là kế hoạch bài dạy cụ thể của bài các phương châm hội thoại, các thành phàn biệt lập trong chương trình Ngữ văn 9
Trang 9CHỦ ĐỀ: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( 5 TIẾT) CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (4 TIẾT)
Trang 112 Dùng một số bài thơ ngắn gọn để tóm lược toàn bộ nội dung bài học
giúp học sinh dễ hiểu dễ nhớ, hứng thú học tập.
Khi nghiên cứu thấy được những khó khăn này của học sinh cũng như giáo viên qua nhiều năm giảng dạy tôi đã cố gắng tìm ra phương
pháp hiệu quả tối ưu nhất để giúp học sinh vừa nắm được những nội
dung kiến thức cơ bản nhất, khắc sâu và nhớ được các dấu hiệu các ví dụ liên quan đến từng phương châm hội thoại từ đó học sinh sẽ tiếp thu
kiến thức một cách ngắn gọn đơn giản dễ nhớ dễ thuộc hơn Đó là biện pháp dạy học Tiếng việt bằng thơ.
Ví dụ sau khi dạy xong phần lí thuyết của các bài học tôi thường cho học sinh chép các câu thơ, bài thơ liên quan đến nội dung bài học sau đó sẽ vận dụng các dấu hiệu các từ khóa ở trong câu thơ, bài thơ đó để áp dụng làm bài tập thực hành.
Trang 12Bài thơ thứ nhất
An- Ba, lợn cưới lượng ơi
Chất thêm quả bí… để rồi rắn vuông
Lịch sự câu chuyện ăn xin
Quan hệ “gà” “vịt” đi liền với nhau
Cách thức“ cà” trước “ muống” sau
Năm phương châm ấy mau mau nhớ liền
Nguyễn Tiến Hiệp – THCS Luân Giói Điện Biên Đông- Điện Biên
Trang 13Phương châm hội thoại ai ơi!
Nhớ ghi thật kĩ kẻo rồi phân vân
Những phương châm ấy rất cần
Hội thoại giao tiếp đến gần thành công
Phương châm lịch sự không quên
Tế nhị, tôn trọng đặt lên hàng đầu
Phương châm cách thức tiếp sau
Ngắn gọn, rành mạch…tránh xa mơ hồ
Phương châm quan hệ nhớ cho
Đề tài chuẩn đúng, chớ lo lạc đề
Phương châm về chất khắc ghi
Nói đúng sự thật…sai chi ngại ngùng
Phương châm về lượng luôn dùng
Nội dung đúng đủ thiếu thừa làm chi
Năm phương châm ấy đã ghi
Học hành thi cử sợ gì bạn ơi
Nguyễn Tiến Hiệp – THCS Luân Giói Điện Biên Đông- Điện Biên
Trang 14Với bài các thành phần biệt lập
Với bài giảng chủ đề các thành phần biệt lập tương tự như với bài về các phương châm hội thoại Giáo viên khi xây dựng kế
hoạch bài giảng cũng dành thời lượng cho bài này ít nhất cũng
từ 3- 4 tiết và đây cũng là kiến thức trọng tâm cho kiểm tra giữa
kì II cuối kì II và thi vào 10 THPT.
Do thời lượng dài kiến thức nhiều nên gây không ít khó khăn
cho việc giảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu kiến thức của
học sinh Học sinh rất dễ nhầm lẫn khó phân biệt các thành phần biệt lập vì vậy giáo viên giảng dạy cũng cần nghiên cứu thật kĩ kế hoạch bài dạy soạn giảng chi tiết để tóm lược được những nội dung cốt lõi nhất.
Trang 16Để giúp học sinh nắm được cả chủ đề nhớ được số lượng, nội dung của các thành phần biệt lập tôi dùng bài thơ sau để khái quát:
Bài thơ thứ nhất.
Tình thái thể hiện cách nhìn.
Cảm thán tâm lý giận, buồn, mừng, vui
Duy trì tạo lập ai ơi!
Mình là gọi đáp nhớ rồi đừng quên.
Bổ sung chi tiết họ tên
Tớ tên phụ chú chớ quên nhé người.
Học sinh cũng dựa vào các từ khóa trong bài thơ để nắm chắc số lượng
các thành phần biệt lập trong câu, dấu hiệu nhận biết và nội dung yêu cầu của từng thành phần biệt lập từ đó biết vận dụng các thành phần biệt lập này trong nói và viết, thực tiễn cuộc sống.
Trang 17V Áp dụng của biện pháp
1 Nêu điểm khác biệt của biện pháp khi được áp dụng:
Khi tôi áp dụng biện pháp trên vào giảng dạy tôi nhận thấy chất lượng dạy và học có
sự thay đổi rõ rệt Từ uể oải, học vẹt hay nhầm lẫn học sinh đã có thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong tiết học, chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn về bộ môn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình Bên cạnh đó bài tập giao về nhà
đã được các em làm một cách nghiêm túc, tự giác học bài và nắm được kiến thức cơ bản sau khi học xong mỗi bài.
- Học sinh đã có thái độ học tập tích cực, thích thú hơn trong tiết học, chủ động nêu lên những thắc mắc, khó khăn về bộ môn với giáo viên, các em hưởng ứng rất nhiệt tình Bên cạnh đó bài tập giao về nhà đã được các em làm một cách nghiêm túc, tự giác học bài và nắm được kiến thức cơ bản sau khi học xong mỗi bài.
Trang 19Như vậy so với kết quả điều tra đầu năm thì tỉ lệ học sinh có
hứng thú tăng lên 14,3% theo đó tỉ lệ học sinh giỏi cũng tăng lên 4,8 % , tỉ lệ học sinh khá tăng lên 9,5 %, tỉ lệ học sinh trung bình giảm rõ rệt 14,3 % Đó là những thay đổi đáng mừng.
Trong năm học 2022 – 2023 tôi vẫn tiếp tục áp dụng biện pháp
để cho giáo viên trong Tổ giảng dạy b môn ộ dạy Ngữ văn lớp 9 Rất nhiều em thích b môn Ngữ văn 9 và kết quả học của các em ộ tiến b rõ r t, nhiều em yêu thích môn học, ngày càng nhiều em ộ ệ hiểu được tầm quan trọng của Tiếng Việt, văn học trong đời
sống, các em đã đến thư vi n để học, đọc sách mỗi ngày ệ
Trang 20VII Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của biện pháp
Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên
phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu
quả Nếu áp dụng giải pháp này ở những giờ học khác, của các khối lớp khác như 6,7,8 tôi tin rằng cũng sẽ đem lại những hiệu quả rõ rệt giúp học sinh dễ dàng nắm bắt tiếp thu được kiến
thức tích cực tự giác trong các giờ học, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng bộ môn.
Biện pháp được xây dựng và áp dụng thành công bước đầu đối với học sinh lớp 9 tại trường THCS Luân giói Biện pháp có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đồng nghiệp đang trực tiếp giảng dạy Ngữ văn.
Trang 21Chắc chắn rằng, biện pháp này của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Kính mong BGH & các thầy cô
và các bạn đồng nghi p gần xa góp ý xây dựng để ệ biện
pháp có sức thuyết phục hơn, sâu sắc hơn Tôi xin chân thành cám ơn !