1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Báo cáo biện pháp giáo dục thi giáo viên giỏi môn ngữ văn 9

13 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 42,15 KB

Nội dung

Đặc điểm của kĩ năng sống Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó cần thiết đối với thanh thiếu niên để học, có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hàn

Trang 1

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

QUA MÔN NGỮ VĂN 9

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay chúng ta đang sống ở thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Vì vậy con người đóng vai trò quan trọng được xem là trung tâm chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, lớp trẻ hôm nay sẽ là những công dân, những người chủ tương lai của đất nước Do đó giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là học sinh ở lứa tuổi THCS ngày càng trở nên quan trọng

Từ năm học 2010-2011 trở lại đây Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo tổ chức giáo dục kĩ năng sống (GDKNS) cho học sinh trong nhà trường thông qua việc lồng ghép trong các môn học Tuy nhiên, vấn đề giáo dục kĩ năng sống trong trường học còn hạn chế, chủ yếu tập trung triển khai là phát tài liệu, hay nghe phổ biến một vài buổi ở tiết sinh hoạt dưới cờ nên hiệu quả chưa cao Không chỉ học sinh mà bản thân nhiều giáo viên cũng còn bỡ ngỡ và lúng túng trong việc giáo dục các kĩ năng sống Vậy làm thế nào để nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nói chung và học sinh bậc THCS nói riêng Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiều các thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác Là một giáo viên dạy văn, vì những lý do đó

đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “ Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Ngữ văn lớp 9”

II PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

1/ Phương pháp nghiên cứu:

- Điều tra, áp dụng thực tế

- Phân tích và tổng hợp

2/ Đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh lớp 9

III PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

A/ TÌM HIỂU CHUNG VỀ KĨ NĂNG SỐNG

Trang 2

1 Khái niệm kĩ năng sống?

Kĩ năng sống được hiểu như là khả năng tâm lý xã hội của mỗi người cho những hành vi thích ứng và tích cực giúp cho bản thân đối phó hiệu quả với những đòi hỏi và những thử thách của cuộc sống, kĩ năng sống giúp cho bản thân mỗi người có được cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và nâng cao chất lượng cuộc sống

2 Đặc điểm của kĩ năng sống

Kĩ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó cần thiết đối với thanh thiếu niên để học, có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp và giải quyết các vấn đề khác trong cuộc sống với mọi người xung quanh, mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội

3 Tầm quan trọng của kĩ năng sống

Tạo sự hiểu biết và cung cấp thêm thông tin về mối quan hệ giữa con người và cách sống

Tạo sự hiểu biết về các chuẩn mực văn hóa, xã hội, đạo đức và sự công bằng, trong cuộc sống

Dạy cách cư xử phù hợp có hiệu quả để phát triển lòng nhân ái của con người đồng thời biết tự kiềm chế bản thân

4 Lợi ích của giáo dục kĩ năng sống qua môn Ngữ văn:

a) Lợi ích về mặt giáo dục:

Giáo dục kĩ năng sống sẽ có những tác động tích cực đối với quan hệ giữa thầy và trò, bạn và bạn để các em hứng thú trong học tập

b) Lợi ích về mặt văn hóa xã hội

Giáo dục kĩ năng sống thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh

Giáo dục kĩ năng sống có giá trị đặc biệt đối với thanh thiếu niên lớn lên trong một xã hội đa dạng văn hóa, nền kinh tế phát triển và thế giới là một mái nhà chung

c) Lợi ích về kinh tế, chính trị

2

Trang 3

Giáo dục kĩ năng sống giải quyết được nhu cầu của học sinh, giúp các

em thấy được nghĩa vụ của mình đối với bản thân gia đình và xã hội, góp phần củng cố sự ổn định kinh tế, chính trị của mỗi quốc gia

B/ NỘI DUNG CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN CẦN GIÁO DỤC QUA MÔN NGỮ VĂN 9:

1.Kĩ năng giao tiếp

Kĩ năng giao tiếp giúp cho quá trình tương tác giữa các cá nhân trong nhóm với tập thể bền vững hơn, kĩ năng giao tiếp giúp cá nhân bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc và tâm trạng của mình, giúp người khác hiểu mình rõ hơn

Biết được các kĩ năng hợp tác cần thiết khi giao tiếp

Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác

Biết kĩ năng giao tiếp để nhận biết được tình bạn hình thành như thế nào?, phải thiết lập và phát triển ra sao? để cả hai bên cùng có lợi, tránh những hành vi nguy hiểm như quan hệ tình dục bừa bãi, nghiện ma túy, trộm cắp, cờ bạc…

Kĩ năng giao tiếp giúp đứng vững trước sự lôi kéo của bạn bè và tránh những việc làm sai trái

Giúp cá nhân giải quyết được xung đột không dung bạo lực như: giao tiếp bằng lời (sử dụng ngôn từ), giao tiếp bằng cách lắng nghe

VD: Áp dụng dạy hs cách giao tiếp qua tiết học văn bản “ Lặng lẽ SaPa”, giáo viên đặt câu hỏi cho hs để hs giao tiếp bằng các câu trả lời như: Em thích điểm nào nhất trong quan niệm sống của anh thanh niên

mà em cho là đẹp, thử trình bày suy nghĩ của em?

Hoặc ở bài “ Các phương châm hội thoại” , sau khi học phương châm về lượng hs biết dùng kĩ năng giao tiếp bằng các ngôn từ nói không thiếu, không thừa để tránh vi phạm…

2 Kĩ năng tự nhận thức

Kĩ năng tự nhận thức giúp hs hiểu rõ về bản thân mình và biết tự nhận thức về một con người nào đó thông qua đặc điểm, tính cách, nhu cầu… Tự nhận thức là cơ sở rất quan trọng giúp cho việc giáo dục đạt hiệu quả Nhận

Trang 4

thức để thể hiện sự tự tin và tính kiên định có thể giải quyết vấn đề, ra quyết định hiệu quả và đề ra những mục tiêu phấn đấu phù hợp với thực tế

Kĩ năng này nhằm giúp các em biết nhận thức và đánh giá được mặt tốt, mặt chưa tốt, cái hay cái đẹp để rút kinh nghiệm cho bản thân

VD: Áp dụng dạy học sinh cách nhận thức qua việc dạy văn bản: “ Phong cách Hồ Chí Minh”, giáo dục hs nhận thức về một con người vĩ đại

mà giản dị, gần gũi, cao sâu và uyên bác.

Hoặc ở văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương”, tác phẩm

“Truyện Kiều”, giáo dục hs nhận thức về số phận con người trong xã hội phong kiến mong manh và oan trái, để từ đó các em liên hệ tới mặt tốt của

xã hội đang sống

3 Kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng

Trong cuộc sống con người có thể gặp những sự việc này, sự việc nọ cần kĩ năng ứng phó kịp thời để xử lí Khi một cá nhân có khả năng đương đầu với sự căng thẳng thì căng thẳng lại là một nhân tố tích cực bởi vì chính những sức ép đó buộc cá nhân phải tập trung vào giải quyết công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp Vì vậy nếu cá nhân thiếu kĩ năng ứng phó thì khó có thể giải quyết được tình huống căng thẳng Do đó kĩ năng này giúp học sinh nhận biết được nguyên nhân, hậu quả của tình huống mà ứng phó kịp thời

VD: Qua văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” hs ứng phó căng thẳng, bồi hồi, lo lắng với tình huống các nhân vật nữ thanh niên xung phong làm công việc hết sức nguy hiểm, luôn đối đầu với cái chết ở những lần tháo gỡ bom mìn, ở lần trận đánh nhân vật Nho bị thương… nhưng tình huống căng thẳng được giải quyết ở sự can đảm, dũng cảm.

4 Kĩ năng thực hành ứng dụng

Thực hành ứng dụng trong môn Ngữ văn chính là qua hệ thống các bài tập, bài làm, bài viết mà các em thực hiện trong quá trình học tập Chỉ có chủ động và tích cực thì các em mới có thể làm tốt việc này Các em có thể hiểu bài, có kiến thức bài học nhưng chưa hẳn sẽ làm bài tập tốt, viết tốt, vận dụng

4

Trang 5

đúng Để rèn luyện kĩ năng này, chúng ta thường thực hiện các dạng sau ( từ mức độ thấp đến cao, dễ đến khó)

VD: Thực hành cho ví dụ về các tình huống giao tiếp qua bài “Các phương châm hội thoại”.

Hoặc hs thực hành cho VD về các hàm ý qua bài : Nghĩa tường minh

và hàm ý” Hoặc dạy bài “ Tập làm thơ tám chữ” cho hs thực hành sáng tác thơ.

5 Kĩ năng tư duy sáng tạo

Thường chúng ta rèn luyện qua phân môn Tập làm văn, đặc biệt là văn nghị luận và văn tự sự Bởi tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức, đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo cao Thông thường các em làm bài theo “lối mòn”

có sẵn Trong khi văn nghị luận thì phải bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng

và nhận xét, đánh giá của cá nhân trước một vấn đề nào đó nên thiếu khả năng

tư duy, sáng tạo thì khó đạt yêu cầu của một bài làm văn trọn vẹn Để rèn luyện và nâng cao kĩ năng này ngoài phần lí thuyết cơ bản chúng ta thường chú ý những yêu cầu sau:

VD: Đối với bài “ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” hs cần nắm:

+ Những sự việc, hiện tượng nào trong đời sống có thể nghị luận + Ý kiến, suy nghĩ của em như thế nào về vấn đề đó

+ Tìm ở ngay địa phương em những sự việc, hiện tượng đời sống ( đáng biểu dương hay chê trách…) viết bài nghị luận về vấn đề đó Như vậy thì hs cần có tư duy và sáng tạo để làm bài

IV/ KẾT QUẢ :

Với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn lớp

9 mà tôi đã thực hiện trong việc giảng dạy ở năm học vừa qua, tôi nhận thấy :

kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kĩ năng thực hành ứng dụng, kĩ năng tư duy sáng tạo đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt ở học sinh Năm học trước, còn nhiều hs không thích học bộ môn Ngữ văn 9 nhưng đến năm học này thì số học sinh

có hứng thú học đã tăng lên rõ rệt

Trang 6

Thống kê số liệu cụ thể

Nhóm đối chứng

Tổng số

HS

Yếu

63

Nhóm thực nghiệm

Tổng số

HS

Yếu

63

11 17,5 22 34,9 30 47,6 00

So sánh hiệu quả đạt được:

Xếp loại HL 2017-2018 2018-2019 Nhận xét

Giỏi 6/63 hs ( 9,5% ) 11/63 hs

( 17,5% )

Tăng 5 hs ( 8% )

( 23,8% )

22/63 hs ( 34,9% )

Tăng 7 hs ( 11,1% )

T.bình 39/63 hs

( 61,9% )

30/63 hs ( 47,6% )

Giảm 9 hs ( 14,3% )

Yếu 3/63 hs ( 4,8% ) Không Giảm 3 hs ( 4,8% ) V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Để giáo dục KNS cho học sinh hiệu quả, cần có sự quan tâm đúng mức

từ các nhà trường và các thầy giáo, cô giáo, cũng như các nhà quản lý giáo dục Không nên chỉ chú trọng vào giáo dục các kiến thức khoa học mà cần thực hiện giáo dục KNS cho học sinh, một cách hài hòa, tự nhiên với nhiều

6

Trang 7

phương pháp đa dạng, đủ để học sinh có thể ứng xử phù hợp với những vấn

đề trong học tập và sinh hoạt

Với giáo viên giảng dạy Ngữ văn 9,để áp dụng dạy kĩ năng sống cho học sinh thành công cần có kỹ năng, kiến thức sâu, rộng và bản thân phải là tấm gương về đạo đức lối sống để học sinh noi theo

VI/ KẾT LUẬN:

Với kinh nghiệm giáo dục KNS cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn 9, sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, tôi thấy khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao, đặc biệt là học sinh đã biết vận dụng các kĩ năng một cách hợp lý trong sinh hoạt và học tập hàng ngày

Trên đây là một vài suy nghĩ nhỏ của tôi về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ môn ngữ văn 9 Với khả năng còn hạn chế và chắc chắn rằng đó vẫn chưa phải là sáng kiến hoàn chỉnh, vì vậy kính mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để cùng nhau tìm ra một phương pháp tối ưu hơn nữa để việc

tổ chức giáo dục kĩ năng sống trong trường học nói chung và trong môn học Ngữ văn 9 nói riêng mang lại nhiều ý nghĩa và hiệu quả thiết thực

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vị Đông, ngày 29 tháng 9 năm 2019

NGƯỜI THỰC HIỆN

Lâm Mai Lan

Trang 9

MỤC LỤC

I/ Lí do chọn đề tài -

Trang 1

II/ Phương pháp và đối tượng nghiên cứu -

Trang 1

III/ Phương pháp tiến hành -

Trang 1

A.Tìm hiểu chung về kĩ năng sống -

Trang1

B Nội dung các kĩ năng sống cơ bản cần giáo dục qua môn Ngữ văn 9 -

Trang 2

VI/ Kết quả -

Trang 5

V/ Bài học kinh nghiệm -

Trang 6

VI/ Kết luận -

Trang 6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tên tác giả Tên tài liệu Nhà xuất bản Năm xuất

bản

Da Le camegie

M T Lederman

Đắc nhân tâm

11 bí quyết giao tiếp

để thành công

NXB trẻ

NXB lao

động-Xã hội

2012 2013

Trang 10

10

Trang 11

4 Kĩ năng thực hành ứng dụng

Thực hành ứng dụng trong môn Ngữ văn chính là qua hệ thống các bài tập, bài làm, bài viết mà các em thực hiện trong quá trình học tập Chỉ có chủ động và tích cực thì các em mới có thể làm tốt việc này Các em có thể hiểu bài, có kiến thức bài học nhưng chưa hẳn sẽ làm bài tập tốt, viết tốt, vận dụng đúng Để rèn luyện kĩ năng này, chúng ta thường thực hiện các dạng sau ( từ mức độ thấp đến cao, dễ đến khó)

VD: Thực hành cho ví dụ về các tình huống giao tiếp qua bài “Các phương châm hội thoại”.

Hoặc hs thực hành cho VD về các hàm ý qua bài : Nghĩa tường minh

và hàm ý” Hoặc dạy bài “ Tập làm thơ tám chữ” cho hs thực hành sáng tác thơ.

5 Kĩ năng tư duy sáng tạo

Thường chúng ta rèn luyện qua phân môn Tập làm văn, đặc biệt là văn nghị luận và văn tự sự Bởi tập làm văn là môn tổng hợp kiến thức, đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo cao Thông thường các em làm bài theo “lối mòn”

có sẵn Trong khi văn nghị luận thì phải bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, tư tưởng

và nhận xét, đánh giá của cá nhân trước một vấn đề nào đó nên thiếu khả năng

tư duy, sáng tạo thì khó đạt yêu cầu của một bài làm văn trọn vẹn Để rèn luyện và nâng cao kĩ năng này ngoài phần lí thuyết cơ bản chúng ta thường chú ý những yêu cầu sau:

Trang 12

VD: Đối với bài “ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống” hs cần nắm:

+ Những sự việc, hiện tượng nào trong đời sống có thể nghị luận + Ý kiến, suy nghĩ của em như thế nào về vấn đề đó

+ Tìm ở ngay địa phương em những sự việc, hiện tượng đời sống ( đáng biểu dương hay chê trách…) viết bài nghị luận về vấn đề đó Như vậy thì hs cần có tư duy và sáng tạo để làm bài

IV/ KẾT QUẢ :

Với việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua bộ môn Ngữ văn lớp

9 mà tôi đã thực hiện trong việc giảng dạy ở năm học vừa qua, tôi nhận thấy :

kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng ứng phó với tình huống căng thẳng, kĩ năng thực hành ứng dụng, kĩ năng tư duy sáng tạo đã dần được hình thành và phát triển một cách rõ rệt ở học sinh Năm học trước, còn nhiều hs không thích học bộ môn Ngữ văn 9 nhưng đến năm học này thì số học sinh

có hứng thú học đã tăng lên rõ rệt

Thống kê số liệu cụ thể

Nhóm đối chứng

Tổng số

HS

Yếu

63

Nhóm thực nghiệm

Tổng số

HS

Yếu

63

11 17,5 22 34,9 30 47,6 00

So sánh hiệu quả đạt được:

12

Trang 13

Xếp loại HL 2017-2018 2018-2019 Nhận xét

Giỏi 6/63 hs ( 9,5% ) 11/63 hs

( 17,5% )

Tăng 5 hs ( 8% )

( 23,8% )

22/63 hs ( 34,9% )

Tăng 7 hs ( 11,1% )

T.bình 39/63 hs

( 61,9% )

30/63 hs ( 47,6% )

Giảm 9 hs ( 14,3% )

Yếu 3/63 hs ( 4,8% ) Không Giảm 3 hs ( 4,8% )

Ngày đăng: 30/10/2022, 12:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w