1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thuyết trình biện pháp giáo dục hiệu quả thi giáo viên giỏi môn ngữ văn

34 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 8,74 MB

Nội dung

Quả thật, cũng trong dung lượng thời gian như thế, giáo viên có thể hướngdẫn học sinh chiếm lĩnh nhiều kiến thức hơn so với cách học truyền thống, với bảng vàphấn hay chỉ hình ảnh minh

Trang 1

BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

MÔN NGỮ VĂN

ĐỀ TÀI KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH HIỆU QUẢ ĐỂ MANG

LẠI GIỜ HỌC THÚ VỊ

MỤC LỤC

N

Trang 2

NỘI DUNG Trang

A PHẦN MỞ ĐẦU

B PHẦN NỘI DUNG

II Thực trạng, nguyên nhân

6

1.1 Giáo viên thay đổi tư duy trong cách khai thác kênh hình

1.2 Khai thác kênh hình động, kênh hình tự tạo

1.3 Khai thác kênh hình từ học sinh

1.4 Nắm vững các yêu cầu khi khai thác kênh hình

9

2 Các biện pháp sử dụng kênh hình hiệu quả

2.1 Sử dụng kênh hình đúng mục tiêu

2.2 Sử dụng kênh hình đúng chỗ, đúng thời điểm

2.3 Sử dụng kênh hình linh hoạt, chủ động, sáng tạo

15

3 Vận dụng vào bài dạy

3.1 Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động

3.2 Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động hình thành kiến thức

18

Trang 3

3.3 Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động luyện tập, vận dụng

3.4 Kĩ năng khai thác, sử dụng kênh hình trong hoạt động tìm tòi, mở rộng

3.5 Nắm rõ các yêu cầu khi sử dụng kênh hình

C PHẦN KẾT LUẬN

BIỆN PHÁP

Trang 4

“KHAI THÁC, SỬ DỤNG KÊNH HÌNH HIỆU QUẢ

ĐỂ MANG LẠI GIỜ HỌC THÚ VỊ”

án để đẩy mạnh công tác này Khi bàn về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống khẳng

định: “ Đã đến lúc nếu không nói là đã quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc

ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và có hiệu quả ” Thật vậy, Ngữ văn là một môn học có vai trò quan trọng trong

việc trau dồi tư tưởng, tình cảm cho học sinh Thông qua bộ môn cùng với sự truyền thụcủa người thầy, các em sẽ lĩnh hội được nhiều cái hay, cái đẹp ở mỗi bài học Để học sinhcảm nhận được cái hay, cái đẹp ấy thì người Giáo viên phải lựa chọn cho mình một cáchtruyền thụ sao cho có hiệu quả nhất Một trong những lựa chọn đó chính là ứng dụng côngnghệ thông tin trong giảng dạy bằng biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình

Bên cạnh đó, với mục tiêu, yêu cầu của phương pháp giáo dục phổ thông là hìnhthành và phát triển phẩm chất năng lực, phát huy được tính tích cực, chủ động của ngườihọc, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác độngđến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh Đây là định hướng cơ bản,thiết thực đối với mỗi Giáo viên, cũng là yếu tố quyết định hiệu quả của một giờ dạy

2 Cơ sở thực tiễn

- Với xu thế hiện nay, sử dụng đồ dùng trực quan cũng như ứng dụng công nghệ

Trang 5

học, kênh hình đã được thầy cô chú ý sử dụng Giờ học trở nên sinh động hơn bởi ngoàihiệu ứng của các con chữ, còn xuất hiện các hình ảnh, trình chiếu các đoạn phim… thậthay, thật đẹp Quả thật, cũng trong dung lượng thời gian như thế, giáo viên có thể hướngdẫn học sinh chiếm lĩnh nhiều kiến thức hơn so với cách học truyền thống, với bảng vàphấn hay chỉ hình ảnh minh họa trong Sách giáo khoa sẵn có.

- Bên cạnh kênh chữ, kênh hình cũng có nhiều thay đổi với sự đa dạng của cáctranh ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài học, có giá trị nghệ thuật, góp phần tạo sựlôi cuốn, hấp dẫn đối với học sinh Thông qua kênh hình, học sinh có thể nhận biết thấuđáo hơn về nội dung, kiến thức của bài học Và cũng thông qua những hiểu biết về nộidung, kiến thức bài học, các em có thể sáng tạo ra các kênh hình đẹp, hay, ý nghĩa Do

đó, việc sử dụng tranh ảnh, video, âm thanh, tư liệu là việc làm cần thiết trong dạy họcnhất là với bối cảnh hiện nay khi tất cả chúng ta đang đứng trước sự bùng nổ về CNTT,mạng internet và diễn biến phức tạp của dịch bệnh làm cho hình thức học tập cũng phảilinh hoạt chuyển đổi từ trực tiếp sang trực tuyến là thách thức lớn đối với cả thầy và trò.Bởi vậy, làm thế nào để mang lại cho học sinh những giờ học thú vị, để các em chủ động,tích cực đồng hành cùng thầy cô trong bối cảnh học online như vậy là một câu hỏi trăn trởtrong suy nghĩ của tôi

Chính vì thế, tôi lựa chon đề tài nghiên cứu “ Khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả đểmang lại giờ học thú vị”

II MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA GIẢI PHÁP

1 Mục tiêu

Trong thời gian và phạm vi giới hạn, tôi mong muốn giải pháp sẽ phần nào làm rõđược phương pháp, cách thức khai thác, sử dụng kênh hình (tranh, ảnh, video ) trong quátrình giảng dạy chương trình bộ môn Ngữ văn THCS, nhằm góp phần tổ chức giờ dạy vănthật sự là thú vị, có kết quả tích cực, tạo hứng thú học tập cho học sinh, phá vỡ sự nhàmchán của cả người dạy và người học Đặc biệt, tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả bài dạytrong những tiết học trực tuyến (do ảnh hưởng của dịch Covid 19) Qua đó góp phần nângcao chất lượng bộ môn cũng như hình thành và phát triển các năng lực, phẩm chất họcsinh theo hướng dạy học tích cực

Trang 6

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Để giải quyết có kết quả yêu cầu, nhiệm vụ đã đặt ra của biện pháp, tôi đã sử dụngmột số phương pháp lý luận như: thống kê, phân loại, phân tích, so sánh và tổng hợp ;cùng các phương pháp nghiên cứu thực tiễn như: quan sát, điều tra kết hợp với việc trảinghiệm thực tế giảng dạy của chính bản thân mình và đồng nghiệp

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

1 Đối tượng nghiên cứu

- Hệ thống kênh hình có liên quan trong chương trình Ngữ văn THCS

- Sản phẩm học tập của học sinh trong quá trình học tập

2 Địa bàn nghiên cứu và phạm vi áp dụng

- Địa bàn nghiên cứu: Trường THCS Vĩnh Lộc A

- Phạm vi áp dụng: Học sinh Trường THCS Vĩnh Lộc A và chương trình Ngữ vănTHCS

B PHẦN NỘI DUNG

I PHÂN LOẠI KÊNH HÌNH

1 Dựa theo quan sát trực tiếp ta có thể chia 2 loại kênh hình

- Kênh hình tĩnh: Là những hình ảnh được thể hiện trên mặt phẳng

- Kênh hình động: Là những hình ảnh chuyển động được ghi lại bằng các thiết bị

điện tử như video, mô phỏng,

2 Dựa theo nguồn gốc xuất xứ, tôi chia kênh hình thành 2 loại

- Kênh hình tự chọn: Là những tranh ảnh, video có sẵn trong phòng thiết bị, trong

SGK, trên hệ thống các trang mạng

- Kênh hình tự tạo: Là những hình ảnh, video do giáo viên và học sinh thiết kế,

Trang 7

II THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN

1 Thực trạng

- Về phía học sinh: Hiện nay một số học sinh tiếp thu kiến thức một cách rất thụ

động, thiếu hứng thú, chỉ học theo hình thức đọc thuộc để đối phó nên không phát huyđược tính sáng tạo cũng như chủ động trong việc tìm tòi, khám phá kiến thức Học sinhkhông hình thành thói quen tự học: không chủ động tìm kiếm kiến thức, không nắm đượcđâu là kiến thức trọng tâm, không phân biệt được đâu là vấn đề chính và phụ, không pháttriển từ cái đã biết để tìm ra câu trả lời cho cái chưa biết,

- Về phía giáo viên: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên đã ứng dụng CNTT Tuy

nhiên, việc ứng dụng còn mang tính chất lối mòn, xáo rỗng Giáo viên chủ yếu sử dụngcác kênh chữ và chưa khai thác các kênh hình Có ra cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ sửdụng các kênh hình quen thuộc, sơ sài, nhàm chán của chính mình lựa chọn và chỉ quantâm đến việc trình chiếu Còn học sinh thì quan tâm đến việc ghi chép bài nên thiếu đi sựtương tác lẫn nhau Học sinh không có hứng thú, niềm đam mê với tiết học ngữ văn, dẫnđến việc học tập không hiệu quả…

Năm học Việc khai

thác, sử dụng kênh hình

Số lượng

HS khảo sát

Hs cảm thấy thú vị trong giờ học

2 Nguyên nhân

- Về phía Giáo viên

+ Không xem học sinh là chủ thể của hoạt động học, không trao cho học sinhquyền chủ động trong học tập Dạy học theo kiểu áp đặt, buộc học sinh phải học thuộckiến thức mà giáo viên truyền dạy, không đưa ra được biện pháp dạy học văn hoàn chỉnh

và hiệu quả nhất

Trang 8

+ Giáo viên không trau dồi kĩ năng CNTT, đã có đổi mới nhưng chủ yếu là kênhchữ Còn kênh hình mới chỉ dừng lại ở việc có áp dụng mà không đầu tư, thiết kế, chauchuốt kênh hình

- Về phía học sinh

+Một bộ phận không nhỏ học sinh ngày càng có xu hướng không thích học văn vì

cho rằng đây là môn học thuộc, dài, chẳng có gì để tư duy

+ Một bộ phận còn lại thì các em học theo kiểu hàn lâm, không tích cực, không chủđộng trong học tập

=> Từ đó dẫn đến kết quả học tập không cao và giờ học của cả cô và trò đều trở thànhgánh nặng

Nắm bắt được thực trạng và nhận thấy được những nguyên nhân đó, tôi luôn trăntrở với câu hỏi làm thế nào để xây dựng được những bài dạy mà tất cả các em đều cảmthấy thú vị trong mỗi giờ học văn Bởi khi các em thấy thú vị, bắt các em sẽ say mê vớimôn học, yêu thích môn học và sẽ hăng say học tập, từ đó nâng cao chất lượng bộ môn

Và tôi đã lựa chọn biện pháp: Khai thác, sử dụng kênh hình hiệu quả để mang lại giờ họcthú vị

III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Các biện pháp khai thác kênh hình hiệu quả

1.1 Giáo viên thay đổi tư duy trong cách khai thác kênh hình

Có thể nói rằng: một giờ dạy Ngữ văn hiện nay, ngoài năng lực chuyên môn củaGiáo viên, muốn giờ lên lớp đạt hiệu quả cao, không thể không nói tới một yếu tố quantrọng nữa là việc sử dụng kênh hình trong hệ thống đồ dùng dạy học Ngay cả trong quátrình biên soạn Sách giáo khoa lần này, các tác giả đã rất chú trọng đưa kênh hình vào cácvăn bản nhằm minh họa, hỗ trợ cho bài học Song song với hệ thống kênh hình trong Sáchgiáo khoa là bộ tranh ảnh thuộc danh mục đồ dùng dạy học Ngữ văn cũng vô cùng phongphú Tuy nhiên, chúng ta đều nhận thấy các kênh hình có sẵn đó mới chỉ dừng lại lànhững kênh hình tĩnh, nếu dùng đi dùng lại nhiều lần sẽ trở nên nhàm chán và thiếu tưduy, sáng tạo Bởi vậy, với sự phát triển hiện đại của CNTT, Giáo viên rất thuận tiệntrong việc sưu tầm và chuyển hóa, kiến tạo kênh hình trở nên đẹp hơn, hoàn thiện hơn cả

Trang 9

về giá trị nội dung và thẩm mỹ Đồng thời khai thác tối ưu kênh hình là các sản phẩm họctập của học sinh để mang lại hiệu quả cao trong bài dạy.

1.2 Giáo viên chú tâm khai thác kênh hình động, kênh hình tự tạo

Thực tế cho thấy, ngày nay thầy cô của chúng ta 100% đều đã áp dụng CNTT vào trong quá trình giảng dạy Tuy nhiên có thể nói chúng ta mới sử dụng kênh chữ là chủ yếu

và kênh hình cũng còn rất hạn chế ở sự kiến tạo, đổi mới Hầu hết chúng ta sử dụng các kênh hình tự chọn đó là những hình ảnh có sẵn trong SGK, trong thư viện đồ dùng dạy học hoặc có sẵn trên các hệ thống trang mạng Điều đó dẫn đến rất nhiều hạn chế trong hoạt động dạy học của thày cũng như trong quá trình tiếp thu kiến thức của trò Hay nói cách khác đi, không đạt được mục tiêu dạy học mà mình mong muốn Tuy nhiên, do tâm

lý ngại đổi mới cho nên thầy cô chủ yếu sử dụng kênh hình tĩnh, kênh hình tự chọn theo ýchủ quan của chính bản thân mình nên hệ thống kênh hình thầy cô khai thác được rất đơn điệu, lối mòn và các em học sinh cảm thấy nhàm chán, thiếu tương tác cùng người dạy trong bài học Bởi vậy, vấn đề đặt ra ở đây chính là người giáo viên cần thay đổi tư duy trong cách khai thác kênh hình Cần khai thác để đưa vào bài dạy các kênh hình động, cáckênh hình tự tạo của chính mình Để có được một tiết dạy thành công, người thầy như mộtkiến trúc sư kiến tạo nên một công trình nghệ thuật Và sử dụng kênh hình chính là một trong những vật liệu để người nghệ sĩ xây dựng lên công trình nghệ thuật của mình Vậy,

để việc khai thác kênh hình có hiệu quả, đòi hỏi chính bản thân người giáo viên phải năngđộng, cần mẫn khai thác, kiến tạo, đầu tư, thiết kế kênh hình để phục vụ cho bài dạy Từ

đó khơi dậy sự tìm tòi, sáng tạo ở chính các em học sinh Để làm được điều này, Giáo viên phải đảm bảo những yêu cầu sau:

- Giáo viên tự học tập nâng cao kĩ năng CNTT

- Giáo viên đầu tư thời gian thiết kế, xây dựng kênh hình

- Giáo viên sáng tạo, đổi mới kênh hình linh hoạt

Chúng ta đều biết rằng: Mỗi một phương pháp, kĩ thuật nào trong dạy học cũng đểtiến đến mục tiêu cuối cùng của bài dạy Khai thác kênh hình cũng vậy, với sự phát triểncủa CNTT, chúng ta hoàn toàn có thể kiến tạo ra được những kênh hình theo như chúng tamong muốn như: Cắt video; lồng ghép hình ảnh; kiến tạo phóng sự; Và tất cả những

Trang 10

điều người giáo viên chúng ta có thể làm được đó chính là nâng cao khả năng CNTT cũngnhư ý thức, trách nhiệm trong việc đầu tư thời gian thiết kế kênh hình để đạt được đúngmục tiêu bài dạy.

1.3 Khai thác kênh hình từ học sinh

Tôi rất tâm đắc với câu nói của William: “ Người thầy trung bình chỉ biết nói.Người thầy giỏi biết giải thích Người thầy xuất chúng biết minh họa Người thầy vĩ đạibiết cách truyền cảm hứng ” Quả đúng là như vậy Dạy học mà không khơi gợi đượchứng thú cho các em cũng chỉ như “ đập búa trên sắt nguội ” mà thôi Bởi vậy, người thầytrước hết phải là người thắp lửa đam mê, đặc biệt đối với môn học Ngữ văn Chỉ có niềmđam mê mới đưa các em mong muốn được tìm hiểu, được khám phá, được đồng hành,tương tác cùng cô trong quá trình lĩnh hội tri thức và phát huy năng lực của bản thânmình Vì thế, khi cô khai thác kênh hình hiệu quả từ phía mình, thông qua việc tiếp nhận,

sẽ kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của chính bản thân các em học sinh Lúc này, người giáoviên như được cầm cương ngựa phi ra trận Kênh hình trở nên như một món ăn ngon, bổdưỡng và hấp dẫn trong bữa tiệc kiến thức mà cả người dạy và người học đều được lôicuốn vào một cách say mê Và mục tiêu tiếp theo của hoạt động giáo dục sau hoạt độngchiếm lĩnh tri thức chính là phát huy năng lực sáng tạo và các năng lực khác ở người học.Các em sẽ biết hợp tác cùng nhau để làm ra những sản phẩm học tập cực kì ý nghĩa và thú

vị Bởi vậy việc khai thác sử dụng kênh hình của học sinh là một biện pháp vô cùng hữuích Để khai thác được điều này người giáo viên cần phải:

- Đồng hành cùng học sinh trong quá trình các em kiến tạo sản phẩm học tập

- Sử dụng tối đa kênh hình là sản phẩm của học sinh

- Động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời khi đón nhận kênh hình từ các em

Trang 11

HÌNH ẢNH MINH HỌA CHA CON ÔNG SÁU GIÂY PHÚT CHIA TAY

(Kênh hình tự tạo- Sản phẩm học tập của HS)

HÌNH ẢNH MINH HỌA DIỄN BIẾN TÂM LÍ CỦA NHÂN VẬT ÔNG HAI

(Kênh hình tự tạo- sản phẩm học tập của HS)

Trang 12

HÌNH ẢNH BÀI VIẾT NLXH: ƯỚC MƠ, KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ

(Kênh hình tự tạo - Sản phẩm học tập của HS)

1.4 Yêu cầu khi khai thác kênh hình

- Thứ nhất là tính hấp dẫn

+ Về hình thức: yêu cầu khi tự tạo kênh hình như bức tranh, tấm ảnh hay đoạnphim phải có giá trị thẩm mĩ cao, khoa học, hợp lí, đồng thời cũng phải dễ nhận biết,không quá trừu tượng

+ Về nội dung: kênh hình phải phù hợp hài hoà với nội dung của bài giảng, gópphần thể hiện nội dung văn bản, có tác dụng khơi gợi, mở rộng hay khắc sâu những kiếnthức có liên quan đến bài học Có như vậy kênh hình mới đáp ứng đầy đủ yêu cầu để đưavào bài dạy Nếu không đáp ứng được những yêu cầu trên thì kênh hình như con dao hailưỡi sẽ phản lại tác dụng với mục đích cuối cùng của giờ lên lớp và sẽ làm cho đối tượngtiếp nhận (Học sinh) hoặc phân tán tư tưởng không tập trung vào văn bản, hoặc tạo sựphản cảm, gây khó chịu, dẫn tới hiện tượng chán ghét giờ học, không yêu thích bộ môn

Ví dụ: Khi dạy bài “Những ngôi sao xa xôi” (Ngữ văn 9 - Tập 2) Giáo viên có thể

cho học sinh xem đoạn clip về bộ phim “ Ngã ba Đồng Lộc ” hoặc xem bài hát “Cô gái

mở đường” Đây là lúc giáo viên cần lựa chọn đoạn video nào cho phù hợp, cái nào tạo

được sự thu hút học sinh hơn, kích thích trong các em sự hứng thú học tập, tạo được sựliên kết với bài học tối đa nhất và Giáo viên sẽ cắt đoạn video có nội dung hay nhất với

Trang 13

thời lượng phù hợp nhất và lựa chọn sử dụng đoạn video về bài hát Cô gái mở đường” cho tiết 1 và video về đoạn giới thiệu phim“ Ngã ba Đồng Lộc ” cho tiết 2.

- Thứ hai là tính hoàn thiện: kênh hình có thể chuyển tải đủ thông tin hay làm rõ

mục đích lựa chọn hay không? Bởi vì có rất nhiều những video clip có sự liên quan tới bàihọc, tạo được hiệu ứng cho bài học, tuy nhiên sự liên quan đó ở mức độ nào? Nhiều khiGiáo viên chỉ cố chọn một video cho có để có sự liên quan đến tiêu đề bài học và giớithiệu vào bài, làm như vậy sẽ thấy được sự khập khiểng và không ăn nhập trong phầnkhởi động và gây mất thời gian, lại không gây được sự chú ý của người học Ví dụ khi

dạy bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Ngữ văn 9 –Tập 1) Giáo viên sẽ lựa chọn những video

về chủ đề biển, như những bài hát về biển hay các video về hoạt động đánh bắt cá của ngưdân ở trên biển và có khi cũng lựa chọn cho học sinh xem video về Vịnh Hạ Long Và khivới nhiều loại video như vậy Giáo viên phải đưa ra sự lựa chọn, dựa vào nội dung bài học

ta thấy được chủ đề là hình ảnh thiên nhiên và con người lao động trên biển vậy nên lựachọn hình thức nào Đối với bài hát thì chỉ nêu được hình ảnh của biển chưa thấy đượchình ảnh của người Ngư dân trên biển, video về Vịnh Hạ Long thì cũng mới xác địnhđược hình ảnh địa danh cũng chưa giới thiệu được hình ảnh của thiên nhiên cũng như conngười lao động Cho nên lựa chọn sử dụng video về hoạt động đánh cá của Ngư dân trên

biển thông qua các video như chương trình: “Ngư dân và biển đảo” vừa thấy được sự

phong phú của biển đảo, cũng đồng thời nhìn thấy được hình ảnh vất vả mưu sinh kiếmsống của người ngư dân

- Thứ ba là về độ dài: Khi sử dụng kênh hình cần chú ý về thời lượng vì thời gian cho

bài học chỉ có 45 phút cho tất cả các hoạt động nên cần chọn thời gian phù hợp Vì vậy, theo tôi

khai thác kênh hình nên có độ dài là trong khoảng từ 3 đến 5phút Ví dụ: Khi dạy bài “ Đồng chí

” (Ngữ văn 9- Tập 1), Giáo viên lựa chọn cho học sinh xem Video về ca khúc: “Bài ca người lính” có thời lượng là 3 phút 7 giây, Hay khi dạy bài: “Phong cách Hồ Chí Minh” (Ngữ văn 9-

Tập 1), giáo viên cho học sinh xem video về bài hát “Đôi dép cao su” với thời lượng là 2 phút

47 giây Đây là thời lượng phù hợp để học sinh xem video

- Thứ tư là tính phù hợp (hay còn gọi là tính trọng tâm của kênh hình): kênh hình

phải chứa nội dung phù hợp với lứa tuổi học trò, rõ ràng và dễ hiểu, giàu trực quan, mangtính giáo dục cao Cần khai thác lựa chọn kênh có nội dung phù hợp liên quan đến bài học để

Trang 14

tạo hiệu quả giáo dục cao nhất Không đưa những kênh hình có nội dung phản cảm, gây hiệu ứng

ngược cho Học sinh Ví dụ: Khi dạy bài: “Chuyện người con gái Nam xương” (Ngữ văn 9- Tập 1) Giáo viên lựa chọn cho học sinh xem video về bài hát “Bánh trôi nước” nhưng khi lựa chọn

chú ý lựa chọn bài có ca sĩ hát sử dụng trang phục phù hợp, không lựa chọn những video mà ca sĩ

sử dụng trang phục chưa phù hợp với lứa tuổi của học sinh, gây sự tò mò trong các em, dễ gâyhiệu ứng ngược trong bài học

2 Các biện pháp sử dụng kênh hình hiệu quả

Để phát huy tối đa những tác dụng của kênh hình, yêu cầu người dạy phải có kĩnăng sử dụng linh hoạt, hợp lí Bởi sử dụng kênh hình trong bộ môn Ngữ văn không nhưnhững trường hợp thông thường đưa tranh, ảnh, thước phim ra để xem, để ngắm hay đểtriển lãm, mà đưa tranh ảnh ra là để dạy học, giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp nộidung kênh hình, từ đó khám phá những nội dung kiến thức đang tìm hiểu Chúng ta cầnlưu ý: Kênh hình không chỉ làm cho tiết học phong phú hơn, lôi cuốn hấp dẫn học sinhvào bài giảng hơn mà còn làm tăng khả năng phát huy tính sáng tạo của các em nếu ngườiGiáo viên biết cách khai thác tích cực Nếu như trước đây, khi sử dụng tranh ảnh tronggiờ dạy văn, chúng ta thường chỉ dùng với ý nghĩa đơn thuần là để minh họa, thì nay tácdụng của kênh hình không chỉ dừng lại ở đó Khi sử dụng kênh hình, chúng ta cần kết hợpchặt chẽ và tiến hành song song nhiều hoạt động, nhiều phương pháp cùng một lúc đểkhai thác nội dung bài học bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở, những lời bình, đanxen phân tích nhằm phát huy tối đa khả năng khám phá của học sinh Có như vậy sửdụng kênh hình mới có hiệu quả và giờ học mới trở nên sinh động, hấp sẫn lôi cuốn họcsinh

Trang 15

- Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Mỗi hoạt động đều mang một mục đích, yêu cầu khác nhau Bởi vậy, người giáoviên cần nắm rõ mục đích yêu cầu của từng hoạt động để lựa chọn sử dụng kênh hình vàlinh hoạt biến đổi kênh hình cho phù hợp Có như vậy mới mang lại hiệu quả tối đa chobài dạy Đây là vấn đề vô cùng quan trọng Để làm được điều này, đòi hỏi người giáo viênkhông chỉ vững về chuyên môn mà còn giỏi về kĩ thuật CNTT Bởi họ vừa là người kĩ sưthiết kế, vừa là người kĩ sư xây dựng, để làm sao có thể kiến tạo cho công trình nghệ thuậtcủa mình đẹp nhất và mang lại giá trị cao nhất

* Mục tiêu của từng hoạt động dạy học:

- Hoạt động khởi động: Đây là phần tạo tâm thế, khơi gợi khả năng khám phá, kíchthích sự tò mò, tư duy tìm hiểu của học sinh

- Hoạt động hình thành kiến thức: Phần này giúp học sinh cảm nhận, thông hiểu,lĩnh hội kiến thức đặt ra trong bài học

- Hoạt động luyện tập: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừalĩnh hội được, áp dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, các vấn đềtrong học tập

- Hoạt động vận dụng: Giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giảiquyết các tình huống, các vấn đề tương tự, các vấn đề trong cuộc sống

- Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Giúp học sinh tìm tòi, mở rộng kiến thức ngoài lớphọc Đặt ra các tình huống có vấn đề nảy sinh từ nội dung bài học để giải quyết các tìnhhuống khác nhau trong cuộc sống

Xuất phát từ những mục tiêu của hoạt động dạy và học như trên, tôi đặt ra biệnpháp đưa kênh hình vào sử dụng trong tiết dạy qua từng hoạt động sau:

a Sử dụng kênh hình trong hoạt động khởi động

b Sử dụng kênh hình để minh họa, tìm hiểu một chi tiết, một nội dung của bài học

c Sử dụng kênh hình trong hoạt động luyện tập, vận dụng

d Sử dụng kênh hình trong hoạt động tìm tòi, mở rộng

Trong quá trình dạy học, không phải bất cứ bài nào, tiết nào chúng ta cũng sử dụngkênh hình ở tất cả các phần, các bước, mà tùy từng bài dạy để chúng ta lựa chọn kênhhình ở từng hoạt động sao cho phù hợp nhất và đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 16

2.2 Sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ, đúng thời điểm

Chúng ta biết rằng: Mỗi một hoạt động học tập bao gồm không chỉ một đơn vị kiếnthức mà nó là tổng thể một chuỗi các đơn vị kiến thức nhỏ lẻ liên kết tạo thành Bởi vậy

để chiếm lĩnh được mục tiêu cuối cùng đòi hỏi người dạy và người học phải trải qua quátrình hoạt động và tiếp cận bằng các phương pháp, kĩ thuật dạy học khác nhau Cho nên,người Giáo viên cần nắm rõ các bước khi sử dụng kênh hình đúng lúc, đúng chỗ để manglại hiệu quả cao nhất

Các bước sử dụng kênh hình trong bài dạy

Bước 1 Lựa chọn đơn vị kiến thức phù hợp để sử dụng kênh hình phù hợp

Bước 2 Thiết kế kênh hình theo ý tưởng một cách vừa vặn, khoa học, thẩm

mỹ, đúng mục tiêu

Bước 3 Xác định các phương pháp và kỹ thuật dạy học phù hợp với kênh

hình sử dụng

Bước 4 Vận dụng vào quá trình dạy học

Bước 5 Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm (kiến thức, kỹ năng, thái độ

của học sinh) khi Giáo viên sử dụng kênh hình

2.3 Sử dụng linh hoạt, chủ động và sáng tạo

Mục tiêu của mỗi bài học là như nhau, nhưng chủ thể của hoạt động học là khácnhau Do đó, người Giáo viên cũng không thể áp dụng nguyên vẹn kênh hình, phươngpháp, kĩ thuật dạy học ở lớp này rập khuôn sang lớp kia Nghĩa là phải linh hoạt chuyểnđổi trong quá trình sử dụng kênh hình Tôi lấy một thực tế đơn giản như khi tôi dạy vănbản “ Nói với con” của Y Phương Ở lớp học bên này tôi cho các em những hình ảnhminh họa cho ý thơ để các em thấu cảm trước khi đi khai thác nội dung Nhưng sang tớilớp bên kia tôi đã nhìn thấy kênh hình là sản phẩm của nhóm tổ các em đã chuẩn bị trước

ở nhà, và tất nhiên tôi linh hoạt biến đổi kế hoạch bài giảng của mình đó là sử dụng kênhhình cảu chính các em để tuyên dương, khen thưởng và kích thích tư duy, tinh thần họctập của cả lớp

3.Vận dụng vào bài dạy

Trang 17

3.1 Kĩ năng sử dụng kênh hình sử dụng trong hoạt động khởi động bài dạy

Hoạt động khởi động có nhiệm vụkhơi gợi, kích thích học trò mong muốn đượctìm hiểu, khám phá bằng những hoạt động tiếp theo trong giờ học, thậm chí là sau giờhọc Muốn như vậy, hoạt động khởi động cần tạo ra mâu thuẫn trong nhận thức cho họctrò Đây là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động hình thành kiến thức, tìm tòi, giảiquyết vấn đề Và tất nhiên Giáo viên phải là người có ý tưởng, phải thật khéo léo gợi mởvấn đề của bài học, kích thích trí tò mò và tạo hứng thú cho các em học sinh

a Thực trạng

Hiện nay, việc thực hiện tiết dạy của Giáo viên vẫn còn theo hình thức cũ: nặng về

lý thuyết, thiếu đi tính hấp dẫn, lôi cuốn học sinh ngay từ hoạt động vào bài; giáo viên cònxem nhẹ hoạt động dẫn dắt vào bài mà chủ yếu dành thời gian cho việc tìm hiểu kiến thứcmới Hầu hết giáo viên khi thiết kế kế hoạch bài dạy thường chỉ làm theo hình thức giớithiệu qua một chút để vào bài, tâm lý giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức bài họcmới, còn sợ dành nhiều thời gian cho hoạt động khởi động có thể bị “cháy giáo án”,không đủ thời gian dành cho việc khai thác kiến thức Bên cạnh đó là việc ứng dụng côngnghệ thông tin của giáo viên trong một số tình huống chưa tốt, còn ngại trong việc đổimới phương pháp dạy học và thiết kế giáo án theo hướng phát huy tính tích cực của họcsinh trong hoạt động khởi động Thực tế đó dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ độngtrong việc tiếp thu kiến thức Trong phương pháp dạy học truyền thống, chúng ta thườngthấy giáo viên với những lời vào bài mượt mà, trơn tru, những câu từ bay bổng, trau chuốtcùng giọng đọc hay, diễn cảm, thuyết phục Tuy nhiên, lời vào bài có hay đến đâu cũngchỉ là hoạt động khởi động cho giáo viên là chủ yếu Bởi học sinh vẫn đóng vai trò thụđộng lắng nghe, được “ ru vỗ ” bằng những lời có cánh Còn cảm xúc, hứng thú chỉ là sự

“ lây lan ” từ giáo viên sang học sinh chứ không phải được khơi dậy, hình thành từ sựhoạt động của học sinh Bởi lẽ đó mà tâm thế của các em đã thụ động ngay từ khâu bướcvào bài học

b Mục tiêu

Ngày đăng: 18/02/2023, 09:57

w